Bộ phận thông tin kinh tế EIU của tạp chí The Economist vừa đưa ra một số dự báo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới, trong đó cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 4,4% của năm 2010 xuống 3,6% năm 2011, khi các gói kích thích tài chính hết hiệu lực.
Theo EIU, triển vọng của các thị trưởng mới nổi sẽ cải thiện đôi chút và các nhà đầu tư đang mua vào những tải sản có tính rủi ro cao hơn. Điều này đang gây ra một số quan ngại về việc có thể tạo ra bong bóng giá tài sản. Mặc dù nguy cơ suy thoái kép vẫn còn khá xa vời, nhưng quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu còn mất nhiều thời gian mới tới mức an toàn.
Đà phục hồi toàn cầu có được là nhờ các gói kích thích tài chính vốn không bền vững và hiệu quả của các gói kích thích đó bắt đầu giảm dần. Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đã giảm mạnh. Các số liệu của Đức cũng cho thấy một bức tranh khá hỗn độn, trong khi tăng trưởng của Trung Quốc cũng chậm lại khi các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả. Trên cơ sở này, EIU dự báo tất cả các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đều có mức tăng trưởng yếu hơn trong năm 2011.
Liệu điều này có đồng nghĩa với việc suy thoái kép đang tới gần? EIU cho rằng hiện khả năng xảy ra suy thoái kép chỉ là 30%, bởi 3 lý do. Thứ nhất, các công ty phi tài chính, nhất là ở Mỹ, đang có trữ lượng tiền mặt rất lớn, cho phép họ có thể thuê nhân mướn công và mở rộng đầu tư khi điều kiện cho phép. Thứ hai, chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế tiên tiến sẽ tiếp tục nới lỏng. Thứ ba và cũng quan trọng hơn cả là sự hồi phục mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi.
Thực trạng kinh tế Mỹ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho tăng trưởng toàn cầu trong năm 2011. Tăng trưởng GDP của Mỹ dự kiến đạt 2,3% năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 1,5% trong năm 2011. Thị trường lao động Mỹ sẽ vẫn tiếp tục yếu với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 9,6%. Triển vọng hồi phục bền vững của thị trường nhà đất vẫn còn khá xa vời. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện rất lo lắng và Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể sớm thực hiện chương trình nới lỏng định lượng vòng 2 (QE2) nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Tại Nhật Bản, những quan ngại về đồng yên mạnh đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế vốn đã ở gam xám nhạt. Nhưng vấn đề rộng lớn hơn là làm thế nào để giúp nhu cầu nội địa tăng trưởng một cách bền vững. Tăng trưởng mạnh nhờ vào xuất khẩu của Nhật Bản cuối năm 2009 và đầu năm 2010 giúp tăng trưởng GDP trong cả năm 2010 của Nhật Bản có thể đạt mức 3%, song sẽ giảm xuống 1,3% năm 2011 và 2012. Điệp khúc “nới lỏng tiền tệ có định lượng” của Nhật Bản có thể sẽ không mang lại nhiều hiệu quả vì qui mô quá nhỏ.
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế Thế giới: Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp ứng phó hữu hiệu và kịp thời nhằm kiềm chế đã tăng chỉ số CPI trong quý 4, nhiều khả năng tỷ lệ lạm phát trong năm sẽ dao động trong khoảng 7,9 - 8,4%.
PR Marketing: Bí quyết tăng giá trị thương hiệu [16/10/2010]
Làm thương hiệu là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn. Theo nghiên cứu, các tập đoàn, nhãn hiệu lớn trên thế giới chi tiêu khoảng 10% tổng doanh thu cho việc quảng cáo.
Xây dựng thương hiệu là cả quá trình lâu dài và rất tốn kém. Ảnh minh họa.
Những nhãn hàng đặc biệt như thuốc lá, bia rượu chi 30 - 40 % tổng doanh thu cho việc quảng cáo. Vậy làm thế nào để xây dựng và quảng bá thương hiệu một cách mạnh mẽ với nguồn kinh phí hạn chế. Chỉ còn một cách, “hữu xạ tự nhiên hương”. Dưới đây là một số cách thức giúp các nhà quản lý xây dựng thương hiệu một cách có hiệu quả.
Xây dựng tình yêu thương hiệu cho nhân viên
Danh tiếng một thương hiệu phụ thuộc nhiều vào chức năng quảng bá, tuyên truyền; và đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp lan tỏa điều này. Như vậy, công việc marketing nội bộ cần được cấp quản lý của từng đơn vị, phòng ban thực hiện. Đây không chỉ là các biện pháp giữ chân người tài, chọn lọc người giỏi mà quan trọng hơn cả là gắn kết nhân viên với công ty.
Môi trường làm việc, danh tiếng và văn hóa công ty chính là nguồn khơi dậy hưng phấn làm việc của mỗi nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Bên cạnh đó, cần trang bị cho mỗi nhân viên nắm vững quy trình và các thông tin về dịch vụ - sản phẩm cùng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Tạo điều kiện để nhân viên tiếp thu và mở mang kiến thức, hiểu biết trong chuyên ngành để phục vụ cho chính công việc của họ, đó là các thông tin về giá cả sản phẩm và thị trường tiêu thụ được cập nhật hằng ngày. Đối với ngành cung ứng là các báo chí chuyên ngành về đầu thầu, dự án - công trình mới, hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất; đối với ngành dịch vụ là các lớp học về kỹ năng giao tiếp, sách báo về nghệ thuật chinh phục khách hàng…
Quảng bá thương hiệu qua Internet
Website của công ty cũng như các web bán hàng trực tuyến, các diễn đàn và mạng xã hội là công cụ quảng bá thương hiệu tối ưu.
Lượng khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh thông tin này khá lớn bởi thời đại này, người ta mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Thuyết phục khách hàng bằng “giấy trắng mực đen”
Nhân viên cần chú ý đến các tài liệu chuyên nghiệp để tiếp cận với khách hàng như tờ rơi, catalogue, hồ sơ năng lực về chuyên ngành của công ty. Đây là những thông tin được khách hàng tiềm năng tiếp nhận dễ dàng nhất.
Ngoài ra, ấn phẩm nội bộ chuyển tải các sự kiện trong công ty cũng là tài liệu được quan tâm. Văn hóa công ty vững mạnh cũng như nguồn nhân lực giỏi giang được thể hiện qua những ấn phẩm này. Đây cũng có thể là sự thu hút khách hàng về mặt cảm giác.
Xây dựng thương hiệu qua dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng là một trong những đầu tàu quyết định việc khách hàng có quay lại hay không.
Chương trình nghiên cứu dịch vụ hỗ trợ khách hàng - Đại học Havard (còn gọi là TARP) phát hiện ra rằng chỉ có 1/26 khách hàng sẽ phàn nàn khi gặp chuyện không vừa ý. Như vậy, nếu bạn nhận được lời phàn nàn của 10 khách hàng, tức đang có tới 260 khách hàng khác giữ kín miệng và lặng lẽ rời bỏ công ty của bạn sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, việc làm thương hiệu có liên quan mật thiết đến quy trình tiếp nhận những lời phàn nàn của khách hàng. Đó có thể một lỗi nhỏ của sản phẩm, một trục trặc trong khâu cung ứng dịch vụ; có thể là thái độ bất hợp tác, không thiện chí của nhân viên.
Hiểu rõ các suy nghĩ của khách hàng và quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những bước xây dựng thương hiệu tốt nhất.
Thăm hỏi, tặng quà cho mọi đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng
Gọi điện, email thăm hỏi với những khách hàng có sự quan tâm đến sản phẩm của công ty dù hiện tại họ chưa sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, có thể tặng những món quà nhỏ để tỏ sự quan tâm nhằm tiếp cận và phát triển nguồn khách hàng trong tương lai. Chú ý, những quà tặng phải là vật nhắc nhớ thương hiệu bằng cách in logo công ty lên quà tặng hoặc lồng ghép những giới thiệu về thương hiệu qua quà tặng.
Cẩn thận khi xây dựng thương hiệu nhánh
Thông thường, thương hiệu đạt được thành công không chỉ bởi yếu tố chất lượng, hay giá cả của sản phẩm, mà còn bởi chúng thiết lập được mối liên hệ cảm xúc với khách hàng.
Như vậy, khách hàng yêu thích thương hiệu mẹ thì sẽ có cảm tình muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nhánh. Đồng thời, hiệu ứng ngược lại là họ sẽ ghét lây thương hiệu mẹ nếu không hài lòng với dòng sản phẩm mới. Cho nên việc xây dựng thương hiệu nhánh với chất lượng tốt là điều rất quan trọng.
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn
Mỗi một thương hiệu được nhận diện ra cộng đồng thông qua sản phẩm, dịch vụ; tuy nhiên điều khiến khách hàng nhớ đến nhiều nhất là màu sắc thương hiệu cùng với logo, câu khẩu hiệu (slogan) cùng các cụm hình ảnh đi kèm… Cho nên phải bảo đảm tất cả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải thống nhất, tương đồng về màu sắc và hình ảnh. Hệ thống các vật phẩm văn phòng như danh thiếp, bảng hiệu, bao bì… cùng như quà tặng thương hiệu cần được thiết kế theo tông màu chuẩn kèm logo công ty.
Việc áp dụng chuẩn mực về các công văn, giấy tờ, biển biểu… thống nhất về thương hiệu thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tôn trọng trong giao dịch (bên ngoài và nội bộ) đồng thời cũng là cách gia tăng giá trị thương hiệu.
Như vậy, 7 bước trên là các nấc thang nhằm khuyếch trương thương hiệu một cách hiệu quả mà không bị cản trở bởi nguồn kinh phí hạn hẹp.
Đoàn Thiên Hưng - Phó Tổng Giám đốc Nhân Luật Group
Năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế
Thứ ba, 15 Tháng sáu 2010, 10:52 GMT+7
Tags: kế hoạch phát triển kinh tế, Dự Toán Ngân Sách Nhà Nước, Tổng sản phẩm trong nước, của nền kinh tế, Phát triển bền vững, an sinh xã hội, lấy lại, tăng trưởng, phấn đấu, thủ tướng, mục tiêu, chính phủ, năm, đà, bộ
Năm 2011 nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%.
Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%.
Đó là 1 mục tiêu cơ bản được Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về việc xây dưng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Năm 2011 là năm đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015.
Nhận định chung, kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường; suy thoái kinh tế toàn cầu đã được ngăn chặn nhưng chưa lấy lại đà tăng trưởng của các năm trước sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới.
Cần thực hiện 3 đột phá lớn
Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian qua và triển vọng phát triển sắp tới, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 trong dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI để xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2011.
Để đạt được các mục tiêu phát triển năm 2011, theo Thủ tướng cần tổ chức triển khai 3 đột phá lớn: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực cao; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, quy mô lớn.
Chỉ thị cũng nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm nhiệm vụ về kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa và một số lĩnh vực an sinh xã hội khác, tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng các phương án ứng phó với các tác động của tình hình kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta trong mọi tình huống.
Dự toán thu nội địa tăng bình quân tối thiểu 17-19%
Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015 của từng Bộ, cơ quan Trung ương cũng như từng địa phương.
Theo chỉ thị, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 phải bảo đảm mức động viên vào ngân sách nhà nước đạt trên 23% GDP, trong đó thu thuế và phí đạt trên 21% GDP. Dự toán thu nội địa của cả nước (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 17 – 19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010; dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7% - 9%.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách thực hiện không có hiệu quả hoặc đã lạc hậu, không phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, đề xuất bổ sung những chính sách, chế độ cần thiết, cấp bách thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 làm cơ sở cho việc tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong tháng 9/2010, báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội.
Trước 20/11/2010, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2011 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các cơ quan, đơn vị khác trên cơ sở các nghị quyết của Quốc hội.
Kinh tế 2011: Tạo đà tăng trưởng cao và bền vững
Cập nhật lúc 08:05, Thứ Bảy, 11/09/2010 (GMT+7)
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, cùng với việc đánh giá nền kinh tế 8 tháng qua, Chính phủ bàn thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Mục tiêu xuyên suốt của năm kế hoạch này là nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 7 - 7,5% so với năm 2010.
Nắm bắt thuận lợi, khó khăn
Việc Chính phủ xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 7- 7,5% so với năm 2010 và cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng GDP 5,2% của năm 2009, được tính toán, cân nhắc dựa trên bối cảnh thuận lợi, cũng như khó khăn của tình hình kinh tế thế giới cũng như nội lực đất nước.
Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo sẽ phục hồi với mức tăng trưởng khá cao. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 là 4,3%, trong đó khu vực châu Á là 6,8% và các nước ASEAN-5 là 6,5% (trong nhóm này tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt mức 6,8%), song vẫn chứa đựng những bất ổn khó lường. Những biến động của kinh tế thế giới, nhất là những xu hướng được hình thành trong năm 2010 có những tác động tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2011, nhất là đối với tỷ giá ngoại tệ, chính sách tiền tệ và giá cả, xuất nhập khẩu, đầu tư, lao động và việc làm.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Long (xã Đồng Thái, huyện An Dương) đầu tư mở rộng dây chuyền đúc các sản phẩm đồng gang..., tạo việc làm cho hơn 100 lao động.
.
Về tình hình trong nước, năm 2011, nền kinh tế nước ta có những thuận lợi căn bản, đó là những thành tựu to lớn của 25 năm đổi mới đất nước; cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã hình thành, ngày càng hoàn thiện; năng lực của nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường. Sau thời gian bị suy giảm do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đã phục hồi nhanh và đang dần lấy lại đà tăng trưởng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Các cân đối kinh tế vĩ mô, như thu chi NSNN, tiền tệ, tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Bội chi NSNN giảm dần, xuất khẩu tăng nhanh góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Lạm phát được kiềm chế. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng gặp phải một số khó khăn đó là hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển; thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, dịch bệnh có thể tác động xấu đến sự phát triển của các ngành, trước hết là sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
4 giải pháp lớn
Với những thuận lợi, khó khăn trên, để đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Chính phủ đã xây dựng 4 giải pháp lớn.
Trước hết là phải tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo đó, các ngành thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, an toàn, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Cụ thể sẽ công khai hóa quy hoạch tổng thể các vùng, các tỉnh, danh mục các lĩnh vực, địa bàn thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là các quy định về thủ tục hành chính; bãi bỏ các quy định không cần thiết, không hợp pháp; thực hiện nghiêm túc quyết định cắt giảm 30% thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tiếp tục xóa bỏ các bao cấp hiện có dưới các hình thức đối với doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, tiếp cận thông tin thị trường.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách tài chính, tiền tệ cũng là giải pháp quan trọng được Chính phủ đặt ra trong năm 2010. Cụ thể, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đối mới để hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng hội nhập và các cam kết với thế giới và khu vực. Đồng thời vẫn bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục đổi mới chính sách chi tiêu và cơ cấu chi tiêu song song với kiểm tra, kiểm toán, thanh tra công khai, minh bạch và công bằng. Tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ chủ động, linh loạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu phương tiện thanh toán cho nền kinh tế đồng thời phải bảo đảm tính thanh khoản và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế, trong đó sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần lãi suất tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Năm 2011 cũng là năm kiên trì chủ trương xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện chính sách giá theo cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên quan điểm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, năm 2011 Việt Nam sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, kết nối nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, thiết lập một nền kinh tế cân bằng hơn giữa trong nước và ngoài nước, khắc phục sự chia chắt giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Cụ thể, trong năm 2011, phải tạo được những chuyển biến quan trọng ban đầu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng: phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông, lâm thủy sản; tập trung phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tác động lan tỏa và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; hình thành và từng bước phát triển một số ngành nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, như ngành công nghiệp hỗ trợ. Xác định cụ thể, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước theo hướng tạo điều kiện thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từng bước thu hẹp tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong toàn nền kinh tế. Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu bằng việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu thông qua các biện pháp không trái với các quy định của WTO. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển về các mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng và có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.
Nửa đầu năm 2011: Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm
Ngày 28/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra những đánh giá về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và các thách thức chính sách nhân dịp Hội nghị cấp cao của nhóm G-20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu sắp diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào đầu tháng 11 tới.
Kinh tế thế giới được dự báo vẫn tăng trưởng chậm vào nửa đầu năm 2011
IMF nhận định kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn dự kiến nhưng chậm lại trong nửa sau của năm 2010 và nửa đầu của năm 2011 do tiến trình phục hồi vẫn mong manh và không đồng đều. Nguy cơ tái khủng hoảng của nền kinh tế thế giới vẫn lớn. Mặc dù căng thẳng trong khu vực tài chính đã giảm bớt nhưng các thị trường vẫn hết sức nhạy cảm với các nguy cơ nợ chủ quyền và khu vực ngân hàng.Tiến trình phục hồi ở các nền kinh tế phát triển thuộc nhóm G-20 bắt đầu chuyển dần từ động lực là các gói kích thích kinh tế sang động lực xuất phát từ đầu tư nhưng tiêu dùng tư nhân vẫn trì trệ.Các nền kinh tế mới nổi trong nhóm G-20 vẫn dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế nhờ tăng nhu cầu trong nước và phục hồi buôn bán quốc tế nhưng đã bắt đầu chậm lại để hướng tới tăng trưởng bền vững hơn. Tái cân bằng nhu cầu toàn cầu vẫn là nhu cầu cấp thiết để tăng trưởng cân bằng, mạnh mẽ và bền vững, đặc biệt ở các nền kinh tế phát triển.Các nhà kinh tế IMF nhấn mạnh trong khi tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ưu tiên chính sách của các nước G-20 cần tập trung vào các nhu cầu trung hạn nhằm tái cân bằng nhu cầu toàn cầu.Các nền kinh tế phát triển cần điều chỉnh thận trọng và cải tổ các khu vực tài chính, bình thường hóa các điều kiện tín dụng và thúc đẩy tái cân bằng trong nước nhằm làm giảm sức ép đối với lập trường chính sách tiền tệ đòi hỏi phải điều chỉnh lớn ở các nền kinh tế này.Các nền kinh tế phát triển cũng cần xây dựng và bắt đầu thực hiện các kế hoạch củng cố tài chính trung hạn đáng tin cậy để phục hồi lòng tin nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng tư nhân.Trong các nền kinh tế đang phát triển mới nổi thuộc G-20, tỷ giá hối đoái đã bắt đầu tăng song hành với tiến trình đẩy nhanh cải tổ để tăng nhu cầu trong nước. Nếu không có các biện pháp, chính sách nhằm loại trừ sự lệch lạc, mất cân bằng toàn cầu sẽ tiếp tục mở rộng, đe dọa triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế cả phát triển lẫn đang phát triển.
Sức cạnh tranh nền kinh tế, chỉ số icor, quản lý môi trường, khoáng sản, chất lượng nguồn lực, đất đai là 6 khuyết điểm thuộc kinh tế vĩ mô cần được khắc phục.
Thứ Bảy, 06/11/2010 - 09:12
Nền kinh tế vẫn tiềm ẩn khả năng không an toàn
Trao đổi với báo chí, đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho rằng: khả năng không an toàn đối với nền kinh tế vẫn tiềm ẩn.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, với lãi suất có thể lên tới 16- 17%/năm. Trong khi đó, Chính phủ vẫn tiếp tục phát hành trái phiếu với lãi suất cao, ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này ?
Đây là sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ví dụ như chúng ta đang muốn kéo lãi suất xuống để cứu sản xuất, cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi phải thấp xuống.
Nhưng hiện nay trái phiếu Kho bạc nhà nước khi huy động vào và trái phiếu Chính phủ vẫn đang giữ ở mức từ 11- 13% thì chắc chắn số vốn sẽ phải dồn về một phía, không vào sản xuất kinh doanh mà lại đi chỗ khác. Vốn của ngân hàng tụt đi thì làm sao đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Trái phiếu nếu không sử dụng thì lại đem gửi vào kho bạc, và thậm chí khi bán đi thì một số ngân hàng có vốn lại mua. Mua nhưng vẫn không đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà lại mang vào thị trường liên ngân hàng... Thế là số vốn này cứ chạy lòng vòng, giữa mấy "ông" ngân hàng với nhau trong khi vốn dùng để đưa vào sản xuất kinh doanh, phục vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không có. Khả năng sử dụng đương nhiên là kém hiệu quả.
- Theo ông đâu là giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ?
Chính phủ cũng đã đề cập chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trương rất đúng nhưng triển khai cụ thể chưa được nhiều nên khả năng giải quyết khó khăn chưa triệt để. Với lãi suất cao như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh yếu khó có thể kinh doanh có lãi để trả nợ ngân hàng. Về tổng thể việc đầu tiên là giải quyết được nút thắt của nền kinh tế: Chính phủ phải điều hành làm sao giảm bội chi ngân sách và giảm nhập siêu càng nhanh càng tốt vì nó ảnh hưởng trực tiêp đến tỷ giá, lãi suất. Thứ nữa là phải tập trung giải quyết vốn cho doanh nghiệp tư nhân, tháo gỡ cho họ về vốn, về mặt bằng sản xuất, và phải giảm được chi tiêu công, sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó, phải quản lý kinh tế, quản lý con người chặt chẽ, gắn nghị quyết với hành động, gắn quyền lợi kinh tế với quyền lợi xã hội, phải gắn liền giữa nói và làm.
- Nhiều ý kiến cho rằng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải công khai tài chính, minh bạch tài chính như các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, ý kiến của ông như thế nào ?
Đây là vấn đề cần thiết, có lợi cho cả doanh nghiệp và xã hội. Doanh nghiệp muốn có thương hiệu, muốn tồn tại được thì phải có được sự tín nhiệm, có được lòng tin của khách hàng, của đối tác.
Doanh nghiệp nào còn tồn tại thì phải tập trung sửa chữa, nếu che giấu thì nó sẽ như cái nhọt bọc, đến một lúc nào đó bung ra thì vô phương cứu chữa.
Tôi cho rằng Luật về kinh doanh vốn nhà nước là cần thiết, nhưng để xây dựng được nó thì cũng cần phải có thời gian. Trước mắt, các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch hóa vấn đề tài chính. Nhà nước phải rà soát sắp xếp chứ để lộn xộn tù mù như hiện nay sẽ ảnh hưởng cho nền kinh tế.
- Với chính sách hiện tại có tiềm ẩn bất ổn đối với nền kinh tế không, thưa ông ?
Hiện tại thì chưa, chúng ta kiểm soát lạm phát vẫn dưới hai con số, có thể trên 8% một chút. Còn tăng trưởng chắc chắn sẽ đạt 6,5-6,7% là điều chắc chắn.
Tuy nhiên cảnh báo là có, chẳng hạn có 6 khuyết điểm thuộc kinh tế vĩ mô như: sức cạnh tranh nền kinh tế, chỉ số icor, quản lý môi trường, khoáng sản, chất lượng nguồn lực, đất đai. Những vấn đề này tác động trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Nếu không được khắc phục sớm khả năng chúng ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình là rất lớn. Nhập siêu và các nút thắt của nền kinh tế không giải quyết được thì yếu tố rủi ro sẽ gia tăng và khả năng không an toàn là có.
Chiến lược Marketing nào cho Ngân hàng bán lẻ Việt Nam?
Dăm bảy năm trước đây, ngành ngân hàng chẳng mấy ai nghĩ đến bỏ ngân sách ra truyền thông! Bởi dịch vụ ngân hàng là ban phát là xin cho. Giờ thì đã khác, tiền tỷ tỷ đổ vào các hoạt động quảng cáo, tài trợ như để khẳng định đẳng cấp của ngân hàng mình. Nhưng một hiện trạng là tiền thì cứ đổ còn số thương hiệu ngân hàng tạo được chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng đếm trên đầu ngón tay!Tiếp thị ngân hàng Bán lẻ Việt Nam - Thời xa vắng…Tôi vẫn còn nhớ như in các hình ảnh “tín dụng viên” phường xã đầy quyền uy trong các dịch vụ cho vay đối với người dân. Họ là một tầng nấc trung gian của ngân hàng với khách hàng,đầy uy quyền và cả phức tạp rắc rối nếu người dân muốn có đặc ân được vay nợ ngân hàng. Không đâu xa, khoảng năm 2000 tôi đưa mẹ tôi đến ngân hàng mở cho bà một cái tài khoản để chuyển tiền cho bà hàng tháng cho tiện. Cô giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã G. phán một câu: nếu bà chỉ nhận tiền thì không mở tài khoản được, ngân hàng chỉ phục vụ nếu bà muốn gửi tiền đi. Tôi thì gân cổ cãi rằng cô phải phục vụ còn cô thì khăng khăng bác chỉ cần chứng minh nhân dân là có thể chuyển nhận tiền an toàn. Cuối cùng thì mẹ tôi kéo tay tôi về với một câu tôi còn nhớ mãi – con đừng cãi sau này đụng tới họ phiền phức lắm! Kết quả là đến giờ bà cũng chưa có được tài khoản ngân hàng và được hưởng tiện ích của nó.Giờ thì đã khác, các ngân hàng khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng của họ mà nói vui – chẳng khác gì nắm tay kéo khách ở các quán cơm lề đường! Bạn tôi làm ở ngân hàng nhiều lắm, nên tôi chẳng lạ gì dăm ba bữa có người bảo: cậu xem mở tài khoản công ty qua ngân hàng tớ đi, nhiều ưu đãi lắm. Hay như ba hôm trước, ra chi nhánh ngân hàng Vietcombank Tân Bình làm thẻ. Anh nhân viên cứ khuyên mở thêm cái tài khoản đi, đang khuyến mãi mà, chẳng mất mát gì đâu dù tôi cứ bảo anh ta rằng tôi đã có tài khoản! Kết quả là tôi có thêm một cái tài khoản nữa mà chưa biết họ có tính phí gì hay không!Bùng nổ truyền thông quảng cáo ngành ngân hàng thương mại tại Việt NamMột dạo gần đây, cứ y như rằng bật TV lên là thấy quảng cáo về ngân hàng. Hết ngân hàng này đến ngân hàng khác, hết quảng cáo sang tài trợ, hết tài trợ thể thao đến tài trợ game show… Người tiêu dùng có cảm giác như ngân hàng có nhiều tiền quá nên thi nhau xài khi có ngân sách. Thậm chí cả dự báo thời tiết, cả những game show như “Hãy chọn giá đúng”… Nhiều người nói vui, ngân hàng là nơi nhiều tiền nên xài quảng cáo cho đã! Bước ra đường thì các chi nhánh ngân hàng mọc lên như nấm, bởi họ hiểu rằng (dù có lờ mờ hiểu) càng tiếp cận với người dân thì cơ hội phát triển dịch vụ càng lớn. Cũng như thắng hay thua của một ngân hàng là điểm tiếp xúc với khách hàng (POP - Point of Purchase). Các dịch vụ đi đến ngõ ngách phố phường ở các đô thị và người dân quen dần với dịch vụ của ngân hàng Bán lẻ (dù rằng gần đây báo chí đăng tin một cách “trách móc” rằng chỉ có 5 triệu tài khoản cá nhân trên hơn 80 triệu dân Việt Nam!) Nói vậy, nhưng cũng không phủ nhận một vài thương hiệu ngân hàng cũng đi vào lòng người một cách chuyên nghiệp, nhưng có vẻ như là hiếm hoi và đầy khó khăn.Không rõ ràng về truyền thông, thiếu tính cách thương hiệu (brand personality) do thiếu chiến lược định vị thương hiệu (brand positioning)Có thể khẳng định trong trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang cố gắng xây dựng thương hiệu của mình thông qua các hoạt động truyền thông, tiếp thị ồ ạt. Ít nhất là trong giai đoạn khẳng định tên tuổi để nâng cao giá trị cổ phiếu chẳng hạn. Có chăng vung tiền nhiều thì sẽ thu lợi nhiều? Câu trả lời đôi khi không phải vậy. Tuy nhiên, cũng sẽ thật kiên cưỡng khi nhà quảng cáo mà không biết tạo cho mình một chỗ đứng “trong tâm trí người tiêu dùng”. Một ngày nào đó bạn có thể bật TV lên và kiểm chứng xem, các mẩu quảng cáo các ngân hàng và cũng chỉ mỗi một thông tin đó là ngân hàng, ngoài ra không hề có sự khác biệt hay một định vị nào rõ ràng. Mà cứ là ngân hàng là tiết kiệm, là tin cậy, là sự bảo đảm, chấm hết! Dạo gần đây, cứ cuối mẩu quảng cáo thì có một câu ca hay đọc gì đó ngân ngân vang vang nhắc lại tên ngân hàng như một mốt của thời đại. Và như vậy sự lãng phí, vung tiền qua các hoạt động truyền thông tiếp thị là tất yếu!Hãy xem ngân hàng “ngoại” H. truyền thông, họ khẳng định đẳng cấp quốc tế nhưng am hiểu địa phương, điều này nhất quán trong việc truyền thông từ tài trợ đua xe xích lô từ thiện đến các giải golf quốc tế tại Việt Nam. Điều này tạo ra một sự khác biệt, một đẳng cấp cũng như khẳng định người tiêu dùng Việt Nam một cơ hội tiếp cận với dịch vụ ngân hàng của họ. Và vì vậy, họ thành công!Bản thân chúng tôi cũng không có những dữ liệu cụ thể nhưng có cảm giác rằng hiệu quả hình ảnh thương hiệu (brand awareness) có vẻ như quá kém thông qua các hoạt động truyền thông các ngân hàng Việt Nam thực sự đáng để chính các ngân hàng xem xét khi quyết định một chiến lược marketing của mình.Chiến lược nào cho các ngân hàng Bán lẻ Việt Nam?Không có chiến lược, các hoạt động truyền thông liệu có hiệu quả, chưa kể đến có mấy ai đo lường định tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị này của các ngân hàng. Điều cần thiết đầu tiên là các ngân hàng cần định vị cho mình vị trí nào trong tâm trí người tiêu dùng trước khi lập chiến lược tiếp cận. Kế tiếp, các thương hiệu được xây dựng và gán cho nó tính cách thương hiệu (personality) bởi vì thương hiệu là một thực thể sống, có cả giá trị lý tính (physical) và giá trị cảm tính (emotional), nó ví như đời sống của một con người có hỉ, nộ ái, ố; có sinh, lão, bệnh, tử… Truyền thông chỉ là thể hiện bên ngoài của đứa con thương hiệu này. Và cuối cùng, các ngân hàng đừng quên rằng truyền thông không chỉ có quảng cáo. Nó là một nghệ thuật kết hợp của các biện pháp đối thoại với khách hàng. Nó bắt đầu từ những giá trị bên trong nội bộ nhân viên doanh nghiệp (internal) cho đến bên ngoài (quảng cáo, tiếp thị…). Sẽ thật khiên cưỡng và phản tác dụng (đôi khi là những cú đá hậu – hồi mã thương – đau đớn) nếu những quảng cáo rất tốt nhưng khi đến tiếp xúc với ngân hàng thì thái độ hay dịch vụ tồi tệ như một bài báo đăng trên saga về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ thẻ A. gần đây! Tóm lại, để có một chiến lược marketing chuyên nghiệp và hiệu quả, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn cần phải xem lại và đầu tư cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp mình nếu không muốn tình trạng tiền tỷ đổ vào các hoạt động tiếp thị trong khi giá trị thương hiệu vẫn là những mong muốn mơ hồ và xa vời. Quả thật, con đường đi đến một thương hiệu vững mạnh quả là còn chông gai và rất xa.
Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P.
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing.
Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing.
Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận.
Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix)
Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yết tố, thường được gọi là 4Ps cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường.
Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence).
Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.
1. Sản phẩm.
- Phát triển dải sản phẩm
- Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
- Hợp nhất dải sản phẩm
- Quy chuẩn hoá mẫu mã
- Định vị
- Nhãn hiệu
2. Giá
- Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán
- Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)
- Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)
3. Truyền thông
- Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
- Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
- Thay đổi phương thức truyền thông
- Thay đổi cách tiếp cận
4. Kênh
- Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối
- Thay đổi dịch vụ
- Thay đổi kênh phân phối
- Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.
5. Con người.
- Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi.
- Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới
- Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng
- Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng
6. Qui trình.
- Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả.
- Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ...
- Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
7. Chứng minh cụ thể
Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như:
Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động
Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing
Cải tiến các thủ tục hành chính
Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm
Rút lui khỏi thị trường đã chọn
Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường
Thay đổi nhà cung cấp
Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh
Mua lại thị trường mới
Chiến lược Marketing là gì?
Cập nhật lúc 11h 10.07.2007
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing.
Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P.Cụ thể là:
product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.
place: chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v.
Từ cơ sở 4P nầy có người phát triển thêm thành 7P: thêm physical evidence, process, people Ví dụ: Để đạt được mục tiêu 200,000 khách du lịch trong năm 2005, doanh nghiệp lữ hành A sẽ giới thiệu với khách hàng một sản phẩm mới cho phân khúc thị trường du lịch doanh nhân, kết hợp tham quan, thăm thân nhân và tham dự hội chợ thương mại tại Mỹ. Đối với phân khúc khách du lịch đi những Tour gần với ngân sách thấp, những người muốn đi nhiều nơi với ngân sách hạn chế, doanh nghiệp sẽ tung ra một sản phẩm độc đáo: đi Singapore, Kuala Lumpur và Jakarta 1tuần bằng giá tiền đi Singapore 3 ngày, bằng cách kết hợp với các hãng bay giá thấp và các khách sạn chỉ phục vụ nhu cầu ngủ mới phát triển trong thời gian gần đây.Về mặt truyền thông, hãng sẽ giới thiệu nội dung chương trình sản phẩm mới du lịch doanh nhân tại các hội nghị chuyên đề kinh doanh, các tạp chí chuyên đề kinh tế và doanh nhân, các tổ chức, hiệp hội nghành nghề v.v.Đối với sản phẩm mới cho phân khúc giá thấp, hãng sẽ quảng cáo trên các báo và các đài truyền hình có chọn lọc.
KHÁI NIỆM MARKETING
Marketing (viết tắt MKT) được chuyển ngữ trong tiếng Việt là tiếp thị - viết tắt từ cụm từ: Tiếp cận thị trường.
Định nghĩa từ Hiệp Hội MKT của Mỹ - American Marketing Association (AMA) "MKT được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến trình bao gồm thiết lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải (delivering) các giá trị đến các khách hàng, và quản lý quan hệ khách hàng (managing customer relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên có liên quan đến nó."
Định nghĩa xã hội - cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của MKT trong xã hội - MKT là một quá trình xã hội hóa mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau.. (MM - Kotler)
Định nghĩa theo kiểu quản lý, MKT thường được ví như "Nghệ thuật bán hàng", nhưng thường thì người ta sẽ khá ngạc nhiên khi biết rằng, yếu tố quan trọng nhất của MKT thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm! Bán ra được chỉ là phần ngọn của tảng băng. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng:
- Bán hàng luôn được cho là cần thiết. Nhưng mục đích của MKT là làm cho việc bán ra trở nên không cần thiết. Mục đích của MKT là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, MKT nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng.
Khi Sony thiết kế nên Play Station, Gillette tung ra dao cạo Mach III, và khi Toyota giới thiệu dòng xe Lexus, những nhà sản xuất ấy đã bị ngập trong lượng đặt hàng gửi tới bởi vì họ đã thiết kế - đúng - sản phẩm dựa trên áp dụng cẩn thận bài tập về MKT.
Trao Đổi và Giao Dịch
Người ta có thể có được một sản phẩm từ bốn cách khác nhau. Tự bản thân họ có thể sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ, như là đi săn, đánh bắt cá, hoặc thu lượm hoa quả. Người ta có thể dùng lực để có được sản phẩm, như là cắp hoặc cướp. Người ta cũng có thể xin, như những gì xảy ra đối với những người không nhà xin tiền, hoặc thức ăn. Và cuối cùng, người ta có thể đưa ra một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc tiền để trao đổi cho thứ mà họ mong muốn.
Trao Đổi là khái niệm quan trọng nhất/cốt lõi của MKT, là tiến trình đạt được 1 sản phẩm từ một người nào đó thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi. Để khả năng trao đổi tồn tại, 5 điều kiện cơ bản phải được thỏa mãn:
1. Có ít nhất 2 bên thành phần tham gia.
2. Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia.
3. Mỗi bên đều có khả năng trao đổi và truyền tải.
4. Mỗi bên được tự do trong việc Chấp Thuận hay Từ Chối sự trao đổi.
5. Mỗi bên tin tưởng rằng có sự hợp lý và mong muốn khi thương lượng với bên kia
Khi hai bên đồng ý thỏa thuận trao đổi, và nếu như họ có thể thương thuyết với nhau - cố đạt được những điều kiện thích hợp thỏa mãn đôi bên. Khi đôi bên đạt được ý nguyện, bước kế đến sẽ là thực hiện Giao Dịch.
Một Giao Dịch là sự trao đổi giá trị giữa hai nhiều phía: bên A đưa X cho bên B và nhận về Y. Ông Smith bán cho ông Jones một chiếc tivi và ông Jones trả $400 cho ông Smith. Hình thức này được xem như là cổ điển; nhưng trong giao dịch tiền bạc không nhất thiết phải là giá trị trao đổi. Một giao dịch vẫn có thể bao gồm trao đổi hàng hóa hay dịch vụ cho những hàng hóa hay dịch vụ khác, ví dụ như khi luật sư Jones thảo hợp đồng dùm cho ông Smith, và ông Smith sẽ đưa ra một cuộc kiểm tra sức khỏe cho ông Jones.
Một giao dịch bao gồm một số hướng: có ít nhất 2 vật có giá trị, đồng ý dựa trên điều khoản, thời gian ký kết, và một nơi để ký kết. Một hệ thống luật pháp hỗ trợ và gia cố thêm cho sự bằng lòng của hai bên.
Một giao dịch khác với sự chuyển khoản. Trong một chuyển khoản, bên A đưa X cho bên B nhưng không nhận được bất kỳ vật cụ thể nào. Quà tặng, cống phẩm, từ thiện là chuyển khoản. Hành vi chuyển khoản có thể được xem như là một khái niệm trong trao đổi. Thông thường, người chuyển khoản trông mong sẽ nhận được một thứ gì đó cho quà tặng của họ, tỉ dụ như lòng biết hơn, hay thay đổi hành vi của người nhận. Những tổ chức Quỹ cứu trợ cung cấp ích lợi đến cho những người cứu trợ như thư cảm ơn, thông báo cảm ơn đến báo chí, thiệp mời dự một chương trình.
Nhà tiếp thị (MKTers)làm rộng hơn khái niệm của MKT để học về hành vi chuyển khoản cũng như hành vi giao dịch.
Để làm cho chuyển khoản đạt thành công trọn vẹn, MKTers tiến hành điều tra từng mong muốn của đối tượng giao dịch.
Những gì được giới thiệu với thị trường?
Hàng hóa - Dịch vụ - Sự kiện - Kinh nghiệm - Người - Nơi chốn - Tài sản - Tổ chức - Thông tin - Ý tưởng
Kinh nghiệm: Một công ty có thể tạo dựng và tiếp thị những kinh nghiệm vốn có của họ. Thế giới Vương quốc màu nhiệm Walt Disney giới thiệu đến kinh nghiệm MKT: khách hàng được viếng thăm một vương quốc thần tiên, một con tàu cướp biển, hay một ngôi nhà ma. Cũng như Hard Rock Café, nơi mà khách hàng có thể vui thú thưởng thức buổi ăn, hay nhìn ngắm một ban nhạc trong một chương trình trình diễn động.
Người: Công nghệ lăng xê người là một ngành kinh doanh chính. Thời nay, mỗi hãng phim lớn có một nhà agent, một quản lý cá nhân, và ràng buột vào một nhà PR.
Nơi chốn: Thành phố, tiểu ban, Vùng, hay Một quốc gia cạnh tranh sôi nổi để khuyến dụ du khách, đầu tư, nhà máy chính, và những dân cư mới.
Tổ chức: Các tổ chức làm những việc có tính chất củng cố để xây dựng một hình ảnh vững mạnh, ưu thế, và độc đáo đối với đối tượng chiến lược. Công ty chi trả tiền bạc cho các quảng cáo xây dựng hình ảnh công ty. Philips, Một hãng điện tử của Đức, đưa lên quảng cáo với dòng chữ chính "Let's make things better" (hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn). Ở xứ sở Anh, chương trình "Every little bit helps" của tesco đã đưa nó lên hàng đầu của chuỗi siêu thị nơi ấy. Trường đại học, bảo tàng, các tổ chức triển lãm nghệ thuật, và các tổ chức không quyền lợi đều dùng MKT để đưa hình ảnh lên cao và cạnh tranh cho khán giả và quỹ.
Thông tin: Thông tin có thể được sản xuất và tiếp thị như một món hàng: từ điển, báo chí, vv..v.
Ý tưởng: Mỗi thị trường đều có những ý tưởng được đưa ra. Charles Revson của hãng Revlon cho rằng: "Trong nhà máy, chúng tôi làm ra mỹ phẩm; trong cửa hiệu, chúng tôi bán sự hy vọng". Sản phẩm và dịch vụ là nền tảng để truyền tải những ý tưởng và quyền lợi. Các nhà tiếp thị xã hội bận rộn cho việc quảng bá những ý tưởng như: "Bạn đừng để bạn lái xe say xỉn" (Friends don't let friends drive drunk)hay như "Một trí óc là một sản phẩm tồi tệ khi bị bỏ phí".
Lý thuyết
Lý thuyết MKT hiện đại chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tìm hiểu tập trung vào thị trường (market focus) và tập trung vào khách hàng (customer-focus). Công ty trước tiên phải quan tâm đến các nhu cầu của các khách hàng tiềm năng sau đó mới đi vào sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc tạo ra dịch vụ . Lý thuyết và thực hành của MKT được thiết lập dựa trên cở sở khách hàng dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó chỉ khi họ có một nhu cầu hoặc bởi vì sản phẩm ấy/dịch vụ ấy mang lại một ích lợi thiết thực cho họ.
Hai mặt chính của MKT là tìm khách hàng mới (new customer acquisition), giữ liên lạc mật thiết với các khách hàng hiện có.
Phương pháp
Các phương pháp MKT được hấp thụ bởi nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Đặc biệt là từ môn tâm lý học, xã hội học, kinh tế học. Nhân loại học cũng có liên quan nhỏ và là một môn đang phát triển có ảnh hưởng đến MKT. Nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động này. Thông qua ngành quảng cáo (là một phân ban trong MKT), nó cũng có liên quan rất nhiều đến tố chất sáng tạo nghệ thuật.
Một kế hoạch MKT để đạt được thành công đòi hỏi sự kết hợp chiến lược và hiệu quả của 4 chữ P (Product, Place, Price, Promotion) - Sản phẩm, Phân Phối, Định Giá, và Khuyến Mãi. Quản lý MKT là một ngành ứng dụng của tiến trình này.
Do đó marketing hiện đại là một hệ thống kết hợp của nhiều hoạt động kinh tế, nhưng nói một cách cơ bản marketing gồm có bốn việc: bán đúng sản phẩm đến đúng thị trường đang cần nó, định giá đúng theo nhu cầu, thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Sự kết hợp MKT (4P)
Theo như cách dùng phổ biến, MKT được hiểu như là các khuyến mãi trong sản phẩm, đặc biệt hơn là quảng cáo và gây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, theo cách dùng nhà nghề, MKT có nghĩa rộng hơn đó là lấy khách hàng làm trọng tâm. Các sản phẩm hàng hóa sẽ được phát triển để đáp ứng với mong mỏi của các nhóm khách hàng khác nhau, và ngay cả trong một vài trường hợp, chỉ một nhóm khách hàng chuyên biệt. E. Jerome McCarthy phân loại MKT vào 4 nhóm họat động cơ bản (4Ps) đã trở nên vô cùng phổ biến.
4Ps bao gồm:
Product: (Sản phẩm hàng hóa) Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ mó được (tangible) như là đèn, quạt, cửa... hoặc vô hình không sờ được (intangible) như là dịch vụ. Diện mạo của sản phẩm MKT bao gồm các chi tiết đặc điểm của một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ chuyên biệt và làm cách nào nó có liên quan đến nhu cầu và sự cần thiết đến người dùng cuối cùng. Phạm vi của một sản phẩm thường bao gồm cung cấp các thành phần cộng thêm như bảo hành, và các dịch vụ khác..
Pricing: (Định giá) là tiến trình để đi đến việc định giá cho một sản phẩm, gồm cả việc bán giảm giá, hạ giá. Không nhất thiết phải là tiền mặt không thôi, nó có thể là bất kỳ thứ gì có thể đem ra trao đổi cho một sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: thời gian hay sự quan tâm ..
Promotion: (Khuyến mãi) Bao gồm cả quảng cáo, bán giá khuyến khích, làm cho mọi người chú ý đến, bán riêng cho khách và liên hệ đến nhiều phương pháp trong việc đánh bóng sản phẩm, thương hiệu hoặc công ty.
Placement or distribution: (Vị trí - Phân Phối) là việc làm sao cho sản phẩm đến được với khách hàng. Ví dụ như vị trí điểm bán có thuận lợi cho khách mua hàng hay không, vị trí sản phẩm có thuận tiện lọt vào tầm mắt của khách hay không... Đôi khi nó còn có nghĩa là kênh phân phối mà sản phẩm hay hàng hóa được bán ra. Ví dụ bán trên mạng hay bán ở các cửa hàng sỉ, cửa hàng lẻ .. bán ở tỉnh hay thành phố bán cho nhóm đối tượng nào (thanh niên, gia đình, hay thương nhân)
4Ps thường gọi là Sự kết hợp của MKT (MKT mix). Một nhà tiếp thị có thể dùng những tính chất ấy để gây dựng nên một kế hoạch MKT hoàn chỉnh. Mẫu 4Ps này có ứng dụng hiệu quả nhất khi MKT cho các giá trị tiêu thụ hàng hóa thấp. Đối với sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, sản phẩm tiêu dùng giá trị cao cần có thêm các điều chỉnh cho mô hình này. Bởi vì mỗi môi trường MKT khác nhau, có các tố chất tự nhiên về giao dịch và sản phẩm khác nhau. MKT dịch vụ thì cần phải có tạo ra một dịch vụ chuyên biệt. MKT cho công nghiệp hay B2B thì cần phải có bản hợp đồng dài hạn mà cần rất nhiều yếu tố kỹ thuật và chuyên biệt cho nhóm sản phẩm này. MKT mối quan hệ (Relationship MKT) thì phải nhìn về hướng thiết lập mối liên kết lâu dài hơn là các bản hợp đồng cá nhân.
Khái niệm marketing ngân hàng
Module by: lê mạnh cường. E-mail the author
User rating (How does the rating system work?)
Ratings
Ratings allow you to judge the quality of modules. If other users have ranked the module then its average rating is displayed below. Ratings are calculated on a scale from one star (Poor) to five stars (Excellent).
How to rate a module
Hover over the star that corresponds to the rating you wish to assign. Click on the star to add your rating. Your rating should be based on the quality of the content. You must have an account and be logged in to rate content.
:
PoorFairOKGoodExcellent
(0 ratings)(Login required)
Summary: Khái niệm Marketing ngân hàng
Khái niệm
Ngày nay tình hình cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế , do vậy nó mang lại cho mỗi doanh nghiệp rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thích nghi và có những hướng đi đúng đắn. Ngân hàng là một nganh dịch vụ đặc biệt có rủi ro lớn: nguyên liệu chính và không thể thay thế của ngân hàng là tiền, phần lớn lại không phải thuộc sở hữu của ngân hàng. Như trên chúng ta đã nghiên cứu thì ngân hàng là tổ chức có hoạt động chính là “nhận tiền gửi” để “cho vay”. Số vốn mà ngân hàng được phép huy động có thể gấp tới 20 lần số vốn tự có của ngân hàng. Thực tế sẽ là: toàn bộ số tiền mà ngân hàng sử dụng để cho vay không phải là tiền của ngân hàng. Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả không điều kiện đối với khách hàng gửi khi họ muốn rút tiền, trong khi đó ngân hàng không có quyền đó với khách hàng vay của mình và ngay cả khi đến hạn thì khách hàng vay cha chắc đã trả đúng hạn. Điều đó có nghĩa là: trong hoạt động của ngân hàng không thể không có rủi ro, đó là điều tất yếu. Khi ngân hàng gặp rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính vì thế marketing được áp dụng vào hoạt động của ngân hàng để hạn chế rủi ro.
Bên cạnh đó, ngân hàng hoạt động trong hành lang hẹp về pháp lý của Nhà nớc nhưngvẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Ngân hàng không chỉ cạnh tranh với ngân hàng mà còn cạnh tranh với số lợng ngày càng đông các tổ chức tài chính khác đang xâm nhập vào hoạt động ngân hàng. Do đó muốn tồn tại ngân hàng phải nâng cao được sức cạnh tranh và hình ảnh của mình trên thị trường. Mặt khác, sản phẩm của ngân hàng mang tính đơn giản đồng điệu,dễ bị bắt chớc một cách nhanh chóng. Việc đa ra sản phẩm mới đối với ngân hàng lại không phải là dễ và điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện của nền kinh tế .
Và lý do hơn hết để marketing ứng dụng vào ngân hàng là lợi nhuận. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh chứ không phải là một tổ chức xã hội do đó lợi nhuận là mục tiêu sống còn của ngân hàng. Marketing được ứng dụng vào ngân hàng nhằm thu hút và thoả mãn nhu cầu khách hàng, và hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là lợi nhuận.
Marketing ngân hàng có thể được hiểu đơn giản là marketing được ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng nhằm thoả mãn khách hàng và thu được lợi nhuận tối ưu.
Tuy nhiên có một số ý kiến khác nhau về marketing ngân hàng như sau:
Marketing ngân hàng là hoạt động tiếp cận thị trường của ngân hàng thương mại nhằm phát hiện nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ từ đó ngân hàng thoả mãn tối đa nhu cầu đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.
“Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đề ra của ngân hàng là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, biện pháp hướng tới các mục tiêu cuối cùng là đối đa hoá lợi nhuận”1
Và thực tế đã chứng minh các ngân hàng kinh doanh trên cơ sở các hoạt động đã được chiến lược hóa luôn thành công hơn các ngân hàng kinh doanh theo kiểu tuỳ tiện đối phó với thị trường. Sự thành công của các ngân hàng không xây dựng các chiến lược marketing, nếu có, chỉ là sự may mắn mà thôi và mang tính ngắn hạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế Thế giới- Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011.doc