Kinh tế học vĩ mô - Mô hình AD – AS
Giả sử rằng ban đầu nền kinh tế đang cân bằng ở trạng thái dài hạn tại A – tức là ở mức sản
lượng Yp, tại đó PA = Pe. Khi mở rộng tiền tệ làm AD0 dịch chuyển sang phải là AD1, lúc này cân
bằng tại B với sản lượng thực tế là cao hơn YB và giá là PB.
Kết quả cân bằng tại B chỉ tồn tại trong ngắn hạn, bởi vì tại đây có PB > P0e nên dân chúng sẽ
điều chỉnh biến này theo hướng tăng – điều này đẩy đường AS lên trên và cứ như thế cho đến
lúc nào Pe này bằng với thực tế. Trong dài hạn cân bằng sẽ quay trở lại với mức Yp tại điểm C.
30 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Mô hình AD – AS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình AD – AS
[The AD – AS Model]
Nguyễn Hoài Bảo
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1
Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM
August 5, 2010
Nội dung bài giảng này
• Xây dựng tổng cầu (Aggregate Demand – AD) trong nền
kinh tế đóng và mở
• Phối hợp giữa AD và AS để phân tích các chính sách tài
khóa, tiền tệ trong ngắn hạn.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2
• Quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang trung hạn/dài hạn.
• Sự tương đồng giữa thị trường tiền tệ (money market) và thị
trường quĩ vốn vay (loandable funds) ở ngắn hạn và dài hạn
trong việc hình thành lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
Aggregate Demand
• Tổng cầu trong nền kinh tế là việc xem xét mối liên hệ giữa giá cả
và thu nhập/sản lượng trong điều kiện có sự cân bằng đồng thời
trên hai thị trường hàng hóa và tiền tệ.
• Sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường trên được phân tích
trong mô hình IS-LM khi giả định nền kinh tế là đóng. Vì thế việc
xây dựng AD cho nền kinh tế đóng cũng sẽ dựa vào IS-LM.
• Sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường trên cũng được phân
tích trong mô hình IS*-LM* (hay Muldell-Fleming) khi giả định nền
kinh tế là mở. Vì thế việc xây dựng AD cho nền kinh tế mở cũng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3
sẽ dựa vào IS*-LM*.
• Cho dù việc hình thành AD với giả định nào, nền kinh tế là đóng
hay mở, thì quan hệ giữa P và Y cũng sẽ là nghịch chiều, hay nói
cách khác khi vẽ AD lên đồ thị thì nó dốc xuống.
• Tất cả các chính sách mà chúng ta biết từ trước đến giờ: chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều là chính sách ảnh hưởng
lên phía cầu – AD.
Xây dựng AD với giả thuyết là nền kinh tế đóng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4
Từ IS-LM tới AD khi P thay đổi
Thu nhậpY
LM0 vớiM0/P0
E0
IS
i0 E1
Y
i1
LM1 với M0/P1
• Với P0 thì cung tiền thực là
M0/P0 – tương ứng với LM0. Khi
đó IS – LM cân bằng ở E0 và hình
thành thu nhập là Y0. Ở đồ thị bên
dưới ta được A(Y0;P0)
• Nếu P0 giảm xuống thành P1 thì
cung tiền thực tăng lên thành
M0/P1 và khi đó LM0 dịch chuyển
xuống dưới thành LM . Khi đó IS
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5
0 1
Thu nhậpY0
A
AD
P0 B
Y1
P1
1
– LM cân bằng ở E1 và hình thành
thu nhập cân bằng là Y1. Ở đồ thị
bên dưới ta được B(Y1;P1)
• Kết hợp A và B hình thành
được quan hệ giữa Y và P mà
chúng luôn thỏa mãn có sự cân
bằng đồng thời trên thị trường
hàng hóa lẫn tiền tệ – đó là AD.
AD dốc xuống trong đồ thị (Y;P)
Cân bằng trong ngắn hạn và dài hạn
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6
Chúng ta có thể so sánh sự cân bằng trong ngắn hạn (hình a) và dài hạn (hình b).
Trong ngắn hạn, với mức giá tại P1 và nền kinh tế cân bằng tại K - ở đó có sản lượng
thấp hơn sản lương tiềm năng. Trong dài hạn mức giá giảm (làm LM dịch xuống dưới
– do cung tiền thực tăng) và chuyển sang cân bằng ở điểm C – tại đó sản lượng là
sản lượng tiềm năng.
Chính sách tài khóa và tiền tệ ảnh hưởng lên AD
• Chính sách tài khóa của chính phủ và tiền tệ của ngân hàng
trung ương ảnh hưởng lên IS – LM và vì vậy chúng cũng sẽ
ảnh hưởng lên AD.
• Cụ thể, trong mô hình IS – LM với giả định P không đổi thì
việc mở rộng hai chính sách trên thì thu nhập sẽ tăng điều
này có nghĩa là AD dịch sang phải.
• Ngược lại, trong mô hình IS – LM với giả định P không đổi
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7
thì việc thắt chặt hai chính sách trên làm thu nhập giảm điều
này có nghĩa là AD dịch sang trái.
• Ở gốc độ tổng quát, về mặt đồ thị, không chỉ duy nhất hai
chính sách trên mà tất cả những cú sốc (shocks) làm
tăng/giảm thu nhập mà không ảnh hưởng đến giá thì AD sẽ
dịch sang phải/trái.
Chính sách ngân sách/tài khóa mở rộng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8
Chính sách ngân sách/tài khóa mở rộng (IS dịch chuyển sang phải) làm tăng sản
lượng/thu nhập (đồ thị bên trái). Theo đó P không đổi nên AD phải dịch sang phải
với sản lượng lớn hơn (đồ thị bên phải).
Chính sách tiền tệ nới lỏng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9
Khi giá không đổi, chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền thực (LM dịch
chuyển sang phải) làm tăng sản lượng/thu nhập (đồ thị bên trái). Theo đó AD phải
dịch sang phải với sản lượng cao hơn ở cùng mức giá (đồ thị bên phải).
Đồ thị: AD và các chiều hướng chính sách
Giá Giá
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10
Thu nhập
AD’AD
Thu nhập
ADAD’
Hình A. Mở rộng ngân sách/tài khóa
(tăng G hoặc giảm T) hoặc nới lỏng
tiền tệ (tăng M) làm AD dịch chuyển
sang phải.
Hình B. Thu hẹp ngân sách/tài khóa
(giảm G hoặc tăng T) hoặc thắt chặt
tiền tệ (giảm M) làm AD dịch chuyển
sang trái.
Xây dựng AD với giả thuyết là nền kinh tế mở
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11
Tỷ giá trong ngắn hạn vs. tỷ giá trong dài hạn
• Trong bài giảng nền kinh tế mở trước, chúng ta đã biết đến khái
niệm tỷ giá thực khác với tỷ giá danh nghĩa. Tuy nhiên, khi phân
tích vai trò của tỷ giá trong mô hình Mundell – Fleming chúng ta
không quan tâm lắm sự khác biệt này.
• Lý do là trong bài giảng đó chúng ta vẫn đang phân tích trong
khung thời gian ngắn hạn và giá cả (nội địa lẫn thế giới) được giả
định là không đổi. Do vậy, chiều hướng thay đổi của tỷ giá thực
và tỷ giá danh nghĩa là như nhau.
• Trong bài giảng này (và bất cứ khi nào phân tích trong trung hạn)
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12
thì có sự tách biệt giữa tỷ giá thực và danh nghĩa.
• Chính xác hơn khi phân tích cán cân thương mại thì tỷ giá thực
mới là biến ảnh hưởng chứ không phải là tỷ giá danh nghĩa.
ε = E.P*/P (với định nghĩa kiểu Việt Nam) hay ε = E.P/P* (với định nghĩa theo Mỹ)
• Trong dài hạn: %∆ ε = %∆ E + %∆ P* - %∆P hay %∆ ε = %∆ E + %∆ P - %∆P*
• Trong ngắn hạn: %∆ P* = %∆P = 0 nên %∆ ε = %∆ E
Từ Mundell – Fleming tới AD khi P thay đổi
LM0*
E0
IS*
ε 0
Tỷ giá thực (ε)
Lên giá
Mất giá
LM1*
ε 1
E1
• Với mức giá P0 (nghĩa là ở đó cung
tiền thực là M0/P0) tương ứng với
đường LM0. Cân bằng IS* - LM* tại
E0 hình thành thu nhập Y0. Theo đó
ta có điểm A(Y0;P0) ở đồ thị bên
dưới.
• Giả sử rằng mức giá này giảm
xuống còn P1 (nghĩa là cung tiền
thực tăng lên thành M0/P1) nên
đường LM * chuyển sang LM * và
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13
Thu nhậpY0 Y1
Thu nhậpY0
A
AD
P0
B
Y1
P1
0 1
cân bằng IS* - LM* tại E1 với thu
nhập cân bằng là Y1. Như vậy ta có
điểm B(Y1; P1) như điểm B ở hình
dưới.
• Phân tích như trên chúng ta thấy
quan hệ giữa P và Y trong nền kinh
tế mở vẫn nghịch biến như trong
nền kinh tế đóng và đó là cách hình
thành AD.
Cân bằng từ ngắn hạn tới dài hạn với nền kinh tế mở
Ban đầu, giả sử nền kinh tế cân bằng
trong ngắn hạn tại K, ở đó mức sản
lượng nhỏ hơn tiềm năng (Y0). Hàm
ý rằng lượng cầu về hàng hóa và
dịch vụ đang thấp hơn mức sản
lượng tiềm năng trong nền kinh tế.
Theo thời gian bởi bởi vì lượng cầu
thấp nào kéo theo giá giảm (từ P0
LM0*
K
IS*
ε 0
Tỷ giá thực (ε)
Lên giá
Mất giá
LM1*
ε 1
C
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14
xuống P1) nên làm tăng cung tiền
thực nên LM* dịch sang phải như
hình ở phía trên. Cân bằng trong
Mundell – Fleming ở hình trên là tại C
với tỷ giá thực giảm giá và làm tăng
xuất khẩu ròng và làm tăng thu nhập.
Quá trình điều chỉnh này cứ thế cho
đến khi thu nhập đạt được đến mức
tiềm năng.
Thu nhậpY0 YP
Thu nhậpY0
K
AD
P0
C
YP
P1
LRAS
SRAS0
SRAS1
AD – AS: phân tích đồng thời các thị trường.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15
Cân bằng AD – AS
Giá
AS (Pe)
E
P*
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16
Thu nhập
AD (G, T, M)
Y*
AS thể mối quan hệ giữa giá và sản lượng trong sự cân bằng của thị trường lao động. Trong
khi đó AD là thể hiện sự cân bằng trong cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Sự cân bằng
đồng thời cả ba thị trường này thể hiện ở điểm E như đồ thị tổng quát trên.
Đối với AS: biến Pe đóng vai trò quan trọng (làm AS dịch chuyển)
Đối với AD: các biến chính sách G, T và M đóng vai trò quan trọng (làm AD dịch chuyển)
Khi sản lượng thực tế thấp hơn tiềm năng (Pe điều chỉnh giảm)
Giá
AS (P0
e)
A
PA < P0
e
LRAS
PB = P1
e
AS (P1
e)
B
Giá kỳ vọng
điều chỉnh giảm
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17
Thu nhập
AD
Y* YP
Đồ thị bên trên là minh họa tình huống cân bằng trong ngắn hạn có mức sản lượng thấp
hơn là sản lượng tiềm năng. Điều này cũng đồng nghĩa là giá kỳ vọng đang cao hơn giá
thực tế xảy ra (Pe > PA). Một khi như thế thì người dân sẽ điều chỉnh (sửa sai) bằng cách
điều chỉnh Pe giảm và do đó làm AS dịch chuyển xuống dưới. Quá trình điều chỉnh cứ như
thế cho đến khi điểm cân bằng có được sản lượng tiềm năng và tại đó cũng là lúc Pe bằng
với giá thực tế xảy ra, PB chẳng hạn.
Khi sản lượng thực tế cao hơn tiềm năng (Pe điều chỉnh tăng)
Giá
AS (P1
e)
B
PB = P1
e
LRAS
PA > P0
e
AS (P0
e)
A
Giá kỳ vọng
điều chỉnh tăng
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18
Thu nhập
AD
Yp Y*
Đồ thị bên trên là minh họa tình huống cân bằng trong ngắn hạn có mức sản lượng cao hơn
là sản lượng tiềm năng. Điều này cũng đồng nghĩa là giá kỳ vọng đang thấp hơn giá thực tế
xảy ra (Pe < PA). Một khi như thế thì người dân sẽ điều chỉnh (sửa sai) bằng cách điều chỉnh
Pe tăng và do đó làm AS dịch chuyển lên trên. Quá trình điều chỉnh cứ như thế cho đến khi
điểm cân bằng có được sản lượng tiềm năng và tại đó cũng là lúc Pe bằng với giá thực tế
xảy ra, PB chẳng hạn.
Tác động của chính sách mở rộng tiền tệ
Giá
AS (P1
e)
C
PC = P1
e
LRAS
PB > P0
e
AS (P0
e)
Trong dài hạn,
giá kỳ vọng
điều chỉnh tăng
B
Tăng M
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19
Thu nhập
AD0
Yp YB
A
Giả sử rằng ban đầu nền kinh tế đang cân bằng ở trạng thái dài hạn tại A – tức là ở mức sản
lượng Yp, tại đó PA = Pe. Khi mở rộng tiền tệ làm AD0 dịch chuyển sang phải là AD1, lúc này cân
bằng tại B với sản lượng thực tế là cao hơn YB và giá là PB.
Kết quả cân bằng tại B chỉ tồn tại trong ngắn hạn, bởi vì tại đây có PB > P0e nên dân chúng sẽ
điều chỉnh biến này theo hướng tăng – điều này đẩy đường AS lên trên và cứ như thế cho đến
lúc nào Pe này bằng với thực tế. Trong dài hạn cân bằng sẽ quay trở lại với mức Yp tại điểm C.
PA = P0
e
AD1
Dùng IS – LM để phân tích bên trong quá trình điều chỉnh
AS’• Trong ngắn hạn việc tăng cung tiền làm
tăng tổng cầu (AD sang AD’) và cân bằng
mới tại A’ có mức sản lượng cao hơn là Y’
và mức giá cũng cao hơn là P’. Trong mô
hình IS – LM đáng lý ra đường LM dịch
chuyển sang phải thành LM’’ nhưng bởi vì P
tăng lên P’ nên LM chỉ dịch sang LM’ mà
thôi - ở đó cân bằng tại A’ tương ứng với Y’
và lãi suất thấp hơn.
• Trong dài hạn, AS sẽ tự điều chỉnh (bởi
sản lượng cân bằng trong ngắn hạn là Y’
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20
LM’’
lớn hơn Yn) và làm cho mức giá tăng lên.
Giá tăng lên làm cung tiền thực giảm xuống
nên LM’ chuyển lên trên trở lại ở vị trí của
LM ban đầu. Đối với đồ thị bên trên thì cân
bằng dài hạn là ở A’’ và nó tương ứng với
đồ thị bên dưới là A ban đầu.
• Rõ ràng tăng cung tiền không có tác dụng
tăng thu nhập hay lãi suất trong trung
hạn/dài hạn mà chỉ làm tăng giá. Hiện
tượng này được xem là sự trung lập của
tiền (the neutrality of money)
Tác động của chính sách mở rộng ngân sách
Giá
AS (P1
e)
AD0
C
PC = P1
e
LRAS
PB > P0
e
AS (P0
e)
Trong dài hạn,
giá kỳ vọng
điều chỉnh tăng
B
AD1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 21
Thu nhậpYp YB
A
Giả sử rằng ban đầu nền kinh tế đang cân bằng ở trạng thái dài hạn tại A – tức là ở mức sản
lượng Yp, tại đó PA = Pe. Khi mở rộng ngân sách làm AD0 dịch chuyển sang phải là AD1, lúc này
cân bằng tại B với sản lượng thực tế là cao hơn YB và giá là PB.
Kết quả cân bằng tại B chỉ tồn tại trong ngắn hạn, bởi vì tại đây có PB > P0e nên dân chúng sẽ
điều chỉnh biến này theo hướng tăng – điều này đẩy đường AS lên trên và cứ như thế cho đến
lúc nào Pe này bằng với thực tế. Trong dài hạn, cân bằng sẽ quay trở lại với mức Yp tại điểm C.
PA = P0
e
Tăng G hoặc giảm T
Thắt chặt ngân sách và quá trình điều chỉnh
AS’
• Nền kinh tế đang cân bằng ban đầu ở A - ở
đây có sản lượng ở mức tiềm năng/tự nhiên
(Yn). Khi cắt giảm G thì AD sẽ chuyển xuống
dưới thành AD’. Kết quả là mức giá sẽ thấp
ơn và sản lượng cũng thấp hơn: tại A’(Y’; P’).
• Đối với đồ thị IS – LM, việc giảm G làm
đường IS dịch chuyển sang trái thành IS’, tuy
nhiên bởi vì P (vừa nói ở trên) giảm nên làm
tăng cung tiền thực và làm LM cũng dịch
chuyển xuống dưới thành LM’. Kết quả là cân
bằng tại A’ tương ứng với Y’ và lãi suất thấp
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 22
hơn i’. Đây là kết quả cân bằng trong ngắn
hạn.
• Trong dài hạn, bởi vì Y’ < Yn (hay nói cách
khác là Pe > P thực tế) nên Pe điều chỉnh
giảm làm AS dịch chuyển xuống thành AS’ và
cân bằng dài hạn mới là ở A’’ với mức giá
thấp hơn (đồ thị trên), mức giá thấp này làm
LM’ dịch xuống dưới thành LM’’ và cân bằng
dại hạn mới ở đồ thị IS – LM là tại A’’ với thu
nhập là Yn và lãi suất i’’ thấp hơn nhiều so với
lãi suất ban đầu i.
Từ “money market” đến “loanable funds”
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 23
Một số vấn đề cần lưu ý
• Như vậy là đến bài giảng này chúng ta lý giải được sự cân bằng chung
trong nền kinh tế. Sự cân bằng chung này là liên kết cân bằng giữa ba
thị trường: thị trường hàng hóa và dịch vụ + thị trường tài chính (tiền tệ)
+ thị trường lao động.
• Tuy nhiên, sản lượng cân bằng chung này (gọi là Y*) không phải lúc nào
cũng là sản lượng tiềm năng (gọi là Yp).
• Trong ngắn hạn, bởi vì không toàn dụng lao động (và cả vốn) nên sản
lượng là Y* có thể lớn hơn Yp hoặc nhỏ hơn Yp và ở đó tỷ lệ thất nghiệp
không phải là thất nghiệp tự nhiên.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 24
• Trong trung hạn, Y* là Yp và tỷ lệ thất nghiệp đạt được tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên.
• Khi chuyển sang trung hạn/dài hạn là lúc mà P điều chỉnh được do vậy
luôn có sự tách rời giữa biến số danh nghĩa và biến số thực.
PY là sản lượng/thu nhập danh nghĩa vs. Y là sản lượng/thu nhập thực
Lãi suất danh nghĩa (i) = lãi suất thực (r) + lạm phát dự kiến (pie)
Tỷ giá thực (ε) = tỷ giá danh nghĩa (e)ᵡgiá nước ngoài (P*)/giá trong nước (P)
Hoặc định nghĩa theo kỷ tỷ giá của Mỹ (sách Mankiw)
Tỷ giá thực (ε) = tỷ giá danh nghĩa (e)ᵡgiá trong nước (P)/giá nước ngoài (P*)
Một số điều chỉnh cho chính xác
• Trong các bài trước, chúng ta giả thuyết rằng xuất khẩu ròng phụ
thuộc vào tỷ giá nhưng không quan tâm (hoặc chẳng cần quan
tâm) là tỷ giá gì. Bây giờ cần điều chỉnh: xuất khẩu ròng phụ
thuộc vào tỷ giá thực, chứ không phải là tỷ giá danh nghĩa.
• Trong các bài trước, chúng ta giả thuyết rằng đầu tư phụ thuộc
vào lãi suất nhưng không quan tâm (hoặc chẳng cần quan tâm)
là lãi suất gì. Bây giờ cần điều chỉnh: đầu tư phụ thuộc vào lãi
suất thực, chứ không phải là lãi suất danh nghĩa
• Hàm cầu tiền luôn luôn phụ thuộc vào lãi suất danh nghĩa
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 25
• Lãi suất thực (r) từ đâu mà ra hay chỉ đơn giản là phần còn lại
của lãi suất danh nghĩa (i) sau khi trừ lạm phát dự kiến (pie)?
• KHÔNG, lãi suất thực bắt nguồn từ quan hệ giữa tiết kiệm và đầu
tư và gọi đó là “loanable funds” (tạm dịch là thị trường quĩ vốn
vay).
I = I(r) hay I = I(i - pie)
NX = NX(ε)
MD = PYL(i)
Demand for loanable funds vs. Supply of loanable funds
• Ai là người có nhu cầu vay vốn? Nhà đầu tư?
• Một cách chung chung, nhà đầu tư cân nhắc giữa tỷ suất lợi
nhuận dự kiến của dự án mà họ định đầu tư với chi phí phải trả
cho tiền vay – đó là lãi suất.
• Ai là người cung ứng vốn cho nhà đầu tư? Người có tiền tiết
kiệm: tư nhân, chính phủ và cả người nước ngoài.
• Cả hai bên của thị trường đều ra quyết định dựa trên lãi suất
thực, chứ không phải là lãi suất danh nghĩa. Và do vậy lạm phát
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 26
kỳ vọng trong giai đoạn họ đi vay hoặc cho vay là hết sức quan
trọng để hình thành lãi suất danh nghĩa trên thị trường.
• Hình ở slide bên dưới mô tả thị trường này.
• Lưu ý: trong sách của Mankiw thì ông giả định tiết kiệm chỉ phụ
thuộc vào thu nhập khả dụng giống như Keynes và do vậy đường
S là thẳng đứng. Trong bài giảng này cho rằng, mà đúng là như
vậy, S ngoài phụ thuộc vào thu nhập khả dụng còn phụ thuộc vào
lãi suất.
Lãi suất danh nghĩa vs. lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa, i
S (người tiết kiệm
với πe = 0
E0
i0
Lãi suất thực, r
S (người tiết kiệm)
E0
r
i1
S (người tiết kiệm
với πe > 0
D (nhà đâu tư
E1
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 27
Lượng vốn
D (nhà đâu tư
với πe = 0)
Q* Lượng vốn
D (nhà đâu tư)
Q*
với πe > 0)
Khi có lạm phát là lãi suất thực tách rời khỏi lãi suất danh nghĩa. Một khi mà nhà đầu tư lẫn
người tiết kiệm có kỳ vọng lạm phát càng cao thì họ càng chấp nhận/đòi lãi suất danh nghĩa
cao hơn. Đồ thị trên cho thấy phần chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa i0 và i1 đó là chính là
lạm phát dự kiến.
Biến động lãi suất trong ngắn hạn: phân tích so sánh
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 28
Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ (trái) và thị trường vốn vay (phải) cân bằng E1 với lãi suất là
r1. Nếu ngân hàng trung ương nới lỏng tiền tệ thì làm cung tiền tăng từ MS1 lên MS2 nên lãi
suất giảm xuống r2 (đồ thị bên trái). Khi lãi suất giảm xuống như vậy thì đầu tư sẽ tăng lên và
cuối cùng là làm thu nhập tăng. Khi thu nhập tăng thì tiết kiệm cũng sẽ tăng (từ S1 sang S2) và
cân bằng mới ở thị trường quĩ vốn vay của đồ thị bên phải sẽ là E2 ứng với lãi suất là r2.
Biến động lãi suất trong trung hạn: phân tích so sánh
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 29
Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ (trái) và thị trường vốn vay (phải) cân bằng E với lãi suất là r1.
Nếu ngân hàng trung ương nới lỏng tiền tệ thì làm cung tiền tăng từ MS1 = M1/P1 lên MS2 =
M2/P2 nên lãi suất giảm xuống r2 (đồ thị bên trái). Khi lãi suất giảm xuống như vậy thì đầu tư sẽ
tăng lên và cuối cùng là làm thu nhập tăng. Khi thu nhập tăng thì tiết kiệm cũng sẽ tăng (từ S1
sang S2) và cân bằng mới ở thị trường quĩ vốn vay của đồ thị bên phải sẽ là X ứng với lãi suất là
r2. Tuy nhiên, trong dài hạn việc tăng cung tiền làm tăng giá và do vạy M2/P2 sẽ quay trở về giá
trị ban đầu của nó (M2/P3 = M1/P1) với lãi suất như cũ, tiết kiệm cũng quay về ở giá trị của sản
lượng tiềm năng. Như vậy, trong dài hạn thì chính “loanable funds) mới là nơi quyết định r.
Tài liệu tham khảo
• Blanchard, Oliver. 2000. Macroeconomics. Prentice Hall,
2nd edition.
• Gartner, Manfred. 2006. Macroeconomics. Prentice Hall, 2nd
edition.
• Krugman, Paul and Robin Wells. 2006. Macroeconomics.
Worth Publisher, 1st edition.
Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 30
• Mankiw, N. Gregory. 2002. Macroeconomics. Worth
Publisher, 5th edition.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- macro_lecture_8_2010_0218.pdf