Kinh tế học vĩ mô - Xác định sản lượng cân bằng trong ngắn hạn
Tăng G hoặc/và giảm T gọi là chính sách mở rộng tài khóa – ngân sách)
sẽ làm tăng thu nhập.
• Giảm G hoặc/và Tăng T gọi là chính sách thu hẹp tài khóa – ngân sách)
sẽ làm giảm thu nhập.
• Một (1) đơn vị thay đổi trong G hoặc T sẽ dẫn đến thay đổi x đơn vị của
thu nhập và x đó được gọi là số nhân (multiplier).
• Trong điều kiện bình thường, số nhân này lớn hơn 1.
• Nếu tăng G và T một lượng như nhau, số nhân sẽ bằng 1 và gọi đó là
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19
số nhân trong tình trạng duy trì cân bằng ngân sách.
• Trong mô hình, ngoài 2 biến chính sách thì đầu tư và chi tiêu tự định
cũng ảnh hưởng lên thu nhập cân bằng.
Số nhân chi tiêu chính phủ: ∂Y*/ ∂G = ∆Y*/ ∆G = 1/(1-c1)
Số nhân thuế: ∂Y*/ ∂T = ∆Y*/ ∆T =
30 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Xác định sản lượng cân bằng trong ngắn hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xác định sản lượng cân bằng trong ngắn hạn
[The Determination of Equilibrium Output in Short Run]
Nguyễn Hoài Bảo
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1
Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM
August 5, 2010
Nội dung bài giảng này:
• Phân biệt được khung thời gian: ngắn hạn vs. trung hạn vs.
dài hạn và ảnh hưởng của nó lên các mô hình lý thuyết một
cách cơ bản.
• Mô hình xác định sản lượng cân bằng trong ngắn hạn trong
thị trường hàng hóa và dịch vụ (mô hình đường chéo của
Keynes).
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2
• Chính sách ngân sách (tài khóa) của chính phủ trong việc
điều chỉnh những dao động của sản lượng trong ngắn hạn.
• Nghịch lý tiết kiệm: điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người
đều tằn tiện hơn?
1. Khung thời gian trong phân tích vĩ mô
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3
Hãy hình dung:
1. Hưởng ứng lời kêu gọi “Người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam”, nhiều người tiêu dùng đã chọn sản phẩm làm trong
nước và do vậy doanh số của các doanh nghiệp tăng lên
nhanh chóng.
2. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu không ai nêu lên khẩu hiệu
trên hoặc nó không còn tác dụng? Rõ ràng là doanh số bán
của các doanh nghiệp là phụ thuộc và nỗ lực cạnh tranh
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4
của chính họ từ chất lượng cho đến giá cả.
3. Nhưng ngay khi các doanh nghiệp nỗ lực “hết mức”, rất
nhiều sản phẩm không thể cạnh tranh ngay lập tức đối với
sản phẩm đến từ nước ngoài. Có những yếu tố mà các
doanh nghiệp trong nước cần rất nhiều thời gian để đuổi
kịp: trình độ của lao động, vốn, và công nghệ hiện đại.
Ngụ ý gì?
• Quan sát 1 cho thấy người tiêu dùng (phía cầu) quyết định phía
cung và lý thuyết kinh tế xem vấn đề này là phù hợp trong phân
tích “ngắn hạn”.
• Quan sát 2 lại cho thấy sản lượng trong nền kinh tế do phía cung
quyết định chứ không phải là phía cầu, và lý thuyết kinh tế xem
việc phân tích này phù hợp trong khug thời gian “trung hạn”.
• Quan sát 3 lại cho thấy trên tất cả, có những vấn đề “sống còn”
cần rất nhiều thời gian để thay đổi và lý thuyết kinh tế cho rằng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5
nó chỉ thích hợp phân tích trong khung thời gian “dài hạn”.
• Mỗi khung thời gian đều có giá trị phân tích riêng của nó!
Ngắn hạn: Phía cầu quyết định sản lượng – Cầu quyết định cung
Trung hạn: Phía cung quyết định sản lượng – Cung quyết định cầu
Dài hạn: Trữ lượng vốn, chất lượng lao động, công nghệ và chất lượng quản trị
quốc gia quyết định sản lượng – tăng trưởng trong dài hạn.
Giả thuyết về khung thời gian trong lý thuyết kinh tế vĩ mô.
• Sự khác biệt giữa các lý thuyết (trường phái) kinh tế chẳng qua là sự
khác biệt trong quan điểm về sự điều chỉnh các biến giá cả (giá và tiền
lương) và từ đó ảnh ưởng lên sản lượng theo thời gian.
• Ngắn hạn (the short-run): là thời gian không đủ dài để giá cả điều
chỉnh nên trữ lượng vốn và lao động có thể không được toàn dụng và vì
thế sản lượng có thể chệch khỏi sản lượng tiềm năng.
• Trung hạn (the medium-run)*: là thời gian đủ dài để giá cả điều chỉnh
nhưng trữ lượng vốn, lao động chỉ ở mức tự nhiên và trình độ công
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6
nghệ là chưa thể thay đổi.
• Dài hạn (the long-run): là thời gian đủ dài để công nghệ có thể cải tiến.
• (*) Nhiều tác giả gọi khung thời gian này là dài hạn, nếu vậy thì tên gọi
“dài hạn” ở trên trở thành rất dài hạn (very long run).
Ngắn hạn: P cố định, K và L có thể không đạt toàn dụng nên Y khác với tiềm năng.
Trung hạn: P linh hoạt, K và L toàn dụng và Y bằng với tiềm năng.
Dài hạn: Y tiềm năng có thể thay đổi vì K, L tiềm năng và công nghệ là thay đổi.
Những sự kiện bên dưới phù hợp với khung thời gian phân tích nào?
• Gói kích cầu của chính phủ đã làm kinh tế Việt Nam tránh khỏi suy
thoái.
• Mỹ cho rằng phần lớn thâm hụt thương mại của họ ngày càng nhiều là
do đồng nhân dân tệ định giá thấp trong những năm vừa rồi.
• Hàng xuất khẩu của Nhật Bản ngày càng kém cạnh tranh so với hàng
xuất khẩu của Trung Quốc.
• Cú sốc của giá dầu lửa năm 1972-73 đã làm thay đổi hẳn ngành công
nghiệp xe hơi: những động cơ tiết kiệm xăng trở nên thịnh hành.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7
• Lãi suất giảm làm ngân hàng khó huy động vốn.
• Nhiều người lo ngại khi Việt Nam là thành viên của WTO thì thị trường
bán lẻ ở trong nước sẽ thuộc về các tập đoàn nước ngoài.
• Chỉ khi nào vấn đề tham nhũng ở Việt Nam được giải quyết đúng mực
thì tăng trưởng kinh tế mới có thể bền vững.
• Nếu Việt Nam không kìm chế được lạm phát cao hiện nay thì tiền đồng
ngày càng có xu hướng mất giá.
2. Mô hình xác định sản lượng trong ngắn hạn của nền kinh tế đóng.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8
Nhớ lại: Các thành phần chi tiêu trong GDP
• Tiêu dùng của hộ gia đình (Consumption)
• Đầu tư của doanh nghiệp (Investment)
• Tiêu dùng của chính phủ (Government spending)
• Xuất khẩu (Export) – Nhập khẩu (Import) = Xuất khẩu ròng
(Net export) hay cán cân thương mại (trade balance)
• Gọi AE (aggregate expenditure) là tổng chi tiêu trong nền
kinh tế (phía cầu)(*).
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9
• Gọi Y là tổng sản lượng trong nền kinh tế (phía cung).
• (*) Sau này sẽ thảo luận AE là tổng chi tiêu dự kiến.
AE = C + I + G
Tiêu dùng của hộ gia đình
• Yếu tố chính ảnh hưởng lên tiêu dùng của H là thu nhập khả dụng
(disposable income)
• Yếu tố khác: các biến ngoại sinh – hình thành C0
• Thu nhập khả dụng là thu nhập sau khi đóng thuế
• Thuế là phần đóng cho chính phủ sau khi trừ phần chính phủ trợ cấp.
• Hàm tiêu dùng là một hàm hành vi mô tả sự thay đổi thu nhập khả dụng
ảnh hưởng lên sự thay đổi của tiêu dùng và giả sử là tuyến tính.
• Tiêu dùng biên (marginal propensity to cunsume) cho biết khi thu nhập
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10
khả dụng thay đổi 1 đơn vị thì tiêu dùng thay đổi bao nhiêu đơn vị?
• Thu nhập tăng sẽ làm tiêu dùng có khuynh hướng tăng nhưng sẽ ít khi
tăng đúng bằng thu nhập (tăng).
C = C(Y-T) = C0 + c1(Y-T)
YD = Y – T
c1 = MPC = ∆C/ ∆(Y-T)
0 < MPC <1
Đồ thị hàm chi tiêu của thu nhập hộ gia đình
C
α
C = c0 + c1(Y-T)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11
Y-T
c0
Tag(α) = c1 = MPC = ∆C/ ∆(Y-T)
Đầu tư
• Đầu tư cố định (fixed investment): gồm chi tiêu của doanh nghiệp vào
máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu và chi tiêu của hộ gia đình vào
nhà ở.
• Tồn kho (inventory): là lượng hàng hóa sản xuất ra nhưng chưa bán
được: gồm tồn kho trong dự kiến và ngoài dự kiến.
• Đầu tư dự kiến (planned investment) là bao gồm đầu tư cố định và tồn
kho dự kiến.
• Trong từng giai đoạn, đầu tư dự kiến được xác định trước hay còn gọi
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12
đầu tư là một biến ngoại sinh trong mô hình: đầu tư tự định.
• Sau mỗi giai đoạn, đầu tư dự kiến sẽ thay đổi theo chiều hướng của tồn
kho ngoài dự kiến (unintended inventory - UI).
• Sau cuối mỗi giai đoạn sẽ cho biết lượng đầu tư thực tế (actual
investment) của giai đoạn đó.
I dự kiến (t) = I0(t)
I thực tế (t) = I0 – ∆UI (t)
Nếu UI(t) > 0 khi đó I0(t+1) tăng và ngược lại.
Chi tiêu của chính phủ
• Là lượng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ hàng năm của chính phủ.
• Nó không bao gồm các khoản chi trả bảo hiểm xã hội, lãi suất và trả nợ
của chính phủ
• Trong mô hình lý thuyết, giả sử rằng lượng chi hằng năm của chính phủ
là do chính phủ tự quyết định, hay còn gọi là chi tiêu tự định.
• Trong mô hình lý thuyết, cũng giả sử lượng thu thuế hằng năm của
chính phủ là do chính phủ tự quyết định, hay còn gọi số thu thuế tự
định.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13
• (Chênh lệch giữa thu và chi của chính phủ sẽ tạo ra tình trạng cán cân
ngân sách và chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này ở những bài giảng sau.)
T = T0
G = G0
Cân bằng trong ngắn hạn: Y = AE
• Nền kinh tế cân bằng khi tổng sản lượng làm ra bằng với
tổng nhu cầu đối với nó.
• Tổng nhu cầu chính là tổng chi tiêu dự kiến: AE = C + I + G
• Tổng sản lượng làm ra là Y.
• Biến nào sẽ điều chỉnh khi nền kinh tế chưa cân bằng?
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14
Y = AE hay Y = C + G + I
Hay
Y = C0 + c1(Y-T0) + I0 + G0
Cân bằng trong ngắn hạn: mô hình đường chéo Keynes
AE
α
AE
E
450
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15
Y* = (C0 + I0 + G0 – c1T0)/(1-c1)
Y
C0 + I0 + G0 – c1T0
Y*
3. Chính sách tài khóa (ngân sách) của chính phủ
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16
Nếu chính phủ tăng chi tiêu: G0 tăng
AE
AE
E0
450
C0 + I0 + G1 – c1T0
E1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17
∆G = G1 – G0 > 0 khi đó ∆Y* = Y*1 – Y*0 > 0; và ngược lại.
Y
C0 + I0 + G0 – c1T0
Y0* Y1*
Nếu chính phủ tăng Thuế: T0 tăng
AE
AE
E0
450
E1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18
∆T = T1 – T0 > 0 khi đó ∆Y* = Y*1 – Y*0 < 0; và ngược lại.
Y
C0 + I0 + G0 – c1T0
Y0*Y1*
C0 + I0 + G1 – c1T1
Tổng kết chiều hướng tác động của các chính sách.
• Tăng G hoặc/và giảm T gọi là chính sách mở rộng tài khóa – ngân sách)
sẽ làm tăng thu nhập.
• Giảm G hoặc/và Tăng T gọi là chính sách thu hẹp tài khóa – ngân sách)
sẽ làm giảm thu nhập.
• Một (1) đơn vị thay đổi trong G hoặc T sẽ dẫn đến thay đổi x đơn vị của
thu nhập và x đó được gọi là số nhân (multiplier).
• Trong điều kiện bình thường, số nhân này lớn hơn 1.
• Nếu tăng G và T một lượng như nhau, số nhân sẽ bằng 1 và gọi đó là
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19
số nhân trong tình trạng duy trì cân bằng ngân sách.
• Trong mô hình, ngoài 2 biến chính sách thì đầu tư và chi tiêu tự định
cũng ảnh hưởng lên thu nhập cân bằng.
Số nhân chi tiêu chính phủ: ∂Y*/ ∂G = ∆Y*/ ∆G = 1/(1-c1)
Số nhân thuế: ∂Y*/ ∂T = ∆Y*/ ∆T = -c1/(1-c1)
Một cách xác định sản lượng cân bằng khác: IS
• Tiết kiệm của hộ gia đình là phần còn lại của thu nhập khả
dụng sau khi chi tiêu.
• Tiết kiệm của chính phủ (nếu có) là phần còn lại của thuế
sau khi chi tiêu.
• Tổng tiết kiệm quốc gia là bao gồm tiết kiệm của hộ gia đình
và tiết kiệm chính phủ
• Doanh nghiệp có tiết kiệm không?
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20
• Tổng tiết kiệm bằng với tổng đầu tư
Sp ≡ Y – T – C = -C0 + (1-c1)(Y-T)
Sg ≡ T – G
S ≡ Sp + Sg = -C0 + T0 – G0 + (1-c1)(Y-T0)
S = I hay -C0 + T0 – G0 + (1-c1)(Y-T0) = I0
Đồ thị: cân bằng nhìn ở hai phía Y = AE và S = I
AE, S, I
AE
E
450
S
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21
Y
C0 + I0 + G0 – c1T0
Y*
I0
-C0 + T0 - G0 – (1-c1)T0
E
Tại sao số nhân lớn hơn 1. Ví dụ c1 = 0.75
Vòng G tăng lên Y tăng lên Thu nhập
tăng lên
C tăng lên S tăng lên
1 100 100 100 0.75×100 =75 0.25×100 = 25
2 75 75 0.75×75 =56.25 0.25×75 = 18.75
n 0.75× = 0.25× =
3 56.25 56.25 0.75×56.25 = 0.25×56.25 =
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 22
Tổng n
vòng
100 + 75 +
56.25 + =
400
100 + 75 +
56.25 +
= 400
75 + + 56.25 +
= 300
25 + 18.75 + =
100
∆Y* = (1 + C1 + c
2
1 + c
3
1 + c
4
1 + )× ∆G = (1-c1)
-1× ∆G
Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên tăng G hay giảm T?
• Theo mô hình trên, giảm T một lượng đúng bằng tăng G tác
động như thế nào đến nền kinh tế?
• Nhóm những nhà kinh tế trọng cung (supply siders): Nếu
giảm thuế sẽ thúc đẩy sản xuất và làm tăng thu nhập.
• Nhóm những nhà kinh tế theo Keynes (Keynesians): Khi
giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập khả dụng và làm tăng chi
tiêu và cuối cùng làm tăng thu nhập.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 23
• Nghi ngờ:
– Nếu giảm thuế, liệu C có tăng hay không? Trong lúc nền kinh tế
đang suy thoái, dân chúng rất bi quan về thu nhập của mình trong
tương lai nên họ sẽ tiết kiệm phần thu nhập tăng thêm do thuế giảm.
Vậy thì chính phủ nên tự mình tăng chi tiêu?
– Nếu tăng G thì dân chúng hình thành kỳ vọng rằng thâm hụt ngân
sách này hôm nay buộc chủ sẽ phải tăng T trong tương lai tăng nên
phản ứng bằng cách tăng S (giảm C) trong ngày hôm nay?
Thực tập đơn giản
• C = 100 + 0.75(Y –T)
• I = 300
• T = 100
• G = 100
1. Hãy tính Y*; Sg; Sp; S và C.
2. Nếu giả sử Y = 1500 thì thiếu hụt/thừa là bao nhiêu?
3. Nếu giả sử hộ gia đình tằn tiện hơn và C = 80 + 0.75(Y-T) thì Y*; Sg;
Sp, S và C mới là bao nhiêu?
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 24
Vẫn dùng số liệu ban đầu, hãy mô phỏng:
4. Nếu G = 150 thì Y* mới là bao nhiêu?
5. Nếu T = 150 thì Y* mới là bao nhiêu?
6. Nếu T và G tăng cùng lúc lên 150 thì Y* mới là bao nhiêu?
7. Nếu T = 80 + 0.2Y thì Y* là bao nhiêu?
8. So sánh số nhân giữa trường hợp T phụ thuộc vào Y và không phụ
thuộc vào Y.
Kết quả
1. Y* = 1700; Sg = 0; Sp = 300; S = 300 và C = 1300
2. Thiếu 50
3. Y* = 1620; Sg = 0; Sp = 300; S = 300 và C = 1220
4. Y* = 1900; Sg = -50; Sp = 350; S = 300 và C = 1450
5. Y* = 1550; Sg = 50; Sp = 250; S = 300 và C = 1150
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 25
6. Y* = 1750; Sg = 0; Sp = 300; S = 300 và C = 1300
7. Y* = 1100; Sg = 200; Sp = 100; S = 300 và C = 700
8. Số nhân chi tiêu và thuế khi T không phụ thuộc vào Y lần
lượt là: 4 và -3; Số nhân chi tiêu và thuế khi T phụ thuộc
vào Y lần lượt là: 2.5 và -1.88;
Nghịch lý của tự tằn tiện (the paradox of thrift)
S0
T
i
ế
t
k
i
ệ
m
v
à
đ
ầ
u
t
ư
S,I
I
S1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 26
Thu nhập
T
i
ế
t
k
i
ệ
m
v
à
đ
ầ
u
t
ư
Y
Y0
0 Y1
Nếu ai cũng tằn tiện thì cả nền kinh tế sẽ nghèo đi và tiết kiệm cũng chẳng hề thay đổi!
Bạn có tin vào “nghịch lý của sự tằn tiện” ở trên không?
• Nếu tin: vậy thì hãy tạo ra các chính sách giảm tiết kiệm, thúc đẩy tiêu
dùng, để tăng thu nhập?
• Nêu không: vậy thì hãy tạo ra các chính sách thúc đẩy tiết kiệm, giảm
tiêu dùng để tăng đầu tư?
Theo Keynes:
• Tiết kiệm chỉ phụ thuộc và thu nhập
khả dụng.
Theo kinh tế học cổ điển:
• Tiết kiệm phụ thuộc vào lãi suất
• Tiết kiệm tạo ra đầu tư thông qua
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 27
• Đầu tư tạo ra tiết kiệm thông qua
sự thay đổi của thu nhập.
• Đầu tư thay đổi là do nhà đầu tư
thay đổi kỳ vọng
• Lãi suất xác định bởi thị trường tiền
tệ (monetary market): MD và MS
sự thay đổi của lãi suất.
• Giả thuyết nhà đâu tư không thay
đổi kỳ vọng của mình trong quá trình
thay đổi đầu tư.
• Lãi suất xác định trên thị trường quĩ
vốn vay (loanable fund): S và I
Thuế là một nhân tố ổn định tự động?
• Nếu hàm số thu thuế có quan hệ với thu nhập (1) thì sẽ tạo
ra số nhân nhỏ hơn là hàm số thuế không phụ thuộc vào
thu nhập (2).
• Như vậy, một sự thay đổi của các cú sốc, thường là các
biến ngoại sinh như chi tiêu tự định, đầu tư tự định sẽ làm
sản lượng dao động trong trường hợp (1) nhỏ hơn là
trường hợp (2). Hiện tượng này gọi thuế là nhân tố ổn định
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 28
tự động (automatic stabilizer).
Nếu T = T0 thì số nhân là: 1/(1-c1)
Nếu T = tY thì số nhân là: 1/(1 - c1 + tc1)
Vì 0 1/(1 - c1 + tc1)
Phụ lục: Hàm tiêu dùng của Việt Nam (1996-2006)
C = 0.204(Y-T) + 2168.
R² = 0.683
15000
20000
25000
C
h
i
t
i
ê
u
c
ủ
a
h
ộ
g
i
a
đ
ì
n
h
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 29
0
5000
10000
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000
C
h
i
t
i
ê
u
c
ủ
a
h
ộ
g
i
a
đ
ì
n
h
Thu nhập khả dụng
Nguồn: vẽ từ số liệu của ADB
Tài liệu tham khảo
• ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific 2009. Tải về từ:
• Blanchard, Oliver. Macroeconomics, 2000, Prentice Hall, 2nd edition.
• Mankiw, N. Gregory, Macroeconomics, 2002, Worth Publisher, 5th
edition.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- macro_lecture_3_2010_8375.pdf