Nhìn chung, cộng đồng người dân sinh sống bên
trong Khu DTSQ Đồng Nai có tinh thần nhận
thức, trách nhiệm cao về việc bảo vệ thiên nhiên,
môi trường. Kết quả đã chỉ ra bức tranh sinh động
về các vấn đề môi trường nổi cộm ở địa bàn
nghiên cứu. Các vấn đề trọng yếu được xác định
lần lượt ở Phú Lý (Săn bắt trái phép, Hoạt động
làm rẫy trái phép), Hiếu Liêm (Nguy cơ cháy
rừng, Săn bắt động vật hoang dã), Mã Đà (Nguy
cơ cháy rừng, Săn bắt động vật trái phép) và Phú
Cường (Hoạt động khai thác thủy sản trái phép, Ô
nhiễm nước). Để hạn chế áp lực và những mối đe
dọa tiềm ẩn lên các hệ sinh thái cần thiết tiếp tục
đẩy mạnh công tác vận động cộng đồng nói không
với việc săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã; tuyên
truyền sâu rộng về những lợi ích, giá trị của việc
bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học Khu DTSQ.
Đồng thời, cần có giải pháp về mặt chính sách hỗ
trợ chuyển đổi phát triển sinh kế bền vững; duy trì
ổn định, giảm tối thiểu nguy cơ cháy rừng và tăng
cường phối kết hợp giữa các bên liên quan./.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đánh giá nhận thức môi trường của cộng đồng ở khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
72
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CỦA CỘNG ĐỒNG
Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI
Nguyễn Minh Kỳ1
1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 15/12/2015
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
07/03/2016
Ngày chấp nhận đăng: 04/2017
Title:
An evaluation on community’s
environmental awareness at
Dongnai Biosphere Reservation
Keywords:
Awareness, Biosphere
Reservation, Community,
Environment, Dong Nai
Từ khóa:
Cộng đồng, Đồng Nai, Khu
Dự trữ sinh quyển, Môi
trường, Nhận thức
ABSTRACT
The purpose of this study aimed to evaluate the local community’s awareness
on the environment at Dong Nai Biosphere Reservation. It was clearly seen that
most important environment problems being studied recently were relevant to
the exploitation and the use of environmental resources negatively. The result
shows that the awareness’s average level of the local people were high.
However, limits of educational background and life conditions were one of
main reasons leading to the negative effects on the natural resources and
environment. Therefore, identifying the immediately environmental problems
through the local community at Dong Nai Biosphere Reservation would give the
managers good opportunities to protect the environment and sustain natural
resources better. In addition, it was needed to evaluate other different factors
and explain relevant causes to continuously contribute to the conservation and
enhancement of biodiversity.
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu nhằm trình bày kết quả khảo sát, đánh giá nhận thức môi
trường cộng đồng địa phương ở Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Nhìn chung,
các vấn đề môi trường nổi cộm ở các khu vực nghiên cứu có những sự tương
đồng nhất định và liên quan trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên
môi trường. Kết quả khảo sát trị số trung bình mức độ nhận thức cộng đồng khá
cao. Mặc dù vậy, với những sự hạn chế về trình độ dân trí và các điều kiện kinh
tế- xã hội khó khăn là một trong những nguyên nhân gia tăng áp lực lên các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Quá trình xác định vấn đề môi
trường nổi cộm dựa vào cộng đồng ở Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai có ý
nghĩa cho các công tác quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, việc
đánh giá mức độ, tầm quan trọng giữa các nhân tố liên quan, từ đó khám phá,
giải thích nguyên nhân sẽ góp phần bảo tồn và nâng cao giá trị đa dạng sinh
học.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam vốn được biết đến như là quốc gia có
nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng (Sterling,
Hurley, & Le Duc Minh, 2007). Tuy nhiên, vì
những hạn chế lịch sử và nhận thức chưa cao nên
việc phát huy tối đa nguồn lực chưa thực sự mang
lại hiệu quả. Trong khi đó, thế giới đang phải đối
mặt với những diễn biến phức tạp như sự khủng
hoảng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng
lượng, môi trường và những tác động tiêu cực của
biến đổi khí hậu (IPCC, 2014). Chính vì mặt trái
của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
không bền vững đã làm suy giảm chất lượng môi
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
73
trường và các chức năng sinh thái vốn có của tự
nhiên. Thực tế, áp lực phát triển dân số ở các địa
phương gia tăng nhu cầu khai thác, sử dụng bất
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là
vùng miền có các điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn. Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi có sự
kết hợp hài hòa giữa các nhóm giải pháp khác
nhau. Trong đó, nhân tố tăng cường nhận thức
cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc
đẩy bảo vệ môi trường bền vững.
Kể từ khi mạng lưới của các Khu Dự trữ sinh
quyển (DTSQ) thế giới được hình thành năm
1976, đến nay đã có 651 Khu DTSQ thế giới
thuộc 120 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ (MAB-
UNESCO, 2015). Xét riêng ở Khu DTSQ Đồng
Nai, sau khi được Hội đồng UNESCO công nhận
là Khu DTSQ thế giới thứ 580 (thứ 8 ở Việt
Nam), toàn thể Khu DTSQ Đồng Nai luôn luôn
nổ lực không ngừng cho các công tác bảo tồn và
phát triển ngày một lớn mạnh. Trong đó, công tác
truyền thông – giáo dục bảo vệ môi trường sinh
thái rất được chú trọng. Định kỳ hằng năm, Ban
quản lý Khu DTSQ Đồng Nai tổ chức nhiều đợt
hội nghị truyền thông; hội thi vẽ tranh cổ động;
tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;
hoạt động sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu đa dạng
sinh học; ra quân hưởng ứng làm cho thế giới
sạch hơn; xuất bản và phổ biến các ấn phẩm
truyền thông môi trường như tập vở, túi sinh thái,
lịch treo tường, sổ tay sinh quyển,... cho các nhóm
đối tượng khác nhau sinh sống trong cả 3 vùng
lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp (DNBR,
2014). Những việc làm ý nghĩa đó đã đặt ra cho
tác giả câu hỏi về tính hiệu quả cũng như thực
trạng diễn biến nhận thức, đánh giá tầm quan
trọng các vấn đề nổi cộm ở Khu DTSQ Đồng Nai
hiện như thế nào? Để làm sáng tỏ vấn đề này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát đánh
giá nhận thức môi trường của cộng đồng ở Khu
Dự trữ sinh quyển Đồng Nai” nhằm mục đích
phát hiện các vấn đề nổi cộm để đưa ra giải pháp
khắc phục kịp thời. Điều này góp phần thúc đẩy
hành động chung tay bảo vệ môi trường, bảo tồn
đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu
DTSQ Đồng Nai.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng
- Các vấn đề môi trường nổi cộm ở Khu DTSQ
Đồng Nai.
- Cộng đồng dân cư sinh sống ở trong khu vực
Khu DTSQ Đồng Nai.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 6 - 9 năm 2015.
-
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
74
Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
Nằm trải rộng trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai,
Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk
Nông, với tổng diện tích lên tới 969.993 ha, Khu
DTSQ Đồng Nai gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc
gia Cát Tiên và Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai, còn được ví như là lá phổi xanh
của vùng Đông Nam Bộ và là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá của quốc gia và thế giới (DNBR,
2014). Nơi đây có hệ động thực vật phong phú và
đa dạng với hơn 2.353 loài thực vật bậc cao có
mạch thuộc 185 họ, 99 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành
thực vật khác nhau và 2.024 loài động vật hoang
dã thuộc 259 họ, 55 bộ (?). Theo các số liệu thống
kê, nơi đây có quần tụ và sinh sống của gần 500
ngàn dân, với sự giao thoa văn hóa của hơn 30
dân tộc anh em, đặc biệt như những cộng đồng
dân tộc bản địa Chơ - ro, M’Nông, S’tiêng, Mạ...
với các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống
rất đặc sắc (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2014).
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Xác định vấn đề môi trường mấu chốt và trọng
tâm hiện đang diễn ra ở Khu DTSQ Đồng Nai.
Trong đó, tập trung các vấn đề như: nguy cơ
cháy rừng; săn bắt động vật rừng trái phép; lấn
chiếm trái phép đất rừng; xung đột voi - người;
vấn đề khai thác tài nguyên nước quá mức;
hoạt động thủy sản trái quy định
- Đánh giá mức độ, tầm quan trọng và khám
phá, giải thích nguyên nhân giữa các nhân tố
liên quan trong các hoạt động bảo vệ môi
trường ở Khu DTSQ Đồng Nai.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
* Các nhóm phương pháp được sử dụng gồm có:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
chuyên gia, phương pháp đánh giá nông thôn có
sự tham gia của người dân PRA, phương pháp
phân tích thống kê và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 13.0 for Windows. Quy trình nghiên
cứu được thực hiện thông qua trình tự các bước ở
Hình 2.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
75
Hình 2. Quy trình nghiên cứu
* Cấu trúc bảng hỏi dùng trong quá trình phỏng
vấn bao gồm hai phần chính: thông tin cá nhân
đối tượng được hỏi và thực trạng diễn biến tài
nguyên môi trường ở Khu DTSQ Đồng Nai.
Thông tin cá nhân mẫu nghiên cứu liên quan đến
các yếu tố nhân chủng học như giới tính, tuổi,
trình độ học vấn, Phần nội dung chính được
phỏng vấn tập trung vào những đánh giá, nhận
định của cộng đồng về các vấn đề nổi cộm tại địa
phương. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
sâu kết hợp việc sử dụng bảng hỏi dựa trên hệ
thang đo Likert 5 giá trị. Trong đó, tập trung chủ
yếu thông tin thực trạng diễn biến tài nguyên môi
trường cũng như những thách thức, tiêu điểm và
phân tích khám phá các nguyên nhân, triển vọng.
Để đánh giá kết quả, nghiên cứu tiến hành tính
toán các giá trị trung bình ( ), độ lệch chuẩn mẫu
(Sx), theo công thức (2.1) và (2.2):
Trong đó, xi là giá trị trên quan sát thứ i của mẫu
nghiên cứu và được khảo sát với việc sử dụng
thang đo Likert 5 giá trị theo các mức độ: (1)
Hoàn toàn không đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý.
Khi thực hiện kiểm định tỷ lệ binomial test (ρ0)
theo công thức 2.3:
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
76
Các đại lượng ρ^ và ρ0 lần luợt là tần suất mẫu
quan sát và tần suất kỳ vọng cho tổng thể nghiên
cứu cần kiểm định (Trọng & Ngọc, 2008).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1 Thống kê sơ bộ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa và lấy
mẫu tại Khu DTSQ Đồng Nai ở các huyện Vĩnh
Cửu và Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, tỷ lệ
giới tính mẫu nghiên cứu nam/nữ tương ứng
60:40 và phần lớn các địa phương khảo sát có tỷ
lệ nam giới lớn hơn nữ giới. Cụ thể, ở các xã Hiếu
Liêm, Mã Đà, Phú Cường tỷ lệ này lần lượt tương
ứng 60:40; 70:30 và 60:40. Riêng chỉ ở địa bàn xã
Phú Lý có tỷ lệ giới tính khá cân bằng, với
nam/nữ là 50:50.
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
TT Địa phương Số lượng Nam Nữ
1 Phú Lý, Vĩnh Cửu 10 5 5
2 Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu 10 6 4
3 Mã Đà, Vĩnh Cửu 10 7 3
4 Phú Cường, Định Quán 10 6 4
Tổng 40 24 16
Nhìn chung, trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu
được khảo sát chủ yếu từ bậc tiểu học đến trung
học phổ thông và chiếm tỷ lệ khá cao (90%). Tỷ
lệ người không biết chữ và trình độ trên bậc trung
học phổ thông lần lượt chiếm tỷ lệ 2,5% và 7,5%.
Về độ tuổi của nghiên cứu cho thấy có đến 37,5%
số người được hỏi thuộc trong độ tuổi 40 - 60
tuổi. Tỷ lệ số người có độ tuổi trên 60 và từ 20 -
30 tuổi cũng chiếm tỷ trọng khá cao và lần lượt
ứng với 20% và 22,5%.
3.2 Diễn biến nhận thức về các vấn đề môi
trường ở Khu DTSQ Đồng Nai
Bảng 2. Các vấn đề môi trường nổi cộm ở Phú Lý
TT Vấn đề nổi cộm N Min Max
Trung bình
(Mean)
Độ lệch chuẩn
(SD)
1 Nguy cơ cháy rừng 10 3,00 5,00 4,3000 0,67495
2
Săn bắt động vật rừng
trái phép
10 3,00 5,00 4,2000 0,63246
3
Lấn chiếm trái phép đất
rừng
10 3,00 5,00 4,6000 0,69921
4 Xung đột voi - người 10 3,00 5,00 4,4000 0,69921
Các vấn đề môi trường nổi cộm ở các khu vực
nghiên cứu có những sự tương đồng nhất định và
liên quan trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng tài
nguyên môi trường. Ở địa bàn xã Phú Lý, mặc dù
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được thực
hiện tốt nhưng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vẫn
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
77
được người dân đánh giá khá cao, nhất là mùa khô
hạn. Giá trị khảo sát đo lường được có trị số Mean
= 4,3000 (SD = 0,67495; n = 10). Tình trạng săn
bắt động vật hoang dã trái phép có kết quả khả
quan hơn so với những tiêu điểm khác như việc
lấn chiếm đất rừng trái phép hay những xung đột
voi - người. Hằng năm, vẫn còn nhiều hộ dân tự ý
lấn chiếm và sử dụng đất rừng một cách trái phép
với Mean = 4,6000 (SD = 0,69921; n = 10). Mức
độ quan tâm của người dân chỉ thị bước tiến thay
đổi về mặt nhận thức trong cộng đồng địa
phương.
Bảng 3. Các vấn đề môi trường nổi cộm ở Hiếu Liêm
TT Vấn đề nổi cộm N Min Max
Trung bình
(Mean)
Độ lệch chuẩn
(SD)
1
Săn bắt động vật rừng
trái phép
10 3,00 5,00 4,3000 0,67495
2
Lấn chiếm đất rừng
trái phép
10 1,00 5,00 4,0000 1,41421
3 Nguy cơ cháy rừng 10 3,00 5,00 4,4000 0,69921
4
Nguy cơ khai thác gỗ
lậu
10 4,00 5,00 4,7000 0,48305
Khác biệt với cộng đồng ở Phú Lý, phần lớn
người dân ở Hiếu Liêm cho rằng, nguy cơ khai
thác gỗ lậu vẫn đáng lo ngại hơn cả với trị số
trung bình khảo sát được Mean = 4,7000 (SD =
0,48305; n = 10). Yếu tố biến khảo sát khác như
nguy cơ cháy rừng, nạn săn bắt động vật hoang dã
và lấn chiếm đất rừng trái phép lần lượt có các giá
trị Mean = 4,4000 (SD = 0,69921; n = 10); 4,3000
(SD = 0,67495; n = 10) và 4,0000 (SD = 1,41421;
n = 10).
Bảng 4. Các vấn đề môi trường nổi cộm ở Mã Đà
TT Vấn đề nổi cộm N Min Max
Trung bình
(Mean)
Độ lệch chuẩn
(SD)
1
Xâm hại động vật hoang
dã
10 3,00 5,00 4,3000 0,67495
2
Nguy cơ cháy rừng nhỏ
lẻ
10 2,00 5,00 4,4000 0,96609
3
Khai thác tài nguyên
nước quá mức
10 4,00 5,00 4,6000 0,51640
4 Lấn chiếm đất rừng 10 2,00 5,00 4,4000 0,96609
5 Khai thác cây rừng 10 2,00 5,00 4,1000 1,10050
6 Thủy sản trái phép 10 1,00 5,00 3,5000 1,43372
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
78
Theo như kết quả khảo sát được, giá trị trung bình
biến tiềm ẩn “Khai thác tài nguyên nước quá
mức” với trị số Mean = 4,6000 (SD = 0,51640; n
= 10) và đã gây ra những tác động tiêu cực đến
đời sống người dân. Ngoài ra, cộng đồng dân cư
sinh sống lâu đời ở đây còn cho biết tình trạng
thiếu nước sinh hoạt khá trầm trọng, đặc biệt mùa
khô hạn. Hơn nữa, việc khai thác các nguồn nước
ngầm quá mức đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời
sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Giá trị
trung bình khảo sát được cho thấy, kết quả lần
lượt theo thứ tự tăng dần mức độ nghiêm trọng
các vấn đề đang diễn ra ở Mã Đà như sau: Khai
thác thủy sản trái phép < khai thác cây rừng <
xâm hại động vật hoang dã < lấn chiếm đất rừng,
nguy cơ cháy rừng nhỏ lẻ < khai thác các nguồn
tài nguyên nước trái phép.
Bảng 5. Các vấn đề môi trường nổi cộm ở Phú Cường
TT Vấn đề nổi cộm N Min Max
Trung bình
(Mean)
Độ lệch chuẩn
(SD)
1 Phương tiện cấm 10 2,00 5,00 4,1000 0,99443
2 Ô nhiễm môi trường
nước
10 2,00 5,00 4,2000 1,03280
3 Thiên tai, dịch bệnh 10 1,00 5,00 3,9000 1,44914
Khác biệt đặc thù với những địa phương khác,
khu vực dân cư Phú Cường sinh sống gắn liền với
các hoạt động khai thác thủy sản ở lòng hồ Trị
An. Do đó, những vấn đề nổi cộm mà người đưa
ra liên quan đến việc sử dụng phương tiện cấm
với Mean = 4,1000 (SD = 0,99443; n = 10); ô
nhiễm môi trường nước với Mean = 4,2000 (SD =
1,03280; n = 10) và thiên tai, dịch bệnh với Mean
= 3,9000 (SD = 1,44914; n = 10). Trong đó, sự
quan tâm chính của cộng đồng xoay quanh vấn đề
sử dụng các phương tiện cấm và tình trạng ô
nhiễm môi trường nước.
3.3 Đánh giá nhân tố chủ đạo về các vấn đề
môi trường ở Khu DTSQ Đồng Nai
Từ những kết quả khảo sát cộng đồng các nhóm
vấn đề nổi cộm hiện đang diễn ra ở Khu DTSQ
Đồng Nai, nghiên cứu tiếp tục đánh giá và xác
định vấn đề trọng yếu và tìm kiếm những nhóm
nguyên nhân chính. Ở địa bàn xã Phú Lý, hai vấn
đề trọng yếu được người quan tâm nhất gồm tệ
nạn săn bắt động vật hoang dã và lấn chiếm đất
rừng làm rẫy. Nguyên nhân chính của việc săn bắt
động vật rừng chủ yếu do hoạt động thợ săn và lợi
nhuận cao từ việc mua bán các sản phẩm động vật
rừng trái phép. Ngoài ra, có đến 100% ý kiến
được khảo sát đồng ý và nhận định các đối tượng
sinh sống ở địa phương đã cố tình lấn chiếm đất
rừng để canh tác nương rẫy. Tương tự ở Hiếu
Liêm, hoạt động săn bắt động vật hoang dã cũng
được cộng đồng ở Phú Lý xác định là một trong
những vấn đề trọng yếu. Trong đó, có bốn nhóm
nguyên nhân (đối tượng) chính bao gồm thợ săn,
giới đầu nậu, gia đình thợ săn và người tiêu dùng
đã tác động đến việc săn bắt động vật hoang dã
trái phép ở địa phương. Đặc biệt, kết quả kiểm
định tỷ lệ biến quan sát “Săn bắt động vật hoang
dã” cũng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mặc dù
với tỷ lệ thấp hơn (70%) nhưng các nguyên nhân
như du lịch tự do, đốt nương rẫy, lấy mật ong và
chăn thả gia súc cũng góp phần gia tăng nguy cơ
cháy rừng (p<0,05). Có thể thấy, việc phân tích và
xác định các nhóm nguyên nhân chính có vai trò
quan trọng trong việc cải thiện các hoạt động bảo
vệ tài nguyên rừng ở Khu DTSQ Đồng Nai.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
79
Bảng 6. Nhân tố chủ đạo trong các vấn đề môi trường nổi cộm ở Khu DTSQ Đồng Nai
TT Địa
phương
Vấn đề trọng yếu Tần suất,
n
Tỷ lệ quan
sát, %
Tỷ lệ kiểm
định, %
Mức ý nghĩa
(1- phía)
1
Phú Lý
- Săn bắt trái phép 9 90 0,8 0,376
- Hoạt động làm
rẫy
10 100 0,8 0,107
2
Hiếu Liêm
- Nguy cơ cháy
rừng
7 70 0,7 0,011
- Săn bắt động vật
hoang dã
10 100 0,7 0,028
3
Mã Đà
- Nguy cơ cháy
rừng
6 60 0,5 0,754
- Săn bắt động vật
trái phép
8 80 0,8 0,624
4
Phú
Cường
- Hoạt động khai
thác thủy sản trái
phép
10 100 0,7 0,028
- Ô nhiễm nước hồ
Trị An
9 90 0,7 0,149
Chú thích: Các kết quả được trích xuất từ phần mềm SPSS 13.0
Nhìn vào kết quả khảo sát ở Bảng 6 đã thể hiện rõ
thực trạng diễn biến nhận thức của người dân và
tầm quan trọng của các hoạt động tuyên truyền
bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trong
các hoạt động truyền thông định kỳ của Khu
DTSQ Đồng Nai. Nguy cơ cháy rừng được cộng
đồng người dân sinh sống ở Mã Đà cảnh giác rất
cao. Đồng thời, việc săn bắt động vật rừng do tác
động tiêu cực gián tiếp của người tiêu dùng.
Chính người tiêu dùng là nguyên nhân chính thúc
đẩy nạn săn bắt động vật rừng trái phép. Kết quả
này cho thấy, sự phù hợp với các công trình
nghiên cứu của tác giả Rob Barnett (2000). Ngoài
ra, nhu cầu sử dụng cho các mục đích y học cổ
truyền cũng là một trong những nhóm nhân tố gây
áp lực lên việc săn bắt, tiêu thụ các loài động vật
hoang dã, nhất là các loài quý hiếm và có giá trị
bảo tồn đa dạng sinh học (Lee, Sigouin, Pinedo -
Vasquez, & Nasi, 2014). Riêng ở địa bàn xã Phú
Cường, hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản
trái phép và gây ô nhiễm môi trường nước là
những chủ đề nóng và rất được sự quan tâm của
người dân. Tỷ lệ xác định các vấn đề trọng tâm
được đánh giá khá cao. Bên cạnh đó, quá trình
kiểm định tỷ lệ (độ tin cậy 95%) nhân tố chủ đạo
“Hoạt động khai thác thủy sản trái phép” cũng có
ý nghĩa thống kê với p=0,028<0,05. Nguyên nhân
gây ô nhiễm tài nguyên nước do các hoạt động xả
thải từ việc sinh hoạt của người dân và từ các nhà
máy lân cận. Các hoạt động khai thác nguồn lợi
thủy sản trái phép có nguyên nhân do tác động
trực tiếp của ngư dân cho tới các tác động tiềm ẩn
và gián tiếp từ người tiêu dùng, thương lái Nhu
cầu tiêu dùng nguồn lợi thủy sản là một trong
những nhóm nguyên nhân chủ yếu tác động đến
các hoạt động đánh bắt trái phép vì lý do lợi
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 72 – 80
80
nhuận. Đồng thời, đây là một trong những nguyên
nhân gia tăng áp lực lên các loài động vật hoang
dã và công tác bảo tồn (Peter Lindsey, Gianetta
Purchase, & Heather Eves, 2012; Panthera, 2012).
4. KẾT LUẬN
Nhìn chung, cộng đồng người dân sinh sống bên
trong Khu DTSQ Đồng Nai có tinh thần nhận
thức, trách nhiệm cao về việc bảo vệ thiên nhiên,
môi trường. Kết quả đã chỉ ra bức tranh sinh động
về các vấn đề môi trường nổi cộm ở địa bàn
nghiên cứu. Các vấn đề trọng yếu được xác định
lần lượt ở Phú Lý (Săn bắt trái phép, Hoạt động
làm rẫy trái phép), Hiếu Liêm (Nguy cơ cháy
rừng, Săn bắt động vật hoang dã), Mã Đà (Nguy
cơ cháy rừng, Săn bắt động vật trái phép) và Phú
Cường (Hoạt động khai thác thủy sản trái phép, Ô
nhiễm nước). Để hạn chế áp lực và những mối đe
dọa tiềm ẩn lên các hệ sinh thái cần thiết tiếp tục
đẩy mạnh công tác vận động cộng đồng nói không
với việc săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã; tuyên
truyền sâu rộng về những lợi ích, giá trị của việc
bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học Khu DTSQ.
Đồng thời, cần có giải pháp về mặt chính sách hỗ
trợ chuyển đổi phát triển sinh kế bền vững; duy trì
ổn định, giảm tối thiểu nguy cơ cháy rừng và tăng
cường phối kết hợp giữa các bên liên quan./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban quản lý Khu DTSQ Đồng Nai (DNBR).
(2014). Báo cáo hoạt động của Khu Dự trữ
sinh quyển Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2014
và định hướng hoạt động giai đoạn 2015 –
2020. Đồng Nai: Văn phòng Ban quản lý Khu
DTSQ Đồng Nai .
Cục thống kê tỉnh Đồng Nai. (2014). Niên giám
thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2014. Hà Nội:
NXB Thống kê.
Hoàng Trọng., & Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
(2008). Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã
hội. Hà Nội: NXB Thống kê.
Hoàng Trọng., & Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
(2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Hà Nội: NXB Hồng Đức.
IPCC. (2014). Climate change 2014: Synthesis
Report – Summary for policymakers. Geneva:
Intergovernmental Panel on Climate Change.
Lee T.M., Sigouin A., Pinedo-Vasquez M., &
Nasi R. (2014). The harvest of wildlife for
bushmeat and traditional medicine in East,
South and Southeast Asia: Current knowledge
base, challenges, opportunities and areas for
future research. Bogor: Center for
International Forestry Research.
Panthera. (2012). Illegal hunting and trade of
wildlife in savanna Africa may cause
conservation crisis. Rockville: ScienceDaily.
Peter Lindsey., Gianetta Purchase., & Heather
Eves. (2012). Illegal hunting and the bushmeat
trade: interventions needed to address the
threat posed to wildlife in the Southern African
Development Community. Uganda: Southern
African Development Community.
Rob Barnett. (2000). Food for thought: The
utilization of wild meat in Eastern and
Southern Africa. Nairobi: TRAFFIC
East/Southern Africa.
SPSS Inc. (2006). SPSS Base 13.0 User’s Guide.
New York: Prentical-Hall International, Inc.
Sterling E.J., Hurley M.M., & Le Duc Minh.
(2007). Vietnam A Natural History. New
Haven and London: Yale University Press.
UNESCO’s Man and the Biosphere Programme.
(2015). The World Network of Biosphere
Reserves. Paris: UNESCO’s Man and the
Biosphere Programme.
Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam., & UBND
tỉnh Đồng Nai. (2010). Hồ sơ nâng cấp Khu
Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.
Hà Nội: Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_danh_gia_nhan_thuc_moi_truong_cua_cong_dong_o_khu_d.pdf