Tóm tắt
Xã An Cư, thuộc huyện Tịnh Biên, là một xã miền núi. Đây là một vùng đất nghèo nằm dưới
chân núi Phú Cường. Người dân Khmer ở đây chiếm 90% dân số. Sự kham hiếm nước vào mùa
khô là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở vùng này. Dự án đề xuất việc khảo sát và xây
dựng một hồ chứa nước gần chân núi để thu gom nước ngầm trong mùa khô nhằm cung cấp nước
cho xã qua hệ thống ống phân phối.
Việc khảo sát đã được tiến hành để lấy mẫu nước và đất, thực hiện thí nghiệm Augerhole and thí
nghiệm bơm tháo. Hồ chứa được thiết kế với diện tích mặt thoáng của nước là 1.000 m2, tương
ứng với dung tích tối đa vào khoảng 2.178 m3. Nước được xử lý qua các lớp lọc than, sạn sỏi, .
và được dẫn bằng một hệ thống ống với đường kính 100 mm và dài 2.000 m đến một bể phân
phối lớn. Hồ chứa thỏa mãn nhu cầu nước cho hơn 1.000 người dân với mức cung cấp 60 lít nước
mỗi ngày cho mỗi người.
Tổng kinh phí đầu tư đến chứng 250 triệu đồng Việt Nam cho thời giá năm 1992. Toàn bộ hệ
thống làm việc rất tốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cho cư dân ở đây và do vậy đã cải thiện
dần dần cuộc sống cho người dân Khmer trong khu vực.
Từ khóa: nước uống, khảo sát, thiết kế, hồ chứa nước, hệ thống ống.
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát và thiết kế hồ chứa nước cây đuốc xã an cư, huyện tịnh biên, tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BÁO CÁO TÓM TẮT
KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ
HỒ CHỨA NƯỚC CÂY ĐUỐC
XÃ AN CƯ, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
Surveying and designing Cay Duoc reservoir
in An Cu village, Tinh Bien district, An Giang province
Nhóm tác giả:
ThS. Lê Anh Tuấn
Chủ trì nghiên cứu kiêm Phụ trách tính toán thủy lực
KS. Đặng Hòang Khiêm
Phụ trách tính toán kết cấu
KS. Cáp Thanh Liêm
Phụ trách hành chánh, tài chánh
KS. Nguyễn Văn Cẩm, KS. Nguyễn Văn Sơn
Phụ trách đo đạc
Kiểm tra và duyện dự án:
Sở Thủy lợi tỉnh An Giang
Ban Dân tộc tỉnh An Giang
Sở Tài chánh tỉnh An Giang
- 1992 -
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
2
KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ HỒ CHỨA NƯỚC CÂY ĐUỐC
XÃ AN CƯ, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG
LÊ ANH TUẤN, ĐẶNG HOÀNG KHIÊM, CÁP THANH LIÊM,
NGUYỄN VĂN CẨM, NGUYỄN VĂN SƠN
(Khoa Thuỷ nông và Cải tạo đất, ĐHCT)
Tóm tắt
Xã An Cư, thuộc huyện Tịnh Biên, là một xã miền núi. Đây là một vùng đất nghèo nằm dưới
chân núi Phú Cường. Người dân Khmer ở đây chiếm 90% dân số. Sự kham hiếm nước vào mùa
khô là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở vùng này. Dự án đề xuất việc khảo sát và xây
dựng một hồ chứa nước gần chân núi để thu gom nước ngầm trong mùa khô nhằm cung cấp nước
cho xã qua hệ thống ống phân phối.
Việc khảo sát đã được tiến hành để lấy mẫu nước và đất, thực hiện thí nghiệm Augerhole and thí
nghiệm bơm tháo. Hồ chứa được thiết kế với diện tích mặt thoáng của nước là 1.000 m2, tương
ứng với dung tích tối đa vào khoảng 2.178 m3. Nước được xử lý qua các lớp lọc than, sạn sỏi,…
và được dẫn bằng một hệ thống ống với đường kính 100 mm và dài 2.000 m đến một bể phân
phối lớn. Hồ chứa thỏa mãn nhu cầu nước cho hơn 1.000 người dân với mức cung cấp 60 lít nước
mỗi ngày cho mỗi người.
Tổng kinh phí đầu tư đến chứng 250 triệu đồng Việt Nam cho thời giá năm 1992. Toàn bộ hệ
thống làm việc rất tốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày cho cư dân ở đây và do vậy đã cải thiện
dần dần cuộc sống cho người dân Khmer trong khu vực.
Từ khóa: nước uống, khảo sát, thiết kế, hồ chứa nước, hệ thống ống.
Abstract
The An Cu village, located in TinhBien district, is a mountainous area. This is a very poor land
along the foot site of the Phu Cuong Mountain. The Khmer people account for 90% of the
inhabitant. Water shortage in the dry season has been one of the serious problems in this area.
The project has been pointed out to survey and to construct a reservoir nearby the mountain to
collect the underground water in the dry season in order to supply water for village through the
pipeline system.
The survey has been carried out for collecting water and soil samples and doing Augerhole tests
as well as pumping tests. The reservoir was designed with the water surface area of 1,000 m2,
correspondingly its maximum volume is about 2,178 m3. Water is treated by charcoal, gravel,
small stone, … filting layers and then is conveyed by a pipeline system which has 100 mm in
diameter and 2,000 m in length to a big distribution tank. This reservoir can satisfy the water
requirement of more than 1,000 people with the supplied water amount of 60 litters per day per
capita.
The total investment money was about 250 million Vietnamese dongs in the financial year 1992.
The whole system has functioned very well now which is contributing a lot to the daily activities
of the resident and therefore to the Khmer people’s life in the region has been gradually improved
as much.
Keywords: drinking water, survey, design, reservoir, pipeline system.
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
3
I. MỞ ĐẦU
Ở ĐBSCL, mùa khô kéo dài 7 tháng gây một tình trạng căng thẳng về nguồn nước cho dân cư,
đặc biệt ở các khu vực xa sông. Việc tìm kiếm các tài nguyên nước được tập trung nhắm vào các
mạch nước ngầm dưới lòng đất.
An Cư là một xã vùng biên giới Tây Nam Việt Nam, tiếp giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh
Biên tỉnh An Giang. Đây là một vùng tập trung nhiều người dân tộc Khmer nghèo, canh tác nông
nghiệp là chính, khu vực này nằm cách xa sông, nguồn nước khan hiếm, nước dùng chủ yếu là
nước mưa và các mạch nước nhỏ trong đất. Do nhu cầu sử dụng nước ngày càng trở nên bức
thiết, đặc biệt là vào mùa khô rất gay gắt, việc tìm kiếm nguồn nước được đặt ra. Dựa vào các
dấu vết của một giếng nước nhỏ nằm sát chân núi Cấm, hai đợt khảo sát đo đạc địa hình, địa chất,
đánh giá trữ lượng nước đã được tiến hành. Đợt thứ nhất vào tháng 12-1990, đợt thứ hai kéo dài
từ đầu tháng 3-1991 đến cuối tháng 4-1991. Cả hai đợt đều nhằm chuẩn bị cho việc nghiên cứu
khả năng xây dựng một hồ chứa nhỏ phục vụ cho sinh hoạt cho dân cư ở đây.
Từ xưa đến nay, nhiều tác giả đã bỏ công nghiên cứu các tính chất và qui luật chuyển động của
nước trong đất. Hoogoudt (1936) đã đưa ra phương trình thực nghiệm cho sự quan hệ giữa độ dẫn
thuỷ lực (hydraulic conductivity) và tốc độ dâng mực nước trong một số hố khoan bị rút nước. sự
phân tích của Hooghoudt, sau đó, đã được Kirkham và Bavel (1948) và Ernt (1950), Boast (1971)
phát triển thành phương pháp Augerhole, nguyên lý được trình bày ở [1] và [2]. Các công thức và
quy trình khai thác nước ngầm đã được Atnislav Turek (1971) đúc kết [3], P.Chín (1996) cũng đã
tổng quát hoá vấn đề nước ngầm ở Nam Bộ nói chung [4]. Lý thuyết tính toán kết cấu hồ chứa và
thuỷ lực đường ống cũng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước như nhà xuất bản Thuỷ Lợi
Điện Lực Trung Quốc (1936) [5], Ray Klenslay và Joseph B. Franzini (1983) [6], P.N. Cừ và
T.S. Khiêm (1981) [7], N.C.Cầm (1987) [8]...
Hồ chứa nước Cây Đuốc là một hồ chứa tích tụ nước ngầm tầng mặt lần đầu tiên được khảo sát,
thiết kế và xây dựng ở ĐBSCL.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đợt khảo sát thực tế tại xã An Cư đã được tổ chức trong tháng 12-1990 và tháng 3-4.1991, các
nghiên cứu và thực nghiệm được thực hiện tại vị trí 2 giếng nước lấy nước lộ thiên nằm dưới
chân núi Phú Cường cách trung tâm xã khảng 2 km. Dưới chân núi Phú Cường có một giếng nhỏ
có đường kính 40 cm được đóng xuống đất bằng một thân cây thốt lốt là loại cây rất phổ biến
trong vùng. Giếng này đã có từ lâu đời. Nước thường xuyên phun lên mặt ruộng kế cận với độ
cao 10 cm, lưu lượng chảy trung bình 5 lít/phút. Phía trên núi cách giếng thốt lốt khoảng 150 m là
một giếng nước lớn hơn được xây bằng xi-măng có đường kính 1,5 m. Có lẽ hai giếng này lấy
chung một mạch nước ngầm. Nước trong mạch ngầm chảy sát mặt đất ở độ sâu khoảng 70 – 80
cm theo chiều sâu. Nguồn nước trong mạch ngầm được cung cấp từ trong lòng núi. Nước chảy
gần như liên tục suốt năm kể cả những tháng mùa nắng mặc dù các khu vực xung quanh hoàn
toàn khô hạn. Chổ lấy nước là điểm khảo sát cho hồ chứa dự kiến sau này.
Phương pháp nghiên cứu theo trình tự như hình 1.
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
4
Hình 1: Tiến trình nghiên cứu và thực hiện công trình
Thí nghiệm bơm tháoLấy mẫu nước, đất
Phòng thí nghiệm
Phân tích
mẫu nước
Điều tra nhu cầu nước thực tế,
thu thập dữ liệu bản đồ....
Khảo sát ngoài đồng
Thí nghiệm Augerhole
Tính toán
Phân tích
mẫu đất
Định hệ số
thấm của đất
Định lưu lượng thấm
đơn vị
Thiết kế định hình hồ chứa Tính toán thuỷ lực đường ống
Phân tích số liệu
Thảo luậncác phương án kỹ thuật
Lập dự toán công trình
Thuyết minh kết quả
Duyệt dự án
Thi công công trình
Vận hành khai thác quản lý
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
5
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III. 1. Chất lượng nước
Mẫu nước được lấy từ giếng nước thốt lốt ngày 12-12-1990 và phân tích có kết quả như sau
Bảng 1: Kết quả phân tích hoá học thành phần của nước
Độ pH 7,25
Cặn không tan 65.80 mg/l
Độ cứng toàn phần 0,66 mg/l
III.2. Thành phần hạt
Các hố khoang nằm trong phạm vi 30 m phía trên giếng thốt lốt, khoan đến độ sâu 2 m thì gặp
tầng đất khá cứng, mẫu đất lấy lên cho thành phần hạt sau (qua phương pháp rây sàng).
Bảng 2: Kết quả phân tích thành phần hạt qua khu vực khảo sát
Thành phần hạt theo tỉ lệ (%) Rây Đường kính hạt
(mm) Độ sâu 0-100cm Độ sâu 100-200cm
2 > 2 18.02 99.99 % 16.58 99.90 %
1 1 - 2 19.24 81.97 % 23.64 83.32 %
0.5 0.5 - 1 24.44 62.73 % 27.28 59.68 %
0.25 0.25 - 0.5 18.18 38.29 % 18.28 18.28 %
0.1 0.1 - 0.25 11.52 20.11 % 8.73 8.73 %
0.05 0.05 - 0.1 5.66 8.58 % 3.01 3.01 %
Đáy < 0.05 2.93 2.93 % 2.38 2.38 %
20 -2 mm 18.02 16.58
2 - 0.05 79.04 80.94
< 0.05 2.93 2.38
PHÂN LOẠI ĐẤT Cát lẫn sạn sỏi Cát lẫn sạn sỏi
Bảng 3: Kết quả tính toán đánh giá độ đồng nhất của thành phần hạt
Độ sâu (cm) D10 (10%)
(mm)
D60 (60%)
(mm)
e Đánh giá độ đồng nhất
0 - 100 0.0561 0.472 8.414 Đất không đồng nhất
100 - 200 0.0764 0.507 6.636 Đất không đồng nhất
III. 3. Độ dẫn thuỷ lực của đất
Thí nghiệm ngoài đồng (bằng phương pháp Augerhole và Piezometer) tại vị trí 30 m phía trên
giếng thốt lốt (tháng 12-1990) đã được thực hiện nhằm xác định độ dẫn thuỷ lực (có giá trị dẫn
K), bán kính ảnh hưởng và lượng trữ nước trong đất. Các thí nghiệm được lập lại theo 5 tuyến
quanh giếng (tháng 4-1991).
Hố khoan (r = 4 cm) cho biết:
- Chiều sâu mặt nước là 0.7m dưới mặt đất.
- Chiều dày tầng chứa nước khảo sát là 1.3m.
- Bán kính ảnh hưởng đối với giếng rút nước là 16m
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
6
Bảng 4: Độ dẫn thuỷ lực K trong tầng đất bão hòa (Sau khi rút cạn nước trong hố thí nghiệm)
Thời gian (phút) Tỉ lệ hồi phục (%) Độ dẫn thuỷ lực (m/ngày)
1 55 2.91
2 63 1.57
3 70 1.44
5 76 0.88
10 84 0.51
30 92 0.29
#60 #100 #0.09
Kết quả tính toán thí nghiệm bơm tháo cho lượng nước giữ lại trung bình trên một đơn vị
diện tích ướt là 1.75 lit/phút/m2.
III. 4. Đánh giá
• Chất lượng nước của giếng có thể đánh giá là khá tốt cho việc sử dụng nước sinh hoạt
trong điều kiện hiện nay của xã.
• Bằng kết quả phân tích thành phần hạt, độ phục hồi của nước, độ dẫn thuỷ lực của nước
ngầm trong đất và lưu lượng thấm đơn vị cho phép kết luận vùng đất này có khả năng
khai thác nước ngầm được.
• Dựa vào quan sát thực tế cho thấy nguồn tài nguyên nước ở đây không lớn, nhất là trong
mùa nắng, khu vực này hoàn toàn khô hạn chỉ trừ xung quanh giếng nước thốt lốt khoảng
1.000 m2 sâu 2 m tại giếng thốt lốt là đều có thể thực hiện được. Một hồ chứa như thế sẽ
có dung tích khoảng 1.000 m3 - 2.000 m3. Xét hiệu suất khai thác sử dụng hồ chứa nước
tối thiểu là 60%, với mức thấm tính toán và chỉ sử dụng nước cho ăn uống với chỉ tiêu 60
lit/ngày/người thì hồ này có thể phục vụ khoảng trên dưới 3.000 người.
IV. PHẦN THIẾT KẾ
IV.1 Quan điểm thiết kế
Hồ chứa nước ngầm được -đặt tên là HỒ CHỨA NƯỚC CÂY ĐUỐC-thực chất là một
giếng nước lộ thiên lớn, được hình thành bởi việc ngăn dòng chảy ngầm ở phía hạ lưu của nó và
được giữ lại ở một khu trũng nhân tạo. Dựa vào yêu cầu thực tế về việc đầu tư phát triển cho
vùng nông thôn sâu, vùng tập trung nhiều người dân tộc và việc xem xét khả năng địa phương
trong việc xây dựng va quản lý hệ thống, hồ chứa nước Cây Đuốc được thiết kế với dung tích
chứa trên 1.000m3, vị trí đặt tại giếng thốt lốt, khu vực hồ chứa chiếm 1.200m2 và được thiết kế
dạng hình tròn - là hình có dung tích chứa lớn nhất, tương xứng với chu vi bao nhỏ nhất. Vật liệu
xây dựng được chọn ở khu vực địa phương hoặc lân cận không xa nơi xây dựng. Điều kiện thi
công tương đối đơn giản phù hợp với khả năng của huyện và kinh phí xây dựng không quá lớn.
IV.1.1. Kích thước cơ bản
Hồ chứa nước Cây Đuốc có dạng hình chóp cụt, kích thước như bảng 5:
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
7
Bảng 5: Kích thước cơ bản của hồ chứa Cây Đuốc
Đường kính lớn 41 m
Đường kính đáy 25 m
Đường kính mặt nước max 40 m
Đường kính khu vực hồ chứa 45 m
Độ dốc mái 1:3
Cao trình bờ 25.81 m
Cao trình đáy 22.77 m
Cao trình mặt nước max 25.27 m
Cao trình ống lấy nước 22.97 m
Cao trình đê bao 26.07 m
Dung tích chứa max 2.178 m
Dung tích chết 98.96 m3
Dung tích hữu dụng #1.000 m3
Hồ chứa nước Cây Đuốc sẽ được thi công bằng biện pháp thi công cơ giới (phần đào và đấp) và
bán thủ công (phần gia cố mái, lắp đặt tường ống, xây các công trình phụ trợ...). Phần đào đắp có
khối lượng tính toán như sau:
a. Khối lượng đất đào:
Đào khu vực lòng hồ: 2.400 m3
Đào đất để đặt đường ống dẫn: 1.500 m3
b. Khối lượng đất đắp
Đắp phía trong mái dưới lòng hồ: 80 m3
Đắp đê bao chung quanh hồ: 200 m3
Đắp chắn đường ống dẫn: 1.500 m3
Tổng cộng: 1.780 m3
Mái trên và đáy hồ được lát bằng các tấm dale bêtông có kích thước 0.5x0.5x0.1m có đục lỗ dạng
phân bố đều (đường kính lỗ 2cm). Các tấm dale bêtông được đúc tại chỗ là lắp đặt dễ dàng. Phía
dưới các tấm dale này là tầng lọc nước ngược.
Để hạn chế nước trong hồ bớt thấm rút theo chiều dòng chaỷtọng lực, phân nữa phía mái dưới
trong hồ chứa dược lát đá chít mạch toàn bố đến chân hồ và một phần đáy, ở chân mái chít mạch
này được gia cố thêm một tường chắn sâu 1m kể từ đáy hồ với mục đích kéo dài đường viền
thấm trong đất. Tường chắn này làm bằng sét tốt (chắc nhuyễn, không lẫn nhiều tạp chất) thực
chất là một đập sét ngầm, dày 0.6 m sâu 1 m - chạy suốt nữa vành hồ và kéo dài 150m tạo thành
hai cánh bên với góc mở 60 độ. Tường sét có ưu điểm cấu tạo đơn giản, dễ thi công (chỉ đổ và
đầm nện).
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
8
IV.2. Các công trình phụ trợ
a. Đường ống dẫn nước
Đường ống dẫn nước về trung tâm xã (UBND xã An Cư) có qui cách sau:
Bảng 6: Qui cách và kích thước hệ thống ống dẫn nước
HẠNG MỤC QUI CÁCH & KÍCH THƯỚC
Tổng chiều dài ống dẫn Trục chính 1.200 m, nối dài 1.800 m
Đường kính ngoài của ống 117 mm
Đường kính trong của ống 100 mm
Loại ống ống gang
Độ dốc ống dẫn Xem bản vẽ
Đo sâu đặt ống Xem bản vẽ
Van khoá Loại xoay trục thẳng
Chạc ba Tương ứng với ống 100 mm
Khớp nối Tương ứng với ống 100 mm
Lưới chắn rác Lưới kẽm 10 x10 mm
Bộ phận lọc nước Cấu tạo
b. Công trình bảo vệ chất lượng nước
Vì đây là hồ chứa nước lộ thiên phục vụ cho dân sinh nên việc bảo vệ sự trong sạch, an toàn
về mặt vệ sinh cũng cần thực hiện. Vành đai hồ được đắp một con đê nhỏ cao 0.5m, rộng 0.5m,
mái dốc 1:1, đắp bằng đất, nếu có điều kiện có thể lát mái bằng đá xây hoặc trồng cỏ, mặt đê rải
sỏi hoặc đá dăm 2cm. Đê bao có nhiệm vụ ngăn cản rác, cỏ theo dòng chảy mặt (mưa) xuống hồ.
ngoài ra, một hàng rào lưới kẽm B.40 cao 1.5m bao quanh hồ cũng cần thiết nhằm ngăn cản
người lạ và gia súc (bò, gà vịt, ..) xâm nhập vào khu vực hồ. Do đặc điểm lớp thổ nhưỡng sâu
1.5m từ mặt đất tự nhiên là những hạt sét có đường kính nhỏ có khả năng hoà tan gây đục nguồn
nước nên mặt trong hồ chứa được gia cố một vành đai đá chít mạch dốc 1:1 để ngăn cản các hạt
sét này. Phần trên và đáy của hồ chứa được phủ bởi tầng lọc ngược và được chắn bằng các tấm
dale bêtông có kích thước 50 x 50 x 10cm có đục lỗ. tại vị trí lấy nước vào ống bao quanh là một
rào chắn dày 20cm, có dạng hình hộp 1.2 x 1.2 x1.2m làm bằng lưới kẽm khung thép cạnh, bên
trong có chứa than hoạt tính. Bộ phận này làm việc như một bộ lọc nướcgiúp cho chất lượng
nước được trong sạch hơn. Than hoạt tính sẽ được thay thế định kì trong thời gian vận hành hồ (3
tháng /lần). Cấm tất cả các trường hợp tắm giặt, cho gia súc dùng nước trong hồ.
Phía đầu ra của ống nước sẽ được trữ trong bể chứa làm bằng gạch xây dày 22cm, kích thước bể
3x5x15m trên có mái đáy và chung quanh có gắn các van lấy nước cho người sử dụng.
V. KẾT LUẬN
Hồ chứa nước Cây Đuốc và hệ thống phân phối nước của nó đã được xây dựng và tổng
nghiệm thu. Tổng kinh phí công trình lên đến 250 triệu đồng. Các kết quả điều tra ban đầu cho
thấy các thông số kỹ thuật trong thiết kế đều đạt yêu cầu thực tế.
Công trình này đang làm phấn khởi bà con dân tộc Khmer ở khu vực, giải quyết được nhu cầu
nước cho một bộ phận lớn người dân ở đây, xoá đi những ngày tháng khổ cực vì khan hiếm nước.
Họ hi vọng rằng những công trình tương tự như vậy sẽ được tiếp tục xây dựng cho vùng nông
thôn sâu, từng bước đem tiến bộ kỹ thuật đến cho người dân.
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BOAST, C.V.and D. KIRKHAM (1971). Augerhole seepage theory. Proceedings of the
Soil Science Society of America.
2. LAMBERT K. SMEDEMA and DAVID W. RYCROFT (1983). Land Drainge. Bastsford
Acedamic and Educational Ltd. London.
3. STANISLAV TUREK, (D.V. MINH và N.T. TRÍ dịch) (1984). Sách tra cứu của nhà địa
chất thuỷ văn. Nxb, Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
4. PHẠM CHÍN (1986). Khai thác và sử dụng nước ngầm. Nxb TP. Hồ Chí Minh.
5. Nhà xuất bản thuỷ lợi và điện lực-Trung Quốc (1963). Thiết kế và thi công hồ chứa nước
loại vừa và nhỏ. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội (dịch và in 1977)
6. RAY K. LINSLEY and JOSEPH B. FRANZINI (1979). Water resources engineering.
McGraw-Hill Kogakusha, Ltd. Quezon City.
7. PHAN NGỌC NGỪ và TÔN SĨ NGHIÊM (1981). Động lực học nước dưới đất. Nxb. Đại
hoc và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
8. NGUYỄN CẢNH CẦM (1987). Thuỷ lực tập 1. Nxb. Đại học và THCN, Hà Nội
Khảo sát và thiết kế Hồ chứa nước Cây Đuốc, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------
L.A. Tuấn, ĐH. Khiêm, C.T. Liêm, N.V. Cẩm, N.V. Sơn (Đại học Cần Thơ)
10
Thí nghiệm bơm tháoLấy mẫu nước, đất
Thành
phần hạt
Điều tra nhu cầu nước thực tế, thu
thập bản đồ địa hình....
Thí nghiệm Augerhole
Chất lượng
nước
Hệ số thấm
của đất
Lưu lượng thấm
đơn vị
Thiết kế định hình hồ chứa Tính toán thuỷ lực đường ống
Phân tích số liệu
Phương án kỹ thuật
Lập dự toán công trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát và thiết kế hồ chứa nước cây đuốc xã an cư, huyện tịnh biên, tỉnh an giang.pdf