Phia Oac – Phia Den Natural Protected Area belong to Nguyen Binh district, Cao Bang province
which is located in the highland, terrain, forestry land area accounts for 84% of the total area in
which mainly natural forest on the limestone. The study area includes the limestone mountain
ranges with many high peaks, steep slope, average elevation 1160-1328m, gradient from 30 to 400,
some where over 450. The components of rare and endangered plants in the study area is very
diverse with 33 species, 27 genera and 20 families of the three branches of vascular plants named
in the Vietnam Red Book, IUCN Red List. Especially, the first time the new distribution of a
population of Xanthocyparis vietnamensis on the limestone mountains at elevations between 1285
- 1328m and populations of Paphiopedilum emersonii are identified and recorded, currently at
critically endangered CR in the IUCN Red List that is distributed on limestone slopes at elevations
between 1230-1278m. The results of this study is also identified 5 ecological and environmental
factors impact to distribution of floristic in this area
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khu hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng: đa dạng sinh học và yếu tố ảnh hưởng - Trần Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 107 - 112
107
KHU HỆ THỰC VẬT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG:
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
Trần Thị Thu Thủy, La Quang Độ, Hoàng Văn Hùng
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là vùng
núi cao, có địa hình chia cắt, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 84% tổng diện tích tự nhiên trong
đó diện tích rừng chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Khu vực nghiên cứu là các dải núi đá
vôi với nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 1160 - 1328m, độ dốc từ 30 - 400, có nơi
>45
0. Kết quả bƣớc đầu đã xác định đƣợc thành phần thực vật quý hiếm và nguy cấp tại khu vực
nghiên cứu là rất đa dạng, có tới 33 loài, 27 chi và 20 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch
khác nhau có tên trong sách đỏ, danh lục đỏ IUCN. Đặc biệt lần đầu tiên vùng phân bố mới một
quần thể Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis trên núi đá vôi ở độ cao từ 1285 - 1328 m và
quần thể Lan hài hƣơng duyên Paphiopedilum emersonii hiện đang ở mức cực kỳ nguy cấp CR
phân bố trên sƣờn núi đá vôi ở độ cao từ 1230 – 1278m. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định
đƣợc 5 yếu tố sinh thái môi trƣờng chính tác động tới sự phân bố của khu hệ thực vật tại đây.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, khu hệ thực vật, KBTTN Phia Oắc – Phia Đén, yếu tố sinh thái
môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới chỉ chiếm
khoảng 7% diện tích bề mặt Trái Đất, song
chúng chứa trong mình tới 50% tổng số loài
thực vật [6]. Những vùng này là những nơi
quan trọng về đa dạng sinh học, chứa đựng
nhiều loài thực vật có mạch bản địa, tính tự
nhiên và nguyên vẹn của các khu vực sinh
thái quan trọng này đang bị tác động mạnh
hơn bao giờ hết [6].
Tính đa dạng sinh học cao này là một phần do
yếu tố đai cao, bao gồm cả các tiểu khí hậu,
tạo ra các loài chuyển tiếp sinh thái và ít tác
động của con ngƣời so với rừng ôn đới và hàn
đới [5]. Rừng nhiệt đới ẩm có hệ sinh thái
trên cạn giầu nhất về sức sản xuất sinh khối
và đa dạng sinh học. Chúng cung cấp 15% gỗ
thƣơng phẩm cho thế giới, tạo đời sống cho
140 triệu ngƣời [1]. Tuy nhiên, hiện nay tính
đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm
nghiêm trọng do việc mở rộng diện tích đất
canh tác nông nghiệp, và bị khai thác quá
mức v.v. [4].
*
Tel: 01672 889888, Email: tientungtang.cb@gmail.com
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Phia Oắc
– Phia Đén thuộc xã Ca Thành, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có diện tích là
3.700 ha. Khu vực này có hệ sinh thái rừng
trên núi đá vôi độc đáo lƣu giữ nhiều nguồn
gen động thực vật quý hiếm [6]. Hiện tại, khu
vực này cũng bị tác động tiêu cực của một số
ngƣời dân địa phƣơng và các vùng lân cận đã
và đang khiến rừng dần mất đi một trong
những hệ sinh thái đặc thù. Trong khi đó, khả
năng phục hồi rừng trên núi đá là rất chậm và
khó khăn [3].
thông
ố
[2].
Trần Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 107 - 112
108
Việc nghiên cứu có hệ thống về ĐDSH khu
hệ thực vật (HTV), điều kiện sinh thái môi
trƣờng (STMT), từ đó xác định ảnh hƣởng và
mối tƣơng quan giữa các yếu tố STMT với sự
phân bố của một số loài thực vật tại KBTTN
là việc làm cần thiết và rất cấp thiết.
VẬT LIỆU,PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu.
- Các loại thƣớc đo: thƣớc kẹp, thƣớc dây
100m UTS, thƣớc Blumeiss
- Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm để xác định pH,
GPS Trimble Juno SB, bản đồ hành chính.
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ 1/2013-1/2014.
Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu,
tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp liệt kê tự do trong sinh thái học
và phân loại thực vật: xác định các loài thực vật
xuất hiện trong các ô tiêu chuẩn (OTC).
Điều tra ô tiêu chuẩn: Thu thập số liệu trực
tiếp ngoài thực địa trên các ô tiêu chuẩn 1000
m2 (50m x 20m), đƣợc phân bố ngẫu nhiên,
10 ô. Ô dạng bản đƣợc bố trí theo các đƣờng
chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của ô tiêu
chuẩn. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra
còn đặt các ô dạng bản phụ để thu thập số liệu
bổ sung. Phân loại dạng sống đƣợc xác định
theo Raunkiaer (1934) [6]. Sử dụng phƣơng
pháp của Thái Văn Trừng để mô tả cấu trúc
thảm thực vật [4]. Và các công trình đã công
bố [3, 4, 5, 6].
-
, m
.v.
-
-
Component Analysis (PCA).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đa dạng sinh học Khu hệ thực vật tại Khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén.
Kết quả nghiên cứu trên diện tích rừng thôn
Cau Lù, Xiền Pèng, Tả Phình của xã Ca
Thành, bƣớc đầu đã phát hiện, giám định và
lập đƣợc danh lục các loài cây quý hiếm cho
3 ngành nhƣ sau: Dƣơng xỉ - Polypodiophyta,
Ngành thông – Pinophyta, Mộc lan –
Magnoliophyta
Thành phần thực vật tại khu vực nghiên cứu
có tới 33 loài thực vật quý hiếm và nguy cấp,
thuộc 27 chi, 20 họ thuộc 3 ngành thực vật
khác nhau. Kết quả này cho thấy mức độ da
dạng các loài thực vật quý hiếm và nguy cấp
tại khu vực nghiên cứu là rất cao. Mức độ đa
dạng trong từng họ giữa các ngành cũng khác
nhau đƣợc thể hiện qua số loài của mỗi họ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Họ có nhiều
loài quý hiếm và nguy cấp nhất là họ Lan
(Orchidaceae) với 8 loài chiếm 24,2%, họ
thông (Pinaceae) có số loài quý hiếm và nguy
cấp nhiều thứ hai với 3 loài chiếm 9,1% tổng
số loài thực vật quý hiếm của khu vực. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 33 loài thực vật
quý hiếm và nguy cấp tại khu vực nghiên cứu
trong đó có 8 loài ở cấp độ thế giới (IUCN
2011) chiếm 24,2% tổng số loài nghi nhận,
đặc biệt có loài cực kỳ nguy cấp của thế giới
lần đầu tiên đƣợc phát hiện phân bố tại khu
vực là loài Bách vàng Xanthocyparis
vietnamensis Farjon et Hiep 2002. ở cấp cực
kỳ nguy cấp CR B2ab và loài Lan hài hƣơng
duyên Paphiopedilum emersonii ở cấp cực kỳ
nguy cấp CR A2c.
Trong các loài quý hiệm đƣợc ghi nhận có tới
16 loài (7 loài thuộc nhóm IA và 9 loài thuộc
nhóm IIA) đƣợc ghi trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP ngày 30/06/2006 chiếm 48,5%
tổng số loài quý hiếm và nguy cấp.
Kết quả nghiên cứu nghi nhận 33 loài nguy
cấp và quý hiếm theo sách đỏ Việt Nam 2007,
trong đó có 3 loài ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR)
chiếm 9,09%, 16 loài ở cấp nguy cấp (EN)
chiếm 48,48% và 14 loài ở cấp VU chiếm
42,42%.
Trần Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 107 - 112
109
Đa dạng các loài cây quý hiếm và nguy cấp
trong các kiểu rừng tại khu vực nghiên cứu
+ Kiểu rừng thái rừng Trúc + gỗ
Kiểu này hoàn toàn nằm ở khu vực lũng và
chân núi, có diện nhỏ, tỷ lệ đá lộ đầu khoảng
40%, bị tác động mạnh của con ngƣời. Trạng
thái rừng này ở độ cao khoảng 1200m thƣờng
có cấu trúc 3 tầng, trong đó có 1 tầng cây vầu
gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tƣơi. Thành
phần chủ yếu là Trúc, Quếch (Chisocheton
paniculatus), Chẹo (Engelhardtia
roxburghiana), Dẻ - Fagaceae (Lithocarpus
balansea, Lithocarpus corneus, Quercus
bambusifolia, Castanopsis indica); Kháo
(Phoebe macrocarpa, Machilus thunbergii).
Có 04 loài cây quý hiếm và nguy cấp đƣợc
ghi nhận tại trong trạng thái này là Thổ tế tân
- Asarum caudigerum Hance, Dó đất Cúc
Phƣơng - Balanophora cucphuongensis N.T.
Ban, Bát giác liên - Podophyllum tonkinense
Gagnep và Đảng sâm - Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f.
+ Kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim trên
núi đá vôi
Kiểu này chỉ phân bố trên đỉnh và các khu
vực xung quanh đỉnh núi có độ cao từ 1250
đến 1330 m. Có ƣu hợp chính là các loài
Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia) và
Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga sinensis),
Thông tre lá ngắn (Podocarpus pelgeri) mọc
xen lẫn với các cây lá rộng nhƣ Eleocapus sp,
Sinosideroxylon wightianum Hook, Ficus sp
và Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis
Farjon et Hiep 2002 ở một số đỉnh núi ở khu
vực nghiên cứu. Đây là trạng thái rừng lùn có
độ cao trung bình từ 10-15m.
Trong kiểu rừng này chúng tôi ghi nhận 8 loài
thực vật quý hiếm và nguy cấp nhƣ Thông đỏ
bắc - Taxus chinensis (Pilg.) Rehder, Thiết
sam giả - Pseudotsuga brevifolia, Thiết sam
giả lá ngắn - Pseudotsuga sinensis, Thông pà cò
- Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang, Hài
mạng đỏ tía - Paphiopedilum emersonii, Pơ mu
- Fokienia hodginsii Henry et Thomas, Mã hồ -
Mahonia nepalensis, và Bách vàng -
Xanthocyparis vietnamensis Farjon et Hiep
2002.
+ Kiểu rừng thứ sinh phục hồi sau khai
thác/bị tác động mạnh
Kiểu này gặp ở tất cả các tuyến điều tra, phân
bố ở khu vực chân và sƣờn núi, gần với các
con đƣờng mòn đi lại thuận lợi do ngƣời dân
tạo ra để khai thác tài nguyên rừng nhiều năm
nay. Do tác động của khai thác, trữ lƣợng của
kiểu rừng này thấp. Thành phần gồm các loài
chính Nghiến (Exentrodendron tonkinense),
Trai (Garcinia fragraeoides), Dẻ gai
(Castanopsis indica), Cà lồ (Caryodaphnosis
baviensis), Re (Cinnamomum bejolghota,
Cinnamomum iners), Sếu (Celtis ssp), Trâm
(Syzygium), Mán đỉa (Archidendron
balansae), Vàng anh (Saraca dives), Máu chó
(Knema pierei)... Các loài cây quý hiếm và
nguy cấp trong trạng thái rừng này bao gồm
24 loài thuộc 19 chi, 15 họ chiếm 72,72 %
tổng số loài, 70,37 % tổng số chi, 75.% tổng
số họ. Các loài trong họ Lan (Orchidaceae)
chiếm phần lớn và loài khác nhƣ Re hƣơng -
Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn,
Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J,
Đuôi ngựa - Rhoiptelea chiliantha, Thổ tế tân
- Asarum caudigerum Hance, Phá lửa - Tacca
subflabellata P. P. Ling & C. T. Ting, Hoàng
tinh cách - Disporopsis longifolia Craib, Trân
châu cheng - Lysimachia chenii. Củ dòm -
Stephania dielsiana Y.C. Wu, Trọng lâu nhiều
lá - Paris polyphylla, Dần tòong -
Gynostemma pentaphyllum, Mã hồ - Mahonia
nepalensis DC. 1821, Dó đất Cúc Phƣơng -
Balanophora cucphuongensis N.T. Ban,
Hoàng tinh đốm - Polygonatum punctatum
Royle, Tắc kè đá - Drynaria bonii...
+ Kiểu rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
Trạng thái này thƣờng là những khoảnh nhỏ ở
vùng chân núi liền kề với rừng nguyên sinh
hay rừng thứ sinh bị khai thác kiệt. Thành
phần gồm các loài cây tiên phong ƣa sáng
mọc nhanh. Có các ƣu hợp sau: Thôi ba
(Alangium chinense) + Thôi chanh (Alangium
kurzii) + Đu đủ gai (Trevesia palmata) Côm
(Elaeocarpus apiculatus) + Chòi mòi
(Antidesma acidium, Antidesma fordii) +
Thẩu tấu (Aporosa sphaerosperma, Aporosa
villosa); Ba soi (Macaranga denticulata) +
Ba bét (Mallotus Paniculatus); Ràng ràng
Trần Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 107 - 112
110
(Ormosia fordiana) + Dẻ gai (Castanopsis
indica) + Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)
+ Bời lời (Litsea umbellata, Litsea
verticillata). Trong trạng thái rừng này do bị
tác động mạnh nên chỉ xuất hiện hai loài cây
quý hiếm là Đảng sâm - Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f. Và Dần tòong Gynostemma
pentaphyllum.
Đa dạng về dạng sống
Dạng sống là biểu hiện tổng hợp kết quả thích
ứng lâu dài của thực vật với điều kiện sống, là
biểu hiện bên ngoài phản ánh tính thống nhất
giữa thực vật với hoàn cảnh ở mức độ nhất
định. Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của
loài. Mỗi hệ sinh thái là tổng hợp tƣơng quan
dạng sống các loài với các nhân tố sinh thái
của nơi chúng đang sống. Dựa theo phân loại
của Raunkiaer (1934) dạng sống của thực vật
tại khu vực nghiên cứu qua phân tích có 3
nhóm dạng sống cơ bản:
Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố
môi trƣờng điển hình của Khu BTTN Phia
Oắc – Phia Đén
Thành phần thực vật trong 10 OTC biến động
từ 15-56 loài/1000m2, trong khi đó thành
phần thực vật ở các hệ sinh thái rừng nhiệt
đới khác thƣờng biến động từ 58-150
loài/1000m
2
.
Mối quan hệ giữa các loài thực vật trong 5 OTC
10 OTC đƣợc lập ở các trạng thái rừng khác
nhau, đại diện cho các trạng thái rừng khác nhau.
Biểu đồ 1: Hệ số tương quan về thành phần loài
thực vật giữa 10 OTC
Từ biểu đồ 1 ta thấy: hệ số tƣơng đồng về
thành phần loài biến động từ 83-100%
(similarlity), cao nhất là các OTC 3+4 và
OTC 5+9 và OTC 2+6 có hệ số đồng dạng
cao nhất trên 93%.
Kết quả của quá trình nghiên cứu trên cho ta
thấy quá trình phát triển của thực vật bị ảnh
hƣởng của quá trình tiến hóa và quá trình phát
sinh loài mới nhằm duy trì khả năng sinh tồn.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu còn nhiều
hạn chế nên chƣa tìm ra đƣợc tất cả các mối
quan hệ với nhau, cần mở rộng khu vực
nghiên cứu để có một kết quả tổng quan nhất
và đem lại hiệu quả cao.
Mối quan hệ giữa các yếu tố STMT với sự
phân bố của thực vật.
Địa hình và điều kiện sinh thái đã đƣợc coi là
yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến phân bố các
loài thực vật trên cả hai quy mô khu vực và
địa phƣơng [4].
Vai trò của các yếu tố khác cũng có ảnh
hƣởng rất lớn đến sự tồn tại của thực vật, đặc
biệt là các biến STMT [5].
Biểu đồ 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố STMT
với HTV (stress: 0,14)
Biểu đồ 2 cho ta thấy HTV và các cây quý
hiếm tại khu vực nghiên cứu có quan hệ mật
thiết với một số yếu tố sinh thái nhất định
nhƣ: độ cao, hướng phơi, yếu tố đất đai và
chế độ nước mặt. Trong khi đó các yếu tố cơ
học đã tác động đến trạng thái rừng là tƣơng
đối lớn, tác động đến cả cây ƣu thế tầng trên
và cây ƣu thế tầng dƣới.
Biểu đồ 3 cho ta thấy các yếu tố STMT với
HTV trong các OTC có sự tƣơng quan chặt
Trần Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 107 - 112
111
chẽ với nhau, OTC 3+4 có sự liên quan mật
thiết nhất và có ý nghĩa nhất, vì trong biểu đồ
2 OTC tiến gần tới giá trị 0 tại cột PC2.
Tƣơng tự OTC 2+6 có sự tƣơng quan khá
khăng khít trên biểu đồ cho thấy 2 OTC tiến
gần tới giá trị 0 tại cột PC1.
Biểu đồ 3: Tương quan giữa các yếu tố ST với HTV
trong các OTC (Principal Component Analysis)
Kết quả của quá trình nghiên cứu cho ta thấy
các yếu tố STMT và HTV có sự tƣơng quan
với nhau tại các OTC đặt tại các trạng thái
rừng khác nhau.
Khi phân tích riêng biệt mối quan hệ của từng
OTC, kết quả vẫn thể hiện HST có mối quan
hệ chặt chẽ với sự phân bố của các loài thực
vật đặc thù và thành phần loài thực vật chủ
yếu vẫn là Thông tre lá ngắn (Podocarpus
pilgeri), Hồng bì rừng (Clauena duniana),
Nghiến (Exentrodendron tonkinensis), Kim
tuyến (Anoectochilus setaceus) và các loài
cây này cùng có quan hệ mật thiết với loài
Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis).
Trong đó, Thông tre lá ngắn có tần suất xuất
hiện lớn từ 35-50 cá thể/1000m2.
Biểu đồ 4: Mối quan hệ tương tác giữa các loài
thực vật trong các OTC và HTV trong khu vực
nghiên cứu KBTNT
Tuy vậy, khi phân tích cả HTV trong 10
OTC, kết quả chỉ ra rằng có các nhóm thực
vật kết hợp với nhau chặt chẽ, trong khi trên
một diện tích nhỏ chúng lại không thể hiện
đƣợc mối quan hệ. Vì vậy, khi nghiên cứu về
sự phân bố của các loài thực vật và mối quan
hệ của chúng với nhau ta cần phải xem xét
chúng trong mối quan hệ tổng thể.
KẾT LUẬN
Bƣớc đầu xác định đƣợc thành phần loài thực
vật quý hiếm và nguy cấp tai KBTTN gồm:
33 loài thuộc 27 chi, 20 họ thuộc 3 ngành
thực vật khác nhau. Trong đó có 8 loài ở cấp
độ thế giới (IUCN, 2011) chiếm 24,2% tổng
số loài ghi nhận. Và 16 loài (7 loài thuộc
nhóm IA và 9 loài thuộc nhóm IIA) đƣợc ghi
trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày
30/06/2006 chiếm 48,5% tổng số loài quý
hiếm và nguy cấp.
Thành phần các loài thực vật quý hiếm trong
các kiểu rừng là khác nhau. Kiểu rừng thứ
sinh phục hồi sau khai thác/bị tác động có độ
da dạng về thành phần các loài cây quý hiếm
và nguy cấp là cao nhất bao gồm 24 loài
thuộc 19 chi, 15 họ chiếm 72,72 % tổng số
loài, 70,37 % tổng số chi, 75.% tổng số họ,
kiểu rừng có loài Lan hài hƣơng duyên
Paphiopedilum emersonii Koop. & P.J.Cribb
(N.T. Tich) N.T.Tich ở cấp cực kỳ nguy cấp
CR A2c. Kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá
kim trên núi đá vôi có số lƣợng loài quý hiếm
là 8 loài đứng thứ hai về mức độ tập trung các
loài nguy cấp, trạng thái này có loài Bách
vàng - Xanthocyparis vietnamensis Farjon et
Hiep 2002. ở cấp cực kỳ nguy cấp CR B2ab.
Đa dạng về dạng sống của thực vật quý hiếm
tại khu vực nghiên cứu khá phong phú, có 3
dạng sống chính là cây chồi trên mặt đất, cây
chồi sát mặt đất và nhóm chồi ẩn. Tỷ lệ
nhóm các dạng sống có khác nhau, nhóm có
tỷ lệ cao nhất là nhóm chồi trên mặt đất
(Ph) chiếm 78,79%, dạng sống ít nhất nhóm
chồi ẩn (Cr) 3,03%.
HTV và các cây quý hiếm tại khu vực nghiên
cứu có quan hệ mật thiết với một số yếu tố
sinh thái nhất định nhƣ: độ cao, hướng phơi,
Trần Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 107 - 112
112
yếu tố đất đai và chế độ nước mặt. Trong khi
đó các yếu tố cơ học đã tác động đến trạng
thái rừng là tƣơng đối lớn, tác động đến cả
cây ƣu thế tầng trên và cây ƣu thế tầng dƣới.
Sự phân bố của các loài thực vật đặc thù và
thành phần loài thực vật chủ yếu vẫn là
Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Hồng
bì rừng (Clauena duniana), Nghiến
(Exentrodendron tonkinensis), Kim tuyến
(Anoectochilus setaceus) và các loài cây này
cũng có quan hệ mật thiết với loài Bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis). Trong đó,
Thông tre lá ngắn có tần suất xuất hiện lớn từ
35-50 cá thể/1000m2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Le Brocque, A. F., Buckney, R.T. (2003).
"Species richness-environment relationship within
coastal sclerophyll and mesophyll vegetation in
Ku-ring-gai Chase National Park, New South
Wales, Australia." Austral Ecology. 28: 404-412.
2. Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (2009), Xây
dựng kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng
sinh học. Tổng cục Môi trƣờng, Hà Nội.
3. Loc, P. K., Hiep, N. T., and Averyanov, L.
(2006). “Systematic structure of the Vietnamese
Flora and Threatened gymnosperm species of
Vietnam, their presence in protected areas.”
Vietnam Forestry Review.. 1: 18-20.
4. Hoàng Văn Hùng, La Quang Độ, Dƣơng Thị
Ngân (2013), “Nghiên cứu một số nhân tố sinh
thái ảnh hƣởng đến sự phân bố của cây Bách vàng
(Xanthocyparis vietnamensis) tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng”. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn. 9: 145-150.
5. Phan Ke Loc, Nguyen Tien Hiep & L.
Averyanov (1999), “Núi đá vôi Cao Bằng có gì
mới về mặt thực vật”, Bảo vệ và phát triển bền
vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá
vôi của Việt Nam, Viện Điều tra quy hoạch rừng.
6. Đặng Kim Vui, Trần Đức Thiện, La Thu
Phƣơng, Trần Quang Diệu, La Quang Độ (2013),
“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật quý hiếm và
nguy cấp tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn. 4: 9-15.
SUMMARY
FLORISTIC OF PHIA OAC – PHIA DEN NATURAL PROTECTED AREA
AT NGUYEN BINH DISTRICT, CAO BANG PROVINCE:
BIODIVERSITY AND IMPACTING FACTORS
Tran Thi Thu Thuy
*
, La Quang Do, Hoang Van Hung
College of Agriculture and Forestry – TNU
Phia Oac – Phia Den Natural Protected Area belong to Nguyen Binh district, Cao Bang province
which is located in the highland, terrain, forestry land area accounts for 84% of the total area in
which mainly natural forest on the limestone. The study area includes the limestone mountain
ranges with many high peaks, steep slope, average elevation 1160-1328m, gradient from 30 to 40
0
,
some where over 45
0
. The components of rare and endangered plants in the study area is very
diverse with 33 species, 27 genera and 20 families of the three branches of vascular plants named
in the Vietnam Red Book, IUCN Red List. Especially, the first time the new distribution of a
population of Xanthocyparis vietnamensis on the limestone mountains at elevations between 1285
- 1328m and populations of Paphiopedilum emersonii are identified and recorded, currently at
critically endangered CR in the IUCN Red List that is distributed on limestone slopes at elevations
between 1230-1278m. The results of this study is also identified 5 ecological and environmental
factors impact to distribution of floristic in this area.
Keywords: Biodiversity, floristic, ecological environmental factors, Phia Oac – Phia Den Natural
Reserve
Ngày nhận bài:17/2/2014; Ngày phản biện:28/2/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN
*
Tel: 01672 889888, Email: tientungtang.cb@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_42192_46038_116201414331017_3477_2048694.pdf