Khái quát chung về fdi và fdi tại Việt Nam

MỤC LỤC Lời nói đầu . 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM 6 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI . 6 1. Khái niệm và đặc điểm . 6 1.1. Khái niệm 6 1.2. Đặc điểm . 7 2. Môi trường đầu tư 8 2.1. Khái niệm 8 2.2. Các yếu tố của môi trường đầu tư 8 2.2.1. Tình hình chính trị 8 2.2.2. Chính sách - Pháp luật 9 2.2.3. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên . 9 2.2.4. Trình độ phát triển kinh tế 10 2.2.5. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội 10 3. Xu hướng vận động của dòng FDI 10 3.1. FDI tập trung vào các nước phát triển 11 3.2. FDI tập trung vào các ngành "kinh tế mới" . 12 3.3. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI ở các nước đang phát triển . 13 3.4. Sáp nhập sẽ trở thành hình thức đầu tư chủ yếu II.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA . 15 1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam 15 1.1. Quy mô vốn đầu tư 15 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư . 17 1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo đối tác . 17 1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 19 1.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương 21 1.2.4. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư . 22 2. Đóng góp của FDI với nền kinh tế Việt Nam . 23 3. Những tồn tại, hạn chế . 28

pdf94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát chung về fdi và fdi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ và thiết bị hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho tỉnh Vĩnh Phúc một đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế. Hơn nữa, FDI góp phần chuyển đổi tư duy người dân, họ phải luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ để có thể tìm được việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn các doanh nghiệp địa Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 60 phương. Đây là một yếu tố tích cực trong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động. Tuy chưa thể đo lường được hết hiệu quả của việc này đến đâu nhưng điều có thể khẳng định được là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra cơ hội mới cho vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Các doanh nghiệp cũng đang từng bước thực hiện việc thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thực hiện hợp đồng lao động đầy đủ và ký thoả ước lao động tập thể, một số doanh nghiệp đã thành lập chi bộ và đã đi vào hoạt động. 5. Đóng góp vào ngân sách Đóng góp vào ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, bởi vì một trong những mục tiêu của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. BẢNG 11: ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC (Giai đoạn 1997- 2002) Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Đóng góp ngân sách Tỷ VNĐ 35,7 58 82,3 112 157 191 Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách của Tỉnh % 8,3 12,5 19,8 29 32 37,3 Nguồn: Tổng hợp thống kê về FDI của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Kể từ khi bắt đầu hoạt động, các dự án FDI ở Vĩnh Phúc đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Thu ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đưa tỷ lệ thu ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh. Năm 1996 là 35,7 tỷ VND bằng 8,3% tổng thu ngân sách của tỉnh; năm 1999 là 112 tỷ VND bằng 29% số thu của tỉnh và 2001 số nộp là 191 tỷ VND bằng 37,3% Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 61 tổng thu ngân sách của tỉnh. Một số dự án có mức nộp ngân sách cao trong năm 2001 là liên doanh nhà máy HONDA (90 tỷ VND), công ty cao su INOUE (20 tỷ VND) ... Đây là một đóng góp đáng khích lệ trong nguồn thu ngân sách của tỉnh. Trong các năm tới tạo nguồn thu ngân sách của tỉnh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn có khả năng cao hơn, có thể nói đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn thu lớn đáng kể so với các khu vực kinh tế khác của tỉnh. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tiến bộ trong công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc. Với việc áp dụng “Cơ chế một cửa” trong quy trình cấp giấy phép đầu tư theo nghị định 24 CP của Thủ tướng chính phủ nhưng có nhiều cải tiến, kết quả là tỉnh đã rút ngắn được thời gian cấp giấy phép đầu tư xuống còn 19 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Đây là một trong những chính sách thông thoáng của Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI. Kết quả bước đầu FDI đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc là do có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và sự tham gia có kết quả của các ban ngành từ sở đến huyện, tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, công tác hợp tác đầu tư ở Vĩnh Phúc là công việc mới mẻ, kinh nghiệm thu hút đầu tư ở nước ngoài chưa nhiều. Song với tiềm năng lớn, địa bàn đầu tư hấp dẫn, quan hệ giao tiếp lịch thiệp, chắc chắn trong thời gian tới Vĩnh Phúc sẽ thu hút được nhiều dự án hơn, kết quả đáng khích lệ hơn. B. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 1. Về cơ chế quản lý Vĩnh Phúc vẫn chưa có những chính sách đồng bộ để quản lý tốt các dự án FDI. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 62 Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian đàm phán, chờ đợi ảnh hưởng tiêu cực đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh. Việc phối kết hợp quản lý theo chức năng của các ngành còn hạn chế dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra nắm tình hình diễn ra nhiều lượt, nhiều lần trong năm gây phiền hà cho các doanh nghiệp, thậm chí có cá nhân, đơn vị kiểm tra vượt quá thẩm quyền cho phép. Một số cán bộ khi làm việc với các nhà đầu tư, nhân viên nước ngoài chưa chú ý đến phong cách đối ngoại nên gây ấn tượng không tốt cho phía nước ngoài. Về giữ gìn trật tự an ninh làm lành mạnh môi trường nơi có dự án, có địa phương còn chưa có thái độ xử lý dứt điểm, để cho dân chặt cây, đào bới, làm lều quán trước hành lang lưu không hoặc làm mất vệ sinh môi trường. 2. Những tồn tại khác Tồn tại lớn nhất hiện nay là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Muốn công nghiệp hoá tất yếu phải chuyển một phần đất nông - lâm nghiệp sang sử dụng vào công nghiệp. Nhưng hiện nay, nhà nước chưa ban hành cụ thể chính sách đền bù phù hợp, việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân chưa được thoả đáng cho nên các dự án thường gặp khó khăn thậm chí rất khó giải quyết, có dự án đã bị cản trở không thực hiện được. Một điểm rất quan trọng là việc tuyên truyền, giáo dục về ĐTNN, đặc biệt là lợi ích của thu hút FDI đối với nền kinh tế chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng nên sự nhận thức đại chúng còn chưa đồng bộ, thậm chí ngay cả một số đồng chí lãnh đạo địa phương chưa thấy hết lợi ích lâu dài của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh cho nên khi triển khai dự án gặp không ít khó khăn và có trường hợp dẫn đến mất dự án, gây ấn tượng không Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 63 tốt về môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc. Nhiều vụ việc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết không triệt để, còn tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ. Về chiến lược con người thì công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý lao động thường không chịu trách nhiệm về phẩm chất lao động nên không có uy tín đối với doanh nghiệp dẫn đến nhiều tình trạnh tranh chấp về lao động, tiền lương. Đội ngũ cán bộ, quản lý Việt Nam làm trong các liên doanh chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, luật pháp và ngoại ngữ. Bên nước ngoài lợi dụng điểm yếu này để chèn ép, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một vấn đề đáng lưu ý nữa là đội ngũ cán bộ cử sang làm việc tại liên doanh hiện tại chưa có quy định rõ cơ quan nào trực tiếp quản lý để đánh giá nhận xét về cán bộ nhằm bảo vệ những lợi ích của nhà nước, nâng cao trách nhiệm đội ngũ này trước yêu cầu của tỉnh. Chính những tồn tại trên làm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Phúc chưa đạt hiệu quả cao trong thời gian vừa qua. Những khó khăn tồn tại này cần được giải quyết một cách nhanh chóng và phù hợp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc ngày càng có hiệu quả, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc giai đoạn 2003 - 2010. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 64 CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI VÀO VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2003 - 2010 I. ĐỊNH HƢỚNG THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM TỚI 1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2010 Căn cứ vào những thành quả đạt được và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc đã định ra những mục tiêu chủ yếu cho đến năm 2010 như sau: - Nhịp độ tăng trưởng GDP hằng năm trên 10%; GDP bình quân đầu người 350 USD/năm. - Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 18%/năm. - Nhịp độ tăng trưởng ngành nông nghiệp : 4,5% - 5%/năm. - Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất, dịch vụ: 8% - 9%/năm. - Kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn : 70 triệu USD. - Cơ cấu kinh tế (theo giá trị thực tế), thể hiện ở biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ 3: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2010 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 51% 21,7% 27,3% Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Dịch vụ CNXD Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 65 - Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động: Lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng đạt 30 - 35% tổng số lao động. - Giải quyết việc làm cho 17 - 18 nghìn lao động/năm. - Tỷ lệ lao động đào tạo : 20 - 25%/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo 2010 còn khoảng 7,2% (theo tiêu chí mới). 2. Những lĩnh vực ƣu tiên phát triển: - Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: Chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí, đồ điện dân dụng, điện tử, hoá chất, giầy da xuất khẩu, vật liệu xây dựng... để thay thế hàng nhập khẩu, tiêu dùng trong nước và hướng mạnh xuất khẩu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại KCN tập trung như Kim Hoa (Mê Linh) và các CCN như Khai Quang, Lai Sơn (Vĩnh Yên), Quang Minh, Xuân Hoà, Tiền Phong (Mê Linh), Hương Canh (Bình Xuyên). Đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề. - Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu vui chơi, giải trí, nhà nghỉ, căn hộ cho thuê ở Tam Đảo I, Tam Đảo II, Đại Lải, Đầm Vạc, khu hồ làng Hà để tạo điều kiện cho phát triển du lịch. - Tập trung huy động các nguồn vốn, mở rộng các tuyến đường quan trọng vào các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, CCN. Đặc biệt các tuyến quốc lộ 2 từ Nội Bài về Vĩnh Yên, nâng cấp mạng lưới điện, các trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. - Phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá có khối lượng sản phẩm lớn đạt chất lượng cao, nhằm đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực, Vĩnh Phúc sẽ tập trung phát triển mạnh các cây, con như: Các loại rau quả và hoa quả cao cấp, cây ăn quả, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn, gà ... Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 66 - Chú ý hơn nữa đến văn hoá, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác: + Tổ chức các Festival văn hoá truyền thống. + Xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước "Làng nghề hoá" bằng cách phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh xác định nhu cầu vốn và định hướng thu hút FDI trong thời gian tới. 3. Định hƣớng thu hút FDI Tỉnh đưa ra các biện pháp nhằm thu hút FDI dựa trên nghiên cứu về đặc điểm, tiềm năng, lợi thế riêng và những cơ hội của Tỉnh. FDI phải đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất để thẩm định dự án. 3.1. Về địa bàn Những địa bàn khuyến khích đầu tư là những huyện xa, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo, kinh tế kém phát triển như huyện Lập Thạch, các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh. Đối với những huyện và thị xã có nhiều dự án FDI tỉnh khuyến khích những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại. 3.2. Về hình thức đầu tư Tỉnh chú trọng đến những doanh nghiệp liên doanh bởi đó là hoạt động đầu tư mà đối tác Việt Nam có thể tiếp cận nhanh với công nghệ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. II. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào Vĩnh phúc trong giai đoạn 2003 - 2010 Ngoài các giải pháp chung để tăng cường thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam. Vĩnh Phúc cần thực hiện các giải pháp riêng của mình trên cơ Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 67 sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2003 - 2010. Một số giải pháp cần ưu tiên nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là: 1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tƣ 1.1. Cải thiện chính sách đất đai Phương hướng phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc là phát triển KCN, CCN. Mục tiêu mà Tỉnh uỷ, HĐND và UBND Tỉnh đề ra là tập trung thu hút được nhiều các nguồn vốn từ bên ngoài vào Tỉnh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn FDI. Để đẩy nhanh quá trình thu hút vốn FDI và triển khai các dự án FDI ở các KCN, CCN, Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch quy hoạch phát triển KCN, CCN đến năm 2010. Với 9 KCN, CCN có tổng diện tích quy hoạch là 1.062,1 ha. Trong đó tổng diện tích đất công nghiệp là 685,8 ha, chiếm 64,57% tổng diện tích đất quy hoạch. Như vậy, số diện tích đất quy hoạch là rất lớn. Điều đó cho thấy nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và làm mọi thủ tục liên quan đến việc cho thuê đất là rất nặng nề, cấp bách, đòi hỏi Tỉnh phải có các biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong công việc này như: diện tích đất nằm trong qui hoạch chủ yếu là đất đồi, gò, đường giao thông đi lại vào khu vực này là rất khó khăn, chưa nói đến vấn đề san, lấp làm phẳng mặt bằng. Những máy móc hiện đại, các xe to lớn cồng kềnh nhằm phục vụ cho việc san, lấp, ủi rất khó có thể đi vào được khu vực quy hoạch. Ngoài ra, đối với những phần đất quy hoạch nằm trong diện đền bù cũng gặp nhiều khó khăn. Nông dân ở một số huyện không chấp nhận giá đền bù mà Tỉnh đưa ra, họ thường yêu cầu một giá trị cao hơn. Thông thường, UBND Tỉnh có trách nhiệm lập phương án bồi thường, cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện phương án bồi thường, hướng dẫn chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường cho chủ được bồi thường. Trường hợp người có đất khiếu nại về phương án đền bù, UBND Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 68 Tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vướng mắc. Nhưng ở Vĩnh Phúc, chính doanh nghiệp phải tham gia đàm phán với người nông dân để xác định giá đền bù, như vậy làm tăng thêm khó khăn cho nhà đầu tư. Để khắc phục những khó khăn này Tỉnh cần phải: - Trong thời gian tới Tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dựng nguồn kinh phí khoảng 25 - 30 tỷ VNĐ để hỗ trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tạo và làm mới các tuyến đường giao thông trên trục đường đi vào các khu quy hoạch. Xây dựng, làm mới các trạm cung cấp điện, nước cho các KCN, CCN trong khu vực quy hoạch. - Khuyến khích các dự án đầu tư vào KCN, CCN tự làm công việc cải tạo cơ sở hạ tầng. - Nhanh chóng tiến hành san, lấp, ủi gò đồi, làm phẳng mặt bằng quy hoạch. Tập trung huy động các phương tiện hiện đại giải quyết việc san, lấp, ủi mặt bằng. Huy động một lực lượng lao động đáng kể tham gia thực hiện công việc này. Bên cạnh đó khuyến khích các chủ đầu tư FDI dùng các phương tiện máy móc hiện đại của mình để tham gia cùng làm. - Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán, biện pháp phải kiên quyết, dứt điểm không để tình trạng dây dưa làm ảnh hưởng thời cơ và hiệu quả đầu tư. Điều này không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần sự nhận thức, lòng tự trọng và khẳng khái của người dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Đồng thời cần có những biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp làm trái pháp luật về đất đai, gây phiền hà, cản trở đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng. 1.2. Tăng cƣờng hơn nữa các chính sách ƣu đãi và khuyến khích FDI  Hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 69 Đối với các khu đất được quy hoạch để hình thành các KCN, CCN UBND Tỉnh nên: - Hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá vật liệu nổ trên lô đất mà chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án trong trường hợp chủ đầu tư trả trước chi phí này. Chi phí này sẽ được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. - Hỗ trợ 50% đối với các trường hợp khác.  Hỗ trợ đào tạo - Tỉnh đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp FDI. Nhà đầu tư không mất chi phí cho việc đào tạo lao động. - Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo lao động thì sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo. Hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với số lao động là người địa phương được tuyển lần đầu và ký hợp đồng dài hạn. - Khoản hỗ trợ này nằm trong kế hoạch chi ngân sách thường xuyên của Tỉnh.  Chính sách một giá Giá nước sạch, nước thô, chi phí thu gom rác, phí xây dựng và các chi phí khác (thông tin, quảng cáo ...) thuộc thẩm quyền quyết định của Tỉnh được áp dụng thống nhất một giá cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. 2. Cải cách hành chính: 2.1. Cải cách thủ tục hành chính Việc cần làm bây giờ là gấp rút cải thiện môi trường đầu tư trong đó hàng đầu là cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là khi thẩm quyền cấp phép đã được phân cấp cho Tỉnh, nếu Tỉnh không chú ý đến việc cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho các nhà đầu tư thì sẽ gây ra tình trạng phiền hà Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 70 trong lĩnh vực hành chính. Thực tế thời gian qua đã chứng minh là một số tỉnh đã cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì thu hút đầu tư rất nhiều như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy trên cùng một mặt bằng pháp lý, song có địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, có địa phương thu hút được ít, chứng tỏ rằng thủ tục hành chính của địa phương đó chưa tốt. Về cải cách thủ tục hành chính, cần tập trung trong công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, cấp giấy phép nhập khẩu theo hướng mở cửa, nhanh gọn và thuận lợi; điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp sau cấp phép. UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Khi đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, chủ đầu tư làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc, giới thiệu địa điểm, hình thành dự án, hồ sơ xin giấy phép đầu tư, triển khai dự án và nhận kết quả) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các dự án khu công nghiệp Vĩnh Phúc. Cụ thể như sau: A. Khâu cấp giấy phép đầu tƣ và chứng nhận đầu tƣ. Thời gian tối đa kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, (không kể ngày nghỉ) không được phép quá: - 5 ngày đối với dự án thuộc diện ký cấp Giấy phép. - 10 ngày đối với dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư. - 20 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định cấp giấy phép đầu tư. B. Khâu triển khai dự án: Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 71 Sau khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư, thời gian tối đa (không kể ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc sau đây cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh được quy định là: - 50 ngày hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án ngoài KCN, CNN hoặc trong KCN, CNN nhưng chưa giải phóng mặt bằng. - 10 ngày hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể cả khâu đo đạc, lập bản đồ địa chính tại các điểm đã giải phóng xong mặt bằng. - 8 ngày hoàn thành việc cấp mã số thuế, mã số hải quan, xác nhận kế hoạch xuất nhập khẩu. - 5 ngày hoàn thành việc khắc con dấu. - 10 ngày đối với việc giải quyết xong thủ tục xây dựng. 2.2. Bộ máy hành chính Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tỉnh cần có một bộ máy hành chính tốt. Việc quản lý FDI bao gồm: Lập kế hoạch, định hướng thu hút FDI, quản lý các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư... -Theo luật ĐTNN tại Việt nam, có hai cơ quan quản lý về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và ban quản lý KCN, CCN. Do vậy tỉnh phải: -Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức được trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền. Tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 72 Tỉnh. Cử những cán bộ nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các Tỉnh có kết quả thu hút FDI cao về để áp dụng vào công tác ở Tỉnh nhà ... -Giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của nhà nước, kịp thời sử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực. 3. Tăng cƣờng, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tƣ Công tác vận động, xúc tiến đầu tư thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, đòi hỏi công tác xúc tiến ĐTNN phải được đẩy mạnh, cải thiện cả về hình thức và nội dung nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Cần coi vận động ĐTNN là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI. Vì vậy tỉnh cần triển khai các giải pháp sau đây nhằm tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư: - Nâng cao chất lượng xây dựng Quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn ĐTNN làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư. - Sở Kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch thu hút vốn FDI một cách cụ thể, rõ ràng theo từng ngành, địa phương. Giải pháp này liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư nói chung và FDI nói riêng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan, các địa phương để lập và công bố danh mục các dự án gọi vốn đầu tư có trọng điểm với ba mức độ khuyến khích (đặc biệt khuyến khích đầu tư, khuyến khích đầu tư có điều kiện hoặc có địa bàn, không khuyến khích đầu tư) gắn liền với việc khai thác ưu thế của Vĩnh Phúc (vị trí địa lý, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên đất đai, các điều kiện hấp dẫn khác...) Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 73 - Đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư theo hướng: +Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể và hướng nó vào các mục tiêu đã đề ra, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hợp tác đầu tư. + Nâng cao hiệu quả vận động đầu tư gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng. +Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. Tỉnh nên thường xuyên có sơ kết, tổng kết, hội thảo gặp gỡ với cộng đồng các doanh nghiệp có vốn FDI, trên cơ sở đó để tìm hiểu, nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Vấn đề nữa là cách đón tiếp, giải quyết và trả lời những câu hỏi của các nhà đầu tư. Mọi câu hỏi mà nhà đầu tư nêu ra thì ta đều phải trả lời và trong các nhà đầu tư thì không phải ai cũng mạnh nên ta phải hướng dẫn họ làm thế nào để có thuận lợi tốt và phù hợp với chỉ đạo của Nhà nước và tỉnh. Vĩnh Phúc cũng có thể giới thiệu để họ tiếp cận một dự án nào đó đang hoạt động tốt để chính các nhà đầu tư nói chuyện với nhau. Hai nhà đầu tư với nhau thường dễ tìm được tiếng nói chung. Như vậy sẽ dễ thuyết phục hơn là chính Tỉnh Vĩnh Phúc nói với các nhà đầu tư. Trong giai đoạn tìm hiểu dự án, nhà đầu tư cần gì sẽ được cung cấp miễn phí, chẳng hạn như thông tin, tài liệu thì trong phạm vi có thể ta sẽ trả lời nhanh, cặn kẽ để giảm thời gian chờ đợi của họ. Nếu Vĩnh Phúc không làm được thì nhà đầu tư sẽ ngần ngại hoặc nản lòng. Đó là một bài học mà một vài tỉnh, thành phố lớn đã mắc phải. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 74 Đồng thời tổ chức giáo dục tuyên truyền về ý thức tư tưởng cho người dân để họ thấy được vai trò và sự cần thiết của FDI và cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động. + Có hình thức khen thưởng kịp thời các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào vào sự nghiệp kinh tế của tỉnh nói chung và vận động đầu tư nước ngoài nói riêng. Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, xúc tiến đầu tư. Tỉnh cần phải thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư để thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư theo phương châm: Một cửa, một đầu mối, chi phí thấp, nhanh, hiệu quả... - Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư, tập trung vào một số nước và khu vực có tiềm năng. Cần tìm hiểu phong tục, tập quán, chính sách và mục đích của đối tác nước ngoài để đưa ra được các biện pháp xúc tiến thích hợp. -Tăng cường hợp tác về xúc tiến đầu tư theo hướng: Duy trì, mở rộng quan hệ với các cơ quan chính phủ phụ trách về xúc tiến đầu tư cũng như các cơ quan, tổ chức xúc tiến đầu tư thương mại. Các dự án trên địa phương thời gian qua thường theo ba con đường: * Thông qua các bộ, ngành giới thiệu * Thông qua đại sứ quán, văn phòng đại diện của các nước * Vào theo tập đoàn thông qua các dự án đã hoạt động hoặc được cấp giấy phép ở địa phương Do vậy, để thu hút mạnh mẽ đầu tư cần có quan hệ tốt, tranh thủ các Bộ, ngành, các chủ doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho các dự án vào để tự bản thân nó tạo ra môi trường tốt lôi kéo các dự án vào tiếp theo. Bên cạnh đó, Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 75 chúng ta phải giữ mối quan hệ thường xuyên với các văn phòng đại diện, các công ty tư vấn đầu tư, các cơ quan ngoại giao để cung cấp thông tin, cơ hội đầu tư ở tỉnh Vĩnh Phúc cho các nhà đầu tư. Bố trí kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong ngân sách chi thường xuyên của tỉnh, đồng thời tiếp tục tận dụng tối đa sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các công ty, tổ chức nước ngoài. Chú trọng việc hỗ trợ các dự án FDI đang hoạt động tại Vĩnh Phúc, xem đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm và hiệu quả nhất, vì qua thực tế tiếng nói của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư mới. 4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực. Với dân số gần 1,2 triệu người, lực lượng lao động của Vĩnh Phúc đông đảo nhưng đa phần là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách hợp lý nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tuy có một đội ngũ trí thức đã tốt nghiệp ở các trường đại học nhưng phần lớn trong số này hiện đang làm việc tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước. Do vậy tỉnh cần có những chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ này trở về phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa tỉnh cũng cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và công nhân có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu. ĐTNN là một lĩnh vực mới mẻ lại đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao trong khi kiến thức và kinh nghiệm của chúng ta nhìn chung chưa nhiều. Từ thực tế công tác này những năm qua đã chỉ rõ sự yếu kém của đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật. Vì vậy tỉnh phải có kế hoạch đào tạo thường xuyên liên tục, trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 76 ngoại và cán bộ trực tiếp tham gia công tác kinh tế đối ngoại và cán bộ tham gia trong liên doanh tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các cán bộ làm công tác quản lý cần phải được trang bị những kiến thức kinh tế đối ngoại, am hiểu luật đầu tư và các luật lệ khác có liên quan, thông thạo ngoại ngữ, thông qua các hình thức đào tạo phù hợp như các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp đại học tại chức và sau đại học... Ngoài ra, tỉnh cần có kế hoạch, biện pháp quản lý, giúp đỡ bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, hội nghị để giúp đội ngũ này nâng cao trình độ. Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, tỉnh cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo như mở các trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, phổ biến kinh nghiệm thường xuyên để nâng cao trình độ và chuyên môn nghề nghiệp. Đối với lao động trẻ, tỉnh có thể đưa danh sách gửi đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước, sau đó các lao động này sẽ về làm việc cho tỉnh. Tỉnh cũng cần có chính sách khuyến khích và đầu tư cho các sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trường đại học và trường dạy nghề trong cả nước, tạo điều kiện cho họ thấy được cơ hội khi về tỉnh nhà làm việc. Trước mắt, tỉnh cần mở các trung tâm, trường dạy nghề chuyên nghiệp theo các hình thức công lập, dân lập, bán công để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Có chính sách khuyến khích và thu hút các nhà khoa học và lao động lành nghề của các tỉnh bạn vào làm việc tại Vĩnh Phúc một cách hợp lý, đồng thời giảm bớt tình trạng di chuyển đội ngũ lao động khoa học và lao động tay nghề sang làm việc cho các tỉnh khác dặc biệt là Hà Nội. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 77 Kết luận Hiện nay, chúng ta đang ở trong một thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư ngày càng trở nên năng động và luôn có diều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các khu vực và các nước để quyết định hoạt động đầu tư của mình. Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trên thực tế thì nhiều nước đang thực sự "trải thảm đỏ" mời các nhà đầu tư. Khi mà quốc tế hoá đời sông kinh tế - xã hội đã và đang có xu thế khách quan của thời đại thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, để thực hiện mục iêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của mình. Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này, những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Vĩnh Phúc còn ở mức độ nhất định song nếu thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao với các điạ phương trong cả nước cũng như với các nước khác trong việcthu hút nguồn vố quan trọng này, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu thu hút FDI của tỉnh, xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển vững mạnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 78 Tài liệu tham khảo Sách: - Giáo trình Đầu tư nước ngoài - TS. Vũ Chí Lộc - Tư liệu kinh tế xã hội 61 tỉnh và thành phố (Nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 2000) - Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - TS. Bùi Anh Tuấn (nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 2000) - Đầu tư quốc tế - Phùng Xuân Nha (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội - 2001) - Các quy định pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - 2001) Danh mục các dự án đầu tư ở Việt Nam đến 2010 Báo, Tạp chí: - Tạp chí Kinh tế và dự báo : Số 5,8 (2002) - Tạp chí Kinh tế và phát triển : Số 59,61,62,65 (2002) - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế : Số 293 (2002) - Tạp chí Thương mại :Số 20 (2002) - Tạp chí Ngoại thương : Số 15,20,22,23 (2002) - Tạp chí Du lịch Việt Nam : Số 4,5 (2002) - Thời báo Kinh tế : Số 115 (25/9/2002) - Báo Đầu tư : Số 112,114 (2002) - Kinh tế 2000 - 2001 Việt Nam và Thế giới - Kinh tế 2001 - 2002 Việt Nam và Thế giới Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 79 - Thông tin câu lạc bộ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : Số 22 (2001), số 24,25,27 (2002) Các tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc,Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 1996 - 2000 và nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005. - Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2000 của Vĩnh Phúc và triển vọng trong những năm tới. - Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2000. - Báo cáo tình hình triển khai các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài năm 2001 trên dịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Báo cáo tham luận tại hội thảo về thực trạng FDI Của Vĩnh Phúc (T2/2002). - Dự thảo quy chế về thực hiện một số chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 80 PHỤ LỤC Phụ lục 1: DANH MỤC DỰ ÁN GỌI VỐN FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC (Tính đến ngày 31/12/2002) Số TT Tên dự án Công suất dự kiến/năm Vốn đầu tƣ (USD) Hình thức đầu tƣ 1 Trồng và chế biến tinh bột 1,000 - 2,000 tấn 2 Triệu 100% vốn nước ngoài 2 Trồng và chế biến quả (vải, nhãn) xuất khẩu 1,500 Tấn 2 Triệu 100% vốn nước ngoài 3 Nuôi và chế biến thịt lợn xuất khẩu 5,000 Tấn 4,5 Triệu Liên doanh 4 Sản xuất và chế biến nâm xuất khẩu 500 Tấn 3 Triệu Liên doanh 5 Trồng và chế biến chuối xuất khẩu 1000 Hecta 2 Triệu Liên doanh 6 Sản xuất giầy da xuất khẩu 2 Triệu sản phẩm 3 Triệu 100% Vốn đầu tư nước ngoài 7 Sản xuất đĩa mềm 5 Triệu 100% Vốn nước ngoài 8 Sản xuất linh kiện điện tử 5 - 10 Triệu 100% Vốn nước ngoài 9 Sản xuất phụ tùng linh kiện ôtô, xe máy 5 Triệu sản phẩm 50 Triệu 100% Vốn nước ngoài 10 Sản xuất máy xây dựng: máy trộn bê tông, đầm rung 1,000 Sản Phẩm 5 Triệu 100% Vốn nước ngoài Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 81 11 Sản xuất các loại băng tải, cua roa 2 Triệu 100% Vốn nước ngoài 12 Sản xuất phanh ôtô 0.2 - 0.3 Triệu bộ 10 Triệu 100% Vốn nước ngoài 13 Sản xuất đồ chơi trẻ em 2 Triệu sản phẩm 2 Triệu 100% Vốn đầu tư nước ngoài 14 Sản xuất tấm cốp pha xây dựng 2 triệu 100% Vốn nước ngoài 15 Sản xuất đèn trang trí 0.2 Triệu bộ 3 Triệu 100% Vốn đầu tư nước ngoài 16 Sản xuất kinh cao cấp 0.4 Triệu sản phẩm 2 Triệu 100% Vốn đầu tư nước ngoài 17 Sản xuất thép tấm 100,000 m2 3 Triệu 100% Vốn đầu tư nước ngoài 18 Nâng cấp khu nghỉ mát Tam Đảo 2 Triệu Liên doanh 19 Xây dựng khu nghỉ mát Tam Đảo 2 3 Triệu Liên doanh 20 Xây dựng khu vui chơi giải trí Vĩnh Yên 5 Triệu Liên doanh 21 Xây dựng khu vui chơi giải trí Đại Lải 5 Triệu Liên doanh 22 Xây dựng khu vui chơi giải trí Đầm Và 5 Triệu Liên doanh 23 Xây dựng khách sạn ba 10 Triệu Liên doanh Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 82 sao Vĩnh Yên 24 Xây dựng trung tâm thương mại Vĩnh Yên 5 Triệu Liên doanh 25 Sản xuất vật liệu quý hiếm 5 Triệu Liên doanh hoặc 100% Vốn nước ngoài 26 Dự án hi-tech 5 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 27 Sản xuất thiết bị sản xuất nước thải 3-5 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 28 Sản xuất thuốc kháng sinh 3-4 triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 29 Sản xuất máy công cụ 5 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 30 Sản xuất thiết bị cơ khí chính xác 8 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 31 Sản xuất thiết bị thông tin và liên lạc 4 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 32 Sản xuất thiết bụ thông tin điện tử 4 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 83 ngoài 33 Sản xuất nguyên liệu để làm giấy, may mặc xuất khẩu 3 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 34 Sản xuất vật liệu nhẹ xây dựng 5 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài 35 Sản xuất phụ tùng, thiết bị cho máy nông nghiệp 3-5 Triệu Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 84 Phụ lục 2: NHỮNG DỰ ÁN CÓ VỐN FDI ĐÃ ĐƢỢC CẤP GIẤY PHÉP TẠI VĨNH PHÚC (Tính đến tháng 2/2003) TT Tên dự án Vốn đầu tƣ Lĩnh vực sản xuất KD Thời hạn Địa điểm Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn pháp định USD Tỷ lệ vốn góp 1. Công ty Thành Đô Heisei (KS) Số 1142/GP ngày 23/2/1995 1.050.000 500.000 50/50 Kinh doanh khách sạn 25 Núi Tam Đảo 2. Công ty Toyota Việt Nam Số 1367/GP ngày 5/9/1995 89.609.490 49.140.000 20/80 Sản xuất ôtô 40 Phúc Thắng, Mê Linh 3. Công ty Honda Việt Nam Số 1521/GPngày 22/3/1996 110.003.000 31.200.000 30/70 Sản xuất xe máy 40 Phúc Thắng _ Mê Linh 4. Công ty Vit - Metal Co., LTD Số 1526/GP - VP ngày 29/3/1996 3.059.500 917.850 0/100 Sản xuất tấm lợp 30 Quang Minh - Mê Linh 5. Công ty TaKaNiChi Việt Nam Số 1642 /GP- VPngày 6/8/1996 5.965.970 1.965.970 30/70 Sản xuất ghế và cửa ôtô 30 Phúc Thắng - Mê Linh 6. Công ty SX phanh NISSIN Việt Nam 5.045.000 1.455.000 2.000.000 0/100 Sản xuất phanh ôtô, xe máy 30 Quất Lưu - Bình Nguyên 7. Công ty cao su Inoue Việt Nam Số 1795/GP ngày 2/1/1997 32.700.000 10.000.000 30/70 Sản xuất săm lốp ôtô, xe máy 40 Thanh Lâm - Mê Linh 8. Công ty sản xuất hương Vũ Tá Số 2061/GP-VP ngày 26/6/1998 200 140.224 50/50 Sản xuất hương không mùi Nguyên liệu làm hương 20 9. Công ty TNHH dệt len Lantian VP Số 06/GP ngày 29/7/1999 1231100 754000 0/100 Kéo sợi, nhuộm màu, dệt và may mặc hàng len xuất khẩu 20 P. Đồng Tâm - Vĩnh Tên Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 85 10. Công ty Japfa Comfeed Việt Nam Số 1605A/GP ngày 20/10/1999 12500000 5000000 0/100 Sản xuất thức ăn gia súc, gà giống 30 Hương Canh - Bình Xuyên và Tam Dương 11. Công ty TNHH Aripack Số 07/GP ngày 22/2/2000 1.115.000 1.150.000 0/100 Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bao bì PP 30 Hương Canh - Bình Xuyên 12. Công ty TNHH Tasco Việt Nam Số 09/GP ngày 7/9/2000 1.520.000 456.000 0/100 Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bột và hạt canxi CaCO3 30 Hương Canh - Bình Xuyên 13. C.ty TNHH Băng rap Yuli Hồ Bắc - TQ Số 10/GP ngày 10/11/2000 980.000 450.000 0/100 sản xuất và kinh doanh các loại giấy ráp, vải ráp và băng ráp 30 Khai Quang - Vĩnh Yên 14. Công ty TNHH SEPPA - VN Số 11/GP-VP ngày 21/12/2000 1.320.000 1.000.000 40/60 Sản xuất nước giải khát các loại 34 Quang Minh - Mê Linh 15. Công ty TNHH dịch vụ nhà nghỉ cao cấp VIT - Tìen phong Số: 12/GP - VPngày 16/01/2001 3.300.000 1.050.000 0/100 XD và kinh doanh nhà nghỉ cao cấp, cho thuê địa điểm, tổ chức các dịch vụ hội nghị, HTKH, đào tạo, n/c và chuyển giao công nghệ 40 Quang Minh - Mê Linh 16. Cty TNHH may mặc, xuất khẩu VIT HA Só 13/GP -VP ngày 07/02/2001 4.500.000 1.500.000 0/100 Sản xuất hàng may mặc chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 9002 40 Quang Minh - Mê Linh 17. Công ty TNHH VINA KOREA Số 14/GP - VP ngày 3/12/2001 4.000.000 1.200.000 0/100 May mặc xuất khẩu quần áp, dệt kim chất lượng cao 40 Khai Quang - Vĩnh Yên 18. Công ty TNHH chính xác VN Số 15/GP - VP ngày 15/12/2001 5.000.000 5.000.000 0/100 Sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, các loại xe lăn cho người tàn tật, vỏ máy vi tính, máy in, ổn áp, một số thiết bị nông nghiệp 40 Khai Quang - Vĩnh Yên 19. Công ty liên doanh vận tải hành khách VP 1.500.000 500.000 60/40 Kinh doanh vận tải hành khách công cộng 15 Khai Quang - Vĩnh Yên Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 86 Số 16/GP-VP ngày cấp 31/1/2002 20. Công ty TNHH Shinwon Việt Nam Số 17/GP-VP ngày 22/2/2002 5.000.000 5.000.000 0/100 May mặc xuất khẩu 40 Khai Quang - Vĩnh Yên Tel: 21. Công ty TNHH Khải Hoa Số 18/GP - Vp ngày 16/04/2002 4.901.446 4.901.446 0/100 Sản xuất giất Kraft, may thêu xuất khẩu 40 Quang Minh - Mê Linh 22. Công ty liên doanh Woodsland Số: 19/GP-VP ngày 22/5/2002 1.200.000 1.000.000 25/75 SX đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất 30 Quang Minh - Mê Linh 23. Công ty TNHH DEZEN Số 21/GP - VP ngày 20/6/2002 1.200.000 400.000 0/100 Sản xuất và lắp ráp các loại kiện phụ tùng cho ôtô, xe máy và các loại thiết bị khác 40 Khai Quang - Vĩnh Phúc 24. Công ty TNHH Meisei Việt Nam Só 22/Gp - VP ngày 17/7/2002 2.253.000 700.000 0/100 Sản xuất khuôn đúc cho các loại nhựa sản xuất các loại nhựa đúc từ các khuôn trên và kinh doanh tất cả các sản phẩm liên quan đến sản phẩm kể trên 40 Khai Qang - Vĩnh Yên 25. Công ty TNHH thiết bị đo lường điện tử - THK Việt Nam Số 23/GP-VP cấp ngày 25/7/2002 2.000.000 700.000 0/100 Sản xuất và lắp ráp các thiết bị đo lường và kiểm nghiệm điện tử dùng trong thương mại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, y tế bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác 40 Khai Quang - Vĩnh Yên 26. Công ty liên doanh NAGAKAWA VN Số 24/GP ngày cấp 22/8/2002 4.800.000 1.500.000 51/49 Sản xuất lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh 30 Phúc Thắng - Mê Linh 27. Công ty TNHH cửa sổ nhựa Châu Âu Sóo 25/GP -VP ngày cấp 29/8/2002 5.000.000 1.500.000 0/100 Sản xuất và kinh doanh các loại cửa sổ cửa ra vào và tấm ngăn sản phẩm từ nhựa PVC, Composit cao cấp hoặc bằng nhôm, bằng thép 40 Quang Minh - Mê Linh Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 87 28. Công ty TNHH Công nghiệp TS - API Số 27/GP-VP ngày cấp 06/12/2002 5.000.000 2.800.000 0/100 Sản xuất kinh doanh các loại bao vì PP, PE, các loại bao xi măng, các loại vải nhựa, Tarpaurlin, các loại vải địa kỹ thuật, các loại bao Container, hạt nhựa tái sinh và các hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoặc phục thuộc hoặc liên quan đến các sản phẩm trên 30 Kim Quang - Vĩnh Yên 29. Công ty Liên doanh quốc tế Thanh Phúc Số 28/GP-VP ngày 26/12/2002 2.500.000 1.500.000 30/70 SX Antein và Đaphen dùng trong công nghiệp đồ uống 30 Khai Quang - Vĩnh Yên Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 88 Phụ lục 3: QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN KCN, CCN TẠI VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010 STT Tên KCN, CCN Tổng diện tích (ha) Trong đó Đất CN Đất giai đoạn 1 1 KCN Kim Hoa 261,4 162 50 2 CCN Khai Quang 275 155,4 86,72 3 KCN Quang Minh 165,7 136,4 90 4 CCN Tiền Phong 60 40 40 5 CCN Hương Canh 40 30 40 6 CCN Bình Xuyên 100 80 7 CCN Lai Sơn 20 15 15 8 CCN Xuân Hoà 70 9 CCN Tân Tiến 70 40 Cộng 1062,1 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc  Khu công nghiệp KIM HOA * Diện tích: 261,4 ha; trong đó: Đất công nghiệp 162 ha, giai doạn 1: 50 ha (đất công nghiệp giai đoạn 1: 35 ha) * Vị trí: Cạnh đường quốc lộ số 2, thuộc địa phận huyện Mê Linh, cách thị trấn Phúc Yên 1 km về phía đông. * Đã đền bù giải phóng mặt bằng giai đoạn 1: 50 ha. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 89 * Kết cấu hạ tầng: Đang triển khai xây dựng đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý chất thải; xây dựng trạm biến áp cấp điện từ điện lưới quốc gia. * Thông tin liên lạc: Thuận tiện trong và ngoài nước. * Hiện đã có 4 doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn là 198,6 triệu USD và 47,5 tỷ VNĐ. * Ưu tiên đầu tư: công nghiệp cơ khí, công nghiệp cao su, lắp máy, chế biến nông, lâm sản ...  Cụm công nghiệp Khai Quang * Diện tích: 275 ha. Trong đó đất công nghiệp 155,4 ha. Giai đoạn 1: 86,72 ha. Giai đoạn 2: 68,69ha. * Vị trí: thuộc các xã Vĩnh Yên (cách cơ quan UBND tỉnh Vĩnh Phúc 3km về phía Bắc) * Kết cấu hạ tầng: Đang hoàn chỉnh giao thông nội bộ và mương thoát nước. Cấp điện: Từ lưới điện quốc gia. Cấp nước: Đang hoàn chỉnh hệ thống cấp nước từ Nhà máy nước Vĩnh Yên. Xử lý chất thải đang được đầu tư xây dựng. * Hiện đã có 14 dự án đầu tư. Trong đó: 9 dự án FDI, vốn đầu tư 38,86 triệu USD, 5 dự án đầu tư trong nước với số vốn 180 tỷ VNĐ, diện tích đất thuê 69 ha. * Ưu tiên đầu tư: Dự án may mặc xuất khẩu, điện tử, điện lạnh, cơ khí chính xác. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 90  Cụm công nghiệp Quang Minh * Diện tích: 165,7 ha, trong đó đất công nghiệp: 136,4 ha. * Vị trí: Thuộc huyện Mê Linh (nằm hai bên đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài, cách cầu thăng log 6km về phía Bắc) * Kết cấu hạ tầng: Đang đầu tư xây dựng giao thông nội bộ và mương thoát nước. Cấp điện: từ điện lưới quốc gia. Cấp nước và xử lý chất thải đang được đầu tư xây dựng * Các dự án đầu tư đã được cấp phép hoặc chấp thuận đang triển khai xây dựng cơ bản. FDI: 04 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 15,6 triệu USD, diện tích đất thuê: gần 10, ha. DDI: 31 dự án, vốn đầu tư 1536,4 tỷ VNĐ, diện tích đất thuê: 89,56 ha. * Hướng ưu tiên: Công nghiệp nhẹ, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ cao, sản xuất dược phẩm, chế biến nông, lâm sản ...  Cụm công nghiệp Tiền Phong * Diện tích: 60 ha, trong đó: Đất công nghiệp: 40 ha. * Vị trí: thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh (cách đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài 1km về phía Tây, cách cầu Thăng Long 4 km) * Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông nội bộ, cấp nước, xử lý chất thải lỏng và mương thoát nước đang được xây dựng. Cấp điện: Từ điện lưới quốc gia Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 91 * Hiện đã có 1 dự án FDI với tổng vốn 3,3 triệu USD, đất thuê 8,7 ha và 3 dự án trong nước đăng ký thuê 10 ha đất với tổng số vốn đầu tư là 69,5 tỷ VNĐ. * Hướng ưu tiên: May mặc, giày da, cơ khí, điện tử, điện dân dụng ...  Cụm công nghiệp Hƣơng Canh * Diện tích: 40 ha. Trong đó: đất công nghiệp 30 ha. * Vị trí: Cách thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên 1 km về phía Bắc * Kết cấu hạ tầng: Đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp điện, cấp nước sạch, đường giao thông nội bộ và mương thoát nước. * Các dự án đầu tư đã được cấp phép hoặc chấp thuận đang triển khai xây dựng cơ bản. FDI: 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 22,6 triệu USD, diện tích đất thuê 11 ha. DDI: 3 dự án, vốn đầu tư 324 tr VNĐ, diện tích đất thuê 18ha. Như vậy CCN này đã cho thuê đạt 100% tổng quỹ đất dành cho công nghiệp.  Cụm công nghiệp Bình Xuyên * Diện tích: 100ha, trong đó đất công nghiệp: 80 ha * Vị trí: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên * Cơ sở hạ tầng: Đang đầu tư mạng lưới cấp nước, đường giao thông nội bộ và mương thoát nước. Cấp điện: từ điện lưới quốc gia Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 92 * Tuy mới được thành lập nhưng đã có 8 dự án DDI đăng ký với số vốn đầu tư 756,95 tỷ VNĐ, đất xin thuê là 44,48 ha. Cụm CN Bình Xuyên được đánh giá là có triển vọng tốt, hấp dẫn các nhà đầu tư. * Hướng ưu tiên: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện dân dụng ...  Cụm công nghiệp Xuân Hoà * Diện tích 70 ha, trong đó: Đất công nghiệp 50 ha. * Vị trí: Thị trấn Xuân Hoà, huyện Mê Linh (cách thị trấn Phúc Yên 6 km về phía Bắc) * CCN này được hình thành trên cơ sở đã có một số nhà máy cũ, nay được khoanh vùng, mở rộng thêm. * Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước đã có. * Hướng ưu tiên: Công nghiệp hoá chất, cao su, cơ khí, thiết bị điện, điện tử, thiết bịc ấp, thoát nước.  Cụm công nghiệp Lai Sơn * Diện tích: 20 ha, trong đó đất công nghiệp 15 ha * Vị trí: Thuộc phường Đồng Tâm, thị xã Vĩnh Yên * Kết cấu hạ tầng: Đã hoàn thành xây dựng đường vào cụm công nghiệp dài 600 m và đường ống dẫn nước. Đường giao thông nội bộ, xử lý chất thải lỏng và mương thoát nước: đang được xây dựng. Cấp điện: Sử dụng điện lưới quốc gia Cấp nước: Hệ thống cấp nước lấy từ nhà máy nước Vĩnh Yên * Các dự án đã được cấp phép hoặc chấp thuận đang triển khai XDCB. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương 93 FDI: 1 dự án, tổng vốn đầu tư 1,231 triệu USD, diện tích đất thuê: 1,4 ha. * Hướng ưu tiên: Công nghiệp nhẹ, mỹ phẩm, dệt may, dụng cụ gia đình (Về CCN này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và chính quyền thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã có biên bản ghi nhớ dành toàn bộ CCN này cho các nhà đầu tư thành phố Liễu Châu).  Cụm công nghiệp Tân Tiến * Diện tích: 70 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp: 40 ha. * Vị trí: thuộc huyện Vĩnh Tường (cạnh đường quốc lộ số 2, cách thị xã Vĩnh Yên 9 km về phía Tây) * Kết cấu hạ tầng: đang đầu tư xây dựng trạm cấp điện, hệ thống cấp nước, đường giao thông nội bộ và mương thoát nước. * Đã có 1 dự án đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì, chế biến khoai, màu, vốn đăng ký l14 triệu USD, diện tích đăng ký thuê: 7,5 ha. * Hướng ưu tiên: may mặc, giày da, cơ khí, điện dân dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhái quát chung về fdi và fdi tại việt nam.pdf
Tài liệu liên quan