Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản

Trước thực tế này, phương án khả thi duy nhất là phương án hợp tác và tổng hợp gồm quản lý nguồn lợi, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi, phát triển sinh kế, kinh tế và cộng đồng, và tái cơ cấu các hoạt động quản lý - dựa trên nhóm giải pháp điều tiết hoạt động khai thác hợp lý của ngư dân. Cụ thể, đối với những tàu thuộc diện phải cắt giảm thì có thể, một là cải hoán chuyển đổi sang nghề khai thác xa bờ có hiệu quả kinh tế cao, hai là giải bản đánh đắm làm rạn nhân tạo, là nơi trú ẩn và phát triển NLTS, đồng thời gây cản trở ngư cụ khai thác có tính hủy diệt môi trường NLTS ven bờ, nhằm thực hiện mục tiêu khai thác hợp lý. Việc điều tiết hoạt động khai thác có nghĩa là tập trung nhiều hơn vào các giải pháp liên quan đến con người và cộng đồng. Do đó, các giải pháp tiếp cận vấn đề phải tính đến cả trong ngành và ngoài ngành thủy sản. Đòi hỏi sự hợp tác liên bộ chặt chẽ và giữa cơ quan trung ương và địa phương để đảm bảo hợp tác và phối hợp trong lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu quản lý nghề cá hướng tới phát triển bền vững.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN THE REASONABLE FISHING ON FISHERY RESOURCES Tô Văn Phương1, Trần Đức Phú2, Phan Trọng Huyến3 Ngày nhận bài: 30/5 /2014; Ngày phản biện thông qua: 17/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Bài báo này đưa ra quan điểm xây dựng mô hình nhằm xác định được mức độ cường lực khai thác hợp lý (fMSY - Fishing Effort) để đưa ra sản lượng hợp lý (MSY - Maximum Sustainable Yield), vốn là hai trong các thành tố của khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản (NLTS). Xây dựng các tiêu chí đảm bảo khai thác hợp lý, tập trung ở các khía cạnh đời sống cộng đồng ngư dân ven biển, môi trường sinh thái nguồn lợi, sản lượng khai thác hợp lý hướng tới nghề cá bền vững... Trình bày các giải pháp quản lý nhằm đạt được mức hợp lý trong sản lượng, cường lực và nguồn lợi thủy sản mà thế giới đã và đang nghiên cứu triển khai, áp dụng vào thực tiễn nghề cá Việt Nam. Từ khóa: nguồn lợi thủy sản, khai thác hợp lý, tiêu chí khai thác hợp lý ABSTRACT This paper gives a perspective to develop models to determine the level of reasonable fi shing on resource in terms of fMSY - Fishing Effort, MSY - Maximum Sustainable Yield, and resources. Besides, a reasonable fi shing norm set are devel- oped focusing on the aspects of coastal fi shermen communities, resources ecological environment, reasonable fi shing yield towards sustainable fi sheries. Last, fi sheries management solutions are mentioned in order to obtain the reasonable level in yield, fi shing effort and fi shery resources that have been deployed and applied around the world, the ability to apply to Vietnam’s fi sheries. Key words: fi shery resources, reasonable fi shing, reasonable fi shing norm 1 ThS. Tô Văn Phương: Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Trần Đức Phú: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Phan Trọng Huyến: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoa học nghề cá đã đưa ra một số giải pháp, mô hình nhằm quản lý tốt hơn, hướng tới nghề cá được phát triển bền vững. Trong đó, đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm quản lý, kiểm soát cường lực khai thác, sản lượng đánh bắt tránh khai thác quá mức về mặt sinh học dẫn đến suy giảm nguồn lợi. Hay nói cách khác, trong một nghề cá (đơn loài hay đa loài), để phát triển bền vững thì sinh khối nguồn lợi phải ở trạng thái cân bằng, điều này có nghĩa lượng thủy sản đánh bắt ra khỏi sinh khối phải bằng mức tăng trưởng của các loài thủy sản. Tuy nhiên, vấn đề làm sao tính toán được mức độ cân bằng sinh khối nguồn lợi, cụ thể hơn là làm sao xác định mức độ sản lượng bền vững tối đa (mức hợp lý) và mức độ cường lực tương ứng trong nghề cá để đánh bắt được sản lượng đó. Đặc biệt, xác định được các tiêu chí về khai thác hợp lý NLTS đóng vai trò quan trọng trong quản lý hướng tới nghề cá phát triển bền vững (PTBV). II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về mặt lý thuyết các yếu tố của khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, trên cơ sở đã có các số liệu thống kê cường lực và sản lượng khai thác nghề cá ven bờ. 2. Phương pháp thu thập thông tin Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (tập trung ở các tạp chí chuyên ngành khoa học thủy sản, sách, giáo trình, internet, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản) để tìm ra cở sở lý thuyết phù hợp nhằm xác định mức độ sản lượng và cường lực khai thác hợp lý trong nghề cá. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Dựa trên nền tảng lý thuyết được tổng kết, tác giả đưa ra bộ tiêu chí đảm bảo hoạt động khai thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ, đồng thời đưa ra các giải pháp khai thác hợp lý hướng đến phát triển nghề cá bền vững. 3. Phương pháp xử lý thông tin Các nguồn thông tin về lý thuyết khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản được tổng hợp, xử lý mang tính áp dụng cao vào thực tiễn nghề cá Việt Nam. Sử dụng phần mềm tin học thống kê MS Excel vẽ mô hình thể hiện mối tương quan giữa các thông số theo thời gian để xác định giá trị sản lượng và cường lực khai thác hợp lý nghề cá ven bờ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thế nào là khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản Quản lý nghề cá là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tích hợp của các yếu tố sinh thái học và kỹ thuật khai thác nguồn lợi, kinh tế xã hội và thể chế, tác động đến hành vi của ngư dân và các nhà hoạch định chính sách (Thao, 2006). Khai thác hợp lý được hiểu là ta sử dụng quy mô ngư cụ phù hợp để khai thác một sản lượng hoặc trọng lượng hợp lý mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản, sinh trưởng và bổ sung trong tương lai (King, 2003). Như vậy, xác định sản lượng bền vững tối đa và cường lực khai thác được sản lượng đó là cần thiết, trong đó các yếu tố liên quan như: cường lực khai thác, nguồn lợi thủy sản, sản lượng khai thác và mối quan hệ giữa chúng cần được quan tâm. 2. Mô hình biểu diễn sản lượng và cường lực khai thác hợp lý Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, mô hình thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực nhằm mục đích khai thác hợp lý NLTS đã được phát triển từ công thức nền tảng (1). Y = q.f.B (1) Trong đó: Y là sản lượng đánh bắt; q là hệ số khả năng đánh bắt; E (f) là cường lực đánh bắt; N là độ phong phú về nguồn lợi (thường là trữ lượng nguồn lợi B). Để phát triển hàm số thể hiện mối quan hệ giữa cường lực và sản lượng khai thác hợp lý, mô hình sản xuất thặng dư được đưa ra, thường được gọi là Mô hình Schaefer (FAO, 2000a ; 2000b). Các nhà khoa học nghề cá trên thế giới áp dụng phố biến mô hình này dưới nhiều hình thức khác nhau, để xác định mức độ hợp lý của sản lượng và cường lực khai thác, nhằm tiến tới "cái đích" là khai thác hợp lý NLTS. Điển hình là hai mô hình Fox và Schaefer, có thể đưa ra các giá trị tham khảo quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả tối đa cường lực khai thác ứng với sản lượng bền vững trong thời gian dài, khi chỉ sử dụng hai thông số cơ bản và đơn giản mà không cần đến các thông số về mặt sinh học, sinh khối và quần thể. 2.1. Biến động quần thể nguồn lợi và cơ sở sinh học của mô hình Trong một trữ lượng đàn cá khi chưa khai thác, cạnh tranh trong loài cho nguồn tài nguyên, như thức ăn và không gian sống dẫn đến cân bằng giữa nguồn lợi thêm vào từ nguồn bổ sung và sự mất đi do tỷ lệ chết tự nhiên. Nhưng khi quy mô trữ lượng đàn cá bị giảm do hoạt động khai thác, mức độ cạnh tranh nguồn tài nguyên giảm, dẫn đến lượng cá bổ sung vào nghề cá thường có xu hướng tăng (King, 2003; Thao, 2006). Theo (Flatten, 2010), trữ lượng đàn cá phụ thuộc vào sự phát triển hay sức tái sản xuất sinh học của quần thể nguồn lợi. Quần thể nguồn lợi sẽ thay đổi với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào trữ lượng nguồn lợi, các tham số môi trường và yếu tố khác như: sự bổ sung (Recruiment), tăng trưởng cá thể (Growth), tỷ lệ chết tự nhiên (Natural Mortality) và tỷ lệ chết do khai thác (Fishing Mortality), được tóm lược lại như sau : Sự thay đổi trữ lượng = Bổ sung + Tăng trưởng cá thể - Chết do tự nhiên - Chết do khai thác Tương ứng với công thức sau: dP/dt = [R + G] - M - Y (2) Cần thiết phải quan tâm mối quan hệ này khi nói đến khai thác hợp lý NLTS, bởi lẽ từ biểu thức (2), nguồn lợi thủy sản được khai thác hợp lý nếu sự thay đổi trữ lượng (dP/dt) ở mức cân bằng hoặc dương, hàm ý nguồn bổ sung và tăng trưởng cá thể lớn hơn phần tử vong do tự nhiên và hoạt động khai thác, hay nói cách khác tỷ lệ chết do tự nhiên và khai thác sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tái sản xuất của sinh khối trữ lượng NLTS. Đây là yếu tố quan trọng nhằm đưa ra giải pháp quản lý hướng đến khai thác hợp lý NLTS. Chú ý rằng, các nghiên cứu cả trên thực tế và lý thuyết đều kết luận rằng sự tăng trưởng tự nhiên của trữ lượng đàn cá có thể được biểu diễn như mô hình đường cong tăng trưởng dạng hình chuông như hình 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61 Tổng các yếu tố làm cản trở tăng trưởng và kích thích tăng trưởng là một đường cong tăng trưởng dạng hình chuông với mức tăng trưởng cao nhất tại mức trữ lượng trung bình (ở giữa). Tăng trưởng tự nhiên lớn nhất ở mức độ XMSY trong hình 1. Nếu tăng trưởng tự nhiên của trữ lượng bị khai thác, lượng khai thác lớn nhất đạt được ứng với mức độ trữ lượng XMSY, được gọi là sản lượng hợp lý (MSY). Đây là một trong các yếu tố cấu thành và quan trọng nhất để khai thác hợp lý NLTS. Giả sử một vùng biển có sức tải môi trường là K và chưa có cá, ta đưa vào đây một lượng cá nhỏ ban đầu có khối lượng sinh học là B. Đàn cá sẽ sinh trưởng và phát triển theo thời gian với tốc độ là G = dB/dt, rõ ràng lúc đầu G sẽ tỷ lệ thuận với B, do đó G = r.B. Tuy nhiên, do vùng biển chỉ có sức tải môi trường là K, nên sau một thời gian, tăng trưởng đạt đến một mức nào đó sẽ tạo ra sự đông đúc và tốc độ phát triển (G) vẫn tăng lên nhưng với một tỷ lệ giảm dần. Như vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, tốc độ phát triển cũng tỷ lệ thuận với khoảng không gian còn lại của vùng biển (K-B), do đó ta có mối quan hệ sau: G = (3) Trong đó: r là hệ số tăng trưởng bên trong, phụ thuộc vào đặc tính sinh học vốn có của đàn cá; B: Sinh khối đàn cá; K: sức tải môi trường Hai thành tố quan trọng để khai thác hợp lý NLTS là sản lượng và cường lực khai thác, có thể được tính toán và xây dựng lên từ nền tảng phương trình 3. Đây là mô hình thể hiện biến động của trữ lượng đàn cá chưa bị khai thác. Khi hoạt động khai thác xảy ra, đồng nghĩa với việc ta có một “đại lượng mất đi” gọi là Y, ký hiệu cho sản lượng khai thác ra khỏi trữ lượng đàn cá. Tỷ lệ sản lượng khai thác bị khấu trừ và viết lại biểu thức (3) như sau: (4) Về mặt lý thuyết, nếu NLTS được khai thác hợp lý hay một nghề cá ở trạng thái ổn định thì sản lượng khai thác Y sẽ cân bằng với tăng trưởng quần thể, tức là , vì vậy, biểu thức (4) được triển khai lại như sau: (5) Đáng chú ý, biểu thức (5) có dạng hình Parabol và giả định rằng sản lượng khai thác sẽ đạt cực đại khi sinh khối bằng một nửa mức độ sinh khối khi chưa khai thác (hình 3). Hình 1. Biểu diễn tăng trưởng quần thể theo thời gian Nguồn: King (2003) Hình 2. Đường cong logistic (S-shaped) thể hiện gia tăng sinh khối tới giới hạn trên là giá trị K theo thời gian Nguồn FAO (2000a) Hình 3. Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và sinh khối trữ lượng Nguồn: King (2003) Hình 4. Mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực khai thác Nguồn: King (2003) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Từ phương trình 1, ta có là sản lượng đánh bắt trên một đơn vị cường lực khai thác, ký hiệu bằng CPUE (catch per unit of effort). Khi đó, PT 1 được viết lại như sau: (6) Nếu thay thế vào biểu thức 1, 5, 6, sẽ có: , và đây là phương trình dạng đường thẳng với giá trị độ dốc , và giá trị chặn , đó là đường thẳng có dạng: CPUE = a + b.f (7) Triển khai lại biểu thức (7) theo đơn vị cường lực sẽ có: Y = a.f + b.f2 (8) Trong thực tế, để tiếp cận mô hình Schaefer phục vụ cho vấn đề khai thác hợp lý NLTS, chúng ta phải sử dụng bộ dữ liệu được thống kê trong chuỗi thời gian dài (nhiều năm) về hai giá trị sản lượng và cường lực khai thác. Từ biểu thức 7 và 8, bằng phương pháp phân tích xử lý số liệu thống kê và phương trình bậc hai, ta có: và 2.2. Sự mở rộng của mô hình sản lượng và cường lực khai thác hợp lý Một số phiên bản khác để xác định khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản được áp dụng trên thế giới. Trong số đó là mô hình được xây dựng bởi nhà khoa học Fox năm 1970, sử dụng đường cong cường lực không đối xứng để thay thế mô hình đường cong parabol đối xứng Schaefer. Trong mô hình này, đường cong biểu biễn mối quan hệ “CPUE giảm khi cường lực tăng” để thay thế cho đường thẳng trong mô hình Schaefer. Đường cong này được chuyển đổi sang dạng đường thẳng bằng cách logarit tự nhiên. (9) Triển khai lại PT 9, sẽ có phương trình sản lượng không đối xứng Fox, cụ thể: (10) Khi đó ta có các giá trị tham chiếu sản lượng và cường lực khai thác hợp lý, cụ thể: Theo tổ chức FAO - sổ tay hướng dẫn trực tuyến về quản lý nghề cá, việc lựa chọn giữa 2 mô hình này trở lên quan trọng chỉ khi đạt được giá trị f tương đối lớn. Nó không thể chứng minh rằng một trong hai mô hình tốt hơn cái còn lại. Các nhà quản lý nghề cá có thể chọn một mô hình mà họ cho rằng có thể hợp lý nhất trong trường hợp thực tế nghề cá, hay sử dụng mô hình khác trong trường hợp giá trị dữ liệu đạt kết quả tốt, đáng tin cậy hơn (Sparre và Venema, 1998). 2.3. Một số công thức khác tìm sản lượng khai thác hợp lý Đối với nghề cá mà ít được nghiên cứu, lúc đó không thể có được các giá trị về sản lượng và cường lực khai thác theo chuỗi thời gian nhưng lại có một số giá trị ước lượng về sinh khối toàn phần và tử vong tự nhiên. Theo FAO (1992), công thức Gulland ước lượng sản lượng khai thác hợp lý (FAO, 1992), cụ thể: MSY = 0.5*M*Bv (11) Trong đó: Bv là sinh khối nguyên của đàn cá; M là tỷ lệ tử vong tự nhiên Một dạng tổng quát hóa của công thức Gulland được đề xuất bởi Cadima cho các đàn cá bị khai thác nhưng số liệu đánh giá về chúng ở mức độ hạn chế ví dụ như đàn cá đa loài, nhiệt đới (FAO, 1992). Công thức Cadima được mô hình hóa dưới dạng biểu thức: MSY = 0.5*Z*B (12) Trong đó : B là sinh khối trung bình (hàng năm); Z là tỷ lệ tử vong toàn phần. Vì Z = F + M và Y = F*B (F là tỷ lệ tử vong do khai thác; Y là sản lượng khai thác trong 1 năm nào đó). Do đó, biểu thức (12) có thể được viết lại như sau: MSY = 0.5*(Y + M*B) (13) 3. Vấn đề sinh thái nguồn lợi thủy sản Hiện nay, phần lớn các ngư trường đang bị khai thác quá mức, kéo theo là hệ lụy môi trường sinh thái nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng biển ven bờ bị tàn phá nghiêm trọng. Ngư dân sử dụng ngư cụ có hại môi trường sinh thái, chất đáy (ví dụ: chất nổ, xung điện, lưới kéo kích thước mắt lưới nhỏ, khai thác kiểu tận thu – tận diệt...). Trong khi các hoạt động khác vùng ven bờ như: nước và rác thải từ sinh hoạt, các khu công nghiệp đổ ra biển; các hoạt động chặt phá rừng ngập mặn ven biển; các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, hoạt động du lịch... tác động rất lớn đến vùng biển ven bờ. Như vậy, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ, bên cạnh yếu tố cường lực và sản lượng, không thể không quan tâm đến yếu tố chính – đó là nguồn lợi thủy sản. Có nhiều cách thức giúp tái tạo, bảo vệ và phát triển NLTS và xây dựng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 rạn nhân tạo được coi là mô hình khả thi, vốn được áp dụng nhiều trên thế giới nhưng còn mới đối với Việt Nam. Hai ý nghĩa chính đó là: i) sẽ giúp ngăn cản các loại ngư cụ có tính hủy diệt (ngư cụ cấm) khai thác gần bờ ; ii) là nơi trú ẩn của các loài thủy sản sinh sống và phát triển, đa dạng sinh học được cải thiện. Bên cạnh đó, để giảm áp lực khai thác NLTS vùng biển ven bờ, cần thiết phải hạn chế cường lực khai thác tại đây. Mô chuyển đổi nghề nghiệp dường như là giải pháp bắt buộc, hoặc chuyển đổi sang phi nghề cá, hoặc nghề khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hệ sinh thái nguồn lợi, đặc biệt, chuyển đổi sang nghề khai thác xa bờ - nơi có NLTS dồi dào và phong phú. Có như vậy, tính hợp lý về vấn đề khai thác NLTS cả ven và xa bờ được giải quyết hiệu quả. Lúc đó sẽ giúp cho ngư dân có cuộc sống tốt đẹp hơn từ hoạt động "kinh doanh" NLTS 4. Sự mở rộng vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản Khai thác hợp lý là vấn đề khoa học, xét ở góc độ kỹ thuật khai thác, đã được nghiên cứu và triển khai ở nhiều nghề cá trên thế giới. Khi giá trị sản lượng và cường lực khai thác hợp lý được xác định, hàng loạt vấn đề liên quan hữu cơ phải đi kèm thì mục tiêu khai thác hợp lý NLTS mới đạt được thành công. Do vậy, bên cạnh đảm bảo các yêu cầu về nguồn lợi, sản lượng, cường lực khai thác hợp lý ở tầm "vĩ mô", vấn đề khai thác hợp lý NLTS đối với vùng biển ven bờ cũng nên được hiểu và đảm bảo các yêu cầu (YC) - ở tầm "vi mô", cụ thể như: YC-1: Hoạt động khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái vùng biển ven bờ; YC-2: Đảm bảo được quy định về kích thước, thành phần các loài thủy sản trong sản lượng khai thác; YC-3: Tàu thuyền và ngư cụ khai thác đúng nghề hoạt động theo quy định về phân vùng khai thác; YC-4: Năng suất khai thác (CPUE) ổn định và phát triển theo thời gian; YC-5: Nhận thức của cộng đồng ngư dân cần được nâng cao hướng tới nghề cá bền vững; YC-6: Đời sống của cộng đồng ngư dân ngày càng ổn định và phát triển; YC-7: Thể chế quản lý đạt được đồng thuận cao từ các bên liên quan để không còn xung đột, cạnh tranh trong khai thác. Tất cả các yêu cầu trên không nằm ngoài việc hướng đến phát triển bền vững nghề cá, tức là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai (Wikipedia, 2014). Đồng thời các tiêu chí trên đều nằm trong các hệ thống giải pháp ngăn cản và điều chỉnh động cơ kinh tế trong KTTS của ngư dân cộng đồng ven biển (FAO, 2008). Được lược hóa qua sơ đồ tổng quát dưới đây (hình 7). Hình 7. Sơ đồ minh họa yêu cầu và giải pháp khai thác hợp lý NLTS 5. Giải pháp áp dụng khai thác hợp lý Để ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và suy giảm nguồn lợi, các biện pháp quả lý nghề cá hiện đã được áp dụng ở phần lớn các vùng biển trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các quy định quản lý nghề cá đều dưới dạng kiểm soát và mệnh lệnh. Các quy định này cụ thể hóa không chỉ sản lượng cho phép đánh bắt mà còn cả cách thức được phép đánh bắt. Hình thức thường thấy của các quy định kiểm soát và mệnh lệnh, cụ thể như: hạn ngạch, giới hạn về kích cỡ loài thủy sản, các hạn chế về cường lực đánh bắt hoặc một số khía cạnh liên quan đến cường lực đánh bắt thực tế. Nhìn chung, các loại hình hạn chế trên được xem là kiểm soát các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra của nghề cá (Holland và cs, 1999 ; Ward và cs, 2004). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Dương Trí Thảo. 2006. Kinh tế học quản lý nghề cá. Trường Đại học Nha Trang. Tiếng Anh 2. FAO, 1992. Introduction to tropical fi sh stock assessment. Part I- Manual. Rome Italy. 3. FAO, 2000a. Report of the Technical Working Group on the Management of Fishing Capacity, La Jolla, California, United States, 15-18 April 1998. FAO Fisheries Report, No. 586. Rome, Italia. 4. FAO. 2000b. Report of the Technical Consultation on the Measurement of Fishing Capacity, Mexico City, Mexico,1999. FAO Fisheries Report, No. 615. Rome, Italy. 5. FAO, 2008. Fisheries management.3. Managing fi shing capacity. FAO Technical Guidelines for Responsible Fisheries. No.4, Suppl.3. Rome, 104p. 6. Holland, Dan, Eyjolfur Gudmundsson, and John Gatrs, 1999. Do fi shing vessel buyback programs work: A survey of the evidence? Marine Policy, 23(1), 47-69. 7. Michael King, 2003. Fisheries Biology, Assessment and Management. Blackwell Publishing. 8. Ola Flaaten, 2010. Fisheries Economics and Management. Tromso University. Tromso, Norway. 9. Sparre, P. & S. C. Venema, 1998 - Introduction to tropical fi sh stock assessment. Part 1. Manual. FAO Fisheries Technical Paper Nº 306.1. Rev. 2. Rome, FAO. 10. Ward, J.M., Kirley, J.E., Metzner, R., Pascoe, S., 2004. Measuring and assessing capacity in fi sheries 1. Basic concepts and management options. FAO Fisheries Technical Paper. No.433/1, Rome, 2004.40p. 11. Website: ngày truy cập: 25/4/2014. Bảng 1. Phương pháp quản lý, giải pháp ngăn cản, điều chỉnh động cơ Công cụ ngăn cản động cơ Công cụ điều chỉnh động cơ • Hạn chế vào ngư trường khai thác; • Chương trình mua lại tàu; • Hạn chế tàu thuyền và ngư cụ; • Hạn ngạch cường lực cá nhân (hạn ngạch chung); • Hạn chế sản lượng theo tàu không chuyển nhượng; • Hạn ngạch nỗ lực/sản lượng cá nhân (IEQs). • Hạn ngạch chuyển nhượng cá nhân (ITQs); • Thuế và phí thuê tài nguyên; • Quyền khai thác theo nhóm (bao gồm hạn ngạch phát triển cộng đồng (CDQs) và quản lý dựa vào cộng đồng khác; • Quyền sử dụng lãnh thổ (TURFs). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khai thác hợp lý là hoạt động khai thác một sản lượng hoặc trọng lượng ngày hôm nay mà không làm ảnh hưởng bất lợi cho tương lai xét về khía cạnh sinh sản, sinh trưởng và bổ sung NLTS trong tương lai. Có một số mô hình sản xuất thặng dư tính toán khá hiệu quả để xác định sản lượng và cường lực khai thác hợp lý NLTS, chẳng hạn: Mô hình Schaefer, mô hình Fox (là hai mô hình cần có số liệu về cường lực và sản lượng khai thác theo chuỗi thời gian), trong khi mô hình Gulland, Cadima là hai mô hình quan tâm đến giá trị sinh khối và tỷ lệ chết toàn phần (do khai thác và tự nhiên). Để khai thác hợp lý NLTS, hàng loạt giải pháp quản lý cần được quan tâm nhưng gom lại thành hai nhóm hệ thống giải pháp (nhóm giải pháp ngăn cản động cơ kinh tế và nhóm giải pháp điều chỉnh động cơ kinh tế). Bộ tiêu chí về khai thác hợp lý NLTS được đưa ra nhằm hướng tới nghề cá PTBV. Có thể nói, không có một giải pháp đơn lẻ, đơn giản nào để giải quyết các vấn đề tồn tại trong nghề cá đa loài, đa ngư cụ như ở Việt Nam hiện nay. Bởi tính phức tạp của nó khiến sử dụng tách biệt bất kỳ một phương án giải quyết nào đều không hiệu quả trong việc khai thác hợp lý NLTS. Trước thực tế này, phương án khả thi duy nhất là phương án hợp tác và tổng hợp gồm quản lý nguồn lợi, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi, phát triển sinh kế, kinh tế và cộng đồng, và tái cơ cấu các hoạt động quản lý - dựa trên nhóm giải pháp điều tiết hoạt động khai thác hợp lý của ngư dân. Cụ thể, đối với những tàu thuộc diện phải cắt giảm thì có thể, một là cải hoán chuyển đổi sang nghề khai thác xa bờ có hiệu quả kinh tế cao, hai là giải bản đánh đắm làm rạn nhân tạo, là nơi trú ẩn và phát triển NLTS, đồng thời gây cản trở ngư cụ khai thác có tính hủy diệt môi trường NLTS ven bờ, nhằm thực hiện mục tiêu khai thác hợp lý. Việc điều tiết hoạt động khai thác có nghĩa là tập trung nhiều hơn vào các giải pháp liên quan đến con người và cộng đồng. Do đó, các giải pháp tiếp cận vấn đề phải tính đến cả trong ngành và ngoài ngành thủy sản. Đòi hỏi sự hợp tác liên bộ chặt chẽ và giữa cơ quan trung ương và địa phương để đảm bảo hợp tác và phối hợp trong lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu quản lý nghề cá hướng tới phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhai_thac_hop_ly_nguon_loi_thuy_san.pdf
Tài liệu liên quan