Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa

Tóm lại, nghiên cứu đã cho thấy nồng độ acid uric huyết thanh có mối liên quan với HbA1C, béo bụng, triglycerid, HDL - C, và không có mối liên quan với tăng huyết áp, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, nồng độ đường máu lúc đói. Nếu tác dụng có lợi của điều trị hạ acid uric huyết thanh thấp có thể được xác nhận bởi các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai thì đo nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sẽ giúp bác sỹ có chiến lược điều trị hợp lí.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 94 (2) - 2015 49 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 KHẢO SÁT NỒNG ðỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ðÁI THÁO ðƯỜNG TYP 2 CAO TUỔI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Vũ Thị Thanh Huyền1,2, Hà Trần Hưng1, ðinh Thị Thu Hương3 1Trường ðại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương, 3Bệnh viện ña khoa Phố Nối Nghiên cứu nhằm khảo sát nồng ñộ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa. Kết quả cho thấy nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình là 347,9 ± 85,5 µmol/l, tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa là 22%. Nhóm bệnh nhân kiểm soát ñường máu ở mức tốt và chấp nhận ñược có nồng ñộ axít uric trung bình cao hơn nhóm kiểm soát ñường máu kém (p < 0,05). Tóm lại, tăng acid uric huyết thanh có mối liên quan với béo bụng, tăng triglycerid, HbA1C, HDL - C và không có mối liên quan với tăng huyết áp và thời gian mắc bệnh ñái tháo ñường. Từ khóa: ñái tháo ñường, acid uric huyết thanh, hội chứng chuyển hóa ðịa chỉ liên hệ: Vũ Thị Thanh Huyền, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường ðại học Y Hà Nội Email: vuthanhhuyen11@yahoo.com Ngày nhận: 23/3/2015 Ngày ñược chấp thuận: 31/5/2015 I. ðẶT VẤN ðỀ ðái tháo ñường typ 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa do kháng insulin, giảm tiết insulin hoặc kết hợp cả hai. Bệnh ñược ñặc t rưng bởi tình t rạng tăng glucose máu và rối loạn chuyển hóa các chất carbohydrat, protid, lipid. ðái tháo ñường typ 2 có liên quan ñến các biến cố tim mạch trong ñó hội chứng chuyển hóa ñóng một vai trò quan t rọng [1]. Hội chứng chuyển hóa bao gồm một nhóm các yếu tố nguy cơ tim mạch như kháng insulin, tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu là vấn ñề sức khỏe cộng ñồng. Sự phổ biến của hội chứng chuyển hóa ñang gia tăng tại Việt Nam do chế ñộ ăn giàu chất béo, những bữa ăn thừa năng lượng và ít hoạt ñộng thể lực [2]. Acid uric huyết thanh là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin ở người. Các nghiên cứu dịch tễ trước ñây ñã chứng minh sự tăng acid uric huyết thanh gắn liền với tăng nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim mạch [1] và bệnh thận mãn tính [2]. Tăng nồng ñộ acid uric huyết thanh còn là yếu tố nguy cơ dẫn ñến bệnh ñộng mạch ngoại vi [3]. Nhiều bằng chứng cho thấy acid uric huyết thanh có thể có vai trò quan trọng t rong sinh bệnh học của hội chứng chuyển hóa và ñái tháo ñường [4; 5]. Một số nghiên cứu gần ñây chỉ ra rằng acid uric huyết thanh có thể ñóng vai trò nhân quả trong sự phát triển của hội chứng chuyển hóa và giảm nồng ñộ acid uric huyết thanh có thể ngăn chặn hoặc làm ñảo ngược các thành phần của hội chứng chuyển hóa [3 - 5]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối liên quan giữa acid uric huyết thanh và hội chứng chuyển hóa thực hiện trên ñối tượng ñái tháo ñường typ 2 còn khá khiêm tốn [6], ñặc biệt trên ñối tượng người cao tuổi. Chính vì vậy nghiên cứu này ñược thực hiện với mục tiêu khảo sát nồng ñộ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa. 50 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. ðối tượng ðối tượng nghiên cứu là bệnh nhân khám và ñiều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1/2014 ñến tháng 9/2014. Tiêu chu(n ch*n b,nh nhân: Các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên ñược chẩn ñoán ñái tháo ñường typ 2 có hội chứng chuyển hóa. Chẩn ñoán ñái tháo ñường theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ñái tháo ñường Hoa Kỳ (ADA) 2012, chẩn ñoán hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của NCEP - ATP III (2005) dành cho người châu Á [7]. Kết quả kiểm soát ñường máu ñược ñánh giá dựa theo khuyến cáo mục tiêu kiểm soát ñường máu của ADA 2012 dành cho người cao tuổi [8]: tốt: < 7,5%, chấp nhận ñược: 7,5 - 8,5%, kém: ≥ 8,5%. Tiêu chu(n lo1i b,nh nhân: Bệnh nhân mắc các bệnh như hội chứng Cushing, cường giáp, suy giáp, ñái tháo nhạt, gout, nhiễm khuẩn nặng, bệnh cấp t ính, các bệnh máu ác tính, nghiện rượu, hoặc ñang ñiều trị thuốc làm thay ñổi nồng ñộ acid uric như thuốc lợi tiểu, cyclosporine hoặc buổi tối trước hôm xét nghiệm ăn thức ăn giàu purin (hàm lượng purin khoảng 150 - 1000 mg purin mỗi 100 g thực phẩm) như: thịt gà, chim cút, thỏ, thịt thú rừng, phủ tạng ñộng vật và các thực phẩm từ nội tạng ñộng vật (pa tê gan, xúc xích). Các sản phẩm từ thịt lên men: nem chua, trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá muối, sò ñiệp, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi. 2. Phương pháp Thi2t k2 nghiên c6u: mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: áp dụng công thức: Với Z1-α/2= 1,96; p= 0,25 [4]; d = 0,04 thì n ≥ 450. Nghiên cứu này ñược thực hiện trên 551 bệnh nhân. Phương pháp ti2n hành Bệnh nhân ñược hỏi tiền sử, khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất. Các xét nghiệm ñược thực hiện vào buổi sáng sau 8h ÷ 10h nhịn ñói. Các bi2n s? nghiên c6u: Thông tin chung về ñối tượng và chỉ số nhân trắc học: tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, tiền sử sử dụng các thuốc ñiều trị ñái tháo ñường, chiều cao, cân nặng, vòng bụng, chỉ số khối cơ thể (BMI). Các bệnh lý phối hợp: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu: acid uric, urê, creatinin, GPT, GOT, ñường máu lúc ñói, HbA1C, bilan lipid máu: cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol. Tăng acid uric huyết thanh ñược xác ñịnh khi acid uric huyết thanh > 416 µmol/l ở nam và > 399 µmol/l ở nữ [5]. 3. Xử lý số liệu Các số liệu ñược xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0. Sử dụng các thuật toán: tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị trung bình. Sử dụng test χ2 ñể phân t ích mối liên quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 4. ðạo ñức nghiên cứu Tất cả các ñối tượng trong nghiên cứu ñều tự nguyện ký giấy ñồng ý tham gia. Các thông tin của bệnh nhân ñều ñược bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. n ≥ p x (1 - p) d2 (Z1-α/2)2 TCNCYH 94 (2) - 2015 51 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 34,3%), tỷ lệ nam:nữ là 0,52. Nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình của các bệnh nhân là 347,9 ± 85,5 µmol/l, trong ñó có 121/551 bệnh nhân có tăng acid uric huyết thanh, chiếm tỷ lệ 22%. 2. Acid uric huyết thanh và ñái tháo ñường M?i liên quan giCa thDi gian mFc ñái tháo ñưDng và nIng ñJ acid uric huy2t thanh III. KẾT QUẢ 1. ðặc ñiểm chung Tổng số 551 bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 từ 60 tuổi trở lên có hội chứng chuyển hóa ñược tuyển chọn vào nghiên cứu tuổi trung bình là 70,7 ± 6,8, nhóm tuổi 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất 47%, nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 12%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 65,7% cao hơn nam (chiếm Bảng 1. Thời gian mắc ñái tháo ñường và nồng ñộ acid uric huyết thanh Thời gian mắc ñái tháo ñường n (n = 551) AUHTTB (µmol/l) p < 5 năm 217 349,9 ± 82,9 > 0,05 5 - 10 năm 208 342,4 ± 89,9 > 10 năm 126 353,5 ± 82,6 Nhóm bệnh nhân có thời gian mắc ñái tháo ñường trên 10 năm có acid uric huyết thanh trung bình cao hơn các nhóm khác. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). M?i liên quan giCa ñưDng máu lúc ñói và nIng ñJ acid uric huy2t thanh Bảng 2. ðường máu lúc ñói và nồng ñộ acid uric huyết thanh Kiểm soát ñường máu n = 551 ðường máuTB AUHTTB (µmol/l) ( ± SD) p Tốt (5,5 - 7,2 mmol/l) 251 6,1 ± 0,7 357,2 ± 87,8 > 0,05 Chấp nhận ñược (7,3 -10mmol/l) 198 8,4 ± 0,8 340,4 ± 86,3 Kém (> 10 mmol/l) 102 13,3 ± 3,1 339,6 ± 76,5 Nhóm bệnh nhân kiểm soát ñường máu lúc ñói ở mức tốt và chấp nhận ñược có nồng ñộ acid uric trung bình cao hơn nhóm kiểm soát ñường máu kém. Sự khác biệt về giá trị trung bình ở các nhóm không có ý nghĩa thống kê. X 52 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC M?i liên quan giCa HbA1c và nIng ñJ acid uric huy2t thanh Bảng 3. Liên quan giữa HbA1c và nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình Kiểm soát HbA1c n = 527 HbA1CTB AUHTTB (µmol/l) ( ± SD) p Tốt và chấp nhận ñược (HbA1C < 8,5%) 423 6,74 ± 0,9 353,3 ± 89,9 < 0,05 Kém (HbA1C ≥ 8,5%) 104 9,67 ± 0,9 330,14 ± 63,9 Nhóm kiểm soát HbA1C ở mức tốt và chấp nhận ñược có nồng ñộ axít uric trung bình cao hơn nhóm có HbA1c kiểm soát kém. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Liên quan giCa các thành phTn cUa hJi ch6ng chuyVn hóa và nIng ñJ acid uric huy2t thanh trung bình Bảng 4. Liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa và nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình X Biến số n AUHTTB (µmol/l) ( ± SD) p Tăng huyết áp 490 350,35 ± 87,2 > 0,05 Không tăng huyết áp 61 328,21 ± 68,0 Béo bụng 325 354,48 ± 79,2 < 0,05 Không béo bụng 226 337,75 ± 91,2 Tăng Triglycerid 309 355,75 ± 84,9 < 0,05 Triglycerid bình thường 240 337,12 ± 85,0 Giảm HDL - C 334 353,59 ± 86,5 < 0,05 HDL - C bình thường 215 338,31 ± 83,1 Có sự khác biệt về nồng ñộ acid uric trung bình giữa nhóm béo bụng và nhóm có vòng bụng bình thường- Nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình của nhóm tăng triglycerid và nhóm giảm HDL - C ñều cao hơn nhóm triglycerid và HDL - C bình thường. Nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình của nhóm có tăng huyết áp cao hơn nhóm không tăng huyết áp nhưng sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). X TCNCYH 94 (2) - 2015 53 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 M?i liên quan giCa các thành phTn cUa hJi ch6ng chuyVn hóa và các m6c nIng ñJ acid uric huy2t thanh Bảng 5. Mối liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa và các mức nồng ñộ acid uric huyết thanh Nhóm Q1 (< 286µmol/l) Nhóm Q2 (286 - 345 Nhóm Q3 (345,1 - 396 Nhóm Q4 (> 396µmol/l) p Vòng bụng (cm) 82,46 ± 7,0 84,9 ± 7,1 84,9 ± 7,4 86,2 ± 7,4 < 0,001 Triglycerid (mmol/l) 1,83 ± 1,03 2,55 ± 2,86 2,17 ± 1,56 2,49 ± 2,01 < 0,05 HDL - C (mmol/l) 1,25 ± 0,31 1,16 ± 0,28 1,12 ± 0,26 1,10 ± 0,24 < 0,001 ðường máu ñói 8,2 ± 2,8 8,5 ± 2,9 8,1 ± 3,7 8,0 ± 2,9 >0,05 Khi so sánh với tứ phân vị thứ nhất của giá trị acid uric, nồng ñộ acid uric huyết thanh có mối liên quan với vòng bụng, triglycerid và HDL - C (p > 0,05). Không có mối liên quan giữa ñường máu lúc ñói và acid uric huyết thanh (p > 0,05). IV. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng ñộ acid uric trung bình là 347,9 ± 85,5 µmol/l và tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa là 22%. Huỳnh Ngọc Linh và cộng sự (2012) [6] nghiên cứu tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân t rên 35 tuổi ñiều trị tại bệnh viện ña khoa thành phố Cà Mau thấy acid uric trung bình là 413,08 ± 57,89 µmol/l. ða số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh là trên 5 năm, chiếm tới 60,6% tổng số bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu thấy nhóm bệnh nhân nồng ñộ acid uric huyết thanh ở các bệnh nhân có thời gian mắc ñái tháo ñường dưới 5 năm là 349,9 ± 82,9 µmol/l, trên 10 năm là 353,5 ± 82,6 µmol/l, nhóm có thời gian mắc bệnh trên 10 năm có acid uric huyết thanh trung bình cao hơn các nhóm khác tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê. Có thể nói thời gian mắc ñái tháo ñường typ 2 ở bệnh nhân cao tuổi có hội chứng chuyển hóa không liên quan tới nồng ñộ acid uric huyết thanh Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Shokoofeh Bonakdaran và cộng sự (2011) nghiên cứu t rên 1275 bệnh nhân ñái tháo ñường cho thấy không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ñái tháo ñường và nồng ñộ acid uric huyết thanh [3]. Như vậy, thời gian mắc ñái tháo ñường có thể không chịu nhiều ảnh hưởng của nồng ñộ acid uric huyết thanh. ðiều này có thể lý giải do acid uric huyết thanh tăng nhiều năm trước khi bệnh nhân ñược chẩn ñoán. Nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân có kiểm soát ñường máu ñói tốt là 357,2 ± 87,8 µmol/l cao hơn so với nhóm kiểm soát ñường máu ñói ở mức chấp nhận ñược (340,4 ± 86,3 µmol/l) và nhóm kiểm soát ñường máu ñói kém (339,6 ± 54 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 76,5 µmol/l), tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Phải chăng nồng ñộ ñường máu cao không ảnh hưởng gì ñến nồng ñộ acid uric huyết thanh? Trên thế giới nghiên cứu về vấn ñề này còn nhiều tranh cãi như nghiên cứu của tác giả Anthonia Ogbera và cộng sự (2010) tiến hành tại Nigeria trên 601 bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 thấy rằng nồng ñộ acid uric huyết thanh và ñường máu lúc ñói không có sự liên quan với nhau với r = 0,001, p = 0,08 [8]. Shokoofeh Bonakdaran và cộng sự (2014) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nồng ñộ cao acid uric huyết thanh và hội chứng chuyển hóa ở 1978 bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 tại Iran cũng thấy có mối liên quan nghịch giữa nồng ñộ acid uric huyết thanh với ñường huyết lúc ñói [10]. Có thể thấy có nhiều nghiên cứu cho kết quả khác nhau về mối liên quan giữa tăng ñường máu và nồng ñộ acid uric huyết thanh, tuy nhiên những nghiên cứu gần ñây nhất ña số cho rằng việc tăng ñường máu có mối liên quan nghịch với nồng ñộ acid uric huyết thanh. Kết quả của chúng tôi tuy nồng ñộ acid uric huyết thanh ở nhóm kiểm soát ñường máu tốt cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ñiều này có thể là do nghiên cứu chỉ ñánh giá ñược mối liên quan giữa nồng ñộ ñường máu ño tại một thời ñiểm với nồng ñộ acid uric huyết thanh, như vậy ñường máu lúc ñói cũng chưa phản ánh một cách chính xác nồng ñộ ñường máu thường xuyên của người bệnh. HbA1C phản ánh nồng ñộ ñường huyết trong một khoảng thời gian 2 - 3 tháng, nó cũng là một trong những mục tiêu ñiều trị bệnh ñái tháo ñường. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình của nhóm kiểm soát HbA1C tốt và chấp nhận ñược cao hơn nhóm kiểm soát HbA1C kém (p < 0,05). Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Shokoofeh Bonakdaran và cộng sự (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa nồng ñộ cao acid uric huyết thanh và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 tại Iran cũng cho thấy có mối liên quan nghịch giữa nồng ñộ acid uric huyết thanh và HbA1C [10]. ðể giải thích ñiều này nhiều nghiên cứu ñã chứng minh nồng ñộ acid uric ở bệnh nhân ñái tháo ñường type 2 thấp hơn ở những người không bị ñái tháo ñường [11; 12] hoặc ngay trong những bệnh nhân ñái tháo ñường thì nhóm có ñường máu cao lại có nồng ñộ acid uric huyết thanh thấp hơn nhóm kiểm soát ñường máu chặt chẽ [5; 10]. Lý do ñược ñưa ra thứ nhất là do lượng ñường niệu ở bệnh nhân ñái tháo ñường góp phần tăng bài tiết acid uric ở thận. Thứ hai là sự ñáp ứng viêm của ñái tháo ñường có vai trò bảo vệ. Mặt khác, tăng acid uric huyết thanh ñã ñược chứng minh gây ra rối loạn chức năng nội mô và giảm sản xuất acid nit ric. Giảm acid nit ric có thể làm giảm insulin - k ích thích ñường ñi vào trong cơ xương, góp phần vào sự ñề kháng insulin và gây ñái tháo ñường. Ngoài ra, tăng acid uric huyết thanh có liên quan ñến sự oxy hóa - ñiều này ñóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của ñái tháo ñường typ 2. Trong mối quan hệ nhân quả này thực chất khó có thể xác ñịnh ñược yếu tố nào là nguyên nhân, yếu tố nào là kết quả. Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình là 350,35 ± 87,2 µmol/l cao hơn nhóm không tăng huyết áp là 328,21 ± 68,0 µmol/l, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với. Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy có mối liên quan giữa triglycerid, HDL - C và béo bụng với nồng ñộ acid uric huyết thanh. Nhóm bệnh nhân béo bụng có nồng ñộ acid uric huyết thanh trung bình cao hơn nhóm có TCNCYH 94 (2) - 2015 55 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 vòng bụng bình thường. Nồng ñộ axít uric huyết thanh trung bình của nhóm tăng triglycerid và nhóm giảm HDL - C ñều cao hơn nhóm triglycerid và HDL - C bình thường. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê. Những người có acid uric ở tứ phân vị cao nhất có nguy cơ có nhiều yếu tố trong thành phần của hội chứng chuyển hóa hơn so với những người có acid uric ở tứ phân vị thấp nhất. Rõ ràng tăng huyết áp có mối liên quan chặt chẽ với tăng acid uric huyết thanh. Cơ chế ñược biết ñến bao gồm: giảm lưu lượng máu thận (mức lọc cầu thận giảm) k ích thích tái hấp thu urat, tổn thương vi mạch dẫn ñến thiếu máu cục bộ, thiếu máu cục bộ có liên quan ñến tăng sản xuất lactat gây ngăn tiết urat ở ống lượn gần và tăng tổng hợp acid uric do tăng phân hủy RNA - DNA và tăng purin trao ñổi chất, làm tăng acid uric và các phản ứng oxy hóa thông qua ảnh hưởng của xanthine oxidase, thiếu máu cục bộ gây ra tăng sản xuất xanthine oxidase và tăng acid uric huyết thanh và tăng các phản ứng oxi hóa. Kết quả trong nghiên cứu này tuy nồng ñộ acid uric huyết thanh ở nhóm tăng huyết áp cao hơn nhóm không tăng huyết áp nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê có thể do ñối tượng của chúng tôi là những người cao tuổi, tăng huyết áp lâu năm, thuốc hạ áp hay dùng là nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể Angiotensin, chẹn kênh canxi, ức chế bêta giao cảm, ức chế alpha, các thuốc này ít nhiều có ảnh hưởng tới nồng ñộ acid uric. Acid uric huyết thanh ñóng vai trò quan trọng trong hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, cơ chế cơ bản của mối quan hệ này vẫn chưa ñược biết rõ mặc dù ñã có nhiều nghiên cứu ñã ñược thực hiện t rong lĩnh vực này. Nghiên cứu gần ñây chỉ ra rằng tăng acid uric huyết thanh có thể chịu trách nhiệm một phần cho sự mất cân bằng nội tiết tiền viêm trong các tế bào cơ trơn mạch máu và mô mỡ, là một cơ chế cơ bản của tình trạng viêm cấp và kháng insulin ở những người có bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa. Giảm acid uric ở chuột bằng allopurinol có thể cải thiện sự mất cân bằng nội tiết tiền viêm trong mô mỡ bằng cách giảm sản xuất monocyte chemoattractant protein-1 (MCP-1) và tăng sản lượng của adiponectin. Ngoài ra, giảm sản xuất acid uric trong chuột béo phì làm giảm xâm nhập ñại thực bào trong các mô mỡ và giảm ñề kháng insulin. Có thể sự ñề kháng insulin là cơ chế sinh lý bệnh cho mối quan hệ này [5]. V. KẾT LUẬN Tóm lại, nghiên cứu ñã cho thấy nồng ñộ acid uric huyết thanh có mối liên quan với HbA1C, béo bụng, triglycerid, HDL - C, và không có mối liên quan với tăng huyết áp, thời gian mắc bệnh ñái tháo ñường, nồng ñộ ñường máu lúc ñói. Nếu tác dụng có lợi của ñiều trị hạ acid uric huyết thanh thấp có thể ñược xác nhận bởi các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai thì ño nồng ñộ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 sẽ giúp bác sỹ có chiến lược ñiều trị hợp lí. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban giám ñốc và các phòng ban Bệnh viện Lão khoa Trung ương ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fang J, Alderman M. H (2000). Serum uric acid and cardiovascular mortality: the NHANES I epidemiologic follow-up study, 1971 – 1992. Journal of the American Medical Association, 283(18), 2404 - 2410. 2. Feig D.I (2008). Uric acid and cardio vascular risk. The new England journal of 56 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary EVALUATION OF SERUM URIC ACID LEVELS IN ELDERLY TYPE 2 DIABETIC PATIENTS WITH METABOLIC SYNDROME The purpose of this study was to evaluate serum uric acid concentrations in elderly type 2 diabetic patients with metabolic syndrome. The results showed that the mean concentration of serum acid uric was 347.9 ± 85.5 µmol/l, the rate of hyperuricemia in elderly type 2 diabetic patients with metabolic syndrome was 22%. Patients with good and acceptable levels of glycemic control had higher levels of serum uric acid than those with poor glycemic control (p < 0.05). There was correlation between serum uric acid concentration and abdominal obesity, triglycerides, HbA1C, and HDL-C. There was no association between serum uric acid concentra- tion and hypertension, duration of diabetes, and fasting blood glucose levels. Keywords: diabetes, serum uric acid, metabolic syndrome medicine, 359, 1811 - 1821. 3. Bonakdaran S, Maryam Hami, Mohammad Taghi Shakeri (2011). "Hyperuriccemia and albuminuria in patients with type 2 diabetes mellitus. Iranian Journal of Kidney diseases, 5(1), 21 - 24. 4. Liu Hong (2011). Association of elevated uric acid with metabolic disorders and analysis of the risk factors of hyperuricemia in type 2 diabetes mellitus. J South Med Univ, 31(3), 544 - 547. 5. Qin Li, Zhen Yang (2011). Serum uric acid level and its asociation with metabolic syndrome and carotid atherosclerosis in patients with type 2 diabetes. Cardiovascular Diabetology, 10(72), 1 - 7. 6. Huỳnh Ngọc Linh (2013). Tỷ lệ tăng acid uric máu và các yếu tố liên quan ơ bệnh nhân ≥ 35 tuổi ñiều t rị tại khoa nội Bệnh viện ña khoa Thành phố Cà Mau từ T8/2011 – T7/2012. Tạp chí Y học Thực hành, 857, 131 - 133. 7. World Health Organization (2004). Appropriate body-mass index for Asian population and its implications for policy and intervention strategies. Public health, 363, 157 - 163. 8. American Diabetes Association and the American Geriatrics Society (2012). "Diabetes in Older Adults: A Consensus Report. Journal of the American Geriat rics Society, 60(12), 2342 - 2356. 9. Anthonia O Ogbera, Alfred O Azenabor (2010). Hyperuricaemia and the metabolic syndrome in type 2 DM. Diabetology and Metabolic Syndrome, 2(24), 1 - 7. 10. Bonakdaran S, Kharaqani B (2014). Association of serum uric acid and metabolic syndrome in type 2 diabetes. Curr Diabetes Rev, 10(2), 113 - 117. 11. Nan Hairong (2007). Diabetes associated with a low serum uric acid level in a general Chinese population. Diabetes Research and Clinical Practice, 76(1), 68 - 74. 12. Oda E, Kawai R, Sukumara V (2009). Uric acid is positively associated with metabolic syndrome but negatively associated with diabetes in Japanese men. Internal Medicine, 48(20), 1785 - 1791.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf125_323_1_sm_937.pdf
Tài liệu liên quan