Dạng
nhà vệ sinhNguyên lý
xử lý phân
Dạng
nhà vệ sinh
Nguyên lý
xử lý phân
Tính chất
Ưu điểm
Nhược điểm
Tự hoại
· Vi khuẩn yếm khí
sẽ phân hủy các
chất thải người
sau một thời gian
trong bể tự hoại.
· Sạch sẽ, gọn gàng,
không hoặc ít gây
rò rỉ mùi hôi
· Thích hợp cho
những vùng đất
cao, đất phù sa
nước ngọt.
· Chi phí cao.
· Không thể dùng
nước mặn và
nước phèn được
vì các loại nước
này không giúp
cho phân tự hoại
được.
Tự thấm
· Chất thải thấm
qua các tầng đất
và tự làm sạch
· Thích hợp cho các
vùng đất thấm nước
tốt như các vùng
cao, vùng đồi núi,
vùng giồng cát ven
biển
· Được UNICEF đề
xuất xây dựng khá
nhiều nơi khô hạn.
· Có thể ảnh
hưởng phần nào
đối với nền đất
nơi đặt nhà vệ
sinh.
Dạng khô
· Dạng này không
dùng nước,
thường dùng tro
bếp, tro trấu hoặc
cát mịn để phủ lấp
phân.
· Có thể thiết kế để
phân và nước tiểu
đi đến những
thùng chứa riêng
biệt.
· Rẻ tiền
· Phân người sau
một thời gian ủ trộn
với tro bếp có thể
dùng để làm phân
bón cho cây trồng.
· Không được vệ
sinh và thẩm mỹ
· Có mùi hôi
· Nếu không che
đậy cần thận,
ruồi có thể đến
sinh sản.
29 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức cơ sở về nhà vệ sinh nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ d NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
===============================================================
2.1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỐI VỚI NHÀ VỆ SINH
2.1.1 Bố trí Nhà vệ sinh
Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây
dựng khó khăn, nhà vệ sinh thường bố trí bên ngoài nhà ở, mang tính cộng đồng
(cho 1 hoặc vài nông hộ sử dụng chung), cấu trúc đơn giản nhưng để đảm bảo
yêu cầu vệ sinh môi trường, một số khoảng cách tối thiểu ở hình 2.1 cần được
tham khảo.
NHÀ Ở
% NGUỒN SÔNG ,
> 8 - 30 m
> 1,5 – 2,0 m MỰC NƯỚC
NGẦM (tầng trên)
# 4 - 6 m > 8 - 30 m
-
CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC
> 8 - 30 m
GIẾNG NƯỚC
WC
Hình 2.1: Khoảng cách tối thiểu tham khảo khi bố trí hố xí công cộng
ở vùng nông thôn
Nhà vệ sinh công cộng nên bố trí nơi thấp nhất, cần cách xa giếng và các nguồn
nước khác ít nhất là 8 m đối với vùng đồng bằng và đến 30 m đối với vùng núi,
vùn cao nguyên. Hướng chảy của nước ngầm phải chảy theo hướng từ giếng
đến ố xí để tránh nước thải người chảy vào giếng. Đáy hố xí phải cao hơn mực
nướ ngầm tầng trên tối thiểu khoảng 1,5 đến 2,0 m. Chỉ tiêu này, ở trong một số
điều kiện nào đó ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tương đối khó đạt, đặc biệt
là c c vùng ngập lũ, những nơi mà nước cao hơn mặt đất tự nhiên hơn 1 mét và
-----
Chư
g
h
c
á--------------------------------------------------------------------------------------------------
ơng 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
12
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
kéo dài vài ba tháng liên tục. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chấp nhận sự
nhiễm bẩn tạm thời cho những vùng này nếu chưa có các kinh phí cần thiết để
xây dựng các nhà vệ sinh tự hoại chắc chắn và cố định. Trường hợp này, với
khối lượng nước lũ quá lớn thì xem khả năng sự pha loãng, sự tiêu thụ phân của
cá tự nhiên và khả năng tự làm sạch của thiên nhiên là cao.
2.1.2 Phân loại nhà vệ sinh
Có 3 dạng chính để chọn lựa khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh:
Bảng 2.1: Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lý phân
Tính chất Dạng
nhà vệ sinh
Nguyên lý
xử lý phân Ưu điểm Nhược điểm
Tự hoại
• Vi khuẩn yếm khí
sẽ phân hủy các
chất thải người
sau một thời gian
trong bể tự hoại.
• Sạch sẽ, gọn gàng,
không hoặc ít gây
rò rỉ mùi hôi
• Thích hợp cho
những vùng đất
cao, đất phù sa
nước ngọt.
• Chi phí cao.
• Không thể dùng
nước mặn và
nước phèn được
vì các loại nước
này không giúp
cho phân tự hoại
được.
Tự thấm
• Chất thải thấm
qua các tầng đất
và tự làm sạch
• Thích hợp cho các
vùng đất thấm nước
tốt như các vùng
cao, vùng đồi núi,
vùng giồng cát ven
biển
• Được UNICEF đề
xuất xây dựng khá
nhiều nơi khô hạn.
• Có thể ảnh
hưởng phần nào
đối với nền đất
nơi đặt nhà vệ
sinh.
Dạng khô
• Dạng này không
dùng nước,
thường dùng tro
bếp, tro trấu hoặc
cát mịn để phủ lấp
phân.
• Có thể thiết kế để
phân và nước tiểu
đi đến những
thùng chứa riêng
biệt.
• Rẻ tiền
• Phân người sau
một thời gian ủ trộn
với tro bếp có thể
dùng để làm phân
bón cho cây trồng.
• Không được vệ
sinh và thẩm mỹ
• Có mùi hôi
• Nếu không che
đậy cần thận,
ruồi có thể đến
sinh sản.
Khi xét đến việc có hay không sự chuyển vận phân đi nơi khác kết hợp với khả
năng có hoặc không có nước để dội cầu thì ta có thể theo sự khuyến cáo ở Bảng
2.2 và 2.3:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
13
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 2.2 : Phân loại bể thải liên quan đế sự dùng nước và vận chuyển phân
Có sự vận chuyển phân Không vận chuyển phân
Có dùng nước
1. Xây dựng nhà vệ sinh
loại có nút nhấn xả nước
nối với hệ thống dẫn thoát
nước
3. Xây dựng loại nhà vệ
sinh có nút xả nối hố chứa
phân hoặc ao cá hoặc hầm
biogas
Không dùng
nước
2. Xây dựng loại nhà vệ
sinh với loại hố xí thùng
4. Xây dựng loại nhà vệ
sinh với hố ủ phân
compost
Bảng 2.3: Các hình thức chuyển phân
Hình thức vận chuyển Đặc điểm
• Vận chuyển phân bùn bằng xe hút
hầm cầu
• Phù hợp với các vùng đô thị và ven
đô, thị trấn
• Chi phí cao
• Vệ sinh tốt
• Vận chuyển phân bằng công lao
động (người cào và xe đẩy)
• Phù hợp với vùng nông thôn và
vùng núi, nơi khan hiếm nước
• Tiết kiệm phân bón
• Thiếu vệ sinh
• Vận chuyển phân bằng thùng
• Phù hợp với vùng nông thôn và
vùng núi, nơi khan hiếm nước
• Tiết kiệm phân bón
• Thiếu vệ sinh
• Vận chuyển phân bằng thùng dạng
cơ giới
• Phù hợp với vùng nông thôn và
thành thị
• Có thể làm phân bón
• Vệ sinh ở mức độ vừa
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
14
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu xem xét đến việc vận chuyển, xử lý và tái sử dụng phân thì có thể theo sơ
đồ hình 2.2 sau. Quan hệ này là một phần của mô hình canh tác sinh thái khép
kín VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas) ở nông thôn.
cá
Nuôi trâu,
bò, dê,
Người
Thực phẩm
SỬ
D
Ụ
N
G
&
TÁ
I S
Ử
D
Ụ
N
G
V
Ậ
N
C
H
U
Y
ỂN
&
X
Ử
L
Ý
TH
U
G
O
M
Nuôi
gà, vịt
Tưới, bón ruộng
/ Trồng cỏ
Ao trữ
Hố trữ
Nuôi
tảo
Nuôi
trùn
Nuôi Hố ủ
Biogas
Xe hút
hầm cầu
Xe bò
chuyển phân
Cống
rãnh
Bể chứa phân/
Bể tự hoại
Hầm
cố định
Hố ủ
tạm
Thùng
chứa
Xuống ao, hồ * Dùng nướcKhông dùng nước
HỐ XÍ
Hình 2.2: Mô hình VACB liên quan đến việc sử dụng hố xí
Ghi chú:
* Nhà xí thải chất bài tiết xuống ao hồ (như nhà xí ao cá), trong một số phân loại,
được xem là loại nhà xí không dùng nước.
Ngoài ra người ta còn phân loại theo kiểu nhà xí có hay không sự chia tách phân
và nước tiểu cho các mục tiêu xử lý và sử dụng khác nhau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
15
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Nhà xí không có sự chia tách nước tiểu (non-urine-diverting units)
Loại nhà xí này giữ phân và nước tiểu cùng một hố xả, đây cũng là một
kiểu thông dụng ở nhiều nơi, kể cả vùng nông thôn hoặc thành phố. Nếu có
yêu cầu ủ phân thì chuyển tất cả các chất thải người thành đất mùn bằng
cách phủ lên chúng vôi, tro cây, đất bột, rơm mục, … sau mỗi lần đi tiêu tiểu.
Thời gian ủ thường ít nhất 3 - 4 tháng. Nếu có hệ thống thông hơi thì có thể
rút ngắn xuống còn khoảng 2 tháng. Hầu hết loại này có hầm chứa đặt dưới
mặt đất và để phân - nước tiểu tự hoại và có kết cấu hầm như sau (Hình 2.3).
Hình 2.3: Kết cấu hầm chứa phân và nước tiểu
• Nhà xí có sự chia tách nước tiểu (urine-diverting units)
Loại nhà xí này tách phân và nước tiểu đi thành 2 con đường riêng biệt.
Phân được dẫn theo một đường ống vào hầm xả, Hầm này có thể để ủ trong
3 - 4 tháng. Còn nước tiểu được dẫn đi theo một đường ống riêng ra ngoài
để xử lý cho hoai khoảng vài ngày và hoà với nước, dùng tưới cho cây trồng.
Bệ ngồi xả có kết cấu đặc biệt để có sự chia tách này. (Hình 2.4).
Hình 2.4: Kết cấu một bể ngồi với sự chia tách phân và nước tiểu
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
16
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 2.5: Một kiểu bệ xí đơn giản có sự chia tách phân và nước tiểu
theo thiết kế của Trung tâm Công nghệ Nhà vệ sinh Gramalaya
(Gramalaya Toilet Technology Centre), Ấn Độ
Phần phân thường được xử lý theo tiến trình chung như: làm khô, gia tăng độ
pH (thêm alkaline từ tro, trấu, …) và tăng nhiệt độ. Phần nước tiểu thì dẫn
chứa ở một bể riêng, đậy kín để ngăn khí nitrogen thất thoát, để yên trong vài
ngày đến 1 tuần cho "hoai", lúc đó nước tiểu chuyển thành amonia và độ pH
tăng lên khoảng 9, hầu hết các mầm bệnh bị diệt. Pha nước tiểu đã "hoai" với
nước sạch ở tỉ lệ 1:5 đến 1:10 khi tưới cho cây trồng.
Hình 2.6: Minh họa một kiểu nhà tiêu nông thôn
có sự phân tách phân và nước tiểu
ED-CTU, 2003)
-----
Chư
(Nguồn: Thilo, SANS--------------------------------------------------------------------------------------------------
ơng 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
17
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Nhà xí cải tiến sự tách nước tiểu, phân và mùi hôi:
Ở Úc có một kiểu nhà xí cải tiến: phân và nước tiểu được nhận vào chung
một bể chứa. Bể chứa này có thể để trên mặt đất. Ở bể chứa lại làm một lưới
lược nước. Nước tiểu và một phần nước dịch từ phân thấm đổ xuống dưới
và được dẫn ra ngoài bằng một ống dẫn riêng, phần phân ráo nước hơn
được giữ lại ở phía trên để tự hoại hoặc lấy ra ngoài bằng một cửa riêng.
Phần khí có mùi hôi được rút xuống phần chứa nước và được dẫn cưỡng
bức ra một đường ống riêng đưa lên cao bằng một quạt hút khí (Hình 2.7).
Hình 2.7: Một kiểu nhà vệ sinh cải tiến ở Úc: phân, nước, khí tách biệt.
2.2 YÊU CẦU XÂY DỰNG MỘT NHÀ VỆ SINH
Tiêu chuẩn chính của một nhà vệ sinh phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó còn có những tiêu chuẩn khác liệt kê ra như sau:
• Phải đảm bảo vệ sinh môi trường, khoảng cách từ nhà vệ sinh đến các
nguồn nước từ 8 – 30 mét, cách chổ ở phải đủ xa (tối thiểu 4 – 6 mét).
• Không để mùi hôi, xú uế thoát ra chung quanh.
• Nước từ hầm nhà vệ sinh khi thoát ra phải sạch, đảm bảo yêu cầu nguồn
nước loại B (theo tiêu chuẩn Việt Nam, xem phụ lục), về lý thuyết không
có vi khuẩn gây bệnh.
• Hầm cầu bảo đảm chắc chắn, an toàn cho người sử dụng.
• Đối với các dạng nhà vệ sinh cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống
sạch các chất thải xuống bể chứa. Đối với các gia đình nghèo thì nên bố
trí các xô nước, thùng dội có dung tích khoảng 20 lít để tống chất thải.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
18
• Trong nhà vệ sinh nên để thêm các chổi chùi bằng tre hoặc nhựa, thùng
đựng giấy vệ sinh, khay để xà phòng, lu chứa nước.
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Kích thước hố chứa phân phải đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên
3 năm (đối với vùng nông thôn) và trên 5 năm (đối với các khu dân cư, đô
thị) mới đầy và phải thuê các xe hút hầm cầu đến rút các chất cặn bã.
• Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo sự thoải
mái, tiện lợi cho người sử dụng.
• Thông thường nhà vệ sinh vừa là nơi để xả chất thải người và cũng là nơi
nhà tắm. Cần chú ý là khi thiết kế nên làm đường dẫn nước thoát riêng
biệt. Nước tắm tuyết đối không cho chảy vào hố xí vì có chứa nhiều chất
tẩy rửa, xà phòng gây nguy hại cho các vi khuẩn yếm khí trong hầm tự
hoại.
2.3 QUI MÔ XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH
Qui mô xây dựng nhà vệ sinh được hiểu là dung tích cần thiết của hố
chứa phân hay kích thước hố chứa, dung tích chứa của nhà vệ sinh tùy thuộc
vào 3 yếu tố: mức thải của từng cá nhân (người lớn hoặc trẻ em), số lượng
người sử dụng nhà vệ sinh và thời gian sử dụng (thời gian phải hút sạch hầm
cầu). Thật sự, khó có thể xác định chính xác dung tích này, nó mang tính gần
đúng, việc tính toán thiên về an toàn, nghĩa là kết quả đủ thừa so với nhu cầu
thực tế.
Thể tích hố chứa phân có thể xác định theo (Kalbermatten et al., 1980):
• Nếu kích thước hố chứa nhỏ hơn độ sâu 4 m (Công thức 2-1):
V = A.d = 1.33 x C.P.N
• Nếu kích thước hố chứa lớn hơn độ sâu 4 m (Công thức 2-2):
V = A.(d - 1) = C.P.N
Trong đó:
V = thể tích hố chứa phân (m3)
C = mức thải phân (m3/người.năm). Lấy theo bảng 2.3.
P = số người sử dụng (người)
N = thời gian sử dụng (năm)
A = diện tích mặt cắt ngang hố đào (m2)
d = độ sâu hố đào (m)
Hệ số 1.33 được xem là hệ số gia tăng an toàn 30% cho thể tích hố chứa phân.
Bảng 2.4: Mức thải phân theo m3/người.năm
Hố chứa ướt Hố chứa khô
Dùng nước để rửa
sạch hậu môn
Dùng giấy để chùi
sạch hậu môn
Dùng nước để rửa
sạch hậu môn
Dùng giấy để chùi
sạch hậu môn
0.04 0.06 0.06 0.09
(Nguồn: Kalbermatten et al., 1980)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
19
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ví dụ 2.1: (theo tài liệu ESIC, Bangkok, 1987)
Một gia đình 6 người cần một hố chứa chi phí thấp. Đất trong khu vực là loại đất
có độ thấm rút thuận lợi và ổn định. Mực thủy cấp là 7 m dưới mặt đất. Xác định
kích thước hố chứa phân cho yêu cầu sử dụng 10 năm trong 2 trường hợp: hố
hình trụ tròn và hố hình khối chữ nhật. Lưu ý rằng gia đình dùng nước để rửa
hậu môn sau khi đi tiêu.
Giải: Theo công thức (2-1):
V = 1,33 x C.P.N
= 1,33 x 0,06 x 6 x 10 = 4,8 m3
• Hố chứa phân nếu làm theo hình trụ tròn, đường kính hình trụ thường
được chọn vào khoảng 1,0 - 1,5 m. Chọn đường kính 1,25 m thì độ sâu
của hố chứa phân là:
Thể tích hố Độ sâu của hố chứa phân =
Diện tich chung quanh hố hình trụ
Diện tich chung quanh hố = 2D
4
×π = 21,25
4
3.1416 × = 1,23 m2
Độ sâu của hố chứa phân =
23,1
8,4 = 3,91 m
Bảng 2.5 và 2.6 là bảng tính thể tích cho các hố chứa khô (hố xí không dội nước)
và hố chứa ướt (hố xí có dội nước) theo công thức 2-1.
Bảng 2.5: Thể tích hố chứa khô
Thể tích (m3)
Số người sử dụng
Dùng nước để rửa sạch hậu môn
Số người sử dụng
Dùng giấy để chùi sạch hậu môn
Số năm
sử dụng
(năm)
4 6 8 10 12 4 6 8 10 12
4 1,28 1,92 2,56 3,20 3,84 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32
6 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 2,80 4,20 5,32 6,40 7,48
8 2,56 3,84 4,84 5,80 6,67 3,84 5,32 6,67 8,20 9,64
10 3,20 4,79 5,80 7,00 8,20 4,60 6,40 8,20 10,0 11,8
12 3,84 5,32 6,76 8,20 9,64 5,32 7,48 9,64 11,8 13,96
15 4,60 6,40 8,20 10,0 11,8 6,40 9,10 11,8 14,5 17,2
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
20
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bảng 2.6: Thể tích hố chứa ướt
Thể tích (m3)
Số người sử dụng
Dùng nước để rửa sạch hậu môn
Số người sử dụng
Dùng giấy để chùi sạch hậu môn
Số năm
sử dụng
(năm)
4 6 8 10 12 4 6 8 10 12
4 0,85 1,28 1,71 2,13 2,56 1,28 1,92 2,56 3,20 3,88
6 1,28 1,92 2,5 3,20 3,83 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32
8 1,71 2,56 3,41 4,20 4,84 2,56 3,84 4,84 5,80 6,76
10 2,13 3,20 4,20 5,00 5,80 3,70 5,80 5,80 7,00 8,20
12 2,56 3,84 4,84 5,80 6,76 3,84 6,76 6,76 8,20 9,64
15 3,20 4,60 5,80 7,00 8,20 4,60 8,20 8,20 10,0 11,9
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987)
Bảng sau cho thể tích hố chứa phân theo mặt cắt ngang và chiều sâu, tính theo
công thức 2 - 2.
Bảng 2.7: Thể tích hố chứa phân theo kiểu và kích thước
Thể tích hố chứa phân (m3) Kiểu và kích
thước ↓
Chiều
sâu → 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0
Hình tròn, Φ 1,00 m 0,785 1,18 1,57 1,96 2,36 2,75 3,14 3,66 4,18
Hình tròn, Φ 1,25 m 1,23 1,84 2,45 3,07 3,68 4,29 4,91 5,71 6,53
Hình tròn, Φ 1,50 m 1,77 2,65 3,53 4,42 5,30 6,18 7,07 8,22 9,40
Hình vuông, cạnh 1,00 m 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,66 5,32
Hình vuông, cạnh 1,25 m 1,56 2,34 3,13 3,91 4,69 5,47 6,25 7,28 8,31
Hình vuông, cạnh 1,50 m 2,25 3,38 4,50 5,63 6,75 7,88 9,00 10,48 11,97
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987)
(Các ô bôi đậm trong bảng trên là dùng cho ví dụ 2.2)
Ví dụ 2.2: (theo tài liệu ESIC, Bangkok, 1987)
Như ví dụ 2.1, dùng bảng tra để xác định thể tích và hình dạng hố chứa.
Giải: Tra bảng 2.5 cho hố xí khô, với 6 người trong hộ và sử dụng hố chứa 10
năm, dùng nước để rửa hậu môn, ta được thể tích thiết kế là 4.79 m3. Sử dụng
bảng 2.6 với thể tích 4.79 m3, ta có các chọn lựa các kiểu hố chứa sau (xem các
ô bôi đậm, chọn số gần 4.79 m3, nghiêng về an toàn):
• Hố tròn: đường kính 1,25 m x chiều sâu 4,0 m
• Hố tròn: đường kính 1,50 m x chiều sâu 3,0 m
• Hố vuông: cạnh 1,00 m x cạnh 1,00 m x chiều sâu 5,0 m
• Hố vuông: cạnh 1,25 m x cạnh 1,25 m x chiều sâu 3,0 m (thể tích hơi hụt)
• Hố vuông: cạnh 1,50 m x cạnh 1,50 m x chiều sâu 5,0 m
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
21
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ta cũng có thể sử dụng toán đồ sau (hình 2.8) để xác định thể tích hố chứa:
• Đoạn OA - Thời gian sử dụng (năm)
• Đoạn OB - Mức thải phân (m3 /người.năm), lấy ở bảng 2.3.
• Đoạn OC - Thể tích hố chứa (m3)
• Đoạn DE - Số người sử dụng (người)
4,8
N
T
P
Th
ể
tíc
h
(m
3 )
→
Số
n
gư
ờ
i s
ử
d
ụn
g
(n
gư
ờ
i)
→
14
12
10
6
8
14
15
12
13
10
11
8
9
4
5
6
7
3
2
4
1
2
O
D 0.09 0.06 0.04
Mức thải phân (m3/người.năm) ↑
C
E
B
A
180 10 12 14 166 8
Số năm sử dụng (năm) →
2 204
Hình 2.7: Toán đồ xác định thể tích hố chứa phân
(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987)
Ví dụ 2.3: Dùng ví dụ 2.1, sử dụng toán đồ để xác định thể tích hố chứa phân.
Giải:
1. Chọn điểm C. Từ bảng 2.4, mức thải phân là C = 0,06
2. Chọn điểm P, là số người sử dụng, ví dụ này là 6.
3. Nối CP để được điểm T trên đoạn OB.
4. Kẻ đường nối 2 điểm A và T được đoạn AT.
5. Chọn điểm N, là số năm thiết kế, ở đây là 10 năm.
6. Từ điểm N, kéo thẳng lên gặp đoạn AT, từ điểm giao, kéo ngang qua
đoạn OB, điểm cắt trên đoạn OB là thể tích thiết kế: # 4,8 m3.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
22
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một nghiên cứu khác ở Việt Nam, mức thải phân và nước tiểu theo bảng 2.8.
Bảng 2.8: Mức thải phân và nước tiểu hằng ngày của người
Phân (grams) Nước tiểu (lít)
Người lớn: Nam
Nữ
150
145
1.50
1.35
Trẻ em: Nam
Nữ
-
-
0.57
0.35
(Nguồn: Tuan, V.A. & Tam, D.M., 1981)
Theo nghiên cứu của Viện Pasteur Nha Trang, để ước tích thể tích ngăn chứa
phân ở qui mô gia đình, có thể dùng công thức kinh nghiệm sau (Dương Trọng
Phỉ, 2003):
Thể tích ngăn chứa V (m3) = Số người trong hộ x 0.04
Công thức này cũng tương đối phù hợp với mức thải phân theo số liệu ở bảng
2.3 của Kalbermatten et al. (1980).
Theo quan điểm an toàn, mỗi người trong một ngày thải ra chừng 100 - 400
gram phân tươi và khoảng 1 - 1.3 lít nước tiểu (theo bảng 1.2, Chương 1) hoặc
xấp xỉ 0,06 m3/năm. Hố tập trung phân dành cho một gia đình trung bình từ 4 - 6
người trong 5 năm, cần có thể tích chứa khoảng 1,5 m3 - 1,8 m3 (đào sâu 1,5 -
1,8 m ± 0,5 m, đáy rộng 1 x 1 m2). Nếu có điều kiện nên xây thành xi măng -
gạch ngăn một phần nước phân tiểu thấm vào đất.
Nếu chọn lựa việc xây dựng các nhà vệ sinh tập thể cho những nơi đông người
có tính chất cộng đồng như trường học, hợp tác xã, xưởng sản xuất tập thể, làng
xã, … thì tốt hơn hết cần phải làm nhà vệ sinh kiểu hố tự hoại và có thể tham
khảo ở bảng 2.9:
Bảng 2.9 : Dung tích bể chứa chất thải theo kết cấu
Loại bể Số người sử
dụng
Dung tích
Bể tự hoại 2 ngăn
Bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại nhiều ( > 3) ngăn
Bể phân hủy
15 – 20
20 – 50
> 50
4 - 200
3.000 - 4.000 lít
4.000 - 10.000 lít
Số người x 1.000 lít/người
Số người x 1.000 lít/người
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
23
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.4 CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ TÊN GỌI CÁC BỘ PHẬN MỘT NHÀ VỆ SINH
Nhà vệ sinh kiểu tự hoại tương đối phổ biến ở Việt nam, cả thành thị lẫn
nông thôn. Một nhà vệ sinh phải có các thành phần cơ bản sau (Hình 2.9).
Ống
thoát
nước
Bể chứa phân
Co khóa nước
Bệ đỡ
Bàn cầu
Ống thông hơi
Nhà bao che
Hình 2.9 : Các bộ phận cơ bản của một nhà vệ sinh 2 ngăn tự hoại
• Nhà bao che: hay phần cấu trúc bên trên (superstructure) có kích thước
vừa phải, đủ che chắn cho một người sử dụng. Nhà bao che thường có
diện tích vào khoảng 1,0 - 1,6 m2/bàn cầu. Nhà bao che gồm khung nhà,
mái che, vách nhà, cửa ra vào. Vật liệu sử dụng thì rất đa dạng, tùy theo
khả năng tài chính của hộ gia đình hoặc tập thể, có thể tận dụng mọi cây,
lá, gỗ, gạch đá, … chung quanh chúng ta. Kích thước một khung bao nhà
vệ sinh có thể tham khảo sau (Hình 2.10):
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
24
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0,9 - 1,0 m
1,6 - 1,8 m
1,8 - 2,0 m
1,4 - 1,6 m
1,0 - 1,4 m
1,4 - 1,6 m
1,4 - 1,8 m
Hình 2.10: Kích thước tham khảo định hình khung nhà vệ sinh nông thôn
Tùy khả năng của từng nông hộ, có thể kể ra các loại vật liệu như sau:
+ Vật liệu làm khung bao nhà vệ sinh::
- Tre cây: các loại tầm vông, mạnh tông, …
- Cây rừng, cây vườn các loại: đước, tràm, bạch đàn, gòn,
xoài, … (nên chọn các cây già để bảo đảm bền chắc).
- Gỗ rừng lâu năm như: thao lao, dầu, …
- Gạch xây, sắt ống, sắt hình các loại, ống nhựa PVC, …
- Cột đúc béton cốt thép, cọc đá, …
+ Vật liệu làm mái che, vách, cửa, … nhà vệ sinh:
- Lá dừa nước, lá tranh, lá dừa, rơm rạ, …
- Gỗ cây các loại
- Tole tráng kẽm, tole fibro cement, …
- Gạch thẻ, gạch ống, gạch cement, …
- Vách nhà vệ sinh có nơi dùng đất sét nhào chung với rơm
và phân trâu (tỉ lệ theo thứ tự: 3:1:1), trét lên khung bằng
tre và quét vôi nếu có thể.
Hình vẽ sau gợi ý các hình thước bao che cho nhà vệ sinh (Hình 2.11, a,b,c d và
Hình 2.12).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
25
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
26
(Nguồn: Peter Morgan, 1994)
Hình 2.11.a: Nhà vệ sinh bằng
khung tre, đắp đất bùn, phên tre,
mái lá dừa nước.
Hình 2.11.b: Nhà vệ sinh bằng
khung tre hoặc cây, vách và mái
lá dừa nước
Hình 2.11.d: Nhà vệ sinh vách
xây gạch nung, cửa gỗ, mái lợp
ngói kiểu âm dương hoặc tole xi-
măng
Hình 2.11.c: Nhà vệ sinh bằng
khung cây gỗ, vách ván, mái lợp
tole tráng kẽm hoặc tole xi-măng
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kiểu khung nhà vệ sinh loại 2 ngăn:
Hình 2.12: Một dạng khung định hình cho nhà vệ sinh 2 ngăn
PHOTO: LÊ ANH TUẤN
Hình 2.13: Nhà vệ sinh nông thôn được xây bằng gạch, lợp tôn
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
27
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Bệ ngồi (toilet seat): là nơi người sử dụng nhà vệ sinh ngồi để xả bỏ chất
thải của mình. Có 2 loại bệ ngồi cơ bản là bệ ngồi xổm và bệ ngồi bệt.
Loại bệ xổm rẻ tiền và tương đối vệ sinh hơn loại bệ ngồi bệt nhưng nó có
nhược điểm là dễ gây mỏi, tê chân đặc biệt là đối với người lớn tuổi, yếu
khớp, bị chứng tĩnh mạch trướng. Bệ ngồi xốm thường phải dùng nước
dội nếu không làm hệ thống xả nước đính kèm. Loại bệ ngồi bệt phổ biến
cho các hộ gia đình, loại này thường kèm theo thùng nước để xả bỏ chất
thải. Bệ ngồi thường làm bằng xi-măng, sành sứ, gỗ, … Bệ ngồi thường
được làm sẵn, bán phổ biến ở các của hàng vật liệu xây dựng hoặc đồ
dùng nội thất. Lỗ tiêu nên có đường kính tối thiểu 14 cm. Nông dân có thể
tự xây dựng bệ ngồi theo hình 2.14. (kích thước đo bằng cm):
+ Tấm dale đậy bằng bê-tông cốt thép
Kích thước 1 m x 1 m, dày 10 - 15 cm
+ Bàn để chân xây bằng gạch thẻ và xi-măng
Kích thước 33 x 13 cm, cao 12 - 15 cm
+ Giữa tấm dale có khoét lỗ thoát chất thải
+ Xây rãnh thu chất thải có chiều dốc dần vào lỗ
+ Cần láng tô xi-măng để chất thải trôi dễ dàng
Hình 2.14: Kiểu bệ ngồi xổm đơn giản bằng xi-măng
Trên thị trường có nhiều kiểu bệ ngồi xổm hoặc ngồi bệt bằng sành sứ giá
khoảng 100 - 500 ngàn đồng, tùy chất liệu, hoặc cao cấp hơn, có thể lên vài
triệu/bộ bàn cầu. (Hình 2.15 và 2.16).
27
22
Đắp
xi măng
Bàn
để chân 14 Tấm dale
bê-tông
cốt thép
Rãnh thu
chất thải
25
55
20
30
13
33
100
100
11
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
28
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 2.15: Bệ ngồi bệt (trái) và bệ ngồi xổm (phải)
Hình 2.16: Bàn cầu bệt và các bộ phận chi tiết
• Ống thông khí (Air vent pipe): là một ống nhỏ, thường bằng PVC, có kích
thước đường kính khoảng Φ = 120 mm, cao hơn 2,5 mét, thường trên
tầm mái che nhà vệ sinh ít nhất là 0,5 m. Nếu có điều kiện tài chính thì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
29
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
càng làm cao càng tốt vì nó sẽ giúp cho sự hút hơi mạnh, khả năng tản
hơi trên không trung rộng. Ống thống khí nối với hố chứa phân, dùng để
thoát khí các khí hydrogen-sulfide (H2S), carbon-dioxite (CO2) và methane
(CH4) tránh ăn mòn phá hoại cấu kiện bê tông cốt thép của bể chứa. Đầu
thoát hơi của ống thông khí nên bọc lưới để ngăn ruồi bay ngược từ bể
chứa phân ra đầu thoát của ống (Hình 2.17). Nên chọn lưới bằng nhôm
hoặc inox càng tốt để hạn chế sự ăn mòn do các khí trong hố chứa. Độ
hở của lưới lấy từ 1,2 - 1,5 mm, tuổi thọ của lưới nhôm khoảng 5 năm.
Hình 2.16: Chi tiết một kiểu ngăn ruồi đơn giản ở ống thông khí
Co chữ T
Ống thông khí phóng lớn
Lưới ngăn ruồi
Ống thông khí
Mái nhà vệ sinh
• Khóa nước (water closet): hoặc còn gọi theo dân gian là cái cổ ngỗng
hoặc con thỏ. Khóa nước chỉ dùng cho các nhà vệ sinh có dùng nước
(Chương 4). Khóa nước là một khúc co hình chữ S nằm ngang, nước
thông thương giữa 2 khúc ngoặc theo nguyên tắc bình thông nhau, mặt
thoáng của nước cao hơn mặt lõm trên của khóa nước (Hình 2.12), khoá
nước có tác dụng ngăn cản các hơi hôi thối từ hố chứa đi ngược vào nhà
vệ sinh. Khóa nước phải làm bằng vật liệu kín, thường là sành sứ hoặc
nhựa đúc (Hình 2.18 - 2.20).
Hình 2.18: Hình thức khóa nước trong bàn cầu để ngăn mùi hôi
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
30
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
300
280
352
76
45°
165
115
115121 109
230
76
76
160
45°
90
25
15
15
15
30 30 340
Hình 2.19: Một số kích thước tham khảo cho khóa nước đơn giản
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
31
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình 2.20: Một kiểu chậu toilet dễ xả với co khoá nước bằng plastic của Ấn Độ
(Nguồn:
Mặt bằng
270
160
30
500 30 30
30
Mặt bên Mặt tấm đậy
Hình 2.21: Một kiểu bàn cầu bằng plastic với nắp đậy tự đóng mở
(Nguồn: Uno Winblad, 1978)
Hình vẽ lại, kích thước tính bằng milimét.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
32
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Bể tự hoại (septic tank): hoặc gọi đơn giản là hố chứa hoặc bể chứa, là
bộ phận quan trọng không thể thiếu của một nhà vệ sinh. Bể chứa là nơi
tiếp nhận phân và nước tiểu của người sử dụng. Bể thường có hình khối
chữ nhật hoặc hình khối trụ tròn. Bể tự hoại thường được thiết kế theo
dạng hình tròn bằng các cấu kiện lắp ghép sẵn, một số nơi có xu hướng
xây theo hình chữ nhật. Bể chứa thường được xây bằng gạch thẻ hoặc
đúc bê-tông như các ống cống (hình 2.21 và 2.22). Ống bê-tông thường
có đường kính khoảng 1,00 - 1,20 m, cao khoảng 20 - 30 cm để thi công
dễ, vận chuyển và lắp ghép thuận lợi.
Nơi vùng nông thôn nghèo thì chỉ là một hố đào sâu xuống đất, nện chặt
và được đậy bên trên bằng các tấm dale bê-tông, gỗ ván hoặc cây ghép.
Đáy bể chứa nên làm cao hơn mực nước ngầm mùa mưa và phải chắc
chắn, không để sụp lở.
Cần lưu ý rằng, bể tự hoại khác bể lắng ở chỗ là nước thải không chảy
liên tục vào bể tự hoại nên tính ổn định thủy lực không ứng dụng được.
Hình 2.22: Hố chứa xây chìm trong đất nện chặt
Đối với bể tự hoại 2 ngăn xây bằng bê-tông hoặc gạch thẻ thì chiều sâu
nước trong bể tự hoại lấy khoảng chừng 1,2 - 2,0 m. Lưu ý cần bố trí
tường chắn giữa các ngăn nhằm giữ lại các chất cặn ở đáy và ngăn các
váng bọt nổi ở phía trên mặt nước (Hình 2.24). Tấm ngăn chữ T phải đặt
ngập trong nước ít nhất 300 mm và nhô lên khỏi mặt nước 200 mm. Trên
nắp bể tự hoại cần có nắp đậy nhỏ để hút cặn (hút hầm cầu) thường kỳ
(khoảng 3 - 5 năm). Các hầm vệ sinh tự hoại phải có ống thông khí.
Ống thông hơi
Lỗ thấm
Mặt đất
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
33
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hàn ghép
bằng vữa
xi-măng
0,20 - 0,30 m
1,00 - 1,20 m
Ống cống
Thanh đỡ
Lỗ thấm
Hình 2.23: Hố chứa bằng ống cống đúc bê tông
Ống ra
bãi thải
Mặt đất
Ống vào bể
Ống thông khí
Nắp hố bằng inox hoặc BTCT
Nắp bể chứa
Ngăn chứa & tự hoại Ngăn lọc
Hình 2.24: Mặt cắt ngang bể tự hoại 2 ngăn
Ngoài ra, nhằm cản các các chất khí trong bể xâm nhập vào các ống ra chữ T
mang theo các chất thải lơ lửng (ống T còn có chức năng ngăn không cho váng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
34
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
theo nước thải ra ngoài), ta có thể thiết kế thêm các kết cấu làm lệch khí như
hình 2.25.
Tấm ngăn váng bọt Ống ra T
Ống ra T
Hình 2.25: Cách đặt ống chữ T và kết cấu làm lệch khí ở bể chứa
Bể tự hoại cần được xác định như là một công trình vệ sinh sử dụng lâu dài nên
cần xem xét kết cấu của bể cho chắc chắn.
Lưu ý:
• Không được sử dụng các chất alkalis hoặc các chất tẩy rửa như thuốc tẩy
chlorine đổ vào bể tự hoại. Những hóa chất này sẽ hủy hoại hoặc làm
chậm các tiến trình sinh học trong bể.
• Trước khi sử dụng bể, cần thiết phải đổ đầy nước đến ống ra của bể. Nếu
có thể, đổ thêm vào bể một ít phân gia súc như phân heo, bò đang phân
hủy để tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong bể hoạt động. Điều này làm
cho bể hoạt động hiệu quả trong những thời gian đầu.
• Ngoài ra, một số chế phẩm vi sinh cho bể tự hoại (có bán ngoài thị
trường) có thể được sử dụng để gia tăng thời gian giữa 2 lần lấy cặn.
• Không sử dụng nước có nồng độ phèn cao (pH < 4.0) hoặc nước có nồng
độ muối lớn (trên 0,4%) để dội rửa cầu vệ sinh.
• Không nên bỏ các loại rác thải rắn, băng vệ sinh, … vào bể tự hoại.
Sau một thời gian khoảng 3 - 5 năm, hoặc nếu có ống thăm dò biết còn khoảng
0,5 m thì các chất lắng đọng đầy bể tự hoại thì cần phải hút loại ra ngoài. Đối với
vùng nông thôn, có thể móc lên, trộn ủ với cac chất hữu cơ khác như rơm rạ, cỏ
mục để chờ cho hoai dùng bón cây. Các các vùng ven, thị trấn hoặc độ thị thì
thông thường, có những xe hút hầm cầu chuyên nghiệp với các bơm hút, ống
dẫn và thùng chứa của các Công ty Vệ sinh sẽ đảm nhận công việc này, như
hình 26, 27.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
35
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
XE HÚT
HẦM CẦU
Hình 2.26: Xe hút hầm cầu
Hình 2.27: Một kiểu xe hút hầm cầu năm 1880 tại Châu Âu
(Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978)
• Nắp đậy hố chứa phân: thường làm bẳng dale bê-tông cốt thép hoặc
ghép cây gỗ. Nắp phải chắc chắn và kín, nếu làm cây phải lưu ý thay thế,
sửa chữa mỗi khi cây có dấu hiệu hư mục. Nếu có thể, nên chọn các cây
tươi sống (gòn) hoặc cọc bê tông. Điều này nhằm bao đảm sự an toàn
cho người sử dụng không bị lọt ngã xuống hố chứa phân.
Đối với vùng nông thôn nghèo, vùng khô hạn, có thể làm nắp đậy hố chứa
bằng cây vườn kết hợp với đất sét theo cách đơn giản ở 4 bước như hình
2.28. Cách này đơn giản, rẻ tiền nhưng không kín hơi, đất sét có thể rơi
vào hố chứa, khó áp dụng cho hố xí dùng nước mà chỉ phù hợp cho hố xí
khô. Loại này có thời gian sử dụng ngắn và có thể không an toàn cho
người sử dụng nếu không sửa chữa thường xuyên.
Trường hợp có kinh phí và muốn chắc chắn, lâu dài thì nên làm nắp chứa
bằng dale bê-tông cốt thép hoặc phối hợp bê-tông và cây theo kiểu lắp
ghép như hình 2.29.
Nên có tấm đậy lỗ bằng cây ván để ngăn ruồi vào hố chứa phân và mùi
hôi từ hố chứa phân bốc lên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
36
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 4:
Lấp đất sét kín
miệng hố đào
(chỉ chừa lỗ xả)
Bước 3:
Đậy miệng hố đào
bằng một tấm cây
(ván) ghép
Bước 2:
Lắp đất sét kín
quanh khung cây
và miệng hố đào
Bước 1:
Đào hố và Lắp các
cây gỗ cứng trên
miệng hố đào
Hình 2.28: Bốn bước thực hiện cách đậy hố nhà vệ sinh kiểu đơn giản
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
37
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
38
Hình 2.29 : Cách thức lắp ghép nắp đậy nhà vệ sinh iản đơn g0,4 m
Ống thoát hơi PVC
Φ 21 có bịt lưới
ngăn ruồi ở đầu
Đắp đất sét
chung quanh
tấm đậy và
cọc đỡ
Tấm đậy lỗ
20 x 35 cm
bằng cây
Tấm đậy 1,2 x 1,2 m
bằng tre đan hoặc,
ván ghép, hoặc
BTCT
Chừa lỗ 15 x 30 cm
0,6 m
0,4 m
0,4 m
1 m
1 m
Hố trữ phân
(Đào đất )
(1 x 1 x 1,5) m
Thanh đỡ dài 1,8 m
bằng cây hoặc
cọc BTCT
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.5 CAO TRÌNH CƠ BẢN CỦA MỘT NHÀ VỆ SINH
Nhà vệ sinh khi được xây dựng cần lưu ý về cao trình. Một số khuyến cáo
cần thiết mang tính cơ bản:
• Vị trí cao trình trong khuôn viên nhà nông thôn thì nên đặt ở sau nhà
nhưng tránh nơi quá thấp, nước đọng. Nếu gặp vùng đất thấp thì nên đắp
cao nền nhà vệ sinh. Nơi lấy đất sẽ tạo một rãnh thoát nước chung quanh
nhà vệ sinh.
• Nền nhà vệ sinh nên cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20 cm.
• Mái nhà vệ sinh chọn chiều cao khoảng 1,80 - 2,00 m.
• Đáy hố chứa phân nên phải cao hơn mực nước ngầm mùa mưa trong
điều kiện cho phép.
• Hình 2.30 sau cho cao trình tham khảo một kiểu nhà vệ sinh đơn giản.
-
200 Mái thông gió
Bệ ngồi xổm
Nền nhà xí
20 Mặt đất
tự nhiên 0.00
Thành đỡ bên
(bằng gạch xây,
gỗ chống, ống
cống bê-tông,
thùng phuy hoặc
đất sét nện chặt) Cát
300
120 Kích thước theo cm
Hình 2.30: Cao trình và kích thước tham khảo cho một nhà vệ sinh đơn giản
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
39
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.6 XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM CỦA ĐẤT NỀN NHÀ VỆ SINH
Một nhà vệ sinh có đất nền tơi xốp hoặc có thành phần hạt trong đất lớn
có thể là một ưu thế để phần lỏng của chất thải thấm rút nhanh. Tuy nhiên, khi
độ thấm quá lớn mà phân trong bể tự hoại chưa kịp phân hủy thì nguy cơ ô
nhiễm đất sẽ lớn, đặc biệt là những nơi có sự hiện diện cao của mực nước
ngầm. Do vậy, việc xác định tốc độ thấm rút của đất cũng rất cần thiết để xem
loại đất nền nơi dự kiến xây nhà vệ sinh có phù hợp hay không. Có nhiều cách
để xác định độ thấm của đất nền hoặc diện tích thấm. Diện tích thấm cần thiết
được định nghĩa là diện tích bề mặt đáy thấm nước và thành ngoài nằm trong
đất thấm nước. Độ thấm nước tùy thuộc vào loại đất và chiều cao áp lực cột
nước trong giếng. Trường hợp không có điều kiện khảo nghiệm, có thể lấy vào
khoảng 1 - 2 m2 diện tích thấm cho 1 người sử dụng. Có thể dùng bảng tra sau:
Bảng 2.6: Diện tích thấm có ích (m2, cho 1 người) khi muốn xây bể thấm
Loại đất
Loại nhà
(lít nước dùng/ngày/người)
Nhà ở
(200)
Trạm trại
(100)
Trường học
(65)
Cát thô hoặc sỏi
Cát mịn
Cát pha sét
Sét trộn nhiều cát hoặc sỏi
Sét trộn ít cát hoặc sỏi
Sét nặng, đất cứng, không thấm nước,...
0,93
1,40
2,30
3,70
7,10
không
dùng
0,23
0,37
0,60
0,93
1,85
không
dùng
0,14
0,23
0,37
0,60
1,25
không dùng
(Nguồn: J. Gruhler, 1980)
Làm thí nghiệm đơn giản sau (Hình 2.31) để xác định độ thấm của đất ngoài hiện
trường: tại chỗ đặt bể, nơi độ sâu đáy, đào 1 hố có kích thước hình vuông 30 x
30 cm, sâu 20 cm. Đổ đầy nước (làm từ 3 - 5 lần), tính trung bình thời gian (phút)
mực nước hạ xuống 10 cm. Thêm điều kiện tắt bùn, lưu lượng thấm:
2,6.5,2
1200
+≈ tq s Thước đo
trong đó:
qs - lưu lượng thấm (l/m2/ngày)
t - thời gian (phút) cần thiết để
mực nước hạ xuống 10 cm
Ví dụ: Đo t trung bình = 2 phút
=> qs = 107 l/m2/ngày 30 x 30 20 cm
Hình 2.31: Hố thực nghiệm Lưu ý: Khi mới đào giếng không nên đo
ngay mà phải đổ nước nhiều lần rồi đo
thì chính xác hơn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiến thức cơ sở về nhà vệ sinh nông thôn.pdf