Làm rõ chức năng, vai trò của CP để thấy rằng nền KTTT có cần CP can thiệp ko?
Làm rõ thất bại của TT để khẳng định vai trò của CP.
Tìm hiểu xem KVCC tham gia hoạt động kinh tế nào và chúng được tổ chức ra sao?
Tìm hiểu và dự đoán trước tác động mà một chính sách của CP có thể gây ra.
Đánh giá các phương án chính sách như chính sách thuế, trợ cấp.
45 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN HỌCKINH TẾ CÔNG CỘNG Giảng viên: Th.s Nguyễn Thi Hoa THÔNG TIN CƠ BẢN Tên học phần: Kinh tế Công cộng Số đơn vị học trình: 04 Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 2 Phân bổ thời gian: Giảng trên lớp: 40 tiết Thảo luận/làm bài tập: 18 tiết Kiểm tra: 2 tiết Tổng cộng: 60 tiết Điều kiện tiên quyết: Đã học xong học phần Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô Mục tiêu học phần lý giải về vai trò và phạm vi can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế thị trường phân tích cơ chế ra quyết định trong khu vực công và các công cụ chính sách để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thị trường. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương I: lý giải chính phủ phải can thiệp vào nền kinh tế thị trường; các vai trò cơ bản của chính phủ; những hạn chế của chính phủ khi can thiệp và giới thiệu khái quát về học phần. Các chương tiếp theo (II, III và IV) lần lượt đi sâu phân tích và đánh giá ba vai trò nói trên của chính phủ, có liên hệ đến thực tiễn của Việt Nam. Chương V đề cập đến cơ chế ra quyết định trong khu vực công Chương VI hệ thống hoá lại các công cụ chính sách mà chính phủ sử dụng Nhiệm vụ của người học Tham dự đầy đủ các buổi lên lớp, kiểm tra, thi hết học phần và phát biểu tích cực xây dựng bài. Làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị các chuyên đề phát biểu trong giờ thảo luận theo phân công của giáo viên. Tài liệu học tập Giáo trình Kinh tế Công cộng - Khoa Kế hoạch và Phát triển, ĐH KTQD Giáo trình Kinh tế học công cộng- J.E. Stiglitz Giáo trình Public Finance - H.S. Rosen Giáo trình Public Finance - D.N Hymam Giáo trình Kinh tế và Tài chính công- Đại học Kinh tế Quốc dân Tham khảo các tạp chí kinh tế Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Ý thức tham gia học tập: Được đánh giá qua ý thức đi học đầy đủ, đúng giờ, phát biểu xây dựng bài tích cực và tinh thần tự giác làm bài tập, thảo luận theo các chuyên đề được phân công). Sinh viên không tham dự đủ từ 80% thời gian trên lớp sẽ không đủ điều kiện được xét tích lũy đủ kiến thức của học phần. Kiểm tra giữa kỳ: Có một bài kiểm tra giữa kỳ 60 phút, có báo trước. Thi hết học phần: Có một bài thi hết môn 90 phút theo hình thức thi trắc nghiệm. Thang điểm Học phần được đánh giá theo thang điểm 10, trong đó: Ý thức tham gia học tập: 10% điểm tổng kết Kiểm tra giữa kỳ: 20% điểm tổng kết Thi hết học phần: 70% điểm tổng kết Chương I: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường và đối tượng nghiên cứu của môn học Kinh tế Công cộng 1. Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 2. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế 3. Chức năng, nguyên tắc và những hạn chế trong sự can thiệp của chính phủ 4. Đối tương, nội dung và phương pháp luận nghiên cứu môn học Chương II: Chính phủ và vai trò phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 1. Độc quyền 2. Ngoại ứng 3. Hàng hoá công cộng (HHCC) 4. Thông tin không đối xứng Chương III: Chính phủ và việc đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo công bằng xã hội 1. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập 2. Các lý thuyết về phân phối lại thu nhập 3. Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 4. Đói nghèo và các giải pháp xoá đói giảm nghèo Chương IV: Chính phủ với vai trò ổn định và hội nhập kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá 1. Chính sách tài khoá và tiền tệ với chức năng ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đóng 2. Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ trong bổi cảnh toàn cầu hoá 3. Chính phủ Việt Nam với việc sử dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập Chương V Lựa chọn công cộng 1. Lợi ích của lựa chọn công cộng (LCCC) 2. LCCC trong cơ chế biểu quyết trực tiếp 3. LCCC trong cơ chế biểu quyết đại diện Chương VI: Công cụ can thiệp cơ bản của chính phủ vào nền kinh tế 1. Nhóm công cụ chính sách về các qui định pháp lý 2. Nhóm công cụ chính sách tạo cơ chế thúc đẩy thị trường 3. Nhóm công cụ chính sách điều tiết bằng thuế và trợ cấp 4. Nhóm công cụ chính sách sử dụng kinh tế nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ 5. Nhóm công cụ chính sách về bảo hiểm và giảm nhẹ nguy cơ tổn thương CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC KINH TẾ CÔNG CỘNG NỘI DUNG CHÍNH CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính Phủ 1.2 Sự thay đổi vai trò Chính Phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 1.3 Đặc điểm chung của khu vực công cộng 1.4 Khu vực công cộng ở Việt Nam 1.5 Chính Phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế 1.1 Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính Phủ Khái niệm Chính Phủ: CP là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu. 1.1 Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính Phủ Chức năng của Chính phủ: thực thi pháp luật và can thiệp vào nền kinh tế. Câu hỏi: Chính phủ có nên can thiệp vào nền KTTT không và can thiệp ở mức độ nào? 1.1 Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính Phủ Lý thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith nền KTTT thuần túy Quan điểm của Karl Marx, Anghen, Lenin nền KT kế hoạch hóa tập trung Cải cách kinh tế (trong đó có VN) nền KT hỗn hợp 1.2 Sự thay đổi vai trò CP trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20 Thập kỷ 50-70: Chính phủ đóng vai trò quan trọng Thập kỷ 80: thu hẹp sự can thiệp của Chính phủ Thập kỷ 90: kết hợp với KVTN trong quá trình phát triển 1.3 Đặc điểm chung của khu vực công cộng Khái niệm khu vực công cộng:là một bộ phận của nền kinh tế có thể và được phân bổ nguồn lực theo cơ chế phi thị trường Phân bổ nguồn lực: Theo cơ chế thị trường Theo cơ chế phi thị trường 1.3 Đặc điểm chung của khu vực công cộng (tiếp) Các lĩnh vực cơ bản được coi là KVCC: Hệ thống các cơ quan quyền lực của NN Hệ thống quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn XH… Hệ thống KCHT kỹ thuật và xã hội Các lực lượng kinh tế của Chính phủ Hệ thống an sinh xã hội 1.3 Đặc điểm chung của khu vực công cộng Quy mô của KVCC: Lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quan hệ tương tác giữa KVCC và KVTN 1.4 Khu vực công cộng ở Việt Nam Trước năm 1986 KVCC giữ vai trò chủ đạo KVTN nhỏ bé, bị bóp nghẹt Sau năm 1986 Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ VI: chuyển nền KT sang vận hành theo cơ chế TT KVCC có chuyển biến sâu sắc KVCC bộc lộ những yếu kém chưa theo kịp yêu cầu đổi mới Nguyên nhân những yếu kém của KVCC 1.5 CP trong vòng tuần hoàn kinh tế 2. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KINH TẾ 2.1 Tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực 2.2 Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi 2.3 Thất bại của thị trường – cơ sở để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế 2.1 Tiêu chuẩn về sử dụng nguồn lực 2.1.1 Hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto Hiệu quả Pareto: Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác 2.1 Tiêu chuẩn về sử dụng nguồn lực Hoàn thiện Pareto:Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu. 2.1 Tiêu chuẩn về sử dụng nguồn lực 2.1.2 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto Điều kiện hiệu quả sản xuất: MRTSX LK = MRTSY LK Điều kiện hiệu quả tiêu dùng: MRSA XY = MRSB XY Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: MRTXY = MRSA,B XY 2.1.2 Điều kiện đạt hiệu quả Pareto (tiếp) 2.1 Tiêu chuẩn về sử dụng nguồn lực 2.1 Tiêu chuẩn về sử dụng nguồn lực MB>MC:chưa hiệu quả vì tăng sản lượng còn làm tăng được PLXH MB chức năng thứ nhất của CP - Hiệu quả Pareto chỉ quan tâm đến hiệu quả mà không quan tâm đến công bằng => chức năng thứ hai của CP - Tiêu chuẩn Pareto chỉ đưa ra dấu hiệu tốt về hiệu quả phân bổ nguồn lực trong điều kiện nền kinh tế ổn định => chức năng thứ ba của CP 2.2 Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi 2.2.2 Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi - Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi nghiên cứu trong bối cảnh 1 nền kinh tế đóng => chức năng thứ tư của CP Các chức năng của chính phủ Phân bổ nguồn lực Phân phối lại thu nhập để giải quyết công bằng xã hội Ổn định kinh tế vĩ mô Đại diện quốc gia trên trường quốc tế 2.3 Thất bại của thị trường – cơ sở để CP can thiệp vào nền kinh tế Thất bại của thị trường: là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. Những thất bại thị trường chủ yếu gồm: 2.3 Thất bại của thị trường – cơ sở để CP can thiệp vào nền kinh tế (tiếp) 2.3.1 Thất bại về tính hiệu quả (C2) Độc quyền Ngoại ứng Hàng hóa công cộng Thông tin không đối xứng 2.3 Thất bại của thị trường – cơ sở để CP can thiệp vào nền kinh tế (tiếp) 2.3.2 Thất bại do sự bất ổn định mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế (C4) 2.3.3 Thất bại về công bằng (C3) 2.3.4 Hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng 3. CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG SỰ CAN THIỆP CỦA CP VÀO NỀN KTTT 3.1 Chức năng của CP 3.1.1 Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế 3.1.2 Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội 3.1.3 Ổn định hóa kinh tế vĩ mô 3.1.4 Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế 3.2 Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của CP vào nền KTTT 3.2.1 Nguyên tắc hỗ trợ Trả lời cho câu hỏi: CP có nên can thiệp vào nền KT hay ko? 3.2.2 Nguyên tắc tương hợp Trả lời cho câu hỏi: CP nên can thiệp vào nền KT như thế nào? 3.3 Những hạn chế của Chính phủ khi can thiệp 3.3.1 Hạn chế do thiếu thông tin 3.3.2 Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của các cá nhân 3.3.3 Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính 3.3.4 Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC KTCC 4.1 Đối tượng môn học KTCC 4.1.1 Sản xuất cái gì? 4.1.2 Sản xuất như thế nào? 4.1.3 Sản xuất cho ai? 4.1.4 Các quyết định công cộng được đưa ra như thế nào? 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC KTCC 4.2 Nội dung môn học KTCC Làm rõ chức năng, vai trò của CP để thấy rằng nền KTTT có cần CP can thiệp ko? Làm rõ thất bại của TT để khẳng định vai trò của CP. Tìm hiểu xem KVCC tham gia hoạt động kinh tế nào và chúng được tổ chức ra sao? Tìm hiểu và dự đoán trước tác động mà một chính sách của CP có thể gây ra. Đánh giá các phương án chính sách như chính sách thuế, trợ cấp... 4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC KTCC 4.3 Phương pháp nghiên cứu môn học KTCC 4.3.1 Phương pháp phân tích thực chứng là một phương pháp phân tích khoa học nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế 4.3.2 Phương pháp phân tích chuẩn tắc là phương pháp phân tích dựa trên những nhận định chủ quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được những kết quả mong muốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế công cộng.ppt