Kinh tế học vĩ mô - Giới thiệu và tổng quan kinh tế vĩ mô

Kinh Tế Vi Mô hay Kinh Tế Vĩ Mô? Liệu khi tăng chi tiêu của chính phủ có làm giảm tỉ lệ thất nghiệp? Thế độc quyền của Microsoft có ảnh hưởng đến người tiêu dùng không? Các nhà hoạch định chính sách có nên nhằm mục tiêu chống lạm phát không? Có hiện tượng loạn giá xe Honda tại Việt Nam?

pptx37 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Giới thiệu và tổng quan kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĨ MÔKINH TẾ HỌC1Giới Thiệu và Tổng Quan Kinh Tế Vĩ Mô Các nội dung chính của chương:Kinh Tế Học Là Gì?Ba Vấn Đề Cơ Bản Mà Nền Kinh Tế Phải Giải Quyết?Những vấn đề của Kinh Tế Vĩ Mô?Mục tiêu kinh tế Vĩ Mô?Các công cụ ổn định Kinh Tế Vĩ Mô?Tóm Tắt, tổng kết231. Kinh Tế Học là gì? Kinh Tế Học (Economics) là gì?Xuất phát điểm của kinh tế học: quy luật khan hiếm.Quy luật khan hiếm (scarcity): mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn trong xã hội.Hệ quả: con người phải lựa chọn hay đánh đổi (trade-off) về phương diện nhu cầu và phân bổ nguồn lực.4Kinh Tế Học (Economics) Kinh Tế Học (Economics)Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm để đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người.5Kinh Tế Vi Mô & Kinh Tế Vĩ Mô Kinh Tế Vi Mô (Microeconomics)Kinh tế vi mô nghiên cứu về việc các hộ gia đình, các doanh nghiệp riêng lẻ đưa ra các quyết định trên các thị trường cụ thể.Kinh Tế Vĩ Mô (Macroeconomics)Kinh tế vĩ mô là bộ môn nghiên cứu nền kinh tế với tư cách là một tổng thể.Bao gồm: lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế.Mối liên hệ giữa Kinh Tế Vi Mô và Kinh Tế Vĩ Mô: gắn kết và bổ sung cho nhau.6Kinh Tế Vi Mô & Kinh Tế Vĩ Mô Kinh Tế Vi Mô hay Kinh Tế Vĩ Mô? Liệu khi tăng chi tiêu của chính phủ có làm giảm tỉ lệ thất nghiệp?Thế độc quyền của Microsoft có ảnh hưởng đến người tiêu dùng không?Các nhà hoạch định chính sách có nên nhằm mục tiêu chống lạm phát không?Có hiện tượng loạn giá xe Honda tại Việt Nam?7Kinh Tế Học Thực Chứng & Kinh Tế Học Chuẩn Tắc Kinh Tế Học Thực Chứng (Positive Economics)mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách quan và khoa học. Ví dụ: nội tệ tăng giá sẽ ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu Kinh Tế Học Chuẩn Tắc (Normative Economics)đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế. Ví dụ: Chính phủ nên thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát.8Kinh Tế Thực Chứng & Kinh Tế Chuẩn TắcKinh Tế Thực Chứng hay Kinh Tế Chuẩn Tắc? Chính phủ nên tăng đầu tư vào giáo dục để tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế.Tăng lương tối thiểu sẽ khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng.Thuế quan cao là cần thiết để bảo vệ việc làm trong nước.Do nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn, nên tăng trưởng kinh tế cũng có điểm dừng.2. Ba Vấn Đề Cơ Bản Mà Nền Kinh Tế Phải Giải QuyếtQuy luật khan hiếm luôn tồn tại ở mọi quốc gia, nên tất cả các quốc gia phải đối diện trước ba vấn đề kinh tế cơ bản giống nhau là:Sản xuất cái gì?Sản xuất như thế nào?Sản xuất cho ai?Giá dầu (USD/thùng)Ảnh hưởng của giá dầu tăng vọt:Sản xuất như thế nào? Áp dụng kỹ thuật sản xuất tiết kiệm dầu. Nền kinh tế chọn cách sản xuất tốt nhất cho mìnhSản xuất cái gì? Sản phẩm ít sử dụng dầu. Giá dầu tăng là tín hiệu cho nhà sản xuất chuyển sang sản xuất các sản phẩm thay thế dầu.Sản xuất cho ai? Nước sản xuất dầu trở nên giàu có hơn so với nước nhập khẩu dầu. Thế giới sản xuất nhiều hơn cho OPEC và ít hơn cho nước nhập khẩu. 2. Ba Vấn Đề Cơ Bản Mà Nền Kinh Tế Phải Giải QuyếtCách Giải Quyết 3 Vấn Đề Cơ Bản: Các quốc gia với hệ thống kinh tế khác nhau có cách thức giải quyết 3 vấn đề cơ bản khác nhau.Hệ thống kinh tế mệnh lệnhHệ thống kinh tế thị trường thuần túyHệ thống kinh tế hỗn hợp 2. Ba Vấn Đề Cơ Bản Mà Nền Kinh Tế Phải Giải QuyếtCách Giải Quyết 3 Vấn Đề Cơ Bản: Hệ thống kinh tế mệnh lệnh: chính phủ quyết định tất cả 3 vấn đề sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì, sản xuất cho ai. Chính phủ lập kế hoạch, giao kế hoạch cho doanh nghiệp và phân phối cho người tiêu dùng. Sản xuất kém hiệu quả, lãng phí, gây khan hiếm hàng hóa. 2. Ba Vấn Đề Cơ Bản Mà Nền Kinh Tế Phải Giải QuyếtCách Giải Quyết 3 Vấn Đề Cơ Bản: Hệ thống kinh tế thị trường thuần túy: theo quy luật cung cầu, thông qua hệ thống giá cả, không có sự can thiệp của chính phủ. + Nhược điểm: - Hình thành độc quyền - Phân hóa giàu nghèo - Thông tin bất cân xứng - Chu kỳ kinh tế - Tác động ngoại tác (ô nhiễm) 2. Ba Vấn Đề Cơ Bản Mà Nền Kinh Tế Phải Giải QuyếtCách Giải Quyết 3 Vấn Đề Cơ Bản: Hệ thống kinh tế hỗn hợp: Theo qui luật cung cầu có sự điều tiết của chính phủ nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường. Đa số các nền kinh tế hiện đại thuộc hệ thống kinh tế hỗn hợp. 163. Những Vấn Đề Của Kinh Tế Vĩ Môb) Lạm phátc) Thất nghiệpa) Sản lượng17a) Sản LượngTổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP): là giá trị tính bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.GDP là chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của nền kinh tế.18a) Sản LượngGDP chỉ tính: Giá trị sản phẩm cuối cùng, không bao gồm sản phẩm trung gian.+ Sản phẩm cuối được sử dụng bởi người tiêu dùng cuối cùng.+ Sản phẩm trung gian được dùng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Giá trị hh-dv sản xuất trong lãnh thổ quốc gia, bất chấp đối tượng sở hữu. Trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.19b) Lạm phátLạm phát (inflation): là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục theo thời gian.20c) Thất NghiệpThất nghiệp (unemployment): là từ dùng để chỉ tình trạng của những người đang trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm.Tỉ lệ thất nghiệp cao: hoạt động của nền KT đang có vấn đề.Tỉ lệ thất nghiệp thấp: nền kinh tế hoạt động tốt, sử dụng lao động tăng.21c) Thất Nghiệp22c) Tỷ lệ Thất Nghiệp của Việt Nam4. Mục tiêu của Kinh Tế Vĩ Môa) Hiệu quảb) Tăng trưởngc) Ổn địnhd) Phát triển bền vữnge) Công bằng234. Mục tiêu của Kinh Tế Vĩ MôCác mục tiêu cụ thể:Sản lượng: tạo ra mức sản lượng cao, tăng nhanh và ổn địnhThất nghiệp: giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo được nhiều việc làmGiá cả và lạm phát: ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải.Cán cân vĩ mô: ổn định cán cân thương mại, thu chi ngân sách, cán cân thanh toán.Ổn định, tăng trưởng và hiệu quảe) Thu hẹp khoảng cách giữa giàu – nghèo.f) Bảo vệ tài nguyên và môi trường. Công bằng và bền vững2425a) Hiệu QuảThực phẩmQuần áoĐường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF)Mô tả khả năng sản xuất có giới hạn của một nền kinh tế.Là tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các loại sản phẩm mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có. ABCD26b) Tăng Trưởng Kinh TếThực phẩmQuần áoKhi đường PPF dịch chuyển ra ngoài do nguồn lực nền kinh tế tăng lên, khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ tăng lên, ta gọi đó là tăng trưởng kinh tế. ADc) Ổn địnhSản Lượng Tiềm NăngSản lượng tiềm năng (potential output - Yp):Là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được trong điều kiện toàn dụng các yếu tố đầu vào. (tỉ lệ thất nghiệp bằng với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên với tỷ lệ lạm phát vừa phải).Yp phản ánh năng lực sản xuất của một quốc gia tại một thời điểm nhất định.Yp không là mức sản lượng cao nhất.Yp có xu hướng gia tăng theo thời gian, phụ thuộc vào vốn, lao động, các yếu tố sản xuất khác, công nghệ. 28Sản Lượng Tiềm NăngSản lượng tiềm năng (potential output - Yp):Khi sản lượng thực tế = sản lượng tiềm năng (nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng (full employment)Khi sản lượng thực tế sản lượng tiềm năng (nền kinh tế tăng trưởng quá nóng) 29Chu kỳ kinh tếTrong thời kỳ thu hẹp sản xuấtĐình trệ (stagnation): sx thu hẹp không đáng kểSuy thoái (recession): sx thu hẹp nhiềuKhủng hoảng (depression): suy thoái nghiêm trọng  thất nghiệp cao, gây lãng phí nguồn lựcTrong thời kỳ mở rộng sản xuấtBùng nổ (boom): khi tổng cầu tăng quá cao.  Lạm phát tăng cao30Chu kỳ kinh tế của Việt Nam31d) Bình đẳngBình đẳng được dùng để nói vấn đề phân bổ thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo.Sự phân hóa giàu nghèo thể hiện qua hệ số GINI.Bảng: Hệ số GINI của Việt Nam từ 1994 tới 201032Năm199419951996199920022004200620082010Hệ số GINI0.350.360.360.390.4180.420.420.430.43e) Môi TrườngPhát triển bền vững là phải kết hợp tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường hiện nay được xem là một trong những thuớc đo cho sự phát triển bền vững của 1 quốc giaViệt nam: Mật độ che phủ rừng: 43% (1943) → 35% (2008).365 loài động vật và 355 loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.Mực nước ngầm ở Hà Nội giảm 35 cm.Nước kênh TPHCM mức độ ô nhiễm cao gấp 3 lần so với mức cho phép.34Chính sách tài khóa (fiscal policy) Chính sách tiền tệ (monetary policy)Chính sách ngoại thương (foreign trade policy) 5. Các Chính Sách Kinh Tế Vĩ MôChính sách thu nhập (income policy)Các chính sách được xem như là công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô35Chính sách tài khóa (fiscal policy): là những quyết định của chính phủ về chi tiêu chính phủ và thuế. Chính sách tài khóa có 2 công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ và thuế. a) Chi tiêu chính phủ là các khoản chi để mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ. Chi tiêu chính phủ có thể trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng. b) Thuế: là nguồn thu của chính phủ. Thuế làm giảm thu nhập và làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân.5. Các Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô36Chính sách tiền tệ (monetary policy): tăng hoặc giảm cung tiền, kiểm soát lãi suất.5. Các Chính Sách Kinh Tế Vĩ MôChính sách ngoại thương (foreign trade policy): là các chính sách của chính phủ nhằm tác động vào xuất khẩu và các hoạt động đối ngoại khác. Bao gồm các công cụ về: - Quản lý tỷ giá hối đoái - Kiểm soát ngoại thương: thuế quan xuất nhập khẩu(đối với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu thì thuế ưu đãi hơn), hạn ngạch, các tiêu chuẩn vệ sinh37Nguồn lực của nền kinh tế là khan hiếm, cho nên con người cần có kinh tế học để nghiên cứu cách thức phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm sao cho nhu cầu con người được thỏa mãn cao nhất trong giới hạn cho phép.Kinh tế học có 2 nhánh là KT Vi Mô và KT Vĩ MôKT vĩ mô có 3 vấn đề chính, đó là: sản lượng, lạm phát, và thất nghiệp.Một nền KT thường có 5 mục tiêu chính, đó là: hiệu quả, ổn định, tăng trưởng, bình đẳng, bảo vệ môi trường.Chính phủ sử dụng các chính sách: tài khóa, tiền tệ, ngoại thương để ổn định nền KT.6. Tổng Kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxkinhtevimo_1_lt_4561.pptx
Tài liệu liên quan