Lễ hội đua bò ở Bảy Núi An Giang cùng các lễ hội Okom Bóc, đua ghe ngo ở Sóc
Trăng đã trở thành các sản phẩm du lịch lễ hội có thương hiệu. Bên cạnh đó là một hệ
thống lễ hội nghinh ông ở ven biển Nam Bộ mà điển hình là Bến Tre với các nơi như
Bình Thắng, Bình Đại, Ba Tri v.v. Những lễ hội cung đình ở các đình làng Nam Bộ hay
các lễ ở các miếu có ở khắp nơi tuy lớn nhỏ khác nhau có thể khai thác theo những quy
mô thích hợp.
Vấn đề là kèm theo các lễ hội ấy là những nghi thức tín ngưỡng, các đám rước
nhiều màu sắc, nhiều phong tục khác nhau và đặc biệt là các sinh hoạt văn hoá nghệ
thuật xung quanh nó như múa bóng rỗi, hát bội và các loại hình diễn xướng khác. Bên
cạnh đó là những vui chơi phong tục, trò chơi, ca cải lương, hò, đờn ca tài tử v.v. Một
giá trị to lớn khác và cũng là những sản phẩm du lịch hết sức thú vị, đó là các sản
phẩm của văn hoá ẩm thực mang sắc thái địa phương, hàng hóa, quà đặc sản của
vùng Nam Bộ trù phú.
Tóm lại, đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3,9 triệu hecta, 16,3 triệu người
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thực sự là một tiềm năng du lịch của
Việt Nam. Trong bài nghiên cứu ngắn này chúng tôi không thể nào thống kê hết các
tiềm năng du lịch ấy. Vả lại, có những cái chúng ta nhìn thấy, song còn rất nhiều tiềm
năng chúng ta chưa khám phá và đánh giá nó một cách đầy đủ. Vấn đề khai thác nó
như thế nào rất cần sự liên kết của bản thân tổ chức du lịch trong vùng. Như vậy vẫn
chưa đủ, chúng ta còn cần sự kết hợp một cách hữu cơ của nhiều ngành khác nhau
mà văn hoá và du lịch là hai ngành phải có trách nhiệm chính, là đầu mối liên kết tất cả
các ngành khác. Đó là công việc đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ vì quyền lợi của mỗi
ngành, của du khách nhưng cao hơn hết là quyền lợi của đất nước.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch - Lê Hồng Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở CÁC TỈNH
ĐBSCL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Lê Hồng Lý
Năm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do Viện
Smithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từ
khắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nền
văn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Cămpuchia và Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Năm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do Viện
Smithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từ
khắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nền
văn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Cămpuchia và Việt Nam. Thông điệp mà lễ hội ấy đem đến cho du khách là:
Vùng sông Mê Kông là nơi phong phú về tài nguyên thiên nhiên và văn hoá; gồm
nhiều nền văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau, nó đa dạng nhưng có nhiều điểm
tương đồng. Đây là một vùng đã từng trải qua quá trình giao thoa văn hoá trong suốt
chiều dài lịch sử; là một vùng đất thấm đượm lịch sử và đa dạng văn hoá; nơi mà các
dân tộc có ngôn ngữ và văn hoá riêng cùng chung sống hòa đồng.
Đây là một nơi đem đến sự ngạc nhiên và ta thấy cần thiết phải đến đó ít nhất một
lần cho biết. Đó là một phần của hành tinh chúng ta, vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải
đối xử tốt với nơi này như là người trong một nhà.
Đây là một vùng phức hợp, có lịch sử xa xưa, có nhiều mối liên quan với Mĩ; là
một vùng đa dạng văn hoá, gắn bó với lịch sử quá khứ, đồng thời cũng luôn tìm cách
gắn kết quá khứ với tương lai.
Đây cũng là một vùng đất huyền bí với sự đa dạng đến ngạc nhiên của các nền
văn hoá các dân tộc, một vùng đất hết sức giàu có về tri thức bản địa và đa dạng văn
hoá; đa dạng như sự đa dạng của các khu vực và môi trường văn hoá khác nhau mà
dòng sông chảy qua...(2)
Ban tổ chức còn thống kê ra nhiều thông điệp khác nữa với mục đích quảng bá
du lịch lễ hội khu vực sông Mê Kông hết sức mạnh mẽ. Để tổ chức lễ hội ấy,
Smithsonian đã chuẩn bị suốt ba năm từ 2004 đến 2006 với nhiều hoạt động khác
nhau với sự hợp tác của 5 nước tham gia. Mỗi nước trong khu vực sẽ đem đến đây
những sản phẩm văn hoá đặc sắc và mới lạ nhất đối với du khách Mĩ và khách du lịch
các nước khác. Việt Nam cũng đang trong quá trình chuẩn bị với sự tham gia của khu
vực đồng bằng sông Cửu Long mà có thể nói Festival du lịch đồng bằng sông Cửu
Long năm 2006 là một đóng góp.
2. Du lịch – sự khám phá bất tận
Đời sống càng lên cao thì du lịch – ngành công nghiệp không khói càng phát triển.
Thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy rõ điều đó. Đi du lịch, điều mà
trước đây 20 năm, người Việt coi là một sự sa xỉ thì nay đã thành một sinh hoạt bình
thường. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu du lịch thì mức tăng trưởng hằng năm
của ngành này trên thế giới là 3,4% và doanh thu sẽ đạt xấp xỉ 9.000 tỉ đô la Mĩ vào
năm 2010. Số lượng khách quốc tế đi du lịch trên thế giới dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi
từ 673 triệu lượt người năm 2000 sẽ tăng lên 1602 triệu lượt người vào năm 2020.
Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì số khách đến thăm khu vực Đông
á. Thái Bình Dương sẽ tăng lên gấp bốn lần, tỉ lệ phần trăm riêng phần này trong khu
vực sẽ tăng từ 15,6% năm 2000 đến gần 30% vào năm 2020 và sẽ vượt Mĩ(3). Để đạt
được điều đó thì phương châm hoạt động du lịch phải luôn luôn được quán triệt một
cách đầy đủ nhất. Những phương châm này được các nhà nghiên cứu du lịch xây
dựng nên và trở thành những nguyên tắc hoạt động của họ. Thiết tưởng đây cũng là
những nguyên tắc mà du lịch Việt Nam theo đuổi. Đó là:
- Làm sao đưa được khách bước ra khỏi cuộc sống thường nhật nhàm chán của
mình để bước vào một cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở những nơi khác. Tiếp xúc với
những cư dân bản địa ở những nơi đó, nơi có một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, lạ
lẫm và hấp dẫn.
- Người đi du lịch luôn luôn muốn khám phá sự khác lạ ở các địa phương, các dân
tộc khác với mình để vừa thỏa mãn trí tò mò, vừa muốn để tìm hiểu những vùng đất
mới ở những thời gian nhất định mà không bị lặp đi lặp lại cái mình đã biết.
- Nơi đến du lịch càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn
giáo, văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị cuộc sống... thì càng hấp dẫn du khách bấy
nhiêu. ấy là chưa kể đến các sản vật địa phương hay đồ thủ công mà người dân bản
địa tạo ra sẽ là những món quà quý giá đến với người đi du lịch(1).
Theo những ý tưởng trên thì bất kể một khu vực nào trên thế giới cũng có thể là
một điểm du lịch thú vị, vấn đề ở chỗ là khai thác nó như thế nào, huống chi là mảnh
đất Việt Nam với một bề dày văn hoá như vậy. Qua thực tế ở nước ta nói chung và khu
vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, dưới đây chúng tôi thử tìm hiểu một số giá trị
văn hoá và lễ hội phục vụ cho công tác du lịch tại khu vực đầy tiềm năng này.
3. Những giá trị văn hoá phục vụ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long
Trên cơ sở những tư liệu và quan sát thực tế, chúng tôi chỉ hệ thống lại một số
nhóm giá trị văn hoá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà ngành du lịch có thể
khai thác. Sản phẩm du lịch là một sự sáng tạo được xây dựng bởi tiềm năng trí tuệ và
sự năng động, nhạy bén của mỗi địa phương trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm trong và
ngoài nước mà phát hiện ra những lợi thế của địa phương mình. Từ đó tạo ra những
sản phẩm hết sức độc đáo, có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao như những hàng thủ
công mĩ nghệ bằng các sản phẩm ở biển (vỏ sò, trai, ốc...) hay rất đơn giản như chiếc
gậy cho khách hành hương ở chùa Hương (Hà Tây), chùa Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh
Phúc), mà vẫn mang dấu ấn của địa phương. ở đồng bằng sông Cửu Long, theo chúng
tôi, nên khai thác ở các giá trị văn hoá sau:
+ Các giá trị văn hoá lịch sử
Đây là một vùng đất trong các cuộc chiến tuy không ác liệt như khu vực miền
Trung, nhưng do điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí lại có những nét thú vị khác, đặc biệt
là vị trí sông nước. Đó là những trận Rạch Gầm – Xoài Mút, những trận đánh trên sông
Hàm Luông, những sự kiện diễn ra ở Bảy Núi, di tích Gò Tháp hay trận ấp Bắc, Bến
Tre đồng khởi v.v.. Mỗi di tích có một lí lịch riêng với biết bao nhiêu câu chuyện liên
quan cùng các nhân chứng, kỉ vật. Tất cả những cái đó nếu được khai thác tốt sẽ trở
thành những sản phẩm du lịch đáng kể. Gần đây, trên thế giới có một loại hình du lịch
gọi là du lịch chiến tranh, cái mà ở nước ta mấy năm qua gọi là phong trào “trở lại chiến
trường xưa”. Người Pháp đã từng tham chiến ở Việt Nam trở lại Điện Biên Phủ, người
Mĩ đến với Quảng Trị, Đà Nẵng và nhiều nơi khác. Những đoàn du lịch của cựu chiến
binh Mĩ hay những người thân của họ muốn tận mắt thấy được nơi mà cha anh họ đã
từng đến, để rồi trở thành nỗi ám ảnh, thành một phần cuộc sống tinh thần của họ.
Trường hợp những bộ phim như trường hợp phim “Đông Dương” của Pháp và nhiều
phim Mĩ về Việt Nam đã thúc đẩy làn sóng du lịch chiến tranh ngày càng mạnh. Điều
này tác động đến người nước ngoài như Mĩ, úc, Pháp, Nam Hàn, những nước đã từng
tham dự chiến tranh ở Việt Nam, song nó cũng tác động cả du khách trong nước Việt
Nam. Bởi vì những người đã từng sống hay những người sinh ra sau này cũng bị thôi
thúc bởi những sự kiện, những địa danh mà người nước ngoài tìm đến, từ đó các thế
hệ người Việt cũng bị thu hút bởi những di tích lịch sử đó. Những cuộc hành hương trở
về nguồn, thăm lại chiến trường xưa ở chiến khu D, địa đạo Củ Chi v.v. đã thể hiện
điều đó. Đồng bằng sông Cửu Long không thiếu những địa danh có thể làm du lịch
chiến tranh và thực tế có khách trong và ngoài nước đến đây, song khai thác thành
những sản phẩm thực sự thì chưa phải là phổ biến.
Ở loại hình du lịch này ta còn thấy việc tham quan tìm hiểu các di tích danh nhân
có khá nhiều ở Nam Bộ. Những Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu,
Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Định v.v. đều có các di tích và kèm theo đó là lịch sử phong
phú của các di tích đó. Đây có thể là những sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử có giá trị.
Gần đây, năm 2004 tại Harrogate, Anh đã có một hội thảo thú vị, nhan đề: “Du lịch
văn học: chuyến du hành, sự tưởng tượng và truyền thuyết” (Tourism and Literature:
Travel, imagination and myth) vào ngày 22 đến 26 tháng 7 năm 2004. Một trong những
mục tiêu mà hội thảo ấy đặt ra là:
- Người du lịch như một người đọc sách và người đọc sách như một lữ khách.
- Các sản phẩm của những không gian văn học và tính thi ca của các địa danh ấy.
- Di sản văn hoá phi vật thể – những truyền thống văn học tự sự, kể chuyện lịch
sử và lịch sử truyền miệng. Thiết nghĩ, các di tích lịch sử và danh nhân ở Việt Nam có
đầy đủ những điều đáp ứng được khách du lịch.
+ Các giá trị văn hoá sinh hoạt đời thường
Đối với chúng ta cuộc sống hằng ngày là chuyện hết sức bình thường, nhưng đối
với người nước ngoài và cả người trong nước (ở vùng khác) thì đó lại là một sự khám
phá. Chỉ một ví dụ: người dân Bắc Bộ trước đây khi chưa có phim ảnh và ti vi, không
thể nào hình dung nổi quả dừa nước như thế nào. Nhưng khi đến vùng sông nước của
Nam Bộ thì họ thực sự bị lôi cuốn bởi sản phẩm đó. Chuyện tương tự có thể kể rất
nhiều chỉ đối với người Việt Nam, huống chi là người nước ngoài. Một cái chợ trên
thuyền, một con đò, những khung cảnh miệt vườn hay rừng dừa Bến Tre v.v. ta cứ
tưởng là chuyện chẳng có gì phải bàn, nhưng lại là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Đã từng có những người nước ngoài đi du lịch chỉ để nghiên cứu xem quy trình trồng
lúa nước ở Việt Nam thế nào. Nếu biết khai thác những sinh hoạt đời thường ấy thì sản
phẩm du lịch của chúng ta sẽ vô cùng phong phú.
+ Giá trị văn hoá sông nước
Đây vừa là thế mạnh vừa là đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng
sông, kênh, rạch chằng chịt mà vùng Nam Bộ có được là những tuyến du lịch hết sức
hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm chính là du ngoạn trên các
loại tàu, thuyền lớn nhỏ, với nhiều dạng, nhiều kiểu, nhiều tốc độ khác nhau còn có
những sinh hoạt, công việc liên quan đến thuyền bè và sông nước. Chẳng hạn như
những vựa cá lồng, vùng nuôi thủy sản, làm mắm, đánh cá, câu cá và tự làm hay
thưởng thức đủ các món ăn từ cá... là những sản phẩm du lịch tuyệt vời cho du khách.
Một chuyến du ngoạn trên thuyền từ tỉnh này sang tỉnh kia, có thể dừng chân ở những
vị trí nhất định để lên bờ thăm thú, rồi lại xuống thuyền đi tiếp với những con người, sản
phẩm khác nhau của mỗi vùng, cũng như cung cách làm ăn, lối sống của cư dân ở những
nơi đó chính là những sản phẩm du lịch mà khách yêu thích. Gần đây, các tour du lịch bắt
đầu mở rộng các sản phẩm của mình như du lịch nhà dân: đưa khách đến ở tại các gia
đình dân tộc ở miền núi để họ tận hưởng những sinh hoạt của người dân tộc, mới đây
nhất là đến các gia đình ở Hà Nội cùng ăn tết, đón xuân và tham dự vào các phong tục, tập
quán, nghi lễ của các gia đình người Việt ở đô thị. Điều này đang mở ra một hướng mới
mà chắc chắn du lịch đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thể khai thác ở rất nhiều khía cạnh.
Các cuộc thả lưới, buông câu, đánh cá (bằng nhiều kiểu), đan lưới, chèo thuyền, những
điệu hò sông nước, luồn lách trong các kênh rạch v.v. đều là những khám phá của du
khách nếu người tổ chức du lịch biết khai thác.
+ Du lịch sinh thái miệt vườn
Hoạt động du lịch này đã phổ biến và được nhiều người nói đến, chúng tôi không
dừng lại chi tiết ở đây.
+ Du lịch các làng nghề vùng đồng bằng Nam Bộ
Ngoài những làng nghề mà có thể tìm thấy ở các nơi khác trên đất nước Việt
Nam, ở khía cạnh này, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên đặc biệt chú ý tới các
làng nghề có tính đặc sản của mình. Theo chúng tôi, mỗi địa phương cần tìm ra những
thế mạnh riêng của mình để xây dựng nên các tour du lịch ấy. Chẳng hạn như các
nghề thủ công chế tác từ dừa của Bến Tre hay một số địa phương khác. Những sản
phẩm như đồ mĩ nghệ, đồ gia dụng: giỏ tích, đũa, thìa, các sản phẩm thủ công... từ
thân, xơ, lá, sọ... của cây dừa là một lợi thế độc đáo. Các quy trình công nghệ làm kẹo,
dầu, đường v.v. từ cùi và nước dừa là một nhóm sản phẩm thứ hai vừa có thể cho du
khách chiêm ngưỡng, tham quan vừa là đặc sản để du khách mua làm quà lưu niệm.
Tương tự như vậy có thể thấy đối với cây thốt nốt ở các tỉnh giáp giới với Cămpuchia
hoặc những sản phẩm liên quan đến biển Kiên Giang, Cà Mau; những sản phẩm liên
quan đến rừng của vùng U Minh hay các khu rừng ngập mặn ở các tỉnh giáp biển
Đông.
Có thể là làng nghề thì không chỉ giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm mà còn hấp
dẫn du khách bằng quy mô, công việc và sinh hoạt của làng nghề ấy. Còn đối với
những nơi chưa có truyền thống của một làng nghề thì chỉ là một loại như đan lát, chế
biến, khai thác cũng có thể là điểm thu hút du khách. Trường hợp như nghề chế biến
các sản phẩm từ lá bèo để đan các loại xách, giỏ... xuất khẩu gần đây là một thí dụ,
hoặc các sản phẩm từ thực phẩm như bánh phồng, bánh tráng v.v.
+ Du lịch biển với các giá trị văn hoá biển
Đồng bằng sông Cửu Long không có những bãi tắm, khu nghỉ biển như khu vực
miền Trung. Tuy nhiên, không vì thế mà không có những giá trị văn hoá biển có thể làm
du lịch. Thay vào những bãi tắm đó là du lịch sinh thái vùng ngập mặn như các khu bảo
tồn thiên nhiên như rừng đước, bãi cò, bãi chim. Không có những tour du lịch mạo hiểm
như ở rừng núi phía bắc thì du lịch rừng U Minh đâu có kém phần hoang sơ, mạo hiểm.
Những vùng rừng, cây cối vùng nhiệt đới ngập mặn với bao loại động thực vật và lối
khai thác, bảo vệ rừng của dân địa phương là những điều hấp dẫn du khách. Biển Kiên
Giang, Cà Mau lại có những niềm hứng thú khác với vị trí biên giới, vị trí tận cùng tổ
quốc v.v.. Đó cũng là những sản phẩm du lịch văn hoá.
+ Những giá trị của các di tích văn hoá tín ngưỡng
Trước hết là ở sự phong phú của các tôn giáo tín ngưỡng ở đây. Tín ngưỡng dân
gian của người đi mở đất và của cư dân bản địa khá đậm đặc. Đó là tín ngưỡng về các vị
thần như Bà Chúa Xứ, bà Thủy Long, bà Hà Dương, ông Bổn, Thành Hoàng, Neak Tà
v.v.. Các tôn giáo như Phật giáo của người Kh’me, người Kinh, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên
Chúa, Tin Lành... Mỗi tôn giáo đều có những di tích kiến trúc kèm theo với sự đa dạng về
kiểu cách, loại hình, trang trí cũng như hệ thống thần điện và kèm theo nó là cả một hệ
thống nghi lễ, sinh hoạt vô cùng phong phú. Đây là mảnh đất màu mỡ của du lịch khi biết
tận dụng triệt để.
4. Lễ hội truyền thống – nguồn sản phẩm du lịch độc đáo
Tiềm năng của lễ hội truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long không nhiều như
ở Bắc Bộ, song không phải là ít, vấn đề là khai thác nó như thế nào mà thôi. Với hệ
thống các tín ngưỡng, tôn giáo như đã kể trên sẽ kèm theo những sinh hoạt lễ hội
không kém phần phong phú. Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta chưa khai thác được
bao nhiêu. Trong cuốn Lễ hội Việt Nam mà chúng tôi mới công bố năm 2005, do hạn
chế của tư liệu và tài liệu điền dã thực tế mà chúng tôi chỉ đề cập được một số lượng
vô cùng ít ỏi lễ hội của năm tỉnh ở vùng này, đó là Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang và Sóc Trăng với vẻn vẹn sáu hội và cũng rất sơ lược. Trong khi đó, chỉ tính
riêng lễ hội vía Bà Chúa Xứ thì ngoài An Giang và Đồng Tháp là những nơi có quy mô
lớn đến hàng chục ngàn người trở lên, còn có nhiều nơi khác tổ chức. Những năm vừa
qua, khi được tham dự hai lễ hội Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp (Đồng Tháp) và Châu Đốc
(An Giang) có thể khẳng định: hướng du lịch lễ hội ở đây hoàn toàn là một nguồn lợi dồi
dào. Đối với An Giang, lễ vía Bà Chúa Xứ ngày nay không còn phạm vi ở một tỉnh mà
đã trở thành lễ hội của cả vùng và của cả nước kể từ khi được đưa vào danh sách các
lễ hội du lịch cấp quốc gia. Có thể thấy rằng, kể từ 2001, việc tổ chức lễ vía Bà Chúa
Xứ của An Giang đã trở thành một công nghệ tổ chức du lịch lễ hội với các tour hấp
dẫn là du lịch lễ hội kết hợp với chợ biên giới và các di tích vùng Bảy Núi. Hầu hết
các tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đến đây đều là tour du lịch liên
hoàn. Do đó nó vừa đáp ứng vấn đề tín ngưỡng (đi lễ) và sinh hoạt văn hoá (đi thăm
các danh thắng và di tích lịch sử), cùng nhu cầu mua bán hàng hóa (chợ biên giới). Đó
là chưa kể đến việc đi thăm và thưởng thức các sản phẩm văn hoá ở làng nghề và ẩm
thực. Quy mô của lễ hội Bà Chúa Xứ không kém gì một chùa Hương của Hà Tây, một
Phủ Dầy của Nam Định hay Bà Chúa Kho của Bắc Ninh. Một sự kết hợp giữa lễ hội Bà
Chúa Xứ với quần thể các di tích lịch sử văn hoá khác đã và đang được hình thành ở
Gò Tháp, Đồng Tháp với miếu Bà Chúa Xứ, chùa, đền thờ Đốc Binh Kiều và các di tích
lân cận.
Lễ hội đua bò ở Bảy Núi An Giang cùng các lễ hội Okom Bóc, đua ghe ngo ở Sóc
Trăng đã trở thành các sản phẩm du lịch lễ hội có thương hiệu. Bên cạnh đó là một hệ
thống lễ hội nghinh ông ở ven biển Nam Bộ mà điển hình là Bến Tre với các nơi như
Bình Thắng, Bình Đại, Ba Tri v.v.. Những lễ hội cung đình ở các đình làng Nam Bộ hay
các lễ ở các miếu có ở khắp nơi tuy lớn nhỏ khác nhau có thể khai thác theo những quy
mô thích hợp.
Vấn đề là kèm theo các lễ hội ấy là những nghi thức tín ngưỡng, các đám rước
nhiều màu sắc, nhiều phong tục khác nhau và đặc biệt là các sinh hoạt văn hoá nghệ
thuật xung quanh nó như múa bóng rỗi, hát bội và các loại hình diễn xướng khác. Bên
cạnh đó là những vui chơi phong tục, trò chơi, ca cải lương, hò, đờn ca tài tử v.v.. Một
giá trị to lớn khác và cũng là những sản phẩm du lịch hết sức thú vị, đó là các sản
phẩm của văn hoá ẩm thực mang sắc thái địa phương, hàng hóa, quà đặc sản của
vùng Nam Bộ trù phú...
Tóm lại, đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3,9 triệu hecta, 16,3 triệu người
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thực sự là một tiềm năng du lịch của
Việt Nam. Trong bài nghiên cứu ngắn này chúng tôi không thể nào thống kê hết các
tiềm năng du lịch ấy. Vả lại, có những cái chúng ta nhìn thấy, song còn rất nhiều tiềm
năng chúng ta chưa khám phá và đánh giá nó một cách đầy đủ. Vấn đề khai thác nó
như thế nào rất cần sự liên kết của bản thân tổ chức du lịch trong vùng. Như vậy vẫn
chưa đủ, chúng ta còn cần sự kết hợp một cách hữu cơ của nhiều ngành khác nhau
mà văn hoá và du lịch là hai ngành phải có trách nhiệm chính, là đầu mối liên kết tất cả
các ngành khác. Đó là công việc đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ vì quyền lợi của mỗi
ngành, của du khách nhưng cao hơn hết là quyền lợi của đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. (Edited by) Alan Barnard and Jonathan Spencer, Encyclopedia of Social and Cultural
Anthropology, Routledge, 1996, tr.551.
2. Tài liệu của Viện Smithsonian, Suy nghĩ của đại diện các nước đối tác tham dự cuộc
họp xây dựng dự án tại Smithsonian, Washington D.C
3. (Editors) Tan Ern Ser, Brenda S.A. Yeoh, Jennifer Wang, Tourism Management and
Policy - perspectives from Singapore, World scientific, 2001, tr.43.
Nguồn: Tạp chí văn hóa dân gian
(Đăng trên website: www.vanhoahoc.edu.vn)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_khai_thac_cac_gia_tri_van_hoa_va_le_hoi_truyen_thong_o_cac_tinh_dbscl_phuc_vu_phat_trien_du_lich_9.pdf