Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang dần trở
thành một khái niệm được nhiều người quan
tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với
doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với
đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát
triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ,
cộng đồng địa phương và xã hội. Các doanh
nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa trách
nhiệm xã hội của mình. Bởi thực hiện tốt các
nghĩa vụ trách nhiệm xã hội một phần đã
đóng góp công sức vào việc tăng năng suất
lao động, doanh thu cho doanh nghiệp đồng
thời khẳng định uy tín, thương hiệu của doanh
nghiệp trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát trách nhiệm xã hội của một số nhà máy thuộc Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 115 - 120
115
KHẢO SÁT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Bùi Thị Thu Hương*, Đỗ Đình Long
Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bằng phương pháp điều tra và khảo sát một số đối tượng là người lao động tại một số nhà máy
thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và
cộng đồng xã hội, nghiên cứu đã cho thấy thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp.
Từ khóa: Thái Nguyên, doanh nghiệp công nghiệp, trách nhiệm xã hội, người lao động, người
tiêu dùng, cộng đồng.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp công
nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, nếu những nhà
quản trị doanh nghiệp hiểu sai bản chất của
lợi nhuận, coi đó là mục đích chính của doanh
nghiệp và bằng mọi cách để đạt được lợi
nhuận thì sự tồn tại của doanh nghiệp đó có
thể sẽ bị đe dọa. Mặt khác, các doanh nghiệp
công nghiệp là bộ phận cấu thành nên hệ
thống kinh tế - xã hội, do đó doanh nghiệp
luôn phải tìm cách hài hòa về lợi ích của các
bên như: khách hàng, người lao động, nhà đầu
tư. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, khi mà
nền kinh tế của Việt Nam đang mở cửa và hội
nhập, đặc biệt, Thái Nguyên là một tỉnh trung
du miền núi nhưng có rất nhiều khu công
nghiệp phát triển như Khu công nghiệp Gang
thép Thái Nguyên – đứa con đầu lòng của
ngành công nghiệp nặng Việt Nam – luôn có
những đóng góp đáng kể cho sự phát triển nền
kinh tế của tỉnh và quốc gia.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu thực
trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
công nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp
của Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết
*
Tel: 0906150383; Email: huongbui.ptit@gmail.com
và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Bởi
khi các doanh nghiệp công nghiệp đưa ra các
quyết định quản lý cần phải xác định các giá
trị, lợi ích cần tôn trọng và phải cân đối hài hòa
và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng,
lợi nhuận, tức là phải có trách nhiệm xã hội.
KHÁI NIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
Theo định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế
tư nhân của Ngân hàng thế giới, trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility hay CSR) là “ sự cam kết của
doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người
lao động và các thành viên gia đình họ, cho
cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển
chung của xã hội”.
Khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, nhu
cầu của khách hàng ngày càng cao, xã hội
ngày càng có cái nhìn khắt khe đối với doanh
nghiệp. Để phát triển bền vững thì doanh
nghiệp cần phải luôn tuân thủ những chuẩn
mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi
trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn
lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát
triển nhân viên, góp phần phát triển cộng
đồng. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp được cụ thể hóa như sau:
- Trách nhiệm đối với người lao động
- Trách nhiệm đối với người tiêu dùng
120Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 115 - 120
116
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Trách nhiệm đối với cộng đồng
THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY THUỘC CÔNG
TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Tác giả đã lựa chọn ba nhà máy thuộc Công
ty Gang thép Thái Nguyên, gồm Nhà máy
Cán thép Thái Nguyên, Nhà máy Cán thép
Lưu Xá, Nhà máy Luyện gang để nghiên cứu
và thực hiện phát phiếu điều tra khảo sát đối
với ba đối tượng chính là người lao động của
các nhà máy, người tiêu dùng sản phẩm của
các nhà máy và cộng đồng người dân sống
xung quanh địa bàn hoạt động sản xuất của
các nhà máy. Để từ đó thấy được thực trạng
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên. Cụ thể như sau:
Mẫu dành cho người lao động tập trung vào
các vấn đề như các nhà máy có lạm dụng sức
lao động của người chưa thành niên không?
Có đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao
động không? Có thực hiện đào tạo và học
nghề không? Các chế độ tiền lương, thưởng,
phúc lợi và mức độ an toàn - vệ sinh lao động
có được đảm bảo không?
Mẫu dành cho người tiêu dùng tập trung
vào các vấn đề như sản phẩm của các nhà
máy có đảm bảo chất lượng không? Định
giá và các chính sách về giá có hợp lý
không? Các nhà máy có các chương trình
xúc tiến sản phẩm không?
Mẫu dành cho cộng đồng tập trung vào các
vấn đề như các nhà máy có gây ô nhiễm môi
trường sống không? Có khai thác tài nguyên
thiên nhiên bừa bãi không? Có thực hiện các
hoạt động từ thiện không?
Số phiếu phát ra và số phiếu thu về hợp lệ
dành cho người lao động là 100 phiếu, dành
cho người tiêu dùng là 100 phiếu và dành cho
cộng đồng là 100 phiếu.
Kết quả phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm
dành cho ba đối tượng trên cho thấy các nhà
máy nghiên cứu đã thực hiện tương đối tốt
trách nhiệm xã hội của mình. Cụ thể như sau:
Về trách nhiệm đối với người lao động,
100% ý kiến người được hỏi đều trả lời rằng
các nhà máy nghiên cứu không có hành vi
lạm dụng sức lao động của người dưới 15 tuổi
và người chưa thành niên. Các nhà máy này
cũng đã tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho
người lao động. Cụ thể: nơi làm việc của Nhà
máy Cán thép Thái Nguyên được chuyên môn
hóa về cả máy móc, thiết bị và người lao
động, công nghệ sản xuất ổn định mặc dù
hàng sản xuất đa dạng, sản phẩm phải trải qua
nhiều khâu, nhiều bước công việc. Trong khi
đó, Nhà máy Cán thép Lưu Xá và Nhà máy
Luyện gang được trang bị một hệ thống đèn
chiếu sáng đầy đủ cùng với các thiết bị chống
ồn, chống lóa, có hệ thống quạt thông gió
chống nóng.
Bên cạnh đó, các nhà máy nghiên cứu đều
tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn
công nghiệp về số giờ làm việc và số giờ nghỉ
ngơi trong bất kỳ trường hợp nào. Thời giờ
làm việc bình thường không vượt quá 08
giờ/ngày và 48 giờ/tuần. Người lao động làm
theo ca thì nghỉ ít nhất là 12 giờ trước khi
chuyển sang ca mới.
Ngoài ra, các nhà máy nghiên cứu cũng luôn
quan tâm tới vấn đề nâng cao trình độ chuyên
môn và tay nghề cho người lao động, góp phần
làm tăng năng suất lao động, đồng thời cũng thể
hiện trách nhiệm của đơn vị đối với họ. Các
chương trình đào tạo được lên kế hoạch với
nhiều hình thức đa dạng và nội dung phong phú.
Trong năm 2012, có khoảng hơn 15 lớp đào tạo
được mở ra cho người lao động tại các nhà máy,
nội dung chương trình đào tạo được thể hiện
thông qua bảng 1.
Tiền lương trả cho thời giờ làm việc một tuần
của các nhà máy nghiên cứu đáp ứng được với
pháp luật và tiêu chuẩn ngành và đáp ứng với
nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình
họ; không áp dụng hình thức xử phạt bằng
cách trừ lương. Có các chế độ lương thưởng
phù hợp, đảm bảo mức thù lao của người lao
động hàng tháng khi nhận được đáp ứng đầy
đủ nhu cầu tối thiếu cơ bản của con người.
Thường xuyên nâng cao thu nhập cho người
lao động bằng nhiều hình thức khác nhau.
121Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 115 - 120
117
Bảng 1. Danh mục các lớp đào tạo người lao động
tại một số nhà máy thuộc Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên năm 2012
Tên lớp đào tạo Thời gian dự kiến Địa điểm
1. Xây dựng hệ thống quản lý theo
định hướng ISO
20 ngày Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Nhà máy
Cán thép Lưu Xá, Nhà máy Luyện gang
2. Xây dựng hệ thống lương thưởng
làm đòn bẩy trong quản lý
15 ngày Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Nhà
máy Luyện gang
3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt
lõi của Công ty
3 ngày Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Nhà máy
Cán thép Lưu Xá, Nhà máy Luyện gang
4. Công nghệ luyện cán thép 30 ngày Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
5. Cơ khí chế tạo 30 ngày Nhà máy cán thép Lưu Xá
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Bảng 2. Hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm thép của một số nhà máy
thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Các loại sản phẩm Tiêu chuẩn áp dụng
Thép thanh tròn trơn TCVN 1651 – 1:2008
Thép thanh vằn
JSC G3112 - 2004
TCCS 01: 2010/Tisco
A615/A615M – 04b
BS 4449 : 1997
Thép chịu hàn bằng phương pháp thông thường TCVN 6285 : 1997
Thép góc cạnh đều TCVN 1656 - 93
Thép chữ C TCVN 1654 - 75
Thép chữ I TCVN 1655 - 75
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Đặc biệt vấn đề an toàn và vệ sinh lao động
luôn được chú trọng và đưa lên hàng đầu. Các
nhà máy nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo
hộ lao động đồng thời với kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng quý. Nội dung gồm có 5
phần: Kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy
nổ, kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống
độc hại và cải thiện điều kiện lao động, trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm lo sức
khỏe cho người lao động, tuyên truyền giáo
dục huấn luyện về bảo hộ lao động.
Về trách nhiệm đối với người tiêu dùng, các
nhà máy nghiên cứu đã cung cấp đầy đủ các
chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thép
tới người tiêu dùng, giúp họ có thể so sánh về
mẫu mã, chất lượng và tính năng của cùng
một dòng sản phẩm cũng như đối chiếu với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Thậm chí,
người tiêu dùng còn được chỉ dẫn cách phân
biệt giữa sản phẩm của Công ty và các sản
phẩm nhái, giả, kém chất lượng. Dữ liệu trong
bảng 2 cho thấy hiện nay, sản phẩm thép của
Nhà máy Cán thép Lưu Xá và Nhà máy Cán
thép Thái Nguyên đang áp dụng chủ yếu hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Việt Nam. Điều này đảm bảo rằng các nhà
máy luôn đề cao chất lượng quản lý, quy
trình bởi một hệ thống quản lý tốt, quy trình
tốt sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất
lượng cao, sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu
của khách hàng, giữ vị trí dẫn đầu trong
ngành công nghiệp gang và thép.
Hiện nay, các nhà máy nghiên cứu thuộc
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã
đưa ra mức giá linh hoạt đối với tất cả các
loại sản phẩm mà đơn vị cần đẩy mạnh tiêu
thụ. Ngoài ra, các nhà máy này còn áp dụng
một số chính sách trợ giá, hoa hồng và thưởng
cho các đại lý để sao cho sản phẩm đến tay
người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất.
Hàng quý, tại Nhà máy Cán thép Lưu Xá có
hoạt động tổng kết doanh thu bán hàng và sản
122Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 115 - 120
118
lượng của các đại lý, từ đó chọn ra 10 đại lý
có doanh thu và sản lượng cao nhất để thưởng
theo chế độ.
Hoạt động khuyến mại của các nhà máy trong
giai đoạn 2010 – 2012 không chỉ dừng lại ở
việc sử dụng hình thức khuyến mại theo từng
đợt (nhất là đối với những sản phẩm khó tiêu
thụ), tùy theo loại sản phẩm khuyến mại khác
nhau thì có những mức khuyến mại khác
nhau; mà các nhà máy còn áp dụng hình thức
khuyến mại cho các đại lý và các khách hàng
thường xuyên, khách hàng mua số lượng lớn
được chiết khấu phần trăm đơn hàng và hỗ trợ
cước phí vận chuyển.
Về trách nhiệm bảo vệ môi trường, trong
những năm qua, các nhà máy nghiên cứu
thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên đã quan tâm nhiều hơn đến trách
nhiệm bảo vệ môi trường. Nhận thức về môi
trường của các nhà máy được nâng cao, ý
thức bảo vệ môi trường đang dần trở thành
thói quen của các nhà máy. Các nhà máy
nghiên cứu đã hạn chế được một phần mức độ
gia tăng ô nhiễm, chú trọng khắc phục suy
thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Điều
kiện vệ sinh môi trường ở các nhà máy
nghiên cứu đang từng bước cải thiện, người
dân sống quanh khu công nghiệp có điều kiện
môi trường ngày càng tốt hơn. Các nhà máy
nghiên cứu tích cực đầu tư sản xuất, đổi mới
trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm, từng bước đầu tư hệ thống xử lý ô
nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, qua khảo sát, chỉ có Nhà máy Cán
thép Lưu Xá trong quá trình sản xuất có hệ
thống xử lý khí thải (mùi), bụi. Còn lại 2 nhà
máy chưa có hệ thống xử lý khí thải, bụi (theo
nội dung bản đăng ký cam kết đạt trên tiêu
chuẩn môi trường đã được phê duyệt). Hầu
như khí thải được đưa qua ống khói thải trực
tiếp ra môi trường. Theo kết quả phân tích
mẫu khí thải ống khói lò hơi của Nhà máy
Cán thép Thái Nguyên và Nhà máy Luyện
Gang, hàm lượng SO2 vượt 2,7 lần, khí bụi
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – dưới 5 lần.
Nhà máy Luyện gang thải khí NO2 với nồng
độ vượt 6,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép
(Theo báo cáo bảo vệ môi trường của Công ty
cổ phần Gang thép Thái Nguyên).
Về trách nhiệm đối với cộng đồng, các nhà
máy nghiên cứu đều nhận thức rõ cộng đồng
là nơi các doanh nghiệp nương tựa và phát
triển. Việc góp phần xây dựng cộng đồng là
việc tất yếu để tạo dựng nền tảng phát triển
cho các doanh nghiệp. Do đó, các nhà máy
nghiên cứu xác định rõ vai trò của mình trong
cộng đồng là luôn đóng góp tích cực để xây
dựng một môi trường tốt đẹp và góp phần vào
sự phát triển chung của xã hội. Các nhà máy
nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có
những đóng góp như: Nhà máy Cán thép Thái
Nguyên tham gia hoạt động từ thiện hỗ trợ
quỹ tài năng trẻ, hỗ trợ người nghèo tỉnh Thái
Nguyên, tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng
tại thành phố Thái Nguyên nhân ngày
27/07/2011, tài trợ chương trình kêu gọi bảo
vệ môi trường của Thái Nguyên “Lá phổi
thành phố Thái Nguyên còn hay mất”... Còn
Nhà máy Cán thép Lưu Xá luôn coi trọng duy
trì mối quan hệ với địa phương, phòng chống
tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội,
bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng
như đường xá, trường học... Tích cực tham
gia các hoạt động từ thiện như ủng hộ quỹ Vì
người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam,
quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai... Nhà máy
Luyện gang đã tham gia ủng hộ đồng bào lũ
lụt, cứu trợ các trẻ em tàn tật của Thái
Nguyên. Từ năm 2010 đến 2012, cán bộ công
nhân viên và Nhà máy đã ủng hộ trên 300
triệu đồng cho các công tác từ thiện và ủng hộ
địa phương, góp phần xây dựng thành phố
Thái Nguyên giầu mạnh.
MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT
SỐ NHÀ MÁY THUỘC CÔNG TY CỔ
PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của một
số nhà máy thuộc Công ty cổ phần Gang
thép Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 –
2012 đã đạt được nhiều kết quả khích lệ
nhưng cũng còn nhiều tồn tại cần giải
quyết, cụ thể như sau:
123Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 115 - 120
119
- Sự hiểu biết của người lao động và khách
hàng về trách nhiệm xã hội còn hạn chế, hầu
hết đều gắn khái niệm trách nhiệm xã hội với
tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Cách
hiểu này đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp dụng
trách nhiệm xã hội. Một tỷ lệ cao những đối
tượng được điều tra tỏ ra bị động, chỉ chịu
thực thi trách nhiệm khi bị bắt buộc chứ chưa
chủ động hành động vì lợi ích xã hội.
- Hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn chưa
thật sự đầy đủ và chặt chẽ, tạo điều kiện cho
các đơn vị vi phạm pháp luật.
- Các đơn vị đang có những vi phạm như khai
báo sai số lao động sử dụng, ký hợp đồng lao
động thời vụ hoặc theo công việc có thời hạn
dưới 3 tháng, trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm
cho người lao động, đóng bảo hiểm trên mức
lương thấp nhất có thể.
- Vẫn còn tồn tại một số nhà máy chủ quan,
chỉ quan tâm tới lợi nhuận doanh nghiệp
trước mắt mà xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi
trường, thải chất độc hại làm ô nhiễm không
khí và nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe
người lao động và người dân sống quanh khu
vực nhà máy.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN GANG
THÉP THÁI NGUYÊN
- Cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt
buộc các đơn vị nghiên cứu phải thực thi
trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và
nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách
nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi
trường và khung pháp lý cho các đơn vị hoạt
động. Khung pháp lý chính là biện pháp có
hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhà nước
cần đưa ra những chính sách, yêu cầu chuẩn
mực cao hơn để doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội của mình ở phương diện pháp lý
và tiến tới tự giác thực hiện trách nhiệm xã
hội ở mức độ nhân đạo. Cụ thể như Nhà nước
cần xây dựng và hoàn thiện các Bộ luật có
liên quan như Luật Đầu tư, Luật Lao động,
Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Người tiêu
dùng, Luật Môi trường... Các cơ quan chức
năng cần có những biện pháp để khuyến
khích doanh nghiệp có thành tích trong việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như
các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng
Vàng có thể đưa việc có thành tích trong
thực hiện trách nhiệm xã hội là một tiêu
chuẩn để xét.
- Các đơn vị phải đưa ra những quy định,
quy tắc, chuẩn mực riêng cho doanh nghiệp
của mình để thực hiện tốt những trách nhiệm
nói trên. Doanh nghiệp phải trích một phần
lợi nhuận để chi phí cho những hoạt động tạo
lập môi trường thực hiện trách nhiệm xã hội
trong doanh nghiệp. Khi thành lập doanh
nghiệp, mục đích đầu tiên của chủ doanh
nghiệp là kinh tế, là lợi nhuận; song, như đã
phân tích ở trên, người làm kinh tế phải trau
dồi kiến thức về đạo đức kinh doanh, tối đa
hóa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
mình, có như vậy mới mang lại những lợi ích
lâu dài cho doanh nghiệp.
- Cần nâng cao tuyên truyền, giáo dục cho các
doanh nghiệp, không chỉ những người đứng
đầu doanh nghiệp mà cả xã hội cần có ý thức
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải
làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp không chỉ là công tác từ thiện.
Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan
trọng bởi tất cả những hành vi của con người
đều thông qua ý thức của con người, đều do ý
thức của họ điều khiển. Vì vậy, trước hết, các
phương tiện thông tin đại chúng nên tiến hành
phổ cập các kiến thức về trách nhiệm xã hội
nhằm định hướng hành vi của người dân, để
người dân có thể nắm được, nhằm tự bảo vệ
quyền lợi cho mình và giám sát hoạt động của
doanh nghiệp. Tiếp theo, các cơ quan Nhà
nước chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn
doanh nghiệp như Sở Công Thương, Sở Kế
hoạch – Đầu tư của thành phố Thái Nguyên
cần quan tâm phổ biến những kiến thức chung
nhất về trách nhiệm xã hội. Việc này có thể
tiến hành bằng nhiều cách như tổ chức các
lớp học cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã
hội, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có
uy tín của nước ngoài về đề tài này
124Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 115 - 120
120
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang dần trở
thành một khái niệm được nhiều người quan
tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với
doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với
đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát
triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ,
cộng đồng địa phương và xã hội. Các doanh
nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa trách
nhiệm xã hội của mình. Bởi thực hiện tốt các
nghĩa vụ trách nhiệm xã hội một phần đã
đóng góp công sức vào việc tăng năng suất
lao động, doanh thu cho doanh nghiệp đồng
thời khẳng định uy tín, thương hiệu của doanh
nghiệp trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Biên niên sử Công ty Gang thép Thái Nguyên
1959 – 2003, Đảng ủy Công ty Gang thép Thái
Nguyên, 2003
[2]. Ngô Đình Giao, Môi trường kinh doanh và
đạo đức kinh doanh, ĐH KTQD, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[3]. Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh và
văn hóa doanh nghiệp, Nxb ĐH KTQD, 2007
SUMMARY
SURVEY SOCIAL RESPONSIBILITY OF SEVERAL FACTORIES OF THAI
NGUYEN IRONLIKE JOINT - STOCK COMPANY
Bui Thi Thu Huong*, Do Dinh Long
College of Economics and Business Administration – TNU
By survey methods and survey some subjects are workers in a number of plants in the Thai
Nguyen Iron and Steel Corporation, the consumer products business and social community,
research has shownreality the implementation of corporate social responsibility of the industry in
the province of Thai Nguyen City in the current period. Since then, proposed a number of
measures to improve the social responsibility of the industrial enterprises.
Key words: Thai Nguyen, industrial enterprises, social responsibility, employees, consumers,
community.
Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 17/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel: 0906150383; Email: huongbui.ptit@gmail.com
125Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_trach_nhiem_xa_hoi_cua_mot_so_nha_may_thuoc_cong_ty.pdf