Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn Vân Pa trong nông hộ miền núi tỉnh Quảng Trị

4.1. Kết luận Khảo sát 498 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Ba Nang, A Bung, A Ngo huyện Đakrông có 48 hộ nuôi và 291 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Hướng Linh, Hướng Phòng, Hướng Tân có 22 hộ nuôi lợn Vân Pa, từ kết quả này cho thấy: - Quy mô nuôi lợn Vân Pa ở nông hộ là 5,53 ± 0,19 con (Đakrông) và 9,50 ± 0,50 con (Hướng Hoá), số lợn nái là 2,39 ± 0,07 con (Đakrông), 1,09 ± 0,11 con (Hướng Hoá), số lợn con theo mẹ là 3,41 ± 0,2 con (Đakrông) và 6,54 ± 0,55 con (Hướng Hoá). - Ở huyện Đakrông có 43,75% số hộ cho rằng có dịch bệnh xảy ra và ở huyện Hướng Hoá có 36,36% số hộ cho rằng có xảy ra dịch bệnh ở lợn Vân Pa. - Kết quả nghiên cứu cho thấy ở huyện Đakrông 100% hộ nuôi và huyện Hướng Hoá có đến 90,90% hộ nuôi đều sử dụng lợn Vân Pa để bán chứng tỏ giống lợn này góp một phần vào giá trị kinh tế cho đồng bào dân tộc. - Thức ăn mà người dân sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi là thân cây chuối, sắn củ, thứ đến là môn, rau trồng, cám gạo. - Hầu hết các hộ nuôi đều sử dụng loại chuồng tạm bợ, rất ít hộ sử dụng loại chuồng kiên cố, 100% hộ nuôi đều không có hố phân.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn Vân Pa trong nông hộ miền núi tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 47-53 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA TRONG NÔNG HỘ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN ĐỨC HƯNG Đại học Huế TRẦN SÁNG TẠO Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế NGUYỄN VĂN HOÀ - NGUYỄN THỊ KIM CƠ - PHAN THỊ MỸ LỘC, CHU QUỐC TRUNG - NGUYỄN CÔNG HẬU - HÀ VĂN PHƯỚC, SV Khoa Sinh, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Điều tra 48 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Ba Nang, A Bung, A Ngo huyện Đakrông và 22 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Hướng Linh, Hướng Phòng, Hướng Tân huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, kết quả cho thấy: Ở huyện Đakrông quy mô bình quân là 5,53 ± 0,19 con/hộ trong đó lợn nái là 2,39± 0,07, lợn con là 3,41 ± 0,29 con/hộ. Huyện Hướng Hoá quy mô bình quân là 9,50 ± 0,50 con/hộ trong đó lợn nái là 1,09 ± 0,11, lợn con là 6,54 ± 0,55 con/hộ. Dịch bệnh trên địa bàn nghiên cứu có xảy ra tuy nhiên các nông hộ không tiêm phòng hoặc điều trị. Thức ăn cho lợn được các nông hộ sử dụng phần lớn là thức ăn thô xanh. Các hộ nuôi lợn đều không có hố phân, chuồng nuôi hầu hết là tạm bợ, ít hộ sử dụng chuồng kiên cố. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo tồn nguồn gen vật nuôi là một vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu. Nó chiếm một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường [2]. Ở Việt Nam nhiều giống vật nuôi cổ truyền quý, có quá trình thích nghi lâu đời với điều kiện khí hậu nước ta đang bị mai một, lai tạp, thậm chí tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng này gần đây xảy ra rất nhanh theo tốc độ phát triển của kinh tế thị trường và đô thị hóa. Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng gia tăng đặc biệt là các loại thực phẩm được chế biến từ các giống bản địa. Giống lợn Vân Pa là một trong những đối tượng được nuôi chủ yếu của bà con dân tộc Vân Kiều, Pakô ở vùng cao dọc theo dải Trường Sơn, tập trung ở một số huyện vùng Dakrong, Hướng Hóa (Quảng Trị) [1]. Với phương thức nuôi thả tự nhiên khâu chăm sóc, phối giống, phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm nên năng suất thấp và số lượng ngày càng ít. Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ miền núi ở hai huyện Đakrông và Hướng Hoá có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển hệ thống chăn nuôi ở miền núi có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của người dân tộc thiểu số ở miền núi. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY và cs. 48 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Quy mô, mục đích nuôi, thức ăn sử dụng nuôi lợn, tình hình chuồng trại, tình hình dịch bệnh và công tác thú y của các hộ đang nuôi lợn Vân Pa 2.2. Phương pháp nghiên cứu Ở mỗi huyện, chọn 3 xã đại diện gồm xã Ba Nang, A Bung, A Ngo (huyện Đakrông) và xã Hướng Linh, Hướng Phòng, Hướng Tân (huyện Hướng Hoá). Ở mỗi xã chọn tất cả các hộ chăn nuôi để lập danh sách điều tra, khảo sát. Trong quá trình điều tra khảo sát các hộ chăn nuôi, nhóm nghiên cứu kết hợp phỏng vấn các hộ chăn nuôi lợn Vân Pa ở hai huyện. Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, tài liệu đã công bố và báo cáo của các xã. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn hộ, phỏng vấn người cung cấp thông tin và thảo luận nhóm. Các bản hỏi phỏng vấn hộ được chuẩn bị trước và kiểm tra thử trước khi đi điều tra nghiên cứu. Tất cả số liệu thu thập được từ nghiên cứu được tổng hợp, quản lý và phân tích bằng Excel 2007 để tính các tham số thống kê của chỉ tiêu nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quy mô chăn nuôi lợn Vân Pa Trên cơ sở danh sách hộ chăn nuôi đã lập ở mõi xã, nhóm nghiên cứu đã điều tra tình hình chăn nuôi ở 3 xã của mỗi huyện. Số hộ được khảo sát ở huyện Đakrông là 498 hộ trong đó có 48 hộ nuôi lợn Vân Pa. Số hộ khảo sát ở huyện Hướng Hoá là 291 hộ trong đó có 22 hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Quy mô chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ của các xã nghiên cứu ở hai huyện (ĐVT: con/hộ) Chỉ tiêu nghiên cứu Huyện Đakrông (n=48) Huyện Hướng Hoá (n=22) X ± m CV% X ± m CV% Quy mô bình quân 5,53 ± 0,19 39,67 9,50 ± 0,50 28,59 Trong đó Số lợn nái 2,39 ± 0,07 23,40 1,09 ± 0,11 48,24 Số lợn con 3,41 ± 0,29 70,11 6,54 ± 0,55 39,08 Số liệu ở bảng 1 cho thấy, quy mô bình quân lợn Vân Pa nuôi lợn trong nông hộ khá cao. Xét về cơ cấu đàn lợn Vân Pa số lợn con được nuôi trong nông hộ từ 3,41 - 6,54 con/hộ, số lợn nái từ 1,09 - 2,39 con/hộ. So sánh về quy mô lợn Vân Pa nuôi ở hai huyện chúng ta thấy số lợn nuôi bình quân ở huyện Hướng Hoá cao hơn so với các hộ nuôi ở huyện Đakrông đồng thời số lợn con nuôi trong các nông hộ ở huyện Hướng Hoá cũng cao hơn so với các nông hộ của huyện Đakrông. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA 49 3.2. Thức ăn sử dụng nuôi lợn: Lợn Vân Pa là giống lợn thích nghi với lối sống hoang dã, được nuôi theo phương thức thả rông, thích nghi với đời sống kiếm ăn trong tự nhiên. Nguồn thức ăn chủ yếu của lợn là các loại củ quả như sắn, khoai, các loại rễ cây, rau cỏ dại, chuối mà lợn có thể kiếm được trong rừng ven suối Những năm gần đây người dân đã bắt đầu sử dụng các loại rau, củ để cho lợn ăn. Kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng thức ăn của người dân để nuôi lợn được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Thức ăn sử dụng nuôi lợn Vân Pa ở các hộ của hai huyện Stt Loại thức ăn Huyện Đakrông (n=48) Huyện Hướng Hoá (n=22) Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Thân chuối 48 100,00 22 100,00 2 Sắn củ 48 100,00 22 100,00 3 Môn 43 89,58 17 77,27 4 Rau trồng 36 75,00 15 68,18 5 Cám gạo 31 64,58 10 45,45 6 Thức ăn hỗn hợp 0 0 0 0 Qua bảng 2 chúng ta có thể thấy các loại thức ăn mà người dân sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi lợn là thân cây chuối, môn rừng, sắn củ, rau trồng và cám gạo. Điều đáng chú ý là không có hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn. Như vậy hấy hầu hết thức ăn được sử dụng là thức ăn thô xanh, việc sử dụng thức ăn tinh là rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh sản của lợn. Có thể nói nhận thức của người dân đã bắt đầu thay đổi và họ quan tâm ngày càng nhiều hơn đến chăm sóc nuôi dưỡng lợn. Hướng Hoá và Đakrông là hai huyện vùng cao, điều kiện khí hậu, thời tiết hết sức khắc nghiệt nên giải quyết thức ăn cho lợn luôn được đặt lên hàng đầu. Có thể nói, giun đất và các loại côn trùng khác sống trong đất là nguồn prôtêin của lợn. Lợn thường tự kiếm bằng cách dùng cái mõm dài và khoẻ để đào bới đất đá và điều này đã trở thành một bản năng sinh tồn của lợn Vân Pa. 3.3. Tình hình chuồng trại: Do tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu theo phương thức thả rông do đó chuồng trại chưa được người dân quan tâm. Kết quả đánh giá về tình hình chuồng trại được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Tình hình chuồng trại nuôi lợn Vân Pa của các hộ ở hai huyện Stt Loại chuồng trại Huyện Đakrông (n=48) Huyện Hướng Hoá (n=22) Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Bán kiên cố 5 10,42 3 13,63 2 Tạm bợ 34 70,83 11 50,00 3 Không có chuồng 9 18,75 8 36,37 4 Sử dụng máng ăn 48 100,00 22 100,00 5 Có hố phân 0 0 0 0 NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY và cs. 50 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, phần lớn các hộ nuôi lợn đều sử dụng loại chuồng tạm bợ (Đakrông: 70,83%; Hướng Hoá:50,00%). Chuồng loại này thường được làm sơ sài, gồm các cây que củi hoặc tre kết hợp với ván mỏng ghép lại với nhau tạo thành trung bình khoảng 4-5m2. Tỷ lệ hộ sử dụng loại chuồng bán kiên cố còn ít (Đakrông: 10,42%; Hướng Hoá: 13,63%) những chuồng này chủ yếu do một số chương trình, dự án tài trợ. Theo kết quả điều tra 18, 75% hộ ở huyện Đakrông và 36,37% hộ ở huyện Hướng Hoá không có chuồng để nuôi lợn. Lợn được thả tự do ở quanh sân vườn, nương rẫy và vào rừng để kiếm ăn, tối đến lợn thường tập trung ngủ ở dưới gốc cây quanh nhà hoặc dưới sàn nhà. Mặc dù 100% hộ nuôi đều sử dụng máng ăn, nhưng rất đơn giản có thể là can nhựa, bánh xe tải, nồi hỏng hoặc được đóng từ những cây gỗ nhỏ Máng ăn này vừa làm máng uống, được đặt trong chuồng, ngoài sân hay giữa nhà. Kết quả điều tra cho thấy do chăn nuôi theo phương thức thả rông nên 100% hộ nuôi đều không có hố phân, gây ô nhiễm môi trường và lợn dễ mắc một số bệnh như giun sán, viêm phổi, ho... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Ngoài ra, do phân chứa nhiều mầm bệnh thải ra khắp nơi trong sân, dưới sàn nhà, trong bếp, quanh khu vực trẻ em sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân. 3.4. Mục đích nuôi giống lợn Vân Pa Mục đích chăn nuôi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đền sự phát triển của giống vật nuôi. Kết quả khảo sát về mục đích chăn nuôi lợn Vân Pa tại vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4 Bảng 4. Mục đích nuôi giống lợn Vân Pa của các hộ ở hai huyện Stt Chỉ tiêu nghiên cứu Huyện Đakrông (n=48) Huyện Hướng Hoá (n=22) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Bán 48 100 20 90,90 2 Sinh sản 40 83,33 18 81,81 3 Giết thịt 21 43,75 16 72,72 4 Mục đích khác 13 27,08 10 45,45 Số liệu ở bảng 4 cho thấy người dân ở hai huyện nuôi lợn Vân Pa trước hết là để bán, thứ đến là để sinh sản, giết thịt và phục vụ cho mục đích khác. Ở huyện Đakrông 100% hộ nuôi và huyện Hướng Hoá có đến 90,90% hộ nuôi cho rằng họ nuôi lợn Vân Pa để bán. Chứng tỏ giống lợn này góp một phần vào giá trị kinh tế cho đồng bào dân tộc. Phương thức bán của các nông hộ chủ yếu là bán tại nhà, các thương lái từ khắp nơi trong tỉnh tìm đến các nông hộ để mua. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy đồng bào dân tộc sử dụng hai cách chủ yếu là bán vo (bán cáp cả con), hoặc đo theo vòng cổ, dài thân và tính theo giá khối lượng. Tuy nhiên, do bị hạn chế về trình độ và thông tin thị trường nên người dân bị ép giá. Sau mục đích để bán, các nông hộ cho rằng nuôi để cho sinh sản, duy trì đàn lợn của gia đình. Ở huyện Đakrông có 83,33% và ở Hướng Hoá có 81,81% số hộ nuôi lợn Vân Pa KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA 51 để sinh sản. Với phương thức sinh sản tự nhiên không cần sự can thiệp của thú y nên xảy ra tình trạng lợn con nhảy lợn mẹ, sinh ra đồng huyết và sức sản xuất ngày càng giảm. Ngoài những mục đích trên lợn Vân Pa còn được đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô sử dụng trong các dịp cúng tế cầu mùa, cúng nhà mới, ăn tết, cưới hỏi, ma chay Qua nghiên cứu chúng tôi còn được biết lợn còn là của hồi môn của bố mẹ cho các cặp vợ chồng mới cưới. Từ đây có thể thấy rằng giống lợn Vân Pa là vật nuôi truyền thống từ xa xưa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị. Với ý nghĩa đó, giống lợn này cần được bảo tồn và phát triển. 3.5. Dịch bệnh và công tác thú y trong chăn nuôi giống lợn Vân Pa Do địa bàn ở xa trung tâm thành phố và thị trấn, đi lại quá khó khăn, phạm vi phân bố rộng và điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển nên đội ngũ cán bộ thú y cơ sở còn thiếu. Mỗi xã thông thường chỉ có 1 cán bộ thú y với trình độ sơ cấp hoặc được đào tạo ngắn hạn. Đa số họ hành nghề không chuyên, thu nhập và phụ cấp thấp nên các cán bộ thú y cơ sở không nhiệt tình, hoạt động thú y còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu về dịch bệnh và công tác thú y tại các xã điều tra được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ở hai huyện Stt Chỉ tiêu nghiên cứu Huyện Đakrông (n=48) Huyện Hướng Hoá (n=22) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Có dịch bệnh 21 43,75 8 36,36 2 Không dịch bệnh 27 56,25 14 63,64 3 Điều trị 0 0 0 0 4 Tiêm phòng 0 0 0 0 Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn xảy ra đối với lợn Vân Pa có nhiều ý kiến khác nhau. Có 56,25% số hộ ở huyện Đakrông và 63,64% hộ ở huyện Hướng Hóa cho rằng lợn địa phương không hề mắc bệnh giống như các loại bệnh mà lợn ở đồng bằng hay mắc phải. Điều này chứng tỏ lợn Vân Pa có khả năng đề kháng cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về thức ăn, khí hậu thời tiết và dịch bệnh. Ngược lại, có 43,75% số hộ ở huyện Đakrông và 36,36% số hộ ở huyện Hướng Hoá cho rằng có dịch bệnh xảy ra ở lợn Vân Pa, như bệnh như tiêu chảy, ho, tụ huyết trùng, còi cọc, bệnh thường mắc đối với lợn con. Nguyên nhân gây ra những bệnh trên đó là do lợn được thả rông, thường xuyên ăn các loại thức ăn mang mầm bệnh do đó dễ mắc một số bệnh như giun sán, ỉa chảy. Một trong những nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh là công tác tiêm phòng. Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% hộ nuôi đều không tiêm phòng cho lợn. Khi lợn bị bệnh, các hộ tự điều trị mà không có sự hỗ trợ của cán bộ thú y. Kiến thức bản địa và kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh cho lợn của người dân vô cùng quan trọng khi mà trên địa bàn không có cơ sở bán thuốc thú y và tay nghề của cán bộ thú y còn hạn chế. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY và cs. 52 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Khảo sát 498 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Ba Nang, A Bung, A Ngo huyện Đakrông có 48 hộ nuôi và 291 hộ ở 9 thôn thuộc 3 xã Hướng Linh, Hướng Phòng, Hướng Tân có 22 hộ nuôi lợn Vân Pa, từ kết quả này cho thấy: - Quy mô nuôi lợn Vân Pa ở nông hộ là 5,53± 0,19 con (Đakrông) và 9,50± 0,50 con (Hướng Hoá), số lợn nái là 2,39± 0,07 con (Đakrông), 1,09± 0,11 con (Hướng Hoá), số lợn con theo mẹ là 3,41± 0,2 con (Đakrông) và 6,54± 0,55 con (Hướng Hoá). - Ở huyện Đakrông có 43,75% số hộ cho rằng có dịch bệnh xảy ra và ở huyện Hướng Hoá có 36,36% số hộ cho rằng có xảy ra dịch bệnh ở lợn Vân Pa. - Kết quả nghiên cứu cho thấy ở huyện Đakrông 100% hộ nuôi và huyện Hướng Hoá có đến 90,90% hộ nuôi đều sử dụng lợn Vân Pa để bán chứng tỏ giống lợn này góp một phần vào giá trị kinh tế cho đồng bào dân tộc. - Thức ăn mà người dân sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi là thân cây chuối, sắn củ, thứ đến là môn, rau trồng, cám gạo. - Hầu hết các hộ nuôi đều sử dụng loại chuồng tạm bợ, rất ít hộ sử dụng loại chuồng kiên cố, 100% hộ nuôi đều không có hố phân. 4.2. Đề nghị - Các cơ quan chức năng cần có chính sách, phương án hỗ trợ vay vốn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con dân tộc ít người. - Mở rộng địa bàn nghiên cứu và tập trung vào một số tập quán chế biến sử dụng lợn của các đồng bào dân tộc ít người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Do (2005). Sinh trưởng phát triển của lợn Vân Pa tại Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tóm tắt đề tài NCKH; Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị. [2] Lê Viết Ly (1994). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi - Một nhiệm vụ cấp bách gìn giữ môi trường sống. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 5-8. [3] Lê Viết Ly (2004). Chuyên khảo Bảo tồn nguồn gen động vật nuôi ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp (tập 1 và 2). [4] Phạm Khánh Từ (2005). Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn vốn gen động vật nuôi bản địa khu vực Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ trọng điểm 2004-2005, 57-68. [5] Trần Sáng Tạo (2007). Tình hình chăn nuôi của Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Trường Đại học Nông Lâm Huế. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA 53 [6] Nguyễn Thị Tường Vy (2008). Dẫn liệu bước đầu về tình hình chăn nuôi lợn Cỏ tại xã Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 12(46), 145-148. Title: RESEARCH ON REAL SITUATION OF VAN PA PIG REARING IN HOUSEHOLDS IN MOUNTAINOUS AREAS OF QUANG TRI PROVINCE Abstract: The authors carried out to research 48 households in 3 communes A Bung, A Ngo, Ba Nang of Dakrong district and 22 households in 3 communes Huong Linh, Huong Phong, Huong Tan of Huong Hoa district about the Van Pa pig production. The result of the study showed that the rate of the household raising Van Pa pig in Huong Hoa district was higher than Dakrong district. The epidemic diseases has happened, however 100% households did not inoculate or treat. Raising Van Pa pig played an important role contributing to the livelihood of each family. The household used the main food was the rough green product to rase pigs. Most of households used temporary pigsty, 100% households had not compost pit. ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC HƯNG Đại học Huế. TS. TRẦN SÁNG TẠO Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. NGUYỄN VĂN HOÀ - NGUYỄN THỊ KIM CƠ - PHAN THỊ MỸ LỘC CHU QUỐC TRUNG - NGUYỄNCÔNG HẬU - HÀ VĂN PHƯỚC SV Khoa Sinh, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_chan_nuoi_lon_van_pa_trong_nong_ho_mien_n.pdf
Tài liệu liên quan