- Tháng 5 đến tháng 12 là thời điểm bệnh
thường xuất hiện trên cá tra nuôi thịt tại An Giang,
các hộ nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng
bệnh như: thả giống tháng 2 - 3 âm lịch, định kỳ
vét chất thải đáy ao, mật độ nuôi từ 25 - 35 con/m2,
ao có diện tích nuôi từ 0,6 - 0,8 ha là phù hợp
thuận tiện cho việc quản lý và phơi đáy ao trong
quá trình cải tạo nhằm ngăn ngừa dịch bệnh trên
cá nuôi.
- Cá tra nuôi tại An Giang đã xuất hiện bệnh mới
có dấu hiệu chính là bóng hơi phình to, tuy có tầng
suất xuất hiện bệnh thấp (8,3%), nhưng tác hại gây
hao hụt cuối vụ cao (2,9%/ 13,3% tổng hao hụt cuối
vụ). Do vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần tập
trung nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra
cách phòng trị tổng hợp.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hiện trạng bệnh và kỹ thuật nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) thương phẩm trong ao đất ở An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG BỆNH VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) THƯƠNG PHẨM
TRONG AO ĐẤT Ở AN GIANG
STATUS OF DISEASES AND GROW-OUT TECHNOLOGY OF STRIPPED CATFISH
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) REARED IN EARTHEN POND
IN AN GIANG PROVINCE
Trần Châu Phương Tuấn1, Đỗ Thị Hòa2
Ngày nhận bài: 19/11/2012; Ngà y phản biện thông qua: 15/11/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Hiện trạng bệnh và kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất được khảo sát ở 3 huyện thuộc tỉnh An Giang là
Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2010 theo phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp 120
hộ nuôi. Kết quả điều tra hiện trạng kỹ thuật và bệnh cho thấy: các hộ nuôi đều áp dụng tốt kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi như
phơi đáy ao sau mỗi vụ nuôi, định kỳ hút bùn đáy ao... Cá giống thả nuôi có kích cỡ ≤ 3 cm. Mật độ cá tra nuôi thịt ở An
Giang dao động từ 17 - 80 con/m2, bình quân mật độ nuôi từ 39,3±14,3 con/m2 . Sản lượng thu hoạch từ 300 - 350 tấn/ha/vụ
với kích cỡ từ 1 – 1,1 kg/con. Bệnh thường gặp trên cá tra nuôi thịt trong ao đất bao gồm đốm đỏ xuất huyết, gan thận mủ,
trắng gan trắng mang, xơ vây, vàng da, sưng bóng hơi và cá có biểu hiện bất thường do ký sinh trùng. Trong đó, 3 bệnh
có tần suất lớn, bắt gặp hầu hết ở các hộ nuôi là (i) xuất huyết 96,7%, (ii) gan thận mủ 95% và (iii) bệnh trắng gan trắng
mang 75,8%. Các bệnh trên chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa hoặc thời điểm giao mùa giữa mùa mưa sang khô hay mùa khô
sang mưa, tuy nhiên cá nuôi vào mùa khô ít bị bệnh hơn. Kết quả phân tích mối tương quan giữa các biện pháp kỹ thuật và
sự xuất hiện bệnh trong ao nuôi cá thịt cho thấy 4 chỉ tiêu kỹ thuật là diện tích nuôi lớn, không phơi đáy ao, mật độ nuôi
cao và không hút bùn trong vụ nuôi có ảnh hưởng đến sự gia tăng tỉ lệ hao hụt vào cuối vụ nuôi.
Từ khóa: hiện trạng bệnh, kỹ thuật, cá tra
ABSTRACT
Status of diseases and grown-out technology of stripped catfi sh reared in ponds was observed in 3 districts belonging
to An Giang province that were Chau Phu, Phu Tan and Cho Moi from January 2010 to June 2010 based on direct
interviewing 120 fi sh farms. Results of the survey techniques and disease status showed that: Farmers have well applied
pond preparing techniques such as bottom dried after each harvesting, regularly sediment removal by pumping... Size of
stocking fi ngerling was usually less than ≤ 3 cm in height. Stocking density of striped catfi sh for grow-out stage in An Giang
province ranged from 17 - 80 fi sh/m2 with the mean of 39,3 ± 14,3 fi sh/m2. Production of each crop were in the range of
300 - 350 tons/ha with harvesting size of 1 – 1.1 kg/fi sh. Some common diseases occurred during grow-out stage such as
red spot disease or hemorrhage, bacillary necrosis Pangasius (BNP), white liver and gill symptom, fi n damage, air bladder
swelling, yellow fi llet syndrome, and parasite diseases. In which, high frequency of diseases occurred in most of the fi sh
farms were red spot disease (96.7%), BNP (95%), and white liver and gill symptom (75.8%). Diseases in striped catfi sh
occurred more frequently in rainy season or in transitional seasons between rainy and dry season. Results on analysis of
correlation between grow-out techniques and disease occurrence in grow-out ponds indicated 4 technical parameters that
were large pond area, non drying pond bottom, high growing density and non pumping pond sediments had resulted to high
mortality of fi sh.
Keywords: disease status, grow-out techniques, Pangasianodon hypophthalmus
1 Trần Châu Phương Tuấn: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 2000, cá tra được người dân
đồng bằng sông Cửu Long đưa vào ao nuôi thịt
phục vụ cho xuất khẩu. Mặc dù nghề nuôi cá tra
mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn cho người dân
của địa phương, nhưng việc phát triển nhanh diện
tích nuôi, cùng với việc sử dụng nhiều nguồn thức
ăn khác nhau, phương pháp cho ăn chưa hợp lý
đã dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi chất
lượng nước của các dòng sông, rạch do chất thải
từ hoạt động nuôi cá, nước thải chất thải được thải
trực tiếp không qua xử lý, sau đó nguồn nước này
được cấp lại cho các ao nuôi. Theo Lý Thị Thanh
Loan (2007), đây là nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh
xuất hiện ngày càng nhiều và tác hại do bệnh gây ra
cho cá nuôi ngày càng lớn, dẫn đến hiện tượng sử
dụng thuốc và hóa chất trở nên phổ biến, đa dạng
và tùy tiện. Thời điểm hiện nay nghề nuôi cá tra đã
và đang gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh thường
xuyên xảy ra, cá nuôi chậm lớn, tỷ lệ sống giảm,
chất lượng thịt kém, tồn lưu hóa chất, kháng sinh,...
đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Do vậy, thực hiện đề tài tìm hiểu về “Hiện trạng kỹ
thuật, tình hình bệnh trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878), nuôi thịt trong ao đất”
tại tỉnh An Giang, làm cơ sở hoàn thiện kỹ thuật nuôi
và quản lý bệnh trong thời gian tới là rất cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
- Đối tượng, vật liệu nghiên cứu: Cá tra được
nuôi từ giai đoạn cá giống (kích cỡ ≤ 3 cm) đến giai
đoạn cá thịt (kích cỡ từ 0,9 kg/con - 1,1 kg/con).
- Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2010 đến
tháng 6/2010.
- Phương pháp nghiên cứu: vùng điều tra tại
3 huyện Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới ở tỉnh An
Giang. Đây là vùng nuôi tập trung cá tra thịt và đại
diện cho 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ
thống sông Cửu Long. Mẫu được chọn ngẫu nhiên
bằng hàm Rand (Excel). Phiếu phỏng vấn cho mỗi
hộ dựa theo bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn.
- Phỏng vấn trực tiếp người nuôi (mỗi huyện là
30 phiếu) kết hợp với quan sát trực tiếp hệ thống ao
và tình trạng sức khỏe của cá. Đối với ao cá bệnh,
thu mẫu quan sát dấu hiệu để so sánh đối chiếu
với các công bố về bệnh ở cá tra nuôi tại ĐBSCL.
Những ao nuôi mà cá không có bệnh thì tìm hiểu
tình hình bệnh ở các vụ nuôi trước đó khoảng
3 năm.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số
liệu được thu thập từ các ngành có liên quan và
thông tin phỏng vấn các hộ nuôi cá tra thịt. Thu mẫu
và chụp hình các mẫu cá bệnh để đối chiếu với các
triệu chứng bệnh cá theo tài liệu đã được công bố.
Sử dụng phần mềm Excell và SPSS for Windows
xử lý số liệu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá tra
thương phẩm
1.1. Qui mô diện tích, số ao của mỗi nông hộ
Các hộ nuôi cá tra thịt tại An Giang có qui mô
khác nhau, diện tích nuôi của hộ dao động 0,1 - 15 ha,
diện tích trung bình của hộ nuôi là 1,6 ± 2,2 ha/hộ.
Hộ có số ao ít nhất 1 ao và nhiều nhất 13 ao. Diện
tích trung bình của ao 0,6 ± 0,4 ha/ao (bảng 1). Do
sản xuất có hiệu quả các hộ cho biết những năm
gần đây quy mô nuôi cá tra trong ao đất của các
nông hộ tại vùng điều tra đã tăng lên, sự tăng lên
này là phù hợp với việc phát triển nghề nuôi cá tra
tại An Giang.
Bảng 1. Diện tích, số ao nuôi của hộ nuôi cá tra
(n=120)
Chỉ tiêu Kết quả khảo sát
Số ao (ao/hộ) 1 - 13
Diện tích nuôi của hộ (ha/hộ)
Trung bình (ha/hộ)
0,1 - 15
1,6 ± 2,2
Diện tích trung bình (ha/ao) 0,6 ± 0,4
1.2. Kết cấu nền đáy và độ sâu mực nước ao
Các ao nuôi được người dân chọn đào ở những
nơi gần sông và kênh rạch để chủ động việc cấp
thoát nước, nền đáy và bờ ao phải vững chắc. Kết
quả nghiên cứu (bảng 2) cho thấy, chất đáy của ao
nuôi ở đây chủ yếu là đất thịt (88,1%): thịt-sét (42,5%)
và thịt-cát (45,6%), đây là loại đất phù hợp cho nuôi
trồng thủy sản. Độ sâu ao nuôi dao động từ 3 m đến
5 m, trung bình là 3,9 m. Độ sâu của ao nhiều hộ
nuôi cao (5 m) là do sau mỗi vụ nuôi, việc nạo vét
đáy ao, cải tạo ao đã làm độ sâu ao nuôi tăng dần.
Bảng 2. Kết cấu nền đáy và độ sâu mực nước
ao nuôi cá tra (n=120)
Chỉ tiêu kỹ thuật Kết quả khảo sát
1. Kết cấu nền đáy: Thịt-sét (%)
Sét –thịt (%)
Thịt-cát (%)
Sét –cát(%)
42,5
6,7
45,8
5 ,0
2. Độ sâu (m)
Trung bình (m)
3 - 5
3,9 ± 0,5
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
1.3. Kỹ thuật cải tạo ao và xử lý nước trước mỗi
vụ nuôi
Kỹ thuật cải tạo ao và xử lý nước ao trước khi
thả giống được người nuôi thực hiện tương đối tốt,
tuy nhiên vẫn còn một ít hộ nuôi chưa quan tâm
việc diệt trùng đáy ao (chiếm 9,2%), không xử lý ao
trước khi thả giống (12,5%) đặc biệt là có tới 47,5%
hộ nuôi không phơi đáy ao trong quá trình cải tạo
ao. Việc không phơi đáy ao do không thể tát cạn vì
đáy ao sâu hơn mực nước kiệt nên các hộ nuôi đã
áp dụng biện pháp là hút bùn đáy ao đồng thời hạ
thấp mực nước đến mức thấp nhất tiến hành (diệt
trùng) ngâm hóa chất từ 1 – 2 ngày bơm xả nước
cũ, sau đó cấp nước mới trở lại và xử lý (diệt mầm
bệnh) nguồn nước ao trước khi thả giống.
Bảng 3. Kỹ thuật cải tạo ao và xử lý nước
trước mỗi vụ nuôi (n=120)
Chỉ tiêu kỹ thuật
Tần suất (%)
Có Không
1. Vét chất thải đáy ao 100 0
2. Diệt trùng đáy ao 90,8 9,2
3. Phơi đáy a o 52,5 47,5
4. Xử lý nước ao 87,5 12,5
1.4. Giống, mật độ cá, thời điểm thả và chu kỳ của
một vụ nuôi
Số hộ mua cá giống để nuôi cá thịt từ các cơ
sở ương giống là 75%, còn lại 24,2% số hộ mua
cá bột hoặc cá hương về ương thành cá giống để
nuôi thịt nhằm chủ động nguồn cá giống thả nuôi.
Cá giống được lựa chọn để nuôi thịt dựa vào kinh
nghiệm như quan sát màu sắc, tập tính và sự đồng
đều của đàn cá giống. Kích cỡ cá thả nuôi được
người dân lựa chọn trung bình 2,5 ± 0,6 cm. Mật độ
nuôi dao động là 39,3 ± 14,3 con/m2. Thời gian nuôi
từ 4 - 10 tháng/vụ, trung bình là 6,6 ± 0,9 tháng/vụ
(bảng 5).
Bảng 5. Các thông tin về giống và thả giống
(n=120)
Các chỉ tiêu Kết quả khảo sát
Nguồn giống : - Tự ương giống (%)
- Đi mua (%)
24,2
75,8
Kích cỡ giống (cm) 2,5 ± 0,6
Mật độ thả nuôi (con/m2) 39,3 ± 14,3
Thời gian nuôi (tháng) 4 - 10
1.5. Thức ăn cho cá tra nuôi thịt trong ao đất và cách
cho ăn
Thức ăn và cách cho ăn là yếu tố quan trọng
trong nuôi cá tra thâm canh trong ao đất. Theo kết
quả (bảng 6), có 44,2% hộ nuôi cá tra sử dụng thức
ăn công nghiệp, 17,5% hộ nuôi sử dụng thức ăn tự
chế biến và kết hợp giữa thức ăn tự chế và thức ăn
tổng hợp là 38,3%. Qua ghi nhận, trong 1- 2 tháng
đầu hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm
lượng đạm cao để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng,
tháng thứ 3 trở đi sử dụng thức ăn tự chế biến để
giảm chi phí, đến tháng cuối vụ nuôi trước khi thu
hoạch thì bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc sử
dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Vì thức ăn
công nghiệp được kiểm soát về chất lượng, hàm
lượng dinh dưỡng ổn định hơn thức ăn tự chế biến.
Về khẩu phần thức ăn, cá tra nuôi thịt mới thả nuôi
trong 1 - 2 tháng đầu khẩu phần ăn/ngày là 4,1 ± 1,1%
khối lượng thân; Thời gian nuôi cuối vụ (tháng 5 trở
đi) chuẩn bị thu hoạch thì khẩu phần thức ăn/ngày
giảm xuống 2,0 ± 0,3% khối lượng thân.
Bảng 6. Thức ăn và cách cho ăn trong nuôi
cá tra thịt tại An Giang
Các chỉ tiêu kỹ thuật Vùng nghiên cứu (N=120)
1. Loại thức ăn sử dụng
- Tự chế biến (%)
- Công nghiệp(%)
- Tự chế biến + công nghiệp (%)
17,5
44,2
38,3
2.Khẩu phần thức ăn/ngày: + 1 – 2 tháng nuôi
(% khối klượng thân) + 3 – 4 tháng nuôi
+ > 4 tháng nuôi
4,1 ± 1,1
3,0 ± 0,6
2,0 ± 0,3
1.6. Kỹ thuật quản lý chất lượng ao nuôi cá tra thịt
Theo bảng 7, nước ao được thay từ 1 - 2 lần/ngày,
lượng nước thay mỗi lần dao động từ 10 - 50% và
hút bùn đáy ao 15 - 90 ngày/lần đây là biện pháp
nhằm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Bảng 7. Kỹ thuật quản lý chất lượng
môi trường ao nuôi cá tra thịt (n=120)
Các chỉ tiêu kỹ thuật Kết quả khảo sát
1.Tần suất thay nước (%): - 1 lần/ngày
- 2 lần/ngày
36,7
63,3
2.Tỷ lệ thay nước (%) 10 - 50
3.Thời gian hút bùn đáy ao (ngày/lần) 15 - 90
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153
2. Tình hình bệnh ở cá tra nuôi thịt trong ao đất tại An Giang
2.1. Các loại bệnh thường gặp ở cá tra nuôi thương phẩm tại An Giang
Qua nghiên cứu, có 7 loại bệnh xuất hiện trong ao nuôi cá tra thịt ở An Giang. Trong đó, 3 bệnh có tần suất
bắt gặp cao là xuất huyết-phù đầu (96,7%), gan thận mủ (95%) và trắng gan trắng mang (75,8%) (bảng 8).
Bảng 8. Một số bệnh thường gặp trên cá tra nuôi thịt tại An Giang (n=120)
Hội chứng bệnh Giai đoạn cá mắc bệnh Triệu chứng bệnh lý và tác hại
Tần suất
bắt gặp (%)
Bệnh xuất huyết,
phù đầu
Cá con (*),
cá trưởng
thành (**)
Xuất huyết, phù đầu, lồi mắt, lờ đờ trên mặt nước;
Nội tạng xuất huyết, bụng chứa dịch; Chết hàng loạt. 96,7
Bệnh gan thận mủ Cá con, cá trưởng thành
Da bị mất màu, bụng hơi căn và mắt đục hơi lồi; Khi mổ
gan, thận và tỳ tạng có đốm trắng; Chết hàng loạt. 95
Bệnh trắng gan,
trắng mang
Cá con, cá
trưởng thành
Da nhợt nhạt, vi mất màu, nổi đầu, mang và gan chuyển
trắng nhạt; Xoang bụng và tất cả nội quan đều có màu
vàng rơm hay vàng nhạt; Chết hàng loạt
75,8
Bệnh xơ vây, trắng
thân
Cá con, cá
trưởng thành
Cá mất nhớt, trên da xuất hiện những mảng trắng;
Chết rải rác. 39,2
Cá bị vàng da Cá trưởng thành
Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, cá có màu vàng tái nhạt hoặc vàng
nghệ; Bên trong gan thận lách sẩm màu; Chết rải rác
35
Sưng bóng hơi Cá trưởng thành
Bụng trương, hậu môn sưng đỏ; Bong bóng sưng trướng
hơi, xuất huyết chứa dịch; Chết rải rác 8,3
Cá có phản ứng
bất thường do KST
Cá con, cá
trưởng thành
Cá yếu ăn, nổi đầu, một số tập trung nước chảy hoặc tấp
vào bờ; Chết rải rác. 15,8
(*) Cá con : kích thước ≤ 3 cm, trọng lượng 10 con/kg.
Các bệnh như: xơ vây trắng thân, vàng da, sưng bóng hơi, cá có phản ứng bất thường do ký sinh trùng có
tần suất là: 39,2 %, 25,0 %, 8,3 % và 15,8 % có thể gây chết cá hoặc là tác nhân làm cá suy yếu tạo điều kiện
cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
2.2. Mùa vụ xuất hiện và tác hại của các loại bệnh gây ra trên cá tra nuôi thịt trong ao đất
Bệnh trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang xảy ra quanh năm (hình 1), kể cả mùa khô lẫn mùa mưa,
nhưng cá nuôi thường phát bệnh nhiều nhất là vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11 hàng năm) và thời điểm
giao mùa, khi bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5-6 dương lịch (dl)) hoặc bắt đầu vào mùa khô (tháng 11-12 dl) thời
tiết có những biến đổi đột ngột, như nhiệt độ xuống thấp hay tăng cao, nước lũ đổ về hoặc thời điểm nước lũ
rút đi.
Hình 1. Mùa vụ xuất hiện bệnh trên cá tra nuôi tại An Giang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bệnh xuất hiện trên cá tra nuôi thịt có liên quan đến nhiều yếu tố. Qua khảo sát có 7 loại bệnh (nêu trên)
được phát hiện xuất hiện có tần suất khác nhau, tác hại của chúng cũng khác nhau. Tác hại của chúng ảnh
hưởng đến tỉ lệ hao hụt cao nhất là bệnh gan thận mủ (6,2%), bệnh xuất huyết-đốm đỏ (4,4%), sưng bóng hơi
(2,9%), trắng gan-trắng mang (2,6%), tỉ lệ hao hụt cuối vụ của các bệnh trung bình là 13,3% (hình 2). Sưng
bóng hơi là một bệnh mới xuất hiện với tần suất (8,3%) nhưng tỉ lệ hao hụt là (2,9%).
Hình 2. Tỉ lệ hao hụt khi cá mắc bệnh
2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong nuôi cá tra ở ao đất tới tỉ lệ hao hụt vào cuối vụ nuôi
Kết quả phân tích bảng 9 cho thấy, hệ số tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật tới tỉ lệ hao hụt trên cá tra
nuôi thịt vào cuối vụ là R = 0,663, mức độ này chưa chặt chẽ vì R < 1, các yếu tố kỹ thuật đã ảnh hưởng tới tỉ
lệ hao hụt của cá nuôi vào cuối vụ chỉ đạt 66,3% và có mức ý nghĩa P = 0,000 < 0,05.
Bảng 9. Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến bệnh trên cá nuôi
Các biến độc lập B Sai số chuẩn Ý nghĩa
Hằng số 6,27 7,18 0,38
X1. Diệt trùng đáy ao (1=có; 0=không) 4,35 2,32 0,06
X2. Phơi đáy ao (1=có; 0=không) -4,43 1,46 0,00
X3. Mật độ (con/m2) 0,10 0,05 0,05
X4. Thời gian nuôi (tháng) 1,31 0,75 0,08
X5. Số lần hút bùn (lần/vụ) -0,63 0,32 0,05
X6. Diện tích nuôi (ha) 6,18 2,78 0,03
Hệ số tương quan và mức ý nghĩa
R R2 Ý nghĩa
0,663 0,439 0,000
B: hệ số tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật (X) và tỉ lệ (%) hao hụt trên cá tra nuôi thịt (Y).
Có 4 yếu tố: (1) phơi đáy ao, (2) mật độ, (3) số
lần hút bùn đáy ao và (4) là diện tích nuôi đã ảnh
hưởng có ý nghĩa đến tỉ lệ % hao hụt cá nuôi ở cuối
vụ với các giá trị P < 0,05 lần lượt là: 0,00; 0,05;
0,05 và 0,03.
Các yếu tố: diệt trùng đáy ao; thời gian nuôi có
giá trị P lần lượt là: 0,06; 0,08 đều > 0,05 nên sự
ảnh hưởng các yếu tố này có mức sai khác không
có ý nghĩa đến tỉ lệ hao hụt trên cá tra nuôi thịt trong
ao đất.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Diện tích ao nuôi cá tra thương phẩm tại
An Giang dao động từ 0,08 - 1,8 ha/ao, trung bình là
0,6 ± 0,4 ha/ao, độ sâu ao dao động là 3-5 m. Chất
đáy của ao nuôi là đất thịt chiếm 88,3% đây là loại
đất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản. Có 87,5% số
hộ nuôi cá tra có xử lý nước ao trước khi thả giống
và 12,5% không xử lý. Các hộ nuôi đều áp dụng tốt
kỹ thuật tẩy dọn ao, như: định kỳ hút bùn đáy ao,
phơi đáy ao sau mỗi vụ nuôi.
- Con giống cá tra dùng nuôi thịt có kích cỡ ≤ 2,5 cm.
Có hơn 75% hộ nuôi mua giống từ cơ sở ương,
24,2% số hộ mua cá bột hoặc cá hương về ương
thành cá giống để nuôi thịt. Mật độ cá tra nuôi thịt
dao động khá cao từ 17 - 80 con/m2. Tuy nhiên, mật
độ nuôi từ 35 - 45 con/m2 có thể giảm tỉ lệ hao hụt
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155
ở cuối vụ. Khẩu phần thức ăn/ngày (% khối lượng
thân) ở tháng 1 - 2 là 4,1 ± 1,1; tháng 3 - 4 là 3,0 ± 0,6
và trên 4 tháng là 2,0 ± 0,3. Thời gian nuôi dao động
6,6 ± 0,9 tháng/vụ.
- Có 44,2% hộ nuôi cá tra sử dụng thức ăn công
nghiệp, 38,3% số hộ kết hợp giữa thức ăn công
nghiệp và thức ăn tự chế biến và 17,5% hộ nuôi sử
dụng thức ăn tự chế biến. Các hộ nuôi đều thực
hiện việc thay nước ao 1 - 2 lần/ngày và hút bùn
đáy ao.
- Cá tra nuôi thịt trong ao đất xuất hiện 7 bệnh
là xuất huyết-phù đầu, bệnh gan thận mủ, bệnh
trắng gan, trắng mang, bệnh xơ vây-trắng thân,
bệnh vàng da, bệnh sưng bong hơi và bệnh cá hoạt
động bất thường do ký sinh trùng. Trong đó, có 3
bệnh rất thường gặp có tần suất xuất hiện cao là
bệnh xuất huyết (96,7%), bệnh gan thận mủ (95%)
và bệnh trắng gan trắng mang (75,8%). Tác hại của
chúng đến tỉ lệ hao hụt ở cuối vụ nuôi là 13,3%, có
3 bệnh có tỉ lệ hao hụt cao là gan thận mủ (6,2%),
xuất huyết đốm đỏ (4,4%) và sưng bóng hơi (2,9%).
- Bệnh cá tra nuôi thịt trong ao đất thường xuất
hiện vào mùa mưa và thời điểm giao mùa.
- 4 chỉ tiêu kỹ thuật liên quan tới tỉ lệ hao hụt
cá tra nuôi thịt là diện tích nuôi lớn, không phơi đáy
ao, mật độ thả cao và không hút bùn đáy ao. Hệ số
tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật tới tỉ lệ hao hụt
trên cá tra nuôi thịt có R = 0,663.
2. Kiến nghị
- Tháng 5 đến tháng 12 là thời điểm bệnh
thường xuất hiện trên cá tra nuôi thịt tại An Giang,
các hộ nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng
bệnh như: thả giống tháng 2 - 3 âm lịch, định kỳ
vét chất thải đáy ao, mật độ nuôi từ 25 - 35 con/m2,
ao có diện tích nuôi từ 0,6 - 0,8 ha là phù hợp
thuận tiện cho việc quản lý và phơi đáy ao trong
quá trình cải tạo nhằm ngăn ngừa dịch bệnh trên
cá nuôi.
- Cá tra nuôi tại An Giang đã xuất hiện bệnh mới
có dấu hiệu chính là bóng hơi phình to, tuy có tầng
suất xuất hiện bệnh thấp (8,3%), nhưng tác hại gây
hao hụt cuối vụ cao (2,9%/ 13,3% tổng hao hụt cuối
vụ). Do vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần tập
trung nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra
cách phòng trị tổng hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm
canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở tỉnh
An Giang. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Văn Dũng, 2010. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng môi trường nước, tốc độ tăng trưởng, bệnh và hiệu quả
kinh tế của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) nuôi thâm canh trong ao đất tại xã Châu Bình, huyện Giồng
Trôm, Bến Tre. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang.
4. Lê Lệ Hiền, 2008. Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng Sông
Cửu Long. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ.
5. Đỗ Thị Hòa, Bù i Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học Thủy sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Lý Thị Thanh Loan, 2003. Phương pháp chẩn đoán một số bệnh thường gặp trên cá tra, basa nuôi ao, bè qua các dấu hiệu bệnh
lý. Viện nghiên cứu NTTS II. TP. Hồ Chí Minh.
7. Lý Thị Thanh Loan, 2007. Nguyên tắc sử dụng thuốc-hóa chất trong nuôi thủy sản. Viện Nghiên cứu NTTS II. TP. Hồ Chí Minh.
8. Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần
Thơ. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ.
9. Nguyễn Văn Ngô, 2009. Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Thạc sỹ,
Trường Đại học Cần Thơ.
Tiếng Anh
10. Crumlish, M., T.T.Dung, J.F.Tunrbull, N.T.N.Ngoc and H.W.Ferguson, 2002 . Identifi cation of Edwardsiella ictaluri from
disease freshwater catfi sh, Pangasius hypophthalmus (Sauvage), culture in the MeKong Delta, VietNam.
11. Ferguson H. W, J. F.Turnbull, A.P.Shinn, K.Thompson, T. T.Dung and M.Crumlish, 2001. Bacillary necrosis in farmed
Pangasius hypophthalmus (Sauvage) from the MeKong Delta, VietNam. Journal of fi sh disease, 24: 509-513.
12. Le Xuan Sinh, Nguyen Thanh Phuong, 2005. Paper presented at the workshop on “Socio-economics of species for a
sustainable farming of aquaculture. Hawaii-US, 17-20 Oct, 2005. Issues relating to a sustainable farming of Pangasius catfi sh
in Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hien_trang_benh_va_ky_thuat_nuoi_ca_tra_pangasianod.pdf