Kinh tế học không nói dối

Mặc dù vậy, không nghi ngờ gì rằng bài học này là một trong những bài học khó diễn đạt nhất bằng thứ ngôn ngữ được công chúng chấp nhận. Thực ra, ngay cả hệ thống tốt nhất trong tất cả các hệ thống kinh tế cũng không hoàn hảo. Bất kể sự thật được khám phá bởi khoa học kinh tế là như thế nào, thị trường tự do cuối cùng vẫn là sự phản ánh duy nhất bản chất con người vốn không phải là hoàn hảo.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế học không nói dối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 THÔNG TIN - BÌNH LUẬN KINH TẾ HỌC KHÔNG NÓI DỐI Guy Sorman* Biên tập viên của City Journal Kinh tế cuối cùng đã trở thành một khoa học - và thế giới là người hưởng lợi Mặc dù xuất hiện như một bộ môn nghiên cứu tại Anh và Pháp cuối thế kỷ 18, song phải hai thế kỷ sau kinh tế học mới đạt ngưỡng hợp lý khoa học. Trước đó, trực giác, quan điểm và nhận thức đều bình đẳng trong tư duy kinh tế; các học thuyết thường mơ hồ và thường không kiểm chứng được. Không lâu trước đây, một người có thể dạy kinh tế học tại các trường đại học uy tín mà không cần dùng đến các phương trình và thuật toán phức tạp hay mô hình toán học chính xác cũng như máy vi tính đi kèm. Không ngạc nhiên khi những chính sách kinh tế tồi tệ tàn phá các quốc gia trong thế kỷ 20 có nhiều nạn nhân hơn bất cứ bệnh dịch nào. Việc in tiền không kiểm soát đã làm bất ổn nước Đức, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Quốc hữu hóa công ty và doanh nghiệp đã làm suy nhược Achentina trong những năm 1940 và Ai Cập một thập kỷ sau đó. Giấy phép Raj của Ấn Độ - yêu cầu các doanh nghiệp phải có một loạt các giấy phép trước khi bắt đầu tự do buôn bán - đã làm đóng băng sự phát triển kinh tế của đất nước trong nhiều thập kỷ, khiến hàng triệu người rơi vào nghèo khổ. Mở cửa kinh tế và khuyến khích thương mại đã giúp tái thiết Đông Âu sau năm 1990 và đưa 800 triệu người, bao gồm cả người Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ thoát nghèo. Thậm chí, những dân tộc đi theo chủ nghĩa tư bản ở Châu Phi và thuộc khối Ả Rập Trung Đông, cũng đã bắt đầu thoát khỏi sự kém phát triển khủng khiếp đeo bám họ từ lâu. Đằng sau tất cả sự tăng trưởng chưa từng thấy này là cả một cuộc cách mạng về kinh tế học. Cuộc cách mạng này tuy mới chỉ được công chúng hiểu một cách lờ mờ nhưng lại được nhiều nhà hoạch định chính sách trên thế giới đi theo. Bắt đầu những năm 1960, cuộc cách mạng này cuối cùng đã đưa các nhà kinh tế học đến một sự đồng thuận rộng rãi và vững chắc về những gì tạo nên một chính sách tốt. Kinh tế học không còn nói dối nữa; Baudelaire không còn có thể viết rằng “kinh tế học là một nỗi kinh hoàng”. Ngược lại, đối với phần lớn nhân loại nó trở thành một nguồn hy vọng. Nếu kinh tế học cuối cùng là một khoa học, thì chính xác là nó dạy về cái gì? Với sự giúp đỡ của nhà kinh tế học của Đại học Columbia Pierre - André Chiappori, tôi đã tổng hợp thành 10 vấn đề. Hầu hết các nhà kinh tế học hàng đầu đều có thể tán thành chúng (ngoại trừ những người như Joseph Stiglitz và Jeffrey Sachs, vốn có những tuyên bố công khai nặng về chính trị hơn là khoa học). Công chúng càng hiểu rõ và nắm bắt được những vấn đề này thì thế giới sẽ càng trở nên thịnh vượng. 132 Thông tin - Bình luận / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 133 1. Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế hiệu quả nhất Quan điểm của Adam Smith vào thế kỷ 18 về tính hiệu quả thị trường là một ẩn dụ, gần như là siêu hình: ông nói rằng dường như nó được điều khiển bởi một “bàn tay vô hình” song tạo ra những kết quả có lợi cho xã hội. Giữa thế kỷ 20, Friedrich Hayek đã quan sát rằng không một thể chế kế hoạch tập trung nào có thể kiểm soát được khối lượng khổng lồ thông tin mà thị trường tổ chức một cách tự động và tự phát thông qua việc định giá nguồn lực. Gần đây, nhà kinh tế học theo học thuyết Berkeley - Gérard Debreu đã chứng minh rằng trật tự tự phát mà Hayek công nhận thực sự tồn tại trong một thế giới toán học. Các cơ chế thị trường hiệu quả đến mức chúng có thể kiểm soát những mối đe dọa đối với phát triển dài hạn, chẳng hạn như sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tốt hơn nhiều so với các chính phủ. Ví dụ, nếu sự ấm lên toàn cầu trở thành một vấn đề thực sự, các cơ chế giá cả hoặc một loại thuế đánh vào các-bon có thể dễ dàng khuyến khích việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Trong những năm 1970, khi nồng độ lưu huỳnh trong không khí cao quá mức, tạo ra mưa axít có hại cho những cánh rừng Bắc Mỹ, chính quyền Liên bang Mỹ đã không cấm triệt để việc thải lưu huỳnh ra ngoài. Thay vào đó, một thị trường mới được tạo ra và tại đó các công ty có thể bán và mua quyền được thải ra một lượng nhất định khí thải, thúc đẩy các nhà máy có động lực chuyển sang công nghệ không lưu huỳnh. Theo thời gian, các công ty chuyển sang công nghệ sạch hơn và mưa axít biến mất. 2. Tự do thương mại giúp phát triển nền kinh tế Như Smith đã quan sát khi đất nước sinh ra ông, Scotland, bắt đầu được hưởng lợi từ tự do thương mại, nhờ việc tiếp cận thị trường thế giới mà các nước nghèo trở nên giàu có. Sau Smith các nhà kinh tế học cũng đã đồng ý rằng tự do thương mại cũng làm cho các nước giàu trở nên giàu hơn. Bằng cách nhập khẩu hàng hóa ít đắt đỏ hơn sản xuất tại những nước lương thấp như Trung Quốc, những quốc gia giàu có tăng thu nhập của công dân nước mình một cách rất hiệu quả và nhóm người được hưởng lợi chính là người nghèo và trung lưu. Họ có thể mua quần áo, đồ điện tử và vô số những hàng hóa khác rẻ hơn. Thêm vào đó, việc nhập khẩu linh kiện và bộ phận rẻ hơn - ví dụ như chip máy tính - làm giảm giá của trang thiết bị ở những nền kinh tế giàu hơn. Trong thực tế, các nhà kinh tế học từ lâu đã hiểu quy luật của lợi thế so sánh: khi nào mà những khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hóa còn tồn tại giữa hai quốc gia, thì cả hai sẽ được hưởng lợi từ tự do thương mại, vốn cho phép phân phối các nguồn lực của họ một cách hiệu quả nhất. Tự do thương mại không chỉ tạo ra khả năng phát triển lớn hơn, nó còn nhắm tới việc phân bổ sự tăng trưởng một cách rộng rãi, trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia. Có thể xem xét dẫn chứng từ sự xuất hiện của các tầng lớp trung lưu đông đảo trong tất cả các xã hội thị trường tự do. Sau hơn 20 năm tăng trưởng kinh tế dựa vào thị trường, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đang gần hơn với trình độ phát triển của phương Tây so với trước khi tăng trưởng bắt đầu. Điều này không có nghĩa rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ thôi dẫn đầu thế giới về kinh tế, như một số người quan sát lo lắng hoặc dự đoán một cách hân hoan. Những quốc gia khác có thể tiến gần hơn - Tây Âu năm 1950 có thu nhập đầu người bằng một nửa Hoa Kỳ và bây giờ là 80 phần trăm nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn mạnh nhất thế giới trong hơn một thế kỷ bởi năng suất cao, con người năng động, và sự đổi mới (ngày nay, Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực tiềm năng to lớn như công nghệ nano hay công nghệ sinh học). Ai đó có thể bổ sung rằng không có sự toàn cầu hóa nào 134 Thông tin - Bình luận / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 diễn ra mà không có một cơ cấu an ninh toàn cầu để bảo vệ vận tải tàu thủy khỏi nạn cướp biển và để kiềm chế xung đột biên giới. Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ nhận trách nhiệm an ninh đó, như hải quân Anh đã từng làm trước kia. 3. Thể chế tốt giúp cho phát triển Nghiên cứu của nhà kinh tế Đại học Stanford Avner Greif là một ví dụ sinh động về vấn đề này. Quay lại thế kỷ 12, ông nhận thấy rằng, những thương gia Genova đã cạnh tranh dữ dội với người Maghrebis, những người Do Thái ở Tây Bắc Phi. Người Maghrebis chủ yếu dựa vào mối quan hệ gia đình và bộ tộc để thu gom vốn cho những chuyến buôn mạo hiểm; dù rất hùng mạnh, chủ nghĩa bộ tộc này đã hạn chế các nguồn lực và vì thế hạn chế cả quy mô thương mại của họ. Khác với người Maghrebis, người Genovia đã xây dựng những thể chế khuyến khích phát triển kinh tế như hợp đồng tư nhân, công ty bảo hiểm, hóa đơn thương mại, tín dụng ngân hàng, tòa thượng thẩm để giải quyết tranh chấp, và một thị trường tài chính để huy động vốn cho những chuyến đi xa. Người Genovia cũng đã thiết lập một đất nước thành phố và rất có thể là đất nước đầu tiên được điều hành theo pháp luật. Qua thời gian, họ đã thắng trong cuộc cạnh tranh và người Maghrebis biến mất dần. Sự tin cậy gia đình đã chứng tỏ không phải là những thể chế trung lập, đáng tin cậy. Tất cả các nhà kinh tế ngày nay đều công nhận rằng phát triển kinh tế đòi hỏi một hệ thống pháp luật độc lập và đáng tin cậy nhằm đảm bảo tính hiệu lực cho hợp đồng và tính công bằng cho cạnh tranh. Các thể chế giúp cải thiện tính minh bạch thị trường là đặc biệt quan trọng, vì chúng chống lại điều mà George Akerlof, người từng được nhận giải Nobel, gọi là “thông tin không cân xứng.” Các chủ thể kinh tế không phải bao giờ cũng có thông tin như nhau để sử dụng theo ý muốn. Không có những thể chế để cải thiện tính minh bạch đó, những người tay trong có thể dễ dàng thao túng thị trường, làm cho nhà đầu tư từ bên ngoài mất lòng tin vào hệ thống và rút vốn. Ở những thị trường tự do phát triển, trung gian thông tin tư nhân, với tư cách là các tổ chức xếp hạng và đánh giá hoạt động tích cực, giúp các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định tương đối đầy đủ thông tin trong mê cung tài chính toàn cầu. Tất nhiên, những trung gian này không hoàn hảo, như sự sụp đổ của Enron năm 2001 hay cuộc khủng hoảng thế chấp hiện nay cho thấy: các nhà đầu tư tin tưởng rằng Enron là một công ty vững mạnh và rằng những hợp đồng được ký bởi những thế chấp không hoàn hảo gần như không nguy hiểm gì. Mặc dầu vậy, về cơ bản những trung gian này cải thiện hoạt động của thị trường hiện đại. Có ý kiến cho rằng lĩnh vực nghiên cứu mới: tâm lý - kinh tế học, do nhà tâm lý học Daniel Kahneman, đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002 đưa ra, đã chỉ ra rằng cần có sự hoạt động lớn hơn từ phía cơ quan quyền lực nhất: chính phủ. Lĩnh vực này cho thấy rằng các chủ thể kinh tế có xu hướng hành động theo cách vừa có lý vừa vô lý. Các thí nghiệm cho thấy rằng một phần não bộ của chúng ta chịu trách nhiệm về các quyết định kinh tế ngắn hạn sai, trong khi đó một bộ phận khác lại chịu trách nhiệm về những quyết định có ý nghĩa về kinh tế, thường cần một cái nhìn dài hạn hơn. Khi chính phủ bảo vệ chúng ta khỏi sự không cân xứng của Akerlof bằng cách cấm buôn bán nội bộ, liệu nó có nên đồng thời bảo vệ chúng ta khỏi những cơn bốc đồng không suy nghĩ của chúng ta? Trong một chừng mực nhất định, chính phủ đã làm vậy - ví dụ: bằng cách gia hạn cho người đi vay một thời kỳ suy nghĩ để rồi cuối cùng họ có thể quyết định không thực hiện khoản vay. Jean Tirole, một chuyên gia người Pháp về vấn đề này, gợi ra rằng việc hiểu biết tính phi lý của chúng ta buộc khu vực tư nhân phải thông tin cho người tiêu dùng biết nhiều hơn về hậu quả của những hành động của họ - một lần nữa, sự khủng hoảng thế chấp lại xuất hiện trong đầu - nhưng có thể là rất vô lý khi sử dụng kinh tế học Thông tin - Bình luận / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 135 hành vi để phục hồi những điều tiết quá mức của chính phủ. Sau cùng, chính phủ cũng không có lý hơn cá nhân, và hành động của nó có thể tạo ra những hậu quả cực kỳ tiêu cực. Tâm lý - kinh tế học nên khuyến khích chúng ta làm cho các thị trường minh bạch hơn, chứ không phải làm cho chúng được điều tiết nhiều hơn. Có rất ít sự thống nhất giữa các nhà kinh tế học về việc những thể chế nào khác là cần thiết, và còn ít hơn về việc làm thế nào để tạo ra chúng. Gần đây, có các phân tích khác nhau về vai trò của văn hóa, lịch sử, và tôn giáo trong việc xây dựng nên những điều kiện về thể chế cho sự phồn vinh, song quy mô cũng không đáng kể. Cho đến những năm 1960, rất nhiều nhà xã hội học, tiếp thu thuyết định mệnh văn hóa của Max Weber, tin tưởng rằng văn hóa là nền tảng của phát triển kinh tế. Theo Weber, đạo Khổng là không tương thích với phát triển kinh tế. Nhưng sự đi lên của Hàn Quốc và Đài Loan đã chứng tỏ ngược lại. Hiện nay, có người nói rằng đạo Hồi ngăn cản sự phát triển, nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đều đang phát triển rất nhanh. 4. Thước đo tốt nhất của một nền kinh tế mạnh là tăng trưởng Không giống những thước đo khác (ví dụ: hạnh phúc), tăng trưởng kinh tế có thể được quyết định một cách khách quan: đó là tỷ lệ tăng lên trong tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) qua một thời kỳ nhất định. Quả vậy, một vài nhà kinh tế học tin rằng cần phải tránh việc nhấn mạnh quá đáng các chỉ số đơn thuần về số lượng so với các yếu tố như chất lượng sống và sự quản lý hiệu quả nguồn lực. Các nhà kinh tế cũng đạt được sự thống nhất rộng rãi rằng GDP bỏ qua nhiều khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh tế, như làm việc nội trợ. Tuy vậy, tất cả các nhà kinh tế học đều đồng ý về tầm quan trọng của tăng trưởng: mặc dầu tỷ lệ tăng trưởng cao không giải quyết được tất cả mọi vấn đề song thiếu nó không thể giải quyết được vấn đề gì. Khoa học kinh tế cũng phân biệt giữa tăng trưởng dài hạn và ngắn hạn. Như Edward Prescott, người từng được giải Nobel cho thấy tăng trưởng dài hạn ở phương Tây, với mức tăng trưởng trên đầu người xấp xỉ 2 phần trăm/năm trong suốt thế kỷ qua là kết quả của tích luỹ vốn và đặc biệt là đổi mới công nghệ khiến cho năng suất lao động tăng lên. Chính phủ có ít cách để thúc đẩy xu hướng dài hạn này, nhưng những gì họ có đều là then chốt: cải thiện pháp luật, bảo vệ sở hữu, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng giáo dục. Các chính phủ cũng có khả năng can thiệp và tạo ra những kết quả có vẻ là tích cực trong tăng trưởng ngắn hạn. Tuy vậy, hầu hết những tác động của những can thiệp kiểu đó thường xuất phát từ động cơ chính trị nhiều hơn là kinh tế và thường có chi phí cao thậm chí có thể làm chậm tăng trưởng. Việc hoàn thuế vừa qua của chính phủ Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình. Trong khi giúp cho người đóng thuế có thêm một ít tiền hiện tại và có thể là tạo ra một sự thúc đẩy kinh tế ngắn ngủi, việc hoàn thuế này cộng thêm hơn 100 tỉ Đôla Mỹ vào nợ quốc gia và có thể đẩy lạm phát lên cao hơn cũng như sản sinh thêm những mối lo kinh tế dài hạn. 5. Phá huỷ sáng tạo là động cơ tăng trưởng kinh tế Như nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter đã tranh luận rất hay, chủ nghĩa tư bản mở ra một “cơn gió” đổi mới, “không ngừng cách mạng hoá cấu trúc kinh tế từ bên trong, không ngừng phá huỷ cái cũ, không ngừng tạo ra cái mới.” Sự thay thế không ngừng cái cũ bằng cái mới này được dẫn dắt bởi sự đổi mới kỹ thuật và tinh thần sáng tạo doanh nghiệp, được khuyến khích bằng chính sách 136 Thông tin - Bình luận / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 kinh tế đúng đang mang đến sự thịnh vượng, mặc dù những người bị thay thế trong quá trình này, những người bị đuổi việc, có thể phản đối, đó là điều có thể hiểu được. 6. Ổn định tiền tệ cũng cần thiết cho tăng trưởng; lạm phát luôn có hại Không có nhà kinh tế học danh tiếng nào ngày nay lại phủ nhận rằng nguồn cung tiền ổn định khuyến khích đầu tư và ủng hộ kết nối xã hội, vì nó giúp người ta tiết kiệm cho tương lai. Lạm phát, mặt khác luôn bị gây ra bởi sự chi tiêu nhiều hơn những gì mình có của chính phủ, và sau đó lại in thêm tiền hoặc vay mượn để bù lại những khoản chi tiêu đó phá hoại việc kinh doanh, làm chậm tăng trưởng, và tạo bất bình đẳng xã hội. Đây không phải là động lực cho đầu tư mà là đầu cơ: mua hàng hoá, chờ đợi và sau đó bán lại giá cao hơn, một quá trình không tạo ra được điều gì, tối thiểu nhất là công việc mới. Những người ít tiền hơn là nạn nhân vì tiền lương và trợ cấp đều tụt lại sau giá cả. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà việc siêu lạm phát thường dẫn đến cách mạng. Biện luận của Milton Friedman về ổn định tiền tệ, “Chủ nghĩa trọng tiền” đã được coi là đột phá cách mạng khi lần đầu tiên công bố trong những năm 1960, nay lại trở thành một lẽ phải thông thường. Các nhà kinh tế học ngày nay đã hiểu cách tốt nhất để kiềm chế lạm phát, là chuyển việc quản lý tiền từ chính phủ sang các ngân hàng trung ương độc lập như Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Các ngân hàng trung ương này là những thể chế trọng tiền và họ luôn cố gắng tạo ra vừa đủ tín dụng để đảm bảo thanh khoản và ngăn chặn sự hoảng loạn tài chính vốn thường đi kèm với sự dễ đổ vỡ tín dụng, và chống lại những chính trị gia lớn tiếng ủng hộ việc in tiền, rằng in thêm tiền sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm hơn. Ngay cả trong suy thoái, các ngân hàng này cũng vẫn cố tìm cách giữ cho hệ thống tiền tệ được ổn định để kích thích đầu tư. 7. Thất nghiệp lao động không kỹ năng chủ yếu được quyết định bởi chi phí lao động Các nhà kinh tế học thừa nhận, điều chỉnh thị trường lao động (ví dụ mức lương tối thiểu) làm tăng chi phí lao động và tăng thất nghiệp. Không có giải pháp giảm thất nghiệp nào mà tránh được những điều chỉnh đó. Sự cứng nhắc của các thị trường lao động Châu Âu, ví dụ ở Pháp, theo đó việc sa thải một nhân viên yêu cầu phải trả cho anh ta một khoản bồi thường lớn và việc phải có sự đồng ý của một thẩm phán có vẻ là những lý do khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Châu Âu vẫn ở mức cao hơn so với Hoa Kỳ. 8. Trong khi nhà nước phúc lợi là cần thiết, không phải lúc nào nó cũng hiệu quả Các nhà kinh tế học nhận ra rằng sự trợ giúp của chính phủ luôn tạo động lực tích cực hoặc tiêu cực, đối với hành vi và tình hình kinh tế của những người nhận. Điều then chốt là tránh làm cho các cá nhân và nhóm phụ thuộc trợ cấp chính phủ bị giam trong tình trạng bán nghèo kéo dài. Sự thật kinh tế này được thừa nhận ở Hoa Kỳ, nơi mà cải cách phúc lợi đã chiến thắng trong những năm 1990. Nhờ kinh nghiệm xã hội chủ nghĩa của mình, các nước Trung và Đông Âu cảnh giác hơn với những nguy cơ của sự phụ thuộc phúc lợi. Thông tin - Bình luận / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 137 9. Sự tạo ra những thị trường tài chính phức tạp đã dẫn đến tiến bộ kinh tế Những công cụ tài chính tinh vi như chứng khoán phái sinh, đã tạo điều kiện cho sự chia sẻ rủi ro trên quy mô toàn quốc, đẩy mạnh sự cải tiến và thúc đẩy thịnh vượng. Không có cơ sở hợp lý nào cho việc phân biệt “chủ nghĩa tư bản ảo” với “chủ nghĩa tư bản thật”: không có gì thật sự từng được tạo ra mà không được cấp vốn trước tiên. Những công cụ mới không phải là không có vấn đề, như đã thấy ở sự thất bại của cho vay dưới chuẩn. Những công ty tài chính cũng như những công ty khác đưa ra những ý tưởng mới, thử nghiệm chúng, và đôi khi cũng thất bại. Nhưng ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, lợi ích toàn cầu của các thị trường tài chính mới vẫn vượt trội hơn những chi phí của nó. Cuộc tranh luận giữa những nhà kinh tế học ngày nay chỉ tập trung vào mức độ minh bạch và sự điều chỉnh cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của chúng. 10. Cạnh tranh luôn đáng mong đợi Ngoài việc coi cạnh tranh là mong đợi, không có sự thống nhất hoàn toàn về các vấn đề của cạnh tranh. Một vài nhà kinh tế học cho rằng dưới những điều kiện nhất định, độc quyền tư nhân hoặc công cộng có thể đóng góp cho đổi mới hoặc tiến bộ. Bảo hộ đối với tài sản trí tuệ cũng đang là vấn đề tranh cãi. Các nhà kinh tế nhớ rằng bằng sáng chế của Anh đã bảo vệ động cơ hơi nước của James Watt khỏi cạnh tranh từ năm 1769 đến năm 1790, làm chao đảo cuộc Cách mạng công nghiệp. Trong chừng mực nào thì bằng sáng chế cho những phần mềm máy tính và dược phẩm có thể làm chậm hoặc tăng tiến bộ? Thời kỳ sáng tạo nhất của lịch sử Thung lũng Sillicon diễn ra trước khi phần mềm được công nhận bằng sáng chế. Điều này rất đáng lưu ý. Paul Romer, nhà kinh tế học hàng đầu Hoa Kỳ trong lĩnh vực này (Đại học Stanford) cho rằng câu trả lời có thể là “sở hữu mềm” quyền sở hữu ngắn hạn có thể làm cho nghiên cứu trở nên đáng thực hiện mà không gây trở ngại quá đáng cho cạnh tranh. Mười vấn đề nói trên chỉ dẫn cho tất cả việc xây dựng chính sách kinh tế trên toàn thế giới với quy mô ngày càng lớn. Liệu điều này có phải là chúng ta đã đến điểm “kết thúc của lịch sử” trong kinh tế học, theo như cách nói nổi tiếng của Francis Fukuyama, bằng con đường của Hegel và Alexandre Kojève? Có lẽ, theo một nghĩa nào đó thì khoa học kinh tế sẽ không bao giờ phát hiện lại được những ưu điểm của siêu lạm phát hay của sự quốc hữu hóa công nghiệp. Một vài nhà phê bình buộc tội rằng kinh tế học không phải là khoa học theo cách như là môn vật lý chẳng hạn và các nhà kinh tế học cũng không thể có những dự đoán chính xác như một khoa học chính xác. Nhưng điều này cũng không hoàn toàn đúng, các nhà kinh tế học có thể dự báo rằng những chính sách kém tất yếu sẽ dẫn đến thảm họa. Nếu như kinh tế học, một ngành khoa học con người, thiếu đi sự chính xác của vật lý, một ngành tự nhiên, thì nó vẫn tiến lên theo cùng một cách rút ra kết luận từ giả thuyết này đến giả thuyết khác, mỗi cái đều gần giống như một thực tế vượt quá sự hiểu biết toàn diện của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta hiểu sự kết thúc của lịch sử trong kinh tế học là sự nhận biết hoàn thiện những khám phá trong khoa học kinh tế, thì hiện nay chưa phải là thời điểm đó. Thị trường tự do vẫn có những kẻ thù và những nhà phê bình, bao gồm từ những người mơ ước về một thế giới công bằng hơn, tâm hồn hơn, những người không tưởng chỉ đơn thuần tìm cách bảo vệ cho những quan tâm vật chất nông cạn của mình, đến những nhà nghiên cứu chính thống đang cố gắng nhìn xa hơn thị trường. Và chúng ta không được coi nhẹ sự kém hiểu biết khi nguyên lý kinh tế không được hiểu rộng rãi trong công chúng hay thậm chí trong những nhà lập pháp. Sự thật không thể tranh cãi là việc thế giới vừa trải qua một thời kỳ tăng trưởng dài khi mà thương mại toàn cầu đã mở rộng vẫn được rất ít người biết đến. Chắc chắn tin này là quá tốt. 138 Thông tin - Bình luận / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 132-138 có một nỗi lo về sự nhiễu loạn sinh thái, dẫn đến những chính sách không nhất quán khiến hạn chế phát triển và gây tổn hại lợi ích của những người nghèo khổ nhất. Ví dụ: việc ngăn cấm động vật biến đổi gien sẽ làm hại đến năng suất của nông nghiệp khi mà nhu cầu trên toàn cầu về thực phẩm đang tăng lên, mặc dầu, bằng chứng đã cho thấy các động vật biến đổi gien này không tạo ra bất cứ nguy hại gì cho môi trường. Một mối nguy hiểm khác không tách rời bản chất của các hệ thống kinh tế là tăng trưởng mang tính chu kỳ. Bất chấp những lo lắng hiện thời về một sự suy thoái, thời kỳ của các khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn có vẻ như đã qua, một phần lớn là nhờ sự tiến bộ của khoa học kinh tế cho phép các chính phủ và chủ thể kinh tế hiểu và quản lý các cuộc khủng hoảng kinh tế tốt hơn. Cuộc Đại khủng hoảng có thể không xảy ra một lần nữa, bởi những sai lầm chính trị đã làm trầm trọng nó như chế độ bảo hộ công nghiệp trong nước và sự cạn kiệt tín dụng, không có xu hướng lặp lại trong tương lai. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và Ngân hàng Anh quốc đã làm tất cả có thể trong cuộc khủng hoảng thế chấp hiện nay bằng cách hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng. Nhưng những cuộc khủng hoảng nhỏ hơn là không thể tránh khỏi vì chúng gắn với đổi mới và khi cái mới thay thế cái cũ trong một sự phá huỷ sáng tạo, bắt buộc phải có những thích ứng nhiều khi gây đau đớn. Chúng ta thấy rằng những biến động này là khó chịu đựng vì chúng ta lớn lên trong bối cảnh gần gũi với sự tăng trưởng không ngừng. Tương tự, như chúng ta đều biết, tự do thương mại có nghĩa là một vài người có thể bị mất việc. Cạnh tranh nước ngoài có thể xóa sổ hoàn toàn các công ty hay thậm chí cả những ngành kinh tế. Chúng ta đều biết rằng đó là vì, như Friedman đã từng nói, thải hồi và đóng cửa khiến thông tin đưa ra trở nên không cân xứng. Trong bối cảnh đó, không ai nhắc đến việc người tiêu dùng và các nhà đầu tư đang là những nhóm tiêu biểu trong vô số các nhóm người được hưởng lợi. Điều này giúp giải thích tại sao những chính trị gia có ý chế nhạo tự do thương mại còn cử tri lại sẵn sàng đồng ý. Để giúp những người thua thiệt trong tự do thương mại, chính phủ không nên quay lưng với tự do thương mại hay sự phá huỷ sáng tạo và bắt đầu trợ cấp cho những hoạt động chắc chắn bị thất bại, một loại chính sách bảo hộ dứt khoát sẽ dẫn đến suy giảm kinh tế. Thay vào đó, chính phủ nên giúp những người thua thiệt thay đổi công việc một cách dễ dàng hơn bằng việc cải thiện các cơ hội giáo dục và thúc đẩy đầu tư, tạo nhiều việc làm mới. Một nhiệm vụ cần thiết hơn của những chính phủ dân chủ và những nhà tạo dư luận khi đương đầu với chu kỳ kinh tế và sức ép chính trị là bảo vệ và bảo hộ hệ thống mà đã phục vụ cho nhân loại rất nhiều, và không thay thế nó bởi một hệ thống tồi tệ hơn với lý do là nó không hoàn hảo. Mặc dù vậy, không nghi ngờ gì rằng bài học này là một trong những bài học khó diễn đạt nhất bằng thứ ngôn ngữ được công chúng chấp nhận. Thực ra, ngay cả hệ thống tốt nhất trong tất cả các hệ thống kinh tế cũng không hoàn hảo. Bất kể sự thật được khám phá bởi khoa học kinh tế là như thế nào, thị trường tự do cuối cùng vẫn là sự phản ánh duy nhất bản chất con người vốn không phải là hoàn hảo. Nguồn: Hứa Thanh Quỳnh, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (lược dịch).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_hoc_khong_noi_doi.pdf
Tài liệu liên quan