Kinh tế môi trường - Bài giảng 19: Phát triển bền vững

ỦybanBrundland(1987) định nghĩaphát triển bềnvữngnhưmộtquátrình trong đó sựkhaithác tài nguyên,phươnghướngđầu tư, vàđịnh hướngpháttriển côngnghệvà thay đổithể chếthỏa mãncácnhucầucủa thế hệhiệntại màkhônglàm tổn hạikhả năngthỏa mãncácnhucầucủacácthế hệ tươnglai.

pdf23 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế môi trường - Bài giảng 19: Phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế Môi trường Bài giảng 19 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG A. Phát triển bền vững là gì? B. Ba trụ cột của phát triển bền vững C. Phân loại phát triển bền vững D. Điều kiện để phát triển bền vững E. Đo lường phát triển bền vững F. Một số vấn đề khác Đề cương đề nghị: A. Phát triển bền vững là gì? Ủy ban Brundland (1987) định nghĩa phát triển bền vững như một quá trình trong đó sự khai thác tài nguyên, phương hướng đầu tư, và định hướng phát triển công nghệ và thay đổi thể chế thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại khả năng thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai.  Nghèo đói  Văn hóa/Di sán  Sự hỏi ý kiến/Sự trao quyền  Đa dạng sinh học/Khả năng mau phục hồi  Tài nguyên thiên nhiên  Ô nhiễm  Ổn định  Hiệu quả  Tăng trưởng Xã hội Môi trường Kinh tế B. Ba trụ cột của phát triển bền vững PHÂN LOẠI VỐN Nhân tạo (K) Nhân lực (H) Xã hội (S) Tài nguyên (N) C. Phân loại vốn cho phát triển bền vững  Vốn xã hội (xem Trần Hữu Dũng):  Niềm tin giữa con người với nhau và hệ thống các mối quan hệ, sự hiểu biết và chia sẽ các giá trị chung Thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm hơn  Bổ sung và góp phần phát triển các loại vốn khác C. Phân loại vốn cho phát triển bền vững • Duy trì giá trị tổng số vốn, nghĩa là:  Các loại vốn khác nhau đều được thể hiện theo một thuật ngữ chung nhất, đó là giá trị bằng tiền.  Các loại vốn khác nhau có thể thay thế cho nhau. gK + gH + gS + gN  0 D. Điều kiện để phát triển bền vững Phát triển bền vững thấp? Đòi hỏi mỗi loại vốn phải được duy trì theo cách riêng của nó, ít nhất phải lớn hơn một mức tối thiểu nào đó. gK  0, gH  0, gS  0, gN  0 D. Điều kiện để phát triển bền vững Phát triển bền vững cao?  Tài nguyên có thể tái sinh phải được thu hoạch bằng hoặc dưới mức tăng trưởng đã được xác định trước của trữ lượng tài nguyên.  Khi tài nguyên không thể tái sinh bị khai thác cạn kiệt, tài nguyên có thể tái sinh thay thế phải được phát triển để duy trì các dịch vụ môi trường theo thời gian.  Chất thải ô nhiễm phải được giới hạn ở khả năng hấp thụ của môi trường.  Vốn tài nguyên thiên nhiên là bổ sung cho vốn nhân tạo trong quá trình sản xuất và vốn nhân tạo chỉ có thể thay thế phần nào (giới hạn) vốn tài nguyên thiên nhiên. D. Điều kiện để phát triển bền vững Nguyên tắc Daly về bền vững cao Z = S/Y + dM/Y + dN/Y (Genuine savings) Xem Green Book, WB E. Đo lường phát triển bền vững Chỉ số phát triển bền vững thấp: Tiết kiệm thực (Genuine savings) S/Y dM/Y dN/Y Z Brazil 20 7 10 3 Myõ 18 12 3 3 Mexico 24 12 12 0 Nhaät 33 4 2 17 Indonesia 20 5 17 -2 Haø Lan 25 10 1 14 Anh 18 12 6 0 Zimbabwe 24 10 5 9 Nigeria 15 3 17 -5 YS Y MN  Để mọi thứ ở trạng thái ban đầu của nó hay trả chúng về trạng thái ban đầu  Không để phát triển vượt quá khả năng chịu đựng của hệ thống môi trường  Sự bền vững sẽ tự đạt được khi tăng trưởng kinh tế đi lên. (Kuznet’s)  Người gây ô nhiễm và người bị thiệt hại có thể thương lượng để đạt giải pháp hiệu quả. (Coase) F. Một số vấn đề khác: 1. Chín cách để phát triển bền vững  Thị trường tự điều tiết sẽ dẫn đến giải pháp hiệu quả  Nội hóa chi phí ngoại tác  Hệ thống tài khoản quốc gia phải phản ánh các khoản chi tiêu bảo vệ  Tái đầu tư các khoản lợi tức thu từ việc khai thác tài nguyên không tái sinh  Để lại các thế hệ tương lai sự lựa chọn hay khả năng giống như chúng ta hiện nay F. Một số vấn đề khác: 1. Chín cách để phát triển bền vững F. Một số vấn đề khác: 2. Các nguyên tắc về phát triển bền vững 1. Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. 2. Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc của Luật pháp Quốc tế. 3. Thực hiện phát triển để đáp ứng một cách bình đẳng những nhu cầu về phát triển và môi trường của các thế hệ hiện nay và tương lai. 4. Bảo vệ môi trường nhất thiết phải là bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó 5. Xoá bỏ nghèo nàn, giảm chênh lệch về mức sống và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đại đa số nhân dân trên thế giới. 6. Dành sự ưu tiên đặc biệt cho nhu cầu của các nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển nhất và những nước dễ bị tổn hại về môi trường. 7. Hợp tác gìn giữ, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái của Trái đất. 8. Giảm dần và loại trừ những phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững và đẩy mạnh những chính sách dân số thích hợp. 9. Hợp tác trao đổi kiến thức khoa học, công nghệ và và chuyển giao công nghệ. 10. Tham gia của dân chúng có liên quan ở cấp độ thích hợp. 11. Ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, các tiêu chuẩn môi trường, và các mục tiêu quản lý. 12. Hợp tác phát huy một hệ thống kinh tế thế giới thoáng và giúp đỡ lẫn nhau. 13. Chính sách thương mại với những mục đích môi trường không nên trở thành một phương tiện phân biệt đối xử độc đoán hay vô lý hoặc một sự ngăn cản trá hình đối với thương mại quốc tế. 14. Luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường. 15. Các quốc gia nên hợp tác để ngăn cản sự thay thế và chuyển giao các quốc gia khác bất cứ một hoạt động nào và một chất nào gây nên sự thoái hoá môi trường nghiêm trọng hoặc xét thấy có hại cho sức khoẻ con người. 16.Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần áp dụng rộng rãi phương pháp tiếp cận ngăn ngừa tuỳ theo khả năng từng quốc gia. 17. Đẩy mạnh sự quốc tế hoá chi phí môi trường và sử dụng biện pháp kinh tế căn cứ vào nguyên tắc người gây ô nhiễm phải chịu phí tổn ô nhiễm, với sự quan tâm đúng mức tới quyền lợi chung và không ảnh hưởng xấu đến nền thương mại và đầu tư quốc tế. 18. Đối với những hoạt động có thể gây những tác động xấu tới môi trường cần có sự đánh giá như một công cụ quốc gia về tác động môi trường và tuân theo quyết định của một cơ quan quốc gia có thẩm quyền. 19. Các quốc gia cần thông báo ngay cho các quốc gia khác về bất cứ một thiên tai nào hay tình hình khẩn cấp nào có thể gây những tác hại đột ngột đối với môi trường của nước đó. Cộng đồng quốc tế phải ra sức giúp các quốc gia bị tai hoạ này. 20. Các quốc gia cần phải thông báo trước, kịp thời và cung cấp thông tin có liên quan cho các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng về những hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến môi trường vượt ra ngoài biên giới và cần tham khảo ý kiến của các quốc gia này sớm và có thiện ý. 21. Phụ nữ có một vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường. Do đó, việc họ tham gia đầy đủ là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. 22.Cần huy động tinh thần sáng tạo, những lý tưởng và sự can đảm của thanh niên thế giới. 23.Nhân dân bản xứ, những cộng đồng của họ và các cộng đồng khác của địa phương có vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển môi trường về sự hiểu biết và tập tục truyền thống của họ. 24.Môi trường và tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc bị áp bức, bị thống trị và bị chiếm đóng cần phải được bảo vệ. 25.Các quốc gia cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ môi trường trong thời gian có xung đột vũ trang và hợp tác để phát triển môi trường hơn nữa. 26. Hoà bình, Phát triển và Bảo vệ môi trường phụ thuộc nhau và không thể chia cắt được. Các quốc gia cần phải giải quyết mọi bất hoà về môi trường một cách hoà bình và bằng các biện pháp thích hợp theo Hiến chương Liên hợp quốc. 27.Mọi quốc gia và dân tộc cần hợp tác có thiện ý với tinh thần chung lưng đấu cật trong việc thực hiện các nguyên tắc được thể hiện trong bản tuyên bố này và trong sự phát triển hơn nữa luật pháp quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_19_phat_trien_ben_vung_2676.pdf