Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng
Bài học thực tiễn của loại rủi ro này có thể kể đến như sự sụp đổ của hàng trăm tổ
chức tín dụng ở Mỹ từ năm 1985 đến năm 1992 hay sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín
dụng nhân dân ở nước ta trong những năm cuối của thập kỷ 80
9 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khái niệm rủi ro
Rất có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt
động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy
nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc
không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.
Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói
riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể
loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ
động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các
nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa ra các giải
pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó.
Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh dưới các hình thức khác nhau. Do đặc
điểm đặc thù của hoạt động Ngân hàng làm cho hoạt động này có độ rủi ro lớn. Có
các loại rủi ro chủ yếu sau trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Rủi ro tín dụng
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nguồn thu từ hoạt động
tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ ngân hàng và đem lại
phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại làhoạt động
có nhiều rủi ro nhất và phức tạp nhất. Hoạt động tín dụng liên quan chặt chẽ đến
mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi rui ro trong các lĩnh vực này đều tiềm ẩn rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng,
ngân hàng thương mại luôn đặt ra mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tối thiểu
hoá rủi ro. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có những
giải pháp thích hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Rủi ro lãi suất
Đây là loại rủi ro mang tính xã hội, nó ảnh hưởng đến hầu hết các tổ chức kinh tế,
các cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Người ta quan niệm lãi suất là chi phí để
vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào đó. Trong cơ chế thị
trường, lãi suất luôn biến động và điều này có thể gây ra rủi ro cho hoạt động của
ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay một kỳ hạn
với lãi suất cố định, sự thiệt hại của ngân hàng sẽ diễn ra khi lãi suất trên thị trường
tăng lên. Ngược lại, khi nhận vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, ngân hàng
sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường giảm xuống.
Rủi ro lãi suất là loại rui ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ. Rủi ro lãi suất nảy
sinh trong những trường hợp sau:
+ Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng làm chi phí của
ngân hàng phải bỏ ra cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi
lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.
+ Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng không hợp lý. Ngân hàng dùng
tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn. Nếu lãi suất ngắn hạn tăng,
chi phí ngân hàng phải bỏ ra cũng sẽ tăng lên, trong khi thu nhập ở tài sản có dài
hạn vẫn giữ nguyên, như vậy thu nhập của ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kinh
doanh, dẫn đến ăn mòn vào vốn.
+ Ngoài ra, rủi ro lãi suất có thể xayra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc
cạnh tranh lãi suất trên thị trường. Hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi
suất như cung, cầu, yếu tố thị trường…Khi Nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi
suất theo hướn giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả. Như
vậy, lãi suất cho vay bị giảm thấp, nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có
kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất.
Rủi ro nguồn vốn
Rủi ro do thừa vốn
Như ta biết, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là nguồn vốn
huy động. Để huy động được vốn Ngân hàng phải trả lãi cho người gửi tiền. Nếu
số này bị ứ đọng, không thể cho vay hoặc đầu tư vào các loại tài sản có thể sinh lời
trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi cho số vốn đã huy động thì có nghĩa là các
thiệt hại của ngân hàng đang diễn ra. Nếu quá trình này kéo dài ở mức độ lớn có
thể dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Giải quyết vấn đề này, NHTM cần phải tăng
cường công tác kế hoạch hoá, đảm bảo cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay.
Rủi do do thiếu vốn.
Loại rủi ro này xảy ra khi Ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu cho vay và
đầu tư, thậm chí không đủ vốn để thanh toán cho người gửi tiền khi đến hạn. Rủi ro
này xuất phát từ chưc năng chuyển hoán các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của
ngân hàng, thông thường các kỳ hạn sử dụng vốn dài hơn kỳ hạn các nguồn vốn,
hoặc do mất lòng tin mà các hàng loạt khách hàng đến rút tiền, khiến cho ngân
hàng không có đủ tiền để chi trả cùng một lúc. Trong bối cảnh đó, ngân hàng khó
lòng huy động được nguồn vốn dồi dào, từ đó kinh doanh có thể bị thu hẹp và vỡ
nợ rất có thể xảy ra. Rủi ro này còn có thể do ngân hàng chưa thực hiện tốt công
tác huy động vốn thể hiện ở việc không thu hút đủ vốn để cho vay hoặc do sự mất
cân đối trong cơ cấu vốn huy động, thiếu các nguồn vốn trung dài hạn trong khi
nhu cầu vay vốn trung dài hạn lại ở mức cao. Điều này đã làm cho Ngân hàng mất
cơ hội đầu tư vào những dự án an toàn và có thể đem lại lợi nhuận cao.
Rủi ro hối đoái:
Rủi ro hối đoái là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối
đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Sự
thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi về giá trị ngoại hối, cụ thể:
+ Nếu ngân hàng có dư dật về ngoại tệ (vị thế thường - net long position): Nếu
ngoại tệ đó lên giá thì ngân hàng sẽ có lãi khi đánh giá lại và ngược lại ngân hàng
sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.
+ Nếu ngân hàng ở vị thế đoản (net short position) về loại ngoại tệ nào đó, khi
ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãi khi ngoại tệ
đó xuống giá.
Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơ gây ra tổn
thất cho ngân hàng. Dư dật về ngoại tệ(vị thế trường) càng lớn thì rủi ro càng cao
khi tỷ giá giảm, ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng
không ít khi tỷ lệ tăng.
Khi phân biệt tình hình lãi lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so sánh lỗ,
lãi thực tế xảy ra so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi
ro so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối
đoái của một ngân hàng.
Rủi ro trong thanh toán
Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán tưc là đáp ứng được các nhu cầu thanh toán hiện đại, đột xuất
khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng được khả năng thanh toán trong tương lai. Khi
ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết một cách kịp thời
có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Khi ngân hàng thừa khả năng thanh toán
sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.
Rủi ro thanh toán nảy sinh do những nguyên nhân sau:
+ Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừa quá lớn,
trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp nên một số ngân hàng đã dùng vốn huy
động ngắn hạn để cho tập trung dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng thanh
toán cuối cùng.
+ Đến hạn các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của ngân hàng giảm sút,
người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng trước những khó khăn của ngân
hàng bằng cách rút hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về
sau hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rút được. Tất cả những khía cạnh
trên đều dẫn đến những rủi ro trong thanh toán của ngân hàng.
+ Loại rủi ro này còn có thể phát sinh trong quá trình thanh toán của ngân hàng, có
thể do ngân hàng bị lợi dụng trong thanh toán điện tử,thanh toán séc chấp nhận
thanh toán các chứng từ giả mạo hoặc do nhầm lẫn, sai sót trong hoạt động nghiệp
vụ…dẫn đến sự thiệt hại của ngân hàng.
Rủi ro thuần tuý
Đây là loại rủi ro khách quan do thiên tại gây ra như: lụt lội, động đất, hoả hoạn
hoặc do bị mất trộm, bị lừa đảo, tham nhũng…làm thiệt hại hay phá huỷ các tài sản
của ngân hàng. Các rủi ro này xảy ra cũng gây mất mát, thiệt hại không nhỏ cho
ngân hàng.
Rủi ro mất khả năng thanh toán
Đây là loại rủi ro đặc trưng của ngân hàng thương mại liên quan đến sự sống còn
của ngân hàng, nó là hậu quả của một hoặc nhiều loại rủi ro kể trên dẫn đến việc
ngân hàng thương mại bị thua lỗ, không có đủ khả năng trả nợ cho người gửi tiền
khi đến hạn hoặc không có đủ tiền nhất thời để chi trả cho nhu cầu rút tiền ồ ạt của
khách hàng tại một thời điểm. Đây là loại rủi ro nghiêm trọng nhất, nó không
những làm sụp đổ chính ngân hàng thương mại đó mà còn là nguy cơ dẫn đến sự
phá sản của hàng loạt các chưc năng, các tổ chức tín dụng khác có liên quan.
Bài học thực tiễn của loại rủi ro này có thể kể đến như sự sụp đổ của hàng trăm tổ
chức tín dụng ở Mỹ từ năm 1985 đến năm 1992 hay sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín
dụng nhân dân ở nước ta trong những năm cuối của thập kỷ 80
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khai_niem_va_phan_loai_rui_ro_tin_dung_5041.pdf