Kiểm tra kế hoạch marketing nhằm cải thiện khả năng kiếm lời

Để phát triển thương hiệu, tăng cường năng lực cạnh tranh và nhằm cải thiện khả năng kiếm lời, mỗi DN thường phải có một kế hoạch Marketing cụ thể và hợp lý. Việc lập, thực hiện và kiểm tra kế hoạch Marketing là điều rất cần thiết. Kết quả sau khi kiểm tra sẽ giúp DN đánh giá một cách toàn diện, cụ thể về việc lập và thực hiện kế hoạch của mình. Các vấn đề trình bày ở đây sẽ giúp DN lập, phân tích và kiểm tra về doanh thu, chi phí, mà cuối cùng là khả năng kiếm lời một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học. Kết quả cụ thể, bài viết này đã cải tiến và hoàn thiện một số công cụ căn bản để các nhà quản trị kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Marketing. Đó là: Cải tiến cách Phân tích mức tiêu thụ (doanh thu), hoàn thiện việc Phân tích chi phí bằng cách xác định giới hạn chi phí tối đa. Dựa vào đó, DN có thể nhận biết các chi phí Marketing đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng kiếm lời của DN và phát hiện tính lãng phí của nó. Đồng thời, bài viết đề xuất phương án mới nhằm giúp DN dễ dàng xây dựng chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch Marketing, với mục tiêu góp phần đạt lợi nhuận như dự kiến của DN.Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41 Nếu có thêm những thông tin chính xác về chi phí của đối thủ cạnh tranh và tốc độ tăng chi phí bình quân của ngành thì sự cải tiến và hoàn thiện trên sẽ được chính xác và hiện thực hơn nữa. Đây cũng chính là hạn chế về số liệu của bài viết này. Bên cạnh đó, vì phân tích mức tiêu thụ chỉ dựa trên sản lượng và doanh thu không dựa trên giá nên trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng không cùng quy cách, không thể cộng sản lượng (thay vì cộng doanh thu như công thức gốc) thì công thức mới không giải quyết được So với lý thuyết Quản trị Marketing (Philip Kotler, 2000), cách Phân tích mức tiêu thụ ở đây không cần phải sử dụng đến giá cả thực hiện và giá cả kế hoạch. Cho nên, cách phân tích này sẽ đơn giản và mang tính hiện thực cao hơn. Hoàn thiện việc Phân tích chi phí bằng cách xác định giới hạn chi phí tối đa cũng sẽ chỉ ra được 2 loại giới hạn. Nhưng, cách xác định ở bài viết này được cụ thể và chính xác hơn. Dựa vào đó, bài viết đã đề xuất một phương án mới nhằm xác định chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch Marketing. Những kết quả này có thể giúp cho hoạt động Marketing của DN được vận hành với mục tiêu đạt lợi nhuận như dự kiến của DN.

pdf6 trang | Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra kế hoạch marketing nhằm cải thiện khả năng kiếm lời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KIỂM TRA KẾ HOẠCH MARKETING NHẰM CẢI THIỆN KHẢ NĂNG KIẾM LỜI MARKETING PLAN INVESTIGATION FOR UPGRADING PROFIT Trần Công Tài1 , Nguyễn Thị Phương Thảo2 Ngày nhận bài: 04/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 14/4/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Phân tích mức tiêu thụ (doanh số) và phân tích chi phí marketing là những công cụ căn bản để các nhà quản trị kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch marketing (Philip Kotler, 2000). Việc phân tích mức tiêu thụ và phân tích chi phí marketing đòi hỏi cần phải có số liệu về giá cả, sản lượng của kế hoạch và thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra, không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được giá cả kỳ kế hoạch, giá cả thực hiện và các giới hạn khống chế chi phí. Chính vì vậy mà công tác kiểm tra kế hoạch trở nên khó khăn, phức tạp và việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sẽ không chính xác. Bài viết này sẽ nghiên cứu cải tiến cách Phân tích mức tiêu thụ và hoàn thiện việc Phân tích chi phí Marketing, một cách khoa học và hiện thực hơn. Dựa vào đó, bài viết đề xuất một phương án mới nhằm xác định chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch marketing cho công ty Mê Trang. Từ khóa: phân tích chi phí, phân tích mức tiêu thụ, kế hoạch chi phí, kiểm tra kế hoạch ABSTRACT Analysing consumer spending ability (sales) and the analysis of marketing expense is the basic tool for administrators to check the results of the marketing plan (Philip Kotler, 2000). However, during the test, the busineses don’t determine the price of the planning, implementation and price limits to control costs. Therefore, the inspection planner difficult, complex and assessing the results of the plan will not exactly . This research will improve the way of analysing consumer spending ability and perfecting the analysis of marketing expense in a more practical and scientific fashion. Base on these, it will propose a new method to standardise cost for every marketing plan for Me Trang coffee company. Keywords: analyis of consumer spending ability, analysis of marketing expense, cost plan, plan investigation 1 ThS. Trần Công Tài: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang 2 Nguyễn Thị Phương Thảo: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều phải xây dựng kế hoạch marketing nhằm khuếch trương thương hiệu, tăng cường năng lực cạnh tranh và góp phần nâng cao khả năng kiếm lời. Công tác kiểm tra kế hoạch marketing sẽ giúp DN phát hiện những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và giúp DN có hướng khắc phục kịp thời. Theo cách kiểm tra kế hoạch trong Quản trị marketing (Philip Kotler, 2000), việc phân tích mức tiêu thụ cần phải sử dụng đến giá cả, sản lượng của kỳ kế hoạch và giá cả, sản lượng thực hiện. Còn việc phân tích chi phí thì phải dựa theo kinh nghiệm để xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của chi phí. Dựa vào lý thuyết Quản trị marketing (Philip Kotler, 2000) và số liệu thực tế của một công ty, bài viết này sẽ đề ra và kiểm chứng những cải tiến trong công tác kiểm tra kế hoạch marketing, bằng cách cải tiến Phân tích mức tiêu thụ mà không cần sử dụng đến giá cả kế hoạch và thực hiện. Ngoài ra, bài viết còn hoàn thiện việc Phân tích chi phí bằng cách xác định giới hạn chi phí tối đa một cách cụ thể, khoa học. Dựa vào đó mà DN có thể nhận biết các chi phí marketing đã ảnh hưởng như thế nào Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37 đến khả năng kiếm lời của DN và phát hiện tính lãng phí của nó. Đồng thời, bài viết cũng mạnh dạn đề xuất phương án mới nhằm xác định chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch marketing, với mục tiêu đạt lợi nhuận như dự kiến. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cải tiến cách thức Phân tích mức tiêu thụ (doanh thu) Theo Philip Kotler (2000), phân tích mức tiêu thụ của DN thực hiện theo công thức sau: Biến thiên do giảm giá = (P 1 - P 0 ) x Q 1 Q 1 P 1 - Q 0 P 0 Biến thiên do giảm khối lượng = (Q 1 - Q 0 ) x P 1 Q 1 P 1 - Q 0 P 0Trong đó: Q 0 : Sản lượng dự kiến bán ra thị trường (kế hoạch) Q 1 : Sản lượng thực tế P 0 : Giá dự kiến bán ra thị trường (kế hoạch) P 1 : Giá thực tế Theo số liệu trong Quản trị marketing (Philip Kotler, 2000), công ty đặt ra kế hoạch cho năm 2000 là bán được 4.000 sản phẩm với giá 1 USD. Tuy nhiên, tới cuối kỳ, công ty tổng kết chỉ bán được 3.000 sản phẩm với giá 0.8 USD. Các số liệu trên được thống kê qua bảng sau: Bảng 1. Các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện của một công ty Tiêu thức ĐVT Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Sản lượng Q Sản phẩm 4000 3000 -1000 -25% Giá cả P USD/ sp 1 0,8 -0,2 -20% Doanh thu R USD 4000 2400 -1600 -40% Trích nguồn: Nguồn: Philip Koler (2000, tr.842 ) Vấn đề đặt ra ở đây là người quản trị marketing cần tìm hiểu xem trong phần chỉ tiêu doanh thu không đạt (-1600USD) có bao nhiêu phần % là do giá giảm và bao nhiêu phần % là do khối lượng sản phẩm giảm? Áp dụng công thức trên ta có: Biến thiên do giảm giá = (1 – 0.8) x 3.000 = 600 USD 37,5% Biến thiên do giảm khối lượng = (4.000 – 3.000) x 1 = 1.000 USD 62,5% 1.600 USD 100% Theo công thức trên, các DN tiến hành phân tích mức tiêu thụ cần phải có giá cả kế hoạch P 0 và giá cả thực hiện P 1 mới có thể xác định được kết quả. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, DN thường không lập kế hoạch giá cả (P 0 ). Bên cạnh đó, giá cả thực hiên luôn luôn biến động trong một năm. Do đó, người ta khó có thể xác định chính xác giá cả (P 1 ) này. Vì vậy, trong thực tế các DN khó có thể sử dụng cách này để phân tích mức tiêu thụ. Bài viết này sẽ cải tiến cách thức Phân tích mức tiêu thụ như sau: Gọi Q% nhân tố sản lượng ảnh hưởng đến sự thay đổi của doanh thu, phương sai do sản lượng là: Q% = ↔ Q ↔ R Gọi P% là nhân tố giá cả ảnh hưởng đến sự thay đổi của doanh thu, phương sai do giá là: P% = 100% - Q% Trong đó: ↔ Q là tỉ lệ tăng của sản lượng: ↔ Q = Q 1 - Q0 Q 0 ↔ Q là tỉ lệ tăng của doanh thu: ↔ R = R 1 - R0 R 0 Q 0 là chỉ tiêu sản lượng kế hoạch Q 1 là chỉ tiêu doanh thu thực hiện R 0 là chỉ tiêu doanh thu kế hoạch R 1 là chỉ tiêu doanh thu thực hiện Thật vậy: Vì Q% = P 0 % x ΔQ ΔR , khi chia tử số và mẫu số cho P 0 % Q 0 Ta có: Q% = ΔQ/Q 0 ΔR/R 0 . Vì, doanh thu được hình thành bởi chỉ 02 nhân tố giá cả và sản lượng Cho nên: P% = 100% - Q% Dựa vào số liệu bảng 1, Phân tích mức tiêu thụ theo cách cải tiến này sẽ được tiến hành như sau : Biến thiên do giảm sản lượng: ↔ ↔ Q% = Q/ R (0.25) / (0.4) = 62.5% Biến thiên do giảm giá: P% = 100% – Q% = 100 - 62.5 = 37.5% Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả của hai cách Phân tích mức tiêu thụ đều giống nhau. Tuy nhiên, cách phân tích cải tiến này không cần sử dụng đến các yếu tố giá cả của kế hoạch và giá cả thực hiện. Vì vậy mà cách Phân tích mức tiêu thụ của bài viết này sẽ đơn giản và có tính hiện thực cao hơn. 2. Hoàn thiện cách phân tích chi phí marketing Theo Philip Kotler - 2000, dựa vào mức giới hạn khống chế trên và giới hạn khống chế dưới để kiểm tra DN có chi quá mức hay chi quá ít. Các mức giới hạn khống chế này được đưa ra như sau: Hình 1. Minh họa Giới hạn khống chế trên và Giới hạn khống chế dưới Nguồn: Philip Kotler (2010, tr.845 ) Tuy nhiên, việc xác định hai đường giới hạn khống chế này chưa được cụ thể hóa. Do đó, dựa theo phương pháp Giới hạn chi phí tối đa (Trần Công Tài, 2012), bài viết đã cụ thể hóa hai mức giới hạn giúp DN dễ dàng hơn trong quá trình kiểm tra kế hoạch Marketing, mà bước cụ thể của quá trình này là việc phân tích chi phí. Theo Trần Công Tài (2012), phương pháp Giới hạn chi phí tối đa được thể hiện như sau: Nếu ký hiệu: C là Chi phí R, π là Doanh thu, là Lợi nhuận, chỉ số 0 là năm kế hoạch và chỉ số 1 là năm thực hiện, Có thể gọi: → C = C 1 - C 0 là tốc độ tăng của chi phí. C 0 → R = R 1 - R 0 là tốc độ tăng của doanh thu. R 0 R% 0 = π 0 là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của R 0 năm trước. Đặt: GH 1 = ↔ R và GH 2 = ↔ R + R% 0 1 - R 0 1 - R% 0 - Nếu gọi GH 1 là Giới hạn 1 thì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn mức này sẽ làm cho lợi nhuận có xu hướng tăng: → C = C 1 - C 0 C 0 < GH 1 (1). Và ngược lại, nếu tốc độ tăng chi phí vượt qua Giới hạn 1 thì sẽ làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm. - Nếu gọi GH 1 là Giới hạn 2 thì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn mức này sẽ làm cho lợi nhuận có xu hướng dương: → C = C 1 - C 0 C 0 < GH2 (2). Và ngược lại nếu tốc độ tăng chi phí vượt qua Giới hạn 2 thì sẽ làm cho lợi nhuận có xu hướng âm. - Nếu tốc độ tăng chi phí nào mà vượt qua cả 2 giới hạn trên thì việc sử dụng các chi phí có dấu hiệu lãng phí Sử dụng số liệu thực tế của một công ty sau đây (ẩn danh), để phân tích việc thực hiện chỉ tiêu chi phí của kế hoạch Marketing. Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty X, năm 2013 (ĐVT: VNĐ) STT Tiêu thức Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Tốc độ tăng % GH1 % GH2 % 1 Tổng Doanh thu 31.750.884.098 36.336.632.705 4.585.748.607 14,44 2 Chi phí Marketing 2.116.209.366 1.567.317.324 -548.892.042 -25,94 13,90 10,11 3 Chi phí ngoài Marketing 30.883.195.452 37.027.013.442 6.143.817.990 19,89 13,90 10,11 Trong đó Chi phí Giá vốn 20.844.191.362 25.320.182.224 Chi phí Tài chính 1.229.068.234 2.335.477.459 Chi phí Bán hàng 3.174.314.049 2.350.975.986 Chi phí Quản lý doanh nghiệp 5.635.621.807 6.207.200.041 Chi phí khác 0 813.177.732 4 Tổng Chi phí 32.999.404.818 38.594.330.766 5.594.925.948 16,95 13,90 10,11 5 Lợi nhuận trước thuế -1.248.520.720 -2.257.698.061 -1.009.177.341 80,83 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 Cách phân tích chi phí cải tiến được đề xuất ở bài viết này đã xác định được một số kết quả ở bảng trên. Qua đó chúng ta thấy: - So với GH 1 : Tốc độ tăng của chi phí marketing nhỏ hơn GH 1 . Chi phí này có xu hướng góp phần làm lợi nhuận tăng so với lợi nhuận năm trước. Tốc độ tăng của chi phí ngoài marketing lớn hơn GH 1 . Việc sử dụng chi phí này đã làm cho lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm so với lợi nhuận năm trước. - So với GH 2 : Tốc độ tăng của chi phí marketing nhỏ hơn so với GH 2 . Do đó, chi phí này góp phần làm lợi nhuận dương. Và, tốc độ tăng chi phí ngoài marketing lớn hơn so với GH 2 . Do đó, việc sử dụng chi phí này đã làm cho lợi nhuận của Công ty có xu hướng bị âm. Mặc dù chi phí marketing góp phần làm lợi nhuận dương nhưng không đủ bù đắp cho sự ảnh hưởng âm của chi phí ngoài marketing đến lợi nhuận. Vì chi phí này chiếm đa số trong tổng chi phí. Như vậy, chi phí ngoài marketing là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận bị giảm và âm. DN đã có dấu hiệu lãng phí trong việc sử dụng các chi phí ngoài marketing. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong thời kỳ hiện đại, hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một DN. Việc xác định chỉ tiêu chi phí kế hoạch Marketing nhằm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả. Đó là một vấn đề quan trọng và có thể được coi là vấn đề cốt lõi của nhiều vấn đề phân tích khác. Theo Philip Kotler, việc xác định chi phí Marketing được thể hiện qua bốn phương pháp: (1) Phương pháp tùy khả năng; (2) Phương pháp phần trăm trên mức tiêu thụ; (3) Phương pháp ngang bằng cạnh tranh; (4) Phương pháp mục tiêu công việc. Bài viết này sẽ đề xuất một phương pháp khác với các phương pháp trên. Đó là phương pháp Giới hạn chi phí tối đa nhằm giúp DN dễ dàng xây dựng chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch Marketing, với mục tiêu đạt lợi nhuận như dự kiến. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch doanh thu đồng thời dựa vào công thức (1) và (2), DN có thể xác định giới hạn tối đa của các chỉ tiêu kế hoạch chi phí Marketing, cụ thể như sau: - Dựa vào công thức (1) ta có: C1 < (GH 1 x C 0 + C 0 ). Trong đó, C 0 là chi phí Marketing năm trước C 1 . là giá trị chỉ tiêu kế hoạch của chi phí Marketing và (GH 1 x C 0 + C 0 ) là giá trị giới hạn 1 của chỉ tiêu kế hoạch. - Tương tự, dựa vào công thức (2) ta có: (GH 2 x C 0 + C 0 ) [(GH)] . Giá trị này là giá trị giới hạn 2 của chỉ tiêu kế hoạch. Nếu chỉ tiêu chi phí được thực hiện nhỏ hơn giá trị giới hạn 1 và khi DN đạt được chỉ tiêu kế hoạch doanh thu thì lợi nhuận của DN sẽ có xu hướng tăng so với năm trước. Nếu vì lý do cạnh tranh hay Trong đó: (5) = (1) – (4) Tốc độ tăng doanh thu: → R = R 1 - R 0 x 100 = (4.585.748.607 / 31.750.884.098) x 100 = 14,44% R 0 Tốc độ tăng của chi phí Marketing: → C = C 1 - C 0 x 100 = [(-548.982.042) / 2.116.209.366] x 100 = (-25,94%) C 0 Tốc độ tăng của chi phí ngoài Marketing: → C = C 1 - C 0 x 100 = (6.143.817.990 / 30.883.195.452) x 100 = 19,89% C 0 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: R% 0 = π 0 [(-1.248.520.720) / 31.750.884.098] = (-0,04) R 0 → Ta có C < → R = GH 1 = 0,14 x 100 = 13,90 % 1 - R% 0 1 - (-0,04) → và C < → R + R% 0 = GH 2 = 0,14 + (-0,04) x 100 = 10,11% 1 - R% 0 1 - (-0,04) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG vì một lý do nào khác mà DN cần phải tăng chỉ tiêu kế hoạch chi phí Marketing thì DN cũng cần khống chế giới hạn tối đa để nó không vượt qua giá trị giới hạn 2 của chỉ tiêu kế hoạch. Vì, khi vượt qua giá trị giới hạn 2, cho dù DN có đạt được chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu thì lợi nhuận DN vẫn sẽ có xu hướng âm. Trên cơ sở số liệu thực hiện ở bảng 3, giả sử DN muốn lập kế hoạch chi phí cho hoạt động Marketing với chỉ tiêu kế hoạch doanh thu tăng 20% so với năm trước thì các chỉ tiêu kế hoạch về chi phí Marketing có thể được xác định như sau: →R = 0,2 R% 0 = π 0 = - 2.257.698.061 = - 0,06 R 0 36.336.632.705 Ta có: GH 1 = → R = 0,2 x 100 = 18,87% 1 - R% 0 1 - (-0,06) GH 2 = → R + R% 0 = 0,2 + (-0,06) x 100 = 13,21% 1 - R% 0 1 - (-0,06) Để cải thiện khả năng kiếm lời, DN sẽ sử dụng giá trị giới hạn 1 và 2 để xác định chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch Marketing của mình Chỉ tiêu kế hoạch chi phí Marketing năm 2014 không nên vượt qua giá trị giới hạn 2 là: C 1 < (GH 2 x C 0 + Co) C 1 < (GH 2 x C 0 + Co) Và, các chỉ tiêu kế hoạch này được xác định cụ thể trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 3. Các chỉ tiêu Kế hoạch chi phí marketing năm 2014 (ĐVT: VNĐ) Chi phí Marketing Theo giá trị giới hạn 2 Theo giá trị giới hạn 1 Tổng chi phí 1,774,359,943 1,863,070,103 - Quảng cáo truyền hình 470,985,299 494,532,484 - Tổ chức sự kiện 611,978,305 642,574,518 - Bảng hiệu, áp phích 425,103,550 446,356,850 - Marketing trực tiếp 266,292,788 279,606,252 Trong đó: Ta có: Chi phí marketing năm 2013: 1,567,317,324 đ Giá trị giới hạn 2 của chi phí marketing năm 2014 là: 0.1321 x 1,567,317,324 + 1,567,317,324 = 1,774,359,943đ Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch chi phí Marketing năm 2014 có thể là: Để cho lợi nhuận dương, chỉ tiêu kế hoạch chi phí Marketing nên nhỏ hơn 1,774,359,943đ. Nếu có gia giảm thì cũng không nên lớn hơn 1,863,070,103đ, nếu không thì lợi nhuận năm sau sẽ nhỏ hơn năm trước. Từ đó, những chỉ tiêu chi phí thành phần trong kế hoạch Marketing sẽ là: - Chi phí quảng cáo truyền hình nên nhỏ hơn 470,985,299đ. Nếu có gia giảm thì cũng không nên lớn hơn 494,532,484đ. - Chi phí tổ chức sự kiện nhỏ nên hơn 611,978,305đ. Nếu có gia giảm thì cũng không nên lớn hơn 642,574,518đ. - Chi phí bảng hiệu, áp phích nên nhỏ hơn 425,103,550đ. Nếu có gia giảm thì cũng không nên lớn hơn 446,356,850đ - Chi phí marketing trực tiếp nên nhỏ hơn 266,292,788đ. Nếu có gia giảm thì cũng không nên lớn hơn 279,606,252đ. IV. KẾT LUẬN Để phát triển thương hiệu, tăng cường năng lực cạnh tranh và nhằm cải thiện khả năng kiếm lời, mỗi DN thường phải có một kế hoạch Marketing cụ thể và hợp lý. Việc lập, thực hiện và kiểm tra kế hoạch Marketing là điều rất cần thiết. Kết quả sau khi kiểm tra sẽ giúp DN đánh giá một cách toàn diện, cụ thể về việc lập và thực hiện kế hoạch của mình. Các vấn đề trình bày ở đây sẽ giúp DN lập, phân tích và kiểm tra về doanh thu, chi phí, mà cuối cùng là khả năng kiếm lời một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học. Kết quả cụ thể, bài viết này đã cải tiến và hoàn thiện một số công cụ căn bản để các nhà quản trị kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Marketing. Đó là: Cải tiến cách Phân tích mức tiêu thụ (doanh thu), hoàn thiện việc Phân tích chi phí bằng cách xác định giới hạn chi phí tối đa. Dựa vào đó, DN có thể nhận biết các chi phí Marketing đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng kiếm lời của DN và phát hiện tính lãng phí của nó. Đồng thời, bài viết đề xuất phương án mới nhằm giúp DN dễ dàng xây dựng chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch Marketing, với mục tiêu góp phần đạt lợi nhuận như dự kiến của DN. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41 Nếu có thêm những thông tin chính xác về chi phí của đối thủ cạnh tranh và tốc độ tăng chi phí bình quân của ngành thì sự cải tiến và hoàn thiện trên sẽ được chính xác và hiện thực hơn nữa. Đây cũng chính là hạn chế về số liệu của bài viết này. Bên cạnh đó, vì phân tích mức tiêu thụ chỉ dựa trên sản lượng và doanh thu không dựa trên giá nên trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng không cùng quy cách, không thể cộng sản lượng (thay vì cộng doanh thu như công thức gốc) thì công thức mới không giải quyết được So với lý thuyết Quản trị Marketing (Philip Kotler, 2000), cách Phân tích mức tiêu thụ ở đây không cần phải sử dụng đến giá cả thực hiện và giá cả kế hoạch. Cho nên, cách phân tích này sẽ đơn giản và mang tính hiện thực cao hơn. Hoàn thiện việc Phân tích chi phí bằng cách xác định giới hạn chi phí tối đa cũng sẽ chỉ ra được 2 loại giới hạn. Nhưng, cách xác định ở bài viết này được cụ thể và chính xác hơn. Dựa vào đó, bài viết đã đề xuất một phương án mới nhằm xác định chỉ tiêu chi phí cho kế hoạch Marketing. Những kết quả này có thể giúp cho hoạt động Marketing của DN được vận hành với mục tiêu đạt lợi nhuận như dự kiến của DN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Philip Kotler (2000), Quản trị marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội. 2. Trần Công Tài (2012), Một đề xuất về phân tích và hoạch định chi phí, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Quản trị và Kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_3_2015_07_tran_cong_tai_2799_2024456.pdf