Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái
niệm sau đây:
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người
ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy
định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Độ
tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là
khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống
hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ
tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ
là từ 16 – 55 tuổi.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động
đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang
tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và
toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động).
Ở phuơng Tây, trong nửa cuối thế kỷ 20, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể,
phần lớn do sự tăng lên của số phụ nữ vào các vị trí việc làm. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động tăng từ khoảng 59% vào năm 1948 đến 66% vào năm 2005; trong đó
tỷ lệ tăng của phụ nữ vào trong đó từ 32% lên 59% và tỷ lệ tham gia của nam giới vào
trong đó giảm từ 78% xuống 73%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa khóa, nhân
tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, tương tự như yếu tố năng suất hay hiệu quả
trong sản xuất.
38 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo thời gian.
Lạm phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá
chung thay đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được
gọi là giảm phát.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là
chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng sản
phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong thực tế, phải đến cuối
năm mới có thể xác định được chỉ số điều chỉnh GNP, cho nên người ta thường thay thế chỉ
số này bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác: Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số
giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất).
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho
nền kinh tế ở một thời kỳ nào đó:
t 0
i it
0 0
i i
p q
CPI ( ).100
p q
= ∑∑
Trong đó: CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t. Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho
năm cơ sở (qt) với t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t năm hay thời kỳ thứ t, với t = 0 ở năm
cơ sở, và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở.
Thường người ta lựa chọn một thời kỳ cố định nào đó làm gốc để tính các chỉ số cá thể và tỷ
trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hoá. Thời kỳ gốc để tính chỉ số cá thể và thời kỳ gốc
để tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) và cũng có thể lựa chọn
khác nhau (năm gốc cho giá khác với năm gốc cho cơ cấu tiêu dùng).
Khác với chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động
giá cả của đầu vào, thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá
chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng giá cả hàng hoá trên thị trường. Hiện nay ở Việt
Nam, chỉ số được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng (được tính hàng tháng,
hàng quý, hàng năm).
7.2.1.2. Công thức tính tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động
của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát. Thước đo chủ yếu của lạm phát trong một
thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ này phản ánh sự biến động cũng như mức độ của lạm phát
của thời kỳ đang nghiên cứu và được xác định bằng công thức:
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
189
t t 1
t
t 1
CPI CPI 100%
CPI
−
−
−π = ⋅
Trong đó: πt là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ
số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1.
Nghiên cứu điển hình
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LẠM PHÁT CƠ BẢN
Nguyễn Minh Huệ
Tổng cục Thống kê
Những năm gần đây lạm phát trở thành vấn đề thời sự được đề cập thường xuyên trên
phương tiện truyền thông. Lạm phát thường được hiểu là lạm phát giá mua hàng của
người tiêu dùng và được biểu thị bằng chỉ số giá người tiêu dùng, gọi ngắn gọn là chỉ số
giá tiêu dùng (CPI).
CPI được tính dựa trên một giỏ hàng cố định giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc. Cơ cấu giá trị
của giỏ được sử dụng làm quyền số. Giỏ gồm các mặt hàng giống nhau cả về lượng và
phẩm cấp. Vì vậy, CPI phản ánh sự biến động chi phí để mua cùng một giỏ hàng giữa hai
kỳ. CPI được xây dựng để tính biến động sức mua của đồng tiền, chi phí sinh hoạt, chứ
không phải để tính lạm phát. Thế nhưng, không thể quan niệm sức mua, chi phí sinh hoạt
chỉ thể hiện qua CPI. Các yếu tố thuế thu nhập, lãi suất tiền gửi, tiền vay và nhiều khoản
chi khác không thể hiện qua CPI. Thêm vào đó, khi giá cả hàng hoá nào đó tăng lên người
tiêu dùng có khuynh hướng mua mặt hàng thay thế với mức giá thấp hơn, trong khi CPI
coi giỏ hàng là không đổi.
Mặt khác lạm phát còn biểu hiện cả chi mua tài sản của doanh nghiệp, chi mua cho tiêu
dùng Chính phủ, chi phí tiền lương. Các loại lạm phát này biểu hiện qua các chỉ số giá
đầu vào, đầu ra của người sản xuất, xuất khẩu, chỉ số tiền lương. Một số nước công bố cả
lạm phát chung cho các phần của GDP (GDP deflator). Tuy vậy chỉ số này trễ nên ít được
sử dụng.
CPI do Tổng cục Thống kê công bố hoàn toàn theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên CPI
được xây dựng dựa trên lý thuyết kinh tế vĩ mô về chi phí sinh hoạt, chứ không phải là lý
thuyết về chi phí lạm phát. Khi lý giải lạm phát là một hiện tượng tiền tệ, nghĩa là với tốc
độ lưu thông tiền tệ không đổi (V), lạm phát (P) không xảy ra nếu cung tiền (M) không
tăng (M = PQ/V). Trong khi đó CPI lại không chỉ phản ánh tác động của riêng chính sách
tiền tệ mà cả chính sách tài chính, tỷ giá, thời vụ, tác động bất thường, tâm lý, thói quen,
niềm tin người tiêu dùng, tăng dân số, cách tính lạm phát.
Chính sách tài chính: Để tác động đến tổng cầu Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp
nới lỏng hay thắt chặt chi tiêu công cộng, tiền lương, tăng giảm thuế gián thu, tăng giảm
giá của khu vực kinh tế công (giá điện, sách giáo khoa, cước điện thoại), trợ giá, phụ thu,
bảo hiểm thất nghiệp, phát hành tín, trái phiếu hay dùng ngân sách mua dự trữ để nâng đỡ
giá cả. Các biện pháp này tác động trực tiếp đến tổng cầu, đến CPI.
Chính sách tiền tệ: Để đạt được mục tiêu ổn định giá, kích thích tăng trưởng, Ngân hàng
Trung Ương sử dụng hai công cụ là lãi suất và mức cung tiền bằng cách tăng, giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, mua bán tín phiếu, trái phiếu ở thị trường mở. Hai
công cụ này tác động trực tiếp đến cầu tiền và tài sản tài chính khác, từ đó tác động gián
tiếp đến tổng cầu, đến CPI.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
190
Tác động thời vụ: CPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố thời vụ. Vào ngày Tết âm
lịch CPI thường gia tăng, giá gạo thời kỳ giáp hạt, lúc thu hoạch, giá hoa quả vào đầu vụ,
cuối vụ. Theo thông lệ dãy thời gian thì CPI, GDP thường được chỉnh mùa theo phương
pháp X-11,12.
Yếu tố bất thường: CPI cũng chịu tác động của hạn hán, lũ lụt, mưa nắng, hàng nhạy
cảm dễ biến động giá như hàng tươi sống, nhiên liệu. Ví dụ: Gần đến tết Tân Tỵ trời nắng
ấm nên người tiêu dùng quay sang dùng bia, làm
cho giá bia nhích lên; nắng nóng làm giá đá cây
tăng; tắc nghẽn giao thông đường sắt làm giá hoa
quả Nam Bộ bán ở Hà nội tăng nhưng đây nhưng
đây chỉ là mất "cân đối cung cầu nhất thời" hay sốc
về "cung".
Cách tính lạm phát: Tỷ lệ lạm phát tháng, quý có thể
so sánh với các kỳ gốc khác nhau.
Gọi k 1it i,t i,t k i,t kk (p p ) / p
−
− −∏ = − là tốc độ biến
động giá hàng i so với kỳ so sánh k.
Khi đó tỷ lệ lạm phát CPI là:
n
k 1
t i i,t i, t k i,t k
i 1
k . w (p p ) / p )− − −
=
∏ = −∑ (1)
k thường nhận các giá trị 1,3,6,12,24,36. Tỷ lệ lạm phát ở đây chính là số bình quân giản đơn
của các tỷ lệ lạm phát tháng của k tháng.
Giả sử rằng chúng ta có thể phân tách tỷ lệ lạm phát của nhóm hay mặt hàng i thành tỷ lệ
lạm phát trung bình (chung) và các sốc đối với giá mặt hàng i, ta có CPIti,t i,tvπ =Π + .
Khi đó tỷ lệ lạm phát mặt hàng i ở kỳ t so với kỳ k là:
k
k k,CPI
ti,t
j 1
1
k =
π =Π + ∑ (2)
Từ (2) có thể thấy k càng lớn thì độ biến thiên của tỷ
lệ lạm phát càng bé, do các phần nhiễu sẽ khử trừ lẫn
nhau. Vì vậy việc công bố phân tích lạm phát tháng
bình quân q
uý (k = 3), bình quân năm (k = 12) sẽ cho thấy rõ xu thế
lạm phát và ít bị nhiễu hơn với (k = 1). Cách tính này
tương đương với tỷ lệ lạm phát so với tháng cùng
kỳ chia cho 12 hoặc 3.
Một cách tính lạm phát khác là tỷ lệ (%) giữa bình
quân CPI trong 12 tháng liên tục đến tháng hiện tại
và bình quân CPI các tháng cùng kỳ trừ đi 100. Các chỉ số này phải là chỉ số định gốc hay
chung gốc so sánh (1995=100). Cách tính này có ý nghĩa về thống kê.
Tỷ lệ lạm phát ΠCPI có thể phân tách thành 2 cấu phần: Tác động xu thế lâu dài hay
thường trực, thường xuyên, ổn định ( ptπ ) và tác động nhiễu nhất thời, tức thời
( )Ttε CPI P Tt t t∏ = π + ε ⎤ Ptπ thể hiện xu thế lâu dài, thường trực do áp lực cầu được gọi là
lạm phát xu thế dài hạn hay lạm phát cơ bản.
Khi lạm phát CPI bị nhiễu cần chọn cách tách lọc khử nhiễu để lấy ra cấu phần xu thế dài
Tỷ lệ lạm phát
Chính sách tài chính
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
191
hạn ptπ . Nếu nhiễu ptπ của biến động giá các nhóm hàng thuộc cấu phần CPI có chung
phân bố chuẩn
N(µ δ2) thì lạm phát CPI có thể coi là lạm phát cơ bản. Số bình quân là ước lượng không
chệch với phương sai bé nhất.
Khi CPI bị nhiễu nhất thời đến chừng mực mà Pit / Pit-k không tuân theo phân bố chuẩn thì
đồ thị phân bố tần suất thường lệch phải, đỉnh nhọn hơn phân bố chuẩn. Khi đó CPI sẽ
không còn là ước lượng tốt nhất và sẽ phản ánh sai lệch xu thế lâu dài của lạm phát.
Để hoạch định chính sách tiền tệ, NHNN cần một thước đo phản ánh xu thế lâu dài của
lạm phát. Chỉ tiêu này được gọi là lạm phát cơ bản hay lạm phát tiền tệ. Lạm phát cơ bản
là chỉ tiêu phản ánh tác động của chính sách tiền tệ, đo lường được các tác động hay áp
lực lâu dài ổn định của cầu đến sự biến động giá cả. Vì vậy chỉ tiêu này cần được tính
toán sao cho loại trừ được tác động của các sốc "cung" nhất thời, điều chỉnh giá không
đều, thuế gián thu, việc gán giá chờ (giá không đổi) khi hàng hoá vắng tạm thời.
Phương pháp xây dựng: Để tính lạm phát cơ bản, ở một số nước người ta sử dụng một
số phương pháp khác nhau như:
• Loại trừ chủ quan: Đầu thập kỷ 70, nhiều nước bắt đầu áp dụng tính lạm phát cơ bản
theo "phương pháp loại trừ" một số nhóm/mặt hàng dễ bị sốc "cung" như hàng
LT-TP(F), nhiên liệu, điện năng (E), thuế (T). Cách tính này chỉ cần loại bỏ FET, tính
lại quyền số rồi tính bình quân gia quyền. Tuy vậy việc xác định mặt hàng loại trừ khá
máy móc và không có tính kiểm định. Hiện nay phương pháp này (CPIxFET) vẫn
được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
• Trung vị gia quyền (WM − CPI): Là ước lượng thô nhất khi trung bình gia quyền
không còn là ước lượng tốt nhất cho xu thế trọng tâm. Trung vị là ước lượng tốt hơn
trung bình do nó không chịu ảnh hưởng của các sốc tăng giá tạm thời. Đây cũng là
ước lượng khoa học không tuỳ tiện như CPIxFET.
• Trung bình lược bỏ (TM − CPI trimmed mean): Cuối thập kỷ 80 trở lại đây
phương pháp tính giá trị trung bình lược bỏ ngày càng được sử dụng rộng rãi. Khi
phân bố xác suất của phần nhiễu của biến động giá của nhóm ngành hàng có chung kỳ
vọng µ nhưng lại có phương sai khác nhau ( 2 2i jσ ≠ σ ) thì trung bình mẫu (CPI) là ước
lượng không chệch với phương sai không bé nhất. Khi đó cần loại trừ các nhóm hàng
rơi lệch hẳn về hai phía của đồ thị phân bố tần suất của biến động giá của các nhóm
hàng. Tỷ lệ (%) số nhóm lược bỏ (α) chia đều cả hai phía. Khi loại trừ xong trung
bình mẫu được tính cho các quan sát còn lại. TM − CPI có thể là bình quân giản đơn
hay gia quyền. Chúng tôi không nêu kỹ cách tính toán ở đây. Nếu loại mỗi phía 50%
thì quan sát còn lại là trung vị và chính là WM − CPI.
Tiêu chí so sánh: Căn cứ để chọn phương pháp tối ưu là trung bình trượt cân giữa 1,
trượt lùi và tiến 6,9,18 quan sát liền kề quan sát hiện tại còn quan sát này là điểm giữa.
Khi đó α tối ưu là TM − CPI có căn bậc hai của sai số bình phương trung bình (RMSE)2
giữa các dãy kết quả TM – CPI với từng α và dãy bình quân trượt tương ứng nhỏ nhất.
Trung bình trượt cân giữa là số trung bình hai phía quá khứ, tương lai nên phản ánh xu
thế lâu dài, lọc được nhiễu nhất thời tốt nhất.
Việc tính TM – CPI có thể tiến hành theo 2 trình tự ngược nhau. Có thể lấy tỷ lệ bình
quân 3 hoặc 6 tháng của biến động giá hay chỉ số giá rồi mới tính TM – CPI. Ngược lại
có thể tính TM – CPI ngay từ số liệu thô rồi mới tính lạm phát bình quân 3 – 6 tháng
(công thức 1, k=3).
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
192
Ngoài 3 phương pháp trên còn có phương pháp "bình quân quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn
(SDI) hoặc phương sai (chỉ số Neo-edgeworth). Phương sai ở đây được tính riêng cho từng
nhóm hàng theo thời gian. Mô hình kinh tế lượng: Tự hồi quy véc tơ VAR hay mô hình tính
lạm phát Quah − Vahey cũng đã được tính thử tại một số nước. Mô hình này có ưu thế là
dựa trên lý thuyết tiền tệ nhưng các giả thiết xây dựng mô hình lại không sát thực tế.
Lượng hoá mục tiêu: Tại nhiều nước Ngân hàng TW đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát
ở mức ổn định 2 – 3% /năm. Việc tính được lạm phát phản ánh chính sách tiền tệ và dự
báo được lạm phát là nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng TW. Vì vậy cần xúc tiến phối
hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và TCTK để tính lạm phát cơ bản nhằm bảo đảm tính
khách quan trong tính toán. Nên tính thử, kiểm nghiệm bằng dự báo ngắn và trung hạn
cho 4 phương pháp CPI,TM − CPI, CPIxFET & WM − CPI. Nếu có thể cũng nên áp dụng
thử mô hình "lạm phát Quah-Vahey". "Lạm phát tháng bình quân năm" nên được dùng làm
chỉ tiêu lạm phát mục tiêu (xem công thức 1).
Khi lạm phát cơ bản được tính toán và dự báo được thì Ngân hàng Nhà nước có thể lượng
hoá mục tiêu hạ giảm lạm phát gắn với chính sách tiền tệ. Kiểm nghiệm kết quả trước khi
công bố lạm phát cơ bản cũng là bước đi cần thiết. Xu thế trái ngược giữa sự tăng nhanh
mức cung tiền và lạm phát CPI thấp hay âm trong 2 năm gần đây cho thấy tính cấp thiết
của việc tính lạm phát cơ bản. Xem xét nhân tố tác động đến CPI cho thấy cần thận trọng
hơn khi lý giải biến động CPI ngắn hạn một vài tháng. CPI có tăng hay giảm vài tháng
chưa thể nói lên gì nhiều. Lạm phát xu thế lâu dài do áp lực thực sự của cầu mới có ý
nghĩa đáng kể.
Chú giải:
1. TB trượt:
m
1
t t j
m
ˆ (2m 1)− −
−
π = + π∑
2. 2j jˆRMSE ( * ) / n= π −π
7.2.1.3. Quy mô của lạm phát
Với những lần lạm phát xảy ra trong lịch sử, ta nhận thấy chúng thường xuất hiện với tỷ lệ
lạm phát là khác nhau và hình dạng khác nhau. Xét về quy mô, lạm phát sẽ xuất hiện với 3
mức quy mô như sau: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%
một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây tác động
đáng kể đến nền kinh tế. Trong điều kiện lạm phát
vừa phải và ổn định thì giá cả không khác nhiều so
với mức giá bình thường, do đó đồng tiền vẫn giữ
được phần lớn giá trị của nó trong thời gian tương đối
dài, việc kinh doanh tương đối ổn định, thị trường
không có những cơn sốt hay sự đảo lộn lớn.
• Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm
phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số
trong năm. Ví dụ: tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm
2008 là 12,63%.
Lạm phát phi mã
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
193
• Siêu lạm phát là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát từ 3 con số trở lên. Ví dụ: Năm
2008, Zimbabwe hiện là quốc gia có tình trạng siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử của
thế giới. Với tỷ lệ lạm phát vượt mức 40 triệu %, người dân Zimbabwe lâm vào cuộc đấu
tranh sinh tồn thực sự. Dòng người dài xếp hàng trước cửa ngân hàng để chờ rút tiền đã
trở thành cảnh tượng quen thuộc ở Zimbabwe thời gian này. Muốn rút được tiền, người ta
phải dậy từ rất sớm để “xí” chỗ. Tất cả những người đến đây đều mang hy vọng rút một
khoản tiền Zimbabwe tương đương với 1 – 2 USD. Đây là hạn mức rút tiền tối đa mà
Chính phủ Zimbabwe mới công bố hồi tháng trước. Dù ít ỏi như vậy nhưng không phải ai
cũng có thể rút tiền, không ít người đã phải ra về trong tuyệt vọng. Hạn mức rút tiền đã
tăng lên vào ngày 28/9/2008, nhưng với tỷ lệ lạm phát vượt mức 40 triệu %, giá trị của
khoản tiền được rút cũng chỉ là một con số rất nhỏ. Các chuyên gia kinh tế đều nói rằng,
sự sụp đổ kinh tế của Zimbabwe đang tăng tốc. Khi Chính phủ Zimbabwe in thêm nhiều
tiền hơn bao giờ hết, tỷ lệ lạm phát như con ngựa bất kham, tăng từ 1.000% vào năm
2006 lên đến 12.000% vào năm 2007. Đây là một con số quá cao đến nỗi chính phủ phải
bỏ đi 10 chữ số 0 trên tờ tiền Zimbabwe vào tháng 8/2008 để đảm bảo máy tính có thể
tính được. Nếu không có động thái này, 1 USD có thể tương đương với 10.000 tỷ USD
Zimbabwe.
Một khi lạm phát quá cao sẽ gây ra biến động lớn đối với một nền kinh tế như: Các hợp
đồng kinh tế đã được ký kết theo chỉ số giá cũ hoặc theo hợp đồng với đồng tiền chi trả là
đồng ngoại tệ mạnh nào đó, do vậy đã gây phức tạp cho việc tính toán hiệu quả của hoạt
động kinh doanh, lãi suất thực tế giảm tới mức âm dẫn đến thị trường tài chính khủng
hoảng. Giá trị của đồng bản tệ mất giá nghiêm trọng, dân cư giữ tiền ở mức tối thiểu cần
thiết và tích lũy nhiều hàng hóa gây ra tình trạng khan hàng giả tạo càng đẩy mức lạm
phát tăng cao.
7.2.2. Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến
tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp; mức độ tác động của chúng có thể rất khác nhau, tuỳ
thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát. Vì
vậy, phần này sẽ đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân
gây ra và duy trì thúc đẩy lạm phát.
7.2.2.1. Lạm phát cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá
tiềm năng. Điều này được minh hoạ đồ thị dưới. Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo
người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể
và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.
Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về
hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng.
Hình 7.4 cho thấy, khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2, mức giá
chung tăng lên từ P1 đến P2, lạm phát xảy ra.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
194
Hình 7.4. Lạm phát cầu kéo
Tổng cầu tăng làm tăng mức giá và GDP thực tế tăng. Tiền công tăng, đường ASS dịch
chuyển sang trái , mức giá tăng cao hơn, trong khi đó GDP thực tế giảm.
GDP thực tế(tỷ USD)
Hình 7.5. Lạm phát cầu kéo
Hình 7.5 cho thấy, khi cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên (AD1), mức giá
chung tăng lên từ 100 đến 103. Giả sử tiền công tăng, đường ASS dịch chuyển sang trái,
mức giá chung tăng cao hơn từ 100 đến 110, trong khi GDP thực tế giảm xuống, mức giá
chung ngày càng tăng cao, lạm phát càng tăng nhanh.
7.2.2.2. Lạm phát chi phí đẩy
Khi sản lượng chưa đạt tiềm năng vẫn có khả năng xảy ra lạm phát và trên thực tế đã xảy ra
lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là đặc điểm của lạm phát hiện
đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng,
tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ”.
Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,) là
nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao. Theo hình 7.6, giá đầu vào tăng, tổng cung suy
giảm, đường ASS dịch chuyển sang trái từ ASS0 → ASS1 làm cho sản lượng giảm từ mức
Y0 → Y1, giá cả tăng lên từ mức P0 → P1 gây nên tình trạng lạm phát. Tổng cầu không thay
đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
195
Hình 7.6. Lạm phát chi phí đẩy
Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: Thiên tai,
chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh tế, Đặc biệt sự biến động giá dầu lửa do OPEC
trong những năm 1970 hoặc giai đoạn 2007 – 2008, đã gây ra lạm phát đình trệ trầm trọng
trên quy mô thế giới.
7.2.2.3. Lạm phát dự kiến
Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp
tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương
đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, và vì mọi người đã có thể dự
tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến. Mọi hoạt động kinh tế sẽ
trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh (ví dụ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền
lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi, tiêu ngân sách,).
Hình 7.7. Lạm phát được dự đoán trước
Sự gia tăng tổng cầu được dự đoán trước làm tăng lạm phát nhưng không làm thay đổi GDP
thực tế.
Hình 7.7. ở trên cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Khi giá đầu vào tăng, đường
tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển từ ASS0 → ASS1 → ASS2, dịch chuyển lên trên cùng
một tốc độ. Khi đó Chính phủ sẽ dùng các biện pháp điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD
cùng từ AD0 → AD1 → AD2, chỉ số giá tăng từ 110 → 121 → 133. Vì lạm phát đã được dự
kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
196
phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng đều
đặn theo dự kiến.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn
định và tự duy trì trong một thời gian. Những cú sốc mới trong
nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy
lạm phát khỏi tình trạng ì.
7.2.2.4. Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ
Khi nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ chúng ta đã biết đẳng
thức MS/P = MD(r, Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng, không
gây lạm phát.
Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (r)
và (Y) là ổn định (Y đạt mức tiềm năng), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng
sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá
cả (P) cũng sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền.
Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Điều này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế
gặp phải một cơn sốc (ví dụ giá dầu tăng lên) làm cho lượng tiền thực tế nhất thời giảm
xuống. Chính phủ cần phải tăng mức cung tiền danh nghĩa để đảm bảo nhu cầu tiền thực tế.
Nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, lãi suất
thực tế cũng không đổi, chỉ có mức cung tiền danh
nghĩa, giá cả cũng như tiền lương danh nghĩa tăng lên.
Lý thuyết này dựa trên giả định mức cầu tiền thực tế
không đổi, một giả định chưa có cơ sở chắc chắn và
chưa phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, lịch sử lạm phát
cũng chỉ ra rằng, không có cuộc lạm phát cao nào mà
không có sự tăng trưởng mạnh về tiền tệ. Lượng tiền
tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao, và bất kỳ một
chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng
dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và điều này đặc biệt phù
hợp với thời kỳ ngắn hạn.
Khi ngân sách thâm hụt lớn, các Chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh
nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một khi giá
cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và
lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm
phát. Tuy nhiên, các Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân qua bán tín phiếu.
Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm lên nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu
thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in
tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát là một điều chắc chắn.
7.2.2.5. Lạm phát và lãi suất
Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể
chấp nhận được. Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về
mức ổn định. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi
lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định.
Vậy lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
Phân phối thu nhập
Lý thuyết số lượng tiền tệ
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
197
Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền,
càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất
giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền vào Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị
trường để mua về mọi hàng hoá có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị
trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao.
7.2.3. Tác động của lạm phát
Nếu giá cả của các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này thường
được gọi là lạm phát thuần tuý, loại lạm phát này hầu như không xảy ra. Trong thực tế các
cuộc lạm phát thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây:
• Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng hoá.
• Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra một cách không đồng thời.
Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả (hay là giá cả tương đối đã
thay đổi). Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả
tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là:
• Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên
giữa các cá nhân, tập đoàn, v.v. đặc biệt đối với những ai
giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền
mặt) và những người làm công ăn lương. Tác động chính
của lạm phát về mặt phân phối sinh ra từ những sự khác
nhau về quyền sở hữu và sử dụng các loại tài sản. Khi các
tác nhân trong nền kinh tế có những khoản nợ dài hạn với lãi
suất cố định thì việc tăng giá cả là một cái lợi tự nhiên đối
với họ. Ngoài ra tác động của lạm phát về mặt phân phối còn
nảy sinh từ những tác động không được dự đoán trước đối với giá trị thực tế của cải của
các tác nhân trong nền kinh tế. Nói chung thì lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ
những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có những
khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. Sự giảm lạm phát
không được dự đoán trước sẽ có tác động ngược lại. Tóm lại,
lạm phát chỉ làm xáo trộn thu nhập và tài sản, phân phối lại
một cách ngẫu nhiên của cải trong nhân dân mà không có tác
động riêng lẻ nào đối với một tác nhân trong nền kinh tế.
• Tác động đối với sản lượng và công ăn việc làm: Có
những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền
kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay
đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh
nghiệp, ngành nghề có thể “phất” lên và trái lại cũng có
những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh
doanh. Tác động đối với mức sản lượng nói chung là trong thời kỳ lạm phát tăng lên bất
ngờ thường là những thời kỳ công ăn việc làm nhiều và sản lượng cao, lạm phát có thể
làm thay đổi cơ cấu kinh tế và việc làm, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng sự thay
đổi mạnh của giá cả tương đối, có những hãng sản xuất – kinh doanh có thể phát triển và
ngược lại có những hãng cũng bị phá sản hoặc đổi hướng kinh doanh. Thế nhưng, trong
thời gian dài không có mối quan hệ tất yếu giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, không
có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát với mức sản lượng và công ăn việc làm.
Sản lượng và công ăn
việc làm
Tốc độ tăng giá
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
198
• Tác động đối với phân bố tài nguyên: Lạm phát làm biến dạng giá cả tương đối, tỷ lệ
lạm phát càng cao thì sự biến dạng giá cả tương đối càng lớn. Một mặt hàng mà giá trị
biến dạng một cách trầm trọng do lạm phát là tiền tệ (tiền kim loại và tiền giấy). Giá cả
của đầu vào hoặc hàng hoá đã được định giá theo những quy tắc lâu dài cũng có xu
hướng tách xa hơn khỏi mức giá chung trong những thời kỳ lạm phát.
7.2.4. Một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát
Lạm phát là một trong những căn bệnh kinh niên của
nền kinh tế. Lạm phát cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng
tiêu cực cho nền kinh tế, do đó vấn đề đưa ra giải
pháp để kiềm chế lạm phát là một trong những mục
tiêu quan trọng của mỗi quốc gia có lạm phát xảy ra
ở tốc độ cao. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ thặt chặt để kiềm chế lạm
phát. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
• Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
thắt chặt
• Cắt giảm cầu tiêu dùng.
• Giảm chi tiêu của Chính phủ.
• Kiểm soát tiền lương, tăng thuế (chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi tiêu có thể
của xã hội.
• Tăng cung các loại hàng hóa và dịch vụ.
• Giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất.
• Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm
thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay, tăng chi tiêu
cho đầu tư.
• Giảm cung tiền, hạ lãi suất (tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở, hoặc
tăng lãi suất chiết khấu,...)
7.2.5. Vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008
Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2007 – 2008 có nhiều biến động phức tạp và khó
lường. Giá dầu và hầu hết các nguyên vật liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm trên thị
trường thế giới tăng cao; sự suy giảm của kinh tế Mỹ đã tác động mạnh và kéo theo sự suy
giảm của nhiều nền kinh tế. Trong nước, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và
Bắc Trung Bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống nhân dân. Trong điều kiện kinh tế nước ta có sức cạnh tranh chưa cao lại mới
bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế
giới thì những hệ quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi của nền
kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước.
Trước tình hình này, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
2007 – 2008 của Việt Nam là: Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định Kinh tế Vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu được ưu tiên
Giải pháp kiềm chế lạm phát
Giảm thâm hụt ngân sách
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
199
hàng đầu. Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo
thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
7.2.5.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và
tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của
các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm
dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường
kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc
tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện,
xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
ngân hàng.
7.2.5.2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước,
nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh
nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008
từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của
các doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình
chưa thực sự cần thiết.
Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp, các
ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu
ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh".
Trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Năm 2008, ngoài việc tiết
kiệm bình quân 10% chi phí hành chính (trừ tiền lương, phụ cấp
lương, các khoản chi cho con người theo chế độ quy định) của các cơ
quan sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm những khoản
chi mua sắm chưa thật cần thiết, giảm tối đa các hội nghị toàn quốc,
giảm chi phí đi lại (nhất là đi lại bằng máy bay); cắt giảm các khoản
chi tiếp khách, các đoàn công tác nước ngoài bằng vốn ngân sách
hoặc có nguồn gốc ngân sách mà không thật thiết thực; tiết kiệm
năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Giảm các chi phí cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ
niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, v.v... gây tốn kém, lãng phí.
7.2.5.3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đảm bảo
cân đối cung cầu về hàng hóa
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát cân đối
cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn; tăng cường công tác chống đầu cơ, buôn lậu
và kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường; kịp thời xử lý những biến động bất lợi của cung cầu
và giá cả, nhất thiết không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá đối với các loại hàng thiết yếu. Phát
huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội người tiêu dùng và cộng đồng dân cư
trong việc giám sát, quản lý thị trường, giá cả.
Chính sách tiết kiệm
đồng bộ
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
200
7.2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các giải pháp cải cách thủ
tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm
chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng
các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp nhập khác phù hợp
với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả
việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.
Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu;
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các thị trường truyền thống
và mở rộng thị trường mới để tăng xuất khẩu; tăng cường các giải pháp khuyến khích sản xuất
trong nước để thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và du lịch.
7.2.5.5. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
Tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan,
đơn vị, trong dân cư, tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Trước hết,
Chính phủ chỉ đạo việc triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách
nhà nước. Các đơn vị phải chủ động sử dụng dự toán đã được giao để thực hiện các nhiệm
vụ, kể cả trong trường hợp giá cả tăng. Không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán.
Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông. Tăng
cường công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn
kinh tế, các tổng công ty 90, 91 để chấn chỉnh ngay việc đầu tư kém hiệu quả, đầu tư ra ngoài
ngành sản xuất chính và cơ cấu đầu tư bất hợp lý trong thời gian qua của các đơn vị này. Chính
phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng.
7.2.5.6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận
thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá
Bộ Công Thương chủ trì triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; đồng thời,
tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý thị trường, nhất
thiết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động
về nguồn hàng, giá cả trên thị trường để đầu cơ, nâng
giá, nhất là đối với các loại vật tư quan trọng như: Xăng,
dầu, điện, xi măng, sắt, thép, phân bón, thuốc trừ sâu và
hàng tiêu dùng thiết yếu như: Lương thực, thuốc chữa
bệnh,... Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo
các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp nhằm
ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, trốn lậu thuế
và buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng, dầu,
khoáng sản, lương thực, v.v...
Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải triệt để chấp hành các quy định về
quản lý giá, thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp. Các
tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và các đại lý bán lẻ của
doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ
trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả.
Xuất khẩu
Chính sách quản lý thị trường
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
201
7.2.5.7. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở
rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội
Căn cứ trên các chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ, ban, ngành, địa phương và cơ quan liên
quan tăng cường các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân thông qua đẩy
mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ bảo đảm đời sống nhân
dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có mức thu nhập thấp.
7.2.5.8. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chỉ đạo công tác
thông tin tuyên truyền nhằm tạo ra sự đồng thuận cao
trong tất cả các cấp, các ngành, địa phương, doanh
nghiệp và trong các tầng lớp nhân dân để thực hiện các
mục tiêu và giải pháp đã đề ra nhằm đưa nền kinh tế
nước ta vượt qua khó khăn, phát triển ổn định.
Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức rất
gay gắt nhưng thời cơ, thuận lợi và tiềm năng tăng
trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản.
7.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường. Vào năm 1958
giáo sư A.W.Phillips ở học viện kinh tế London đã chứng minh rằng có một mối liên hệ
thống kê mạnh mẽ giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Anh.
7.3.1. Đường Phillips trong ngắn hạn
Khi ra đời lý thuyết về tỷ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt mức sản lượng tiềm
năng và lạm phát không đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh có dạng sau:
( )u u *π = −ε −
Trong đó: π là tỷ lệ lạm phát
u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế
u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
ε là độ dốc của đường Phillips
Theo lý thuyết này gợi ra cho ta thấy rằng có thể đánh đổi lạm phát nhiều để có được lượng
thất nghiệp ít hơn và ngược lại. Nó được biểu thị trên đồ thị 7.8.
Hình 7.8. Đường Phillips trong ngắn hạn
Công tác thông tin
truyền thông
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
202
Đường Phillips ban đầu cho thấy:
• Lạm phát bằng không thì tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
• Một mức thất nghiệp thấp tương ứng với một mức lạm phát cao và ngược lại.
• Độ dốc ε quyết định rất lớn đến mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
Đường Phillips đã gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách để lựa chọn các chính sách
Kinh tế Vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá, tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế
đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến (gpe) và
nó có dạng như sau:
( )e u u *π = π − ε −
Trong đó eπ là lạm phát dự kiến.
e
Hình 7.9. Đường Phillips trong ngắn hạn khi có lạm phát dự kiến
Đường Phillips trong ngắn hạn này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
thì lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì
lạm phát thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến và ngược lại. Đường mô tả mối quan hệ trên gọi là
đường Phillips mở rộng.
Hình 7.10. Đường Phillips trong ngắn hạn
Hình 7.10 mô tả sự vận động dọc theo đường Phillips trong ngắn hạn, sẽ có mối quan hệ
đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp được biểu thị ở sự vận động này.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
203
Trong thời kỳ này nếu có cơn sốt cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc
đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của
các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng
cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay
trở về trạng thái ban đầu. Nhưng lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác
cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp
trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên (hình 7.11).
Hình 7.11. Sự dịch chuyển đường Phillips sang phải
Riêng các cơn sốc về phía cung, đẩy chi phí sản xuất giá cả lên cao, sản lượng và việc làm
giảm xuống, nền kinh tế rơi vào thời kì đình trệ lạm phát, không có sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp. Khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu
không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt mức sản lượng như cũ
nhưng giá cả tăng theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài
khoá để giữ cho nền kinh tế ổn định khi gặp cơn sốc về phía cung, chúng ta phải trả giá
bằng một mức lạm phát cao hơn. Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ làm cho đường Phillips trong
ngắn hạn dịch chuyển xuống phía dưới (hình 7.12).
Hình 7.12. Sự dịch chuyển đường Phillips sáng trái
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
204
7.3.2. Đường Phillips trong dài hạn
Trong ngắn hạn tỷ lệ lạm phát thực tế có thể bằng và không bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến,
nhưng trong dài hạn do sự tác động của chính sách tài khoá – tiền tệ chúng sẽ bằng nhau.
Nghĩa là eπ π= . Như vậy, đường Phillips dài hạn có dạng:
0 = - ε(u – u*) hay u = u*
e
Hình 7.13. Đường Phillips trong dài hạn LPC
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát thay
đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
Đường Phillips trong dài hạn là đường thẳng đứng và cắt trục hoành tại điểm xác định tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên.
Tóm lại: Trong ngắn hạn và trung hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh
đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi
các cơn sốc về phía cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn
sốc về phía cung. Còn trong dài hạn về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và
thất nghiệp.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
205
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 7, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động
theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Lực lượng lao động là số người trong
độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi
lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). Người thất nghiệp là người hiện đang chưa
có việc làm nhưng đang mong muốn tìm kiếm việc làm.
• Phân loại thất nghiệp theo lý do thất nghiệp: Tự ý xin thôi việc, mất việc, mới vào lực lượng lao
động, quay lại lực lượng lao động.
• Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc của thất nghiệp: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo
mùa vụ, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp do thiếu cầu.
• Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự
nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự
nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lượng tương
ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ):
Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).
• Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng.
Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức
tiền công khi thị trường lao động cân bằng.
• Lạm phát: Là sự tăng lên liên tục của mức giá chung (mức giá trung bình) theo thời gian. Lạm
phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay
đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát.
• Nguyên nhân của lạm phát thường bao gồm: Lạm phát do cầu kéo (chi tiêu quá nhiều tiền để
mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động
đã đạt cân bằng); lạm phát chi phí đẩy (Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư
cơ bản (xăng dầu, điện,) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao); Lạm phát dự kiến (Giá cả
trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là
tỷ lệ lạm phát ì, và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên nó còn được gọi là
lạm phát dự kiến).
• Tác động của lạm phát đến phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá
nhân, tập đoàn... Đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ
tiền mặt) và những người làm công ăn lương, tác động đến sản lượng và công ăn việc làm trong
nền kinh tế, tác động đối với phân bố tài nguyên
• Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường. Mô hình Phillips chỉ ra
rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, tức là muốn tạo nhiều việc làm
hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao. Trong ngắn hạn và
trung hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất
nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các cơn sốc về phía cầu, nhưng không có
sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn sốc về phía cung. Còn trong dài hạn về cơ bản
không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
206
CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP (FAQ)
1. Thất nghiệp là gì? Công thức xác định tỷ lệ thất nghiệp?
2. Hãy chỉ ra các cách thức phân loại thất nghiệp.
3. Thế nào là thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển?
4. Phân tích các tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế - xã hội.
5. Lạm phát là gì?
6. Nêu một số nguyên nhân xảy ra lạm phát.
7. Phân tích một số tác động của lạm phát đến nền kinh tế.
8. Phân tích quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
207
CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO?
1. Khái niệm thất nghiệp là chỉ những người không có việc làm.
2. Lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
3. Lạm phát chi phí đẩy là do tăng chi tiêu gây ra.
4. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu mà gây ra lạm phát thì đó là loại lạm phát cầu kéo.
5. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng nhanh.
6. Thất nghiệp tự nguyện được coi là thất nghiệp tự nhiên.
7. Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh kinh niên của nền kinh tế.
8. Lạm phát cao luôn đi kèm với thất nghiệp thấp và ngược lại.
9. Khi thấy giá vàng và thịt bò tăng lên chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.
10. Khi giá xăng dầu tăng, chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.
11. Khi chi phí đầu vào của tất cả các doanh nghiệp đều tăng lên thì nền kinh tế sẽ bị lạm phát.
12. Lạm phát và thất nghiệp cao đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
208
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Theo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, vào thời điểm 1/1/2008, dân số Việt Nam là
85 triệu người. Số người trưởng thành có việc làm là 44 triệu người. Số người thất nghiệp là 3
triệu người. Có 4 triệu người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao động. Hãy xác định:
a. Số người thuộc lực lượng lao động.
b. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.
c. Tỷ lệ thất nghiệp.
2. Chính phủ có thể có những chính sách gì để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên?
3. Trong năm 2009, thị trường lao động của một nước được biểu thị bằng các số liệu sau:
1. Lực lượng lao động đầu năm 40000
2. Số người thất nghiệp đầu năm 3000
3. Số công nhân thất nghiệp 800
4. Số người bị mất việc/sa thải 1000
5. Số người về hưu, tam thời rời bỏ lực lượng lao động 200
6. Số người bỏ việc 600
7. Số công nhân mới thuê/gọi lại 1000
8. Trở lại/mới tham gia lực lượng lao động 400
9. Số người mới có việc làm (trước đây không bị thất nghiệp) 100
Dựa vào bảng số liệu hãy tính:
a. Số công nhân gia nhập và rời bỏ đội quân thất nghiệp trong năm.
b. Số người gia nhập và rời bỏ lực lượng lao động trong năm.
c. Mức thay đổi của số người có việc trong năm.
d. Lực lượng lao động và số người thất nghiệp vào cuối năm.
4. Bảng số liệu sau đây giả định nền kinh tế chỉ có hai loại hàng tiêu dùng là gạo và thịt lợn.
Năm Giá thịt lợn
(USD)
Lượng gạo
(kg)
Giá gạo
(USD)
Lượng gạo
(kg)
2008 2,0 100 1,00 100
2009 2,5 90 0,90 120
2010 2,75 105 1,00 130
a. Tính chỉ số CPI của các năm 2008, 2009, và 2010.
b. Tính lạm phát năm 2009 và 2010.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
209
5. Giả sử ban đầu không có lạm phát, lãi suất danh nghĩa là 5% một năm và thuế thu nhập từ tiền lãi
là 30%. Với tư cách là người cho vay, điều đó ảnh hưởng đến lợi ích của bạn. Giả sử bạn mua tín
phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm với số tiền 100 triệu đồng. Hãy xác định:
a. Tổng thu nhập trước thuế mà bạn nhận được sau 1 năm.
b. Mức thuế phải nộp.
c. Thu nhập ròng và lãi suất thực tế sau thuế.
Bây giờ giả sử tỷ lệ lạm phát là 15% trong năm và lãi suất danh nghĩa là 20% (như vậy lãi suất
thực tế trước thuế vẫn là 5%). Hãy xác định:
d. Tổng thu nhập trước thuế và mức thuế phải nộp.
e. Thu nhập ròng và lãi suất thực tế sau thuế.
f. Bạn có nhận xét gì khi so sánh kết quả giữa hai trường hợp.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
210
BÀI TẬP LỚN
1. Phân tích các biện pháp và công cụ nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
2. Phân tích một số giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3. Hãy sử dụng mô hình Phillips để kiểm chứng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt
Nam giai đoạn từ năm 1986 cho đến nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_7_that_nghiep_va_lam_phat_2222.pdf