Trong bài báo này, chúng tôi đã nghiên cứu các tính chất phỉ cổ điển của trạng thái hai molo SU(1,1). Chúng tôi đã chứng minh được rằng trạng thái hai mode SU(1,1) thể hiện một số tính chất phi cổ điển mà cụ thể là tính chất miền tổng hai mole, tỉnh phải kết chi và sự vi phạm bất đẳng thức Cauchy-Schwarz. Từ các tham số nén tống lại modle S và Điển hiệu hai mode D, chúng tôi thấy rằng trạng thái hai mode SU(11) tồn tại tính chất liên tổng hai mocle một cách rõ ràng nhưng lại không tồn tại tính chất tiến hiệu lai tole, Bằng việc sử dụng tiêu chuẩn tính phản kết chùm hai mode chúng tôi thu được kết quả trạng thái lai meole SU(1,1) thể hiện tính phản kết chùm với độ mạnh, yếu phụ thuộc vào
9 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tính chất phi cổ điển của trạng thái hai Mode SU(1,1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG
THÁI HAI MODE SU(1,1)
LÊ ĐÌNH NHÂN - TRƯƠNG MINH ĐỨC
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu tính chất phi cổ điển
của các trạng thái hai mode SU(1,1). Kết quả khảo sát cho thấy trong
các trạng thái này tồn tại tính chất nén tổng hai mode nhưng lại không
tồn tại tính chất nén hiệu hai mode. Thông qua tiêu chuẩn tính phản
kết chùm hai mode, các trạng thái này thể hiện rõ tính phản kết chùm
với cường độ phụ thuộc vào biên độ kết hợp r. Kết quả cũng chỉ ra rằng
các trạng thái này vi phạm hoàn toàn bất đẳng thức Cauchy-Schwarz.
Tóm tắt: tính chất phi cổ điển, trạng thái hai mode SU(1,1)
1. GIỚI THIỆU
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các nhà khoa học nghiên cứu
trong lĩnh vực quang lượng tử đã và đang tiếp cận với giới hạn quang lượng tử chuẩn. Sự
đóng góp của tạp âm hay là sự xuất hiện của các thăng giáng lượng tử đã làm cho tín hiệu
truyền đi bị nhiễu và dẫn tới làm giảm độ chính xác của các phép đo quang học và do đó
giảm chất lượng truyền tin. Vì lý do này mà các nhà khoa học đã tìm các phương pháp
tạo ra các trạng thái vật lý mà ở đó các thăng giáng lượng tử được hạn chế đến mức tối
đa có thể và sau đó áp dụng vào thực nghiệm để chế tạo các dụng cụ quang học đảm bảo
tính lọc lựa và độ chính xác cao. Việc tạo ra các trạng thái phi cổ điển của trường điện từ
mà điển hình là các trạng thái nén, các trạng thái kết hợp đang được các nhà khoa học
tiếp tục nghiên cứu. Trạng thái S(1,1) là một trạng thái phi cổ điển đã được Perelomov
[1] đưa ra như sau
|ψ〉ab = exp(αKˆ† − α∗Kˆ−)|q, 0〉ab
= (1− |ξ|2) 1+q2
∞∑
n=0
[
(n+ q)!
n!q!
]1/2
ξn|n+ q, n〉ab , (1)
trong đó |n+ q, n〉ab là các trạng thái Fock tương ứng với hai mode của trường điện từ a
và b, q là số photon chênh lệch giữa hai mode, ξ = − tanh( θ2) exp(−iϕ) với θ, ϕ lần lượt
là biên độ kết hợp và pha kết hợp. Trạng thái hai mode SU(1,1) và các tính chất phi cổ
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(33)/2015: tr. 35-43
36 LÊ ĐÌNH NHÂN - TRƯƠNG MINH ĐỨC
điển bậc thấp đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, các tính chất phi cổ điển bậc cao vẫn chưa
được khảo sát. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ thể hiện
tính chất nén tổng hai mode, nén hiệu hai mode, tính phản kết chùm và sự vi phạm bất
đẳng thức Cauchy-Schwarz của trạng thái hai mode SU(1,1).
2. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT NÉN TỔNG HAI MODE CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE
SU(1,1)
Để xem xét tính chất nén tổng hai mode của trạng thái hai mode SU(1,1), chúng tôi sử
dụng tính chất nén tổng hai mode được đưa ra bởi Hillery [2] vào năm 1989. Toán tử nén
tổng trong trường hợp này được định nghĩa như sau
Vˆφ =
1
2
(
eiφaˆ†bˆ† + e−iφaˆbˆ
)
, (2)
trong đó aˆ† và aˆ tương ứng là toán tử sinh hủy của mode thứ nhất, bˆ† và bˆ là toán tử sinh
hủy của mode thứ hai. Một trạng thái được gọi là nén tổng hai mode nếu trung bình trạng
thái đó thỏa mãn bất đẳng thức sau
〈(∆Vˆφ)2〉 < 1
4
〈nˆa + nˆb + 1〉 , (3)
với mọi giá trị của φ, trong đó 〈(∆Vˆφ)2〉 = 〈Vˆ 2φ 〉 − 〈Vˆφ〉2 và nˆa, nˆb lần lượt là toán tử số
hạt của mode a và mode b. Đây chính là điều kiện để chúng tôi đi khảo sát tính chất nén
tổng hai mode của trạng thái SU(1,1) trong bài báo này. Để thuận tiện cho việc khảo sát
chúng tôi đưa vào tham số nén tổng hai mode S
S = 〈Vˆ 2φ 〉 − 〈Vˆφ〉2 −
1
4
〈nˆa + nˆb + 1〉 . (4)
Như vậy, một trạng thái bất kỳ thể hiện tính chất nén tổng hai mode nếu S < 0 và mức
độ nén càng mạnh nếu S càng âm. Với Vˆφ = 12(e
iφaˆ†bˆ† + e−iφaˆbˆ) ta được
S =
1
4
〈(eiφaˆ†bˆ†)2 + (e−iφaˆbˆ)2 + 2aˆ†bˆ†aˆbˆ〉 − 1
4
{
〈eiφaˆ†bˆ†〉+ 〈e−iφaˆbˆ〉
}2
. (5)
Sử dụng trạng thái hai mode SU(1,1) đã được đưa ra trong biểu thức (1) và lấy trung bình
trạng thái này chúng tôi thu được
S =
1
4
(1− |ξ|2)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
|ξ|2n
×
[
(ei2φξ∗2 + e−i2φξ2)(n+ q + 1) (n+ q + 2) + 2n (n+ q)
]
−1
4
{
(1− |ξ|2)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
|ξ|2n (eiφξ∗ + e−iφξ)(n+ q + 1)
}2
.
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE SU(1,1) 37
Để thuận tiện cho việc khảo sát chúng tôi đặt φ + ϕ = γ, θ = 2r với r ≥ 0. Cuối cùng
chúng tôi thu được kết quả tham số nén tổng hai mode dưới dạng
S =
1
4
(
1− tanh2r)1+q ∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
tanh2nr
×
[
2cos 2γ (n+ q + 1) (n+ q + 2) tanh2r + 2n (n+ q)
]
−1
4
[(
1− tanh2r)1+q ∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
tanh2n+1r × 2cos γ (n+ q + 1)
]2
.
Hình 1: Sự phụ thuộc của S vào r với q = 1, 2, 3 và γ = 0 (Các tham số được biểu
diễn theo thứ tự đường liền nét, đường gạch gạch và đường chấm chấm.)
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của mức độ nén tổng hai mode theo biên độ kết hợp r
và sự khác nhau giữa hai mode photon q thể hiện trên hình 1 với γ = 0. Đồ thị này cho
thấy S < 0 với mọi giá trị của biên độ kết hợp r và càng âm khi tăng giá trị của r và q,
nghĩa là điều kiện nén tổng hai mode luôn thỏa mãn. Vậy trạng thái hai mode kết hợp
SU(1,1) tồn tại tính chất nén tổng hai mode.
3. KHẢO SÁT TÍNH CHẤT NÉN HIỆU HAI MODE CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE
SU(1,1)
Tương tự như trường hợp nén tổng hai mode, theo Hillery [2] toán tử nén hiệu hai mode
được định nghĩa như sau
Wˆφ =
1
2
(
eiφaˆbˆ† + e−iφaˆ†bˆ
)
. (6)
Một trạng thái được gọi là nén hiệu hai mode nếu trung bình trạng thái đó thỏa mãn bất
đẳng thức sau
〈(∆Wˆφ)2〉 < 1
4
〈na − nb〉 , (7)
38 LÊ ĐÌNH NHÂN - TRƯƠNG MINH ĐỨC
với mọi giá trị của φ, trong đó 〈(∆Wˆφ)2〉 = 〈Wˆ 2φ〉 − 〈Wˆφ〉2 và nˆa, nˆb lần lượt là toán tử số
hạt của mode a và mode b. Đây chính là điều kiện để chúng tôi đi khảo sát tính chất nén
hiệu hai mode của trạng thái SU(1,1) trong bài báo này. Để thuận tiện cho việc khảo sát
chúng tôi đưa vào tham số nén hiệu hai mode D
D = 〈Wˆ2φ〉 − 〈Wˆφ〉2 −
1
4
〈nˆa − nˆb〉 . (8)
Khi đó, một trạng thái bất kỳ thể hiện tính chất nén hiệu hai mode nếu D < 0 và mức độ
nén càng mạnh nếu D càng âm. Với Wˆφ = 12(e
iφaˆbˆ† + e−iφaˆ†bˆ) ta được
D =
1
4
〈(eiφaˆbˆ†)2 + (e−iφaˆ†bˆ)2 + aˆbˆ†aˆ†bˆ+ aˆ†bˆaˆbˆ†〉
− 1
4
{
〈eiφaˆbˆ†〉+ 〈e−iφaˆ†bˆ〉
}2 − 1
4
〈nˆa − nˆb〉 . (9)
Bằng cách lấy trung bình trạng thái hai mode SU(1,1) đã được đưa ra trong biểu thức (1)
chúng tôi thu được tham số nén hiệu hai mode như sau
D =
1
4
(1− |ξ|2)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
|ξ|2n2n (n+ q + 1) . (10)
Để thuận tiện cho việc khảo sát chúng tôi đặt θ = 2r với r ≥ 0. Cuối cùng, chúng tôi thu
được tham số nén hiệu hai mode dưới dạng
D =
1
4
(
1− tanh2r)1+q ∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
2n (n+ q + 1) tanh2nr . (11)
Chúng ta biết rằng tanh r = e
r−e−r
er+e−r < 1 với mọi giá trị của r. Do đó, chúng ta dễ dàng
nhận thấy rằng tham số nén hiệu hai mode D được thể hiện qua biểu thức (11) luôn dương
với mọi giá trị của r, q. Nghĩa là, trạng thái hai mode SU(1,1) không thể hiện tính chất
nén hiệu hai mode.
4. KHẢO SÁT TÍNH PHẢN KẾT CHÙM CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE SU(1,1)
Theo Lee [3], tiêu chuẩn cho sự tồn tại tính phản kết chùm cho trạng thái hai mode trong
trường bức xạ được viết dưới dạng sau
R (`, p) =
〈
nˆ
(`+1)
a nˆ
(p−1)
b
〉
+
〈
nˆ
(p−1)
a nˆ
(`+1)
b
〉
〈
nˆ
(`)
a nˆ
(p)
b
〉
+
〈
nˆ
(p)
a nˆ
(`)
b
〉 − 1 < 0 ,
trong đó ` ≥ p > 0, 〈nˆ(`)a 〉 = 〈aˆ†`a`〉, 〈nˆ(`)b 〉 = 〈bˆ†`b`〉. Lấy trung bình của trạng thái hai
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE SU(1,1) 39
mode SU(1,1) ta thu được kết quả sau
Rab (`, p) =
(
1− |ξ|2
)1+q ∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
|ξ|2n
×
[
(n+ q)!n!
(n+ q − `− 1)! (n− p+ 1)! +
(n+ q)!n!
(n+ q − p+ 1)! (n− `− 1)!
]
×
{(
1− |ξ|2
)1+q ∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
|ξ|2n
×
[
(n+ q)!n!
(n+ q − `)! (n− p)! +
(n+ q)!n!
(n+ q − p)! (n− `)!
]}−1
− 1 ,
Khảo sát các trường hợp cụ thể với cách đặt ϕ = pi, θ = 2r với r ≥ 0 chúng tôi thu được
một số kết quả như sau Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng trạng thái hai mode
Hình 2: Sự phụ thuộc của Rab (1, 1), Rab (2, 2), Rab (3, 3) vào r với q = 2 (Các tham số
được biểu diễn theo thứ tự đường liền nét, đường gạch gạch và đường chấm chấm).
SU(1,1) thể hiện tính phản kết chùm càng yếu khi biên độ kết hợp r và độ chênh lệch
photon giữa hai mode q tăng lên. Đồ thị hình 2 và hình 3 so sánh mức độ thể hiện tính
phản kết chùm của trạng thái hai mode SU(1,1) trong trường hợp hiệu số (`− p) là không
đổi với giá trị q = 2. Kết quả cho thấy trạng thái hai mode SU(1,1) thể hiện tính phản
kết chùm càng yếu khi giá trị (`− p) không thay đổi và tăng giá trị của `, p. Đồ thị hình
4 thể hiện mức độ thể hiện tính phản kết chùm theo r với q = 2 khi hiệu số (` − p) thay
đổi. Chúng tôi chỉ ra được mức độ thể hiện tính phản kết chùm của trạng thái hai mode
SU(1,1) thể hiện càng mạnh khi hiệu số (`− p) càng lớn.
40 LÊ ĐÌNH NHÂN - TRƯƠNG MINH ĐỨC
Hình 3: Sự phụ thuộc của Rab (2, 1), Rab (3, 2), Rab (4, 3)vào r với q = 2 (Các tham số
được biểu diễn theo thứ tự đường liền nét, đường gạch gạch và đường chấm chấm).
Hình 4: Sự phụ thuộc của Rab (1, 1), Rab (2, 1), Rab (3, 1) vào r với q = 2 (Các tham số
được biểu diễn theo thứ tự đường liền nét, đường gạch gạch và đường chấm chấm).
5. KHẢO SÁT SỰ VI PHẠM BẤT ĐẲNG THỨC CAUCHY-SCHWARZ CỦA TRẠNG
THÁI HAI MODE SU(1,1)
Đối với trường cổ điển, bất đẳng thức Cauchy-Schwarz có dạng
I =
[〈
aˆ†2aˆ2
〉 〈
bˆ†2bˆ2
〉]
∣∣∣〈aˆ†bˆ†bˆ aˆ〉∣∣∣
1
2
− 1 ≥ 0 .
Trong trường hợp bất đẳng thức Cauchy-Schwarz bị vi phạm thì trạng thái đó là trạng
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE SU(1,1) 41
thái mang tính chất phi cổ điển. Nghĩa là
I =
[〈
aˆ†2aˆ2
〉 〈
bˆ†2bˆ2
〉]
∣∣∣〈aˆ†bˆ†bˆ aˆ〉∣∣∣
1
2
− 1 < 0 .
Bằng cách lấy trung bình của trạng thái hai mode SU(1,1) ta tính được biểu thức I dưới
dạng
I =
[
(1− |ξ|2)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
ξ2n(n+ q − 1) (n+ q)
] 1
2
×
[
(1− |ξ|2)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
ξ2nn (n− 1)
] 1
2
×
[
(1− |ξ|2)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
ξ2nn (n+ q)
]−1
− 1 .
Để thuận tiện cho việc khảo sát chúng tôi đặt ϕ = pi, θ = 2r với r ≥ 0 suy ra ξ = tanh r.
Chúng tôi thu được kết quả cuối cùng dưới dạng
I =
[
(1− tanh2r)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
(n+ q − 1) (n+ q)tanh2nr
] 1
2
×
[
(1− tanh2r)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
n (n− 1) tanh2nr
] 1
2
×
[
(1− tanh2r)1+q
∞∑
n=0
(n+ q)!
n!q!
n (n+ q) tanh2nr
]−1
− 1 .
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của mức độ vi phạm bất đẳng thức Cauchy-Schwarz theo
biên độ r và q thể hiện trên hình 5. Kết quả cho thấy I < 0 với mọi giá trị của r và q,
nghĩa là bất đẳng thức Cauchy-Schwarz hoàn toàn bị vi phạm. Tại cùng một giá trị của
r, với q khác nhau thì giá trị của I khác nhau, nghĩa là mức độ vi phạm bất đẳng thức
Cauchy-Schwarz là khác nhau. Khi r, q càng giảm thì sự vi phạm bất đẳng thức Cauchy-
Schwarz của trạng thái hai mode SU(1,1) càng tăng.
42 LÊ ĐÌNH NHÂN - TRƯƠNG MINH ĐỨC
Hình 5: Sự phụ thuộc của I vào r với q = 1, 2, 3 (Các tham số được biểu diễn theo
thứ tự đường liền nét, đường gạch gạch và đường chấm chấm).
6. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đã nghiên cứu các tính chất phi cổ điển của trạng thái hai
mode SU(1,1). Chúng tôi đã chứng minh được rằng trạng thái hai mode SU(1,1) thể hiện
một số tính chất phi cổ điển mà cụ thể là tính chất nén tổng hai mode, tính phản kết chùm
và sự vi phạm bất đẳng thức Cauchy-Schwarz. Từ các tham số nén tổng hai mode S và
nén hiệu hai mode D, chúng tôi thấy rằng trạng thái hai mode SU(1,1) tồn tại tính chất
nén tổng hai mode một cách rõ ràng nhưng lại không tồn tại tính chất nén hiệu hai mode.
Bằng việc sử dụng tiêu chuẩn tính phản kết chùm hai mode chúng tôi thu được kết quả
trạng thái hai mode SU(1,1) thể hiện tính phản kết chùm với độ mạnh, yếu phụ thuộc vào
biên độ kết hợp r. Bên cạnh đó, chúng tôi chứng tỏ rằng trạng thái hai mode SU(1,1) vi
phạm hoàn toán bất đẳng thức Cauchy-Schwarz. Tất cả những kết quả này cho thấy rằng
trạng thái hai mode SU(1,1) là một trạng thái phi cổ điển tương đối mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Perelomov. A. M. (1972), Commun. Math. Phys, 26, pp.222-236.
[2] Hillery (1989), Physical Review A, 45, pp.3147-3155.
[3] Lee. C. T (1989), Physical Review A, 41, pp.1569-1575.
[4] Mandel. L. (1983), Phy. Rev. Lett, 49, pp.136-138.
[5] Agarwal, G. S. (1988), J.opt. Soc. Am B, 5, pp.1940-1947.
[6] Christopher C. Gerry and Peter L. Knight (2005), Americal Journal of physics, 73,
pp.1197-1198.
[7] Hong C. K and Mandel (1985), Physical Review Letters, 54, pp.323-325.
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE SU(1,1) 43
[8] Stoler. D (1970), Phy. Rev. Lett, D, pp.37-45.
Title: NONCLASSICAL PROPERTIES OF THE TWO-MODE SU(1,1) COHERENT
STATES
Abstract: In this paper, we study the nonclassical properties of the two-mode SU(1,1)
coherent states. The obtained results show that in these states there exist the two-mode
sum squeezing but not the difference squeezing. Via the two-mode antibunching criterion,
these states reveal clearly the antibunching with the intensity depending on the coherent
amplitude r. The results also indicate that these states violate completely Cauchy-Schwarz
inequality.
Keywords: nonclassical properties, two-mode SU(1,1) coherent states
LÊ ĐÌNH NHÂN
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
PGS. TS. TRƯƠNG MINH ĐỨC
Khoa Vật lý, Trung tâm Vật lý lý thuyết và Vật lý tính toán, Trường ĐHSP - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_419_ledinhnhan_truongminhduc_07_dinh_nhan_minh_duc_2388_2020348.pdf