Khả năng phục hồi môi trường và cảnh quan tự nhiên sau hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên

Nước là thành phần tự nhiên mà khả năng khôi phục là phức tạp nhất. Bởi lẽ, môi trường nước sau khi bị tác động bởi các hoạt động khai thác khoáng sản thường ô nhiễm lớn, có tính chất lan tỏa. Để khôi phục được môi trường nước cần nhiều nhất là về thời gian, tiếp đó là cần công nghệ. Xây dựng phương án phòng chống, cảnh báo, dự báo các nguy cơ làm suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngầm do khai thác quá mức. Trong khai thác mỏ cũng cần giảm thiểu lượng nước tiêu thụ và sử dụng năng lượng có ụng nước tối đa. Muốn vậy, các thiết bị sử dụng trong mỏ phải đảm bảo tiêu hao năng lượng thấp và thải ít chất thải ra môi trường xung quanh. Việc chuyển đổi phương pháp khai thác từ lộ thiên sang hầm lò cũng giảm thiểu tác động tới môi trường, khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do đất đá thải gây ra. [3] Không khí: Các thành phần của cảnh quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu làm tốt được khôi phục hệ sinh vật, cải tạo được môi trường đất đai, địa hình thì khôi phục môi trường không khí là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó không khí không thể trong lành hoàn toàn như trước kia do dư lượng của các bụi khí, khí độc vẫn tồn tại ở độ cao nhất định và lơ lửng trong các tầng không khí. Hạn chế nổ mìn bằng cách dùng máy xúc có búa phá. Đảm bảo an toàn trong công tác khoan, nổ mìn. Về lâu dài, trồng cây xanh che phủ khu vực xung quanh là biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo môi trường xanh – sạch - đẹp. Đất: Trong kinh nghiệm khôi phục đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản còn có hình thức mới là trồng các loại cây cỏ có khả năng hấp thụ các chất độc hại như dương xỉ, cỏ mần trầu, cỏ vetiver... Nếu mô hình này được nhân ra rộng rãi tại nhiều nơi khác của tỉnh sẽ tạo ra một hướng khôi phục cảnh quan mà hiệu quả cao, mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Khi đất đai màu mỡ, việc phát triển của thực vật tại các rừng trồng nhanh hơn, góp phần làm giảm thời gian khôi phục các thành phần của cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản. Sinh vật: Tỉnh Thái Nguyên nếu làm tốt được vấn đề này sẽ góp phần đáng kể cải tạo và khôi phục cảnh quan tự nhiên. Tuy tỷ lệ che phủ rừng những năm gần đây cũng đã tăng lên đáng kể: từ 27% năm 1994, lên 37% năm 1999, năm 2011 là 44,36%, nhưng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của tỉnh vẫn còn đang ở mức nghèo. Các giải pháp đưa ra chủ yếu nhất vẫn là trồng rừng, khôi phục lại cảnh quan tự nhiên tại các khu vực bị biến đổi do hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời với đó là phải quản lý tốt hệ sinh vật đã khôi phục để đảm bảo yếu tố bền vững lâu dài.

pdf6 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng phục hồi môi trường và cảnh quan tự nhiên sau hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 33 - 38 33 KHẢ NĂNG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN SAU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Hồng*, Nguyễn Thanh Mai Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm gần đây, khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm vì đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan tự nhiên. Những tác động xấu này không những ảnh hưởng trong thời gian hiện tại, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn làm tổn hại tới các thế hệ mai sau. Đây thực sự là vấn đề cấp thiết đòi hỏi đặt ra những yêu cầu và hành động nhất định đối với chính quyền và nhân dân địa phương. Những nghiên cứu khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên làm sáng tỏ hiện trạng khai thác, ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên, dân cư, xã hội và đề xuất một số giải pháp khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền vững. Từ khóa: Khôi phục, cảnh quan, khai thác khoáng sản, tỉnh Thái Nguyên, địa lí. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN* Thái Nguyên có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản do cấu tạo địa chất có nhiều yếu tố thuận lợi cho tạo quặng, nên có thể nói Thái Nguyên đã được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, trong đó có cả những khoáng sản có giá trị đối với nền kinh tế quốc dân. Căn cứ vào tài liệu điều tra tìm kiếm khoáng sản cho thấy, khoáng sản dưới lòng đất Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng, trong đó: Nhóm 1: Khoáng sản kim loại gồm có: quặng sắt (phân bố chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ với trữ lượng nghiên cứu địa chất ở mức độ thăm dò là 40,9 triệu tấn), vàng sa khoáng (tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phổ Yên với trữ lượng nhỏ, bị khai thác tự do trái phép nên hiện đã cạn kiệt), vàng gốc ở Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Phổ Yên chưa được đầu tư nghiên cứu địa chất, quặng thiếc gốc phân bố chủ yếu ở Đại Từ với trữ lượng 12.650 tấn, quặng thiếc sa khoáng trữ lượng còn lại 665 tấn, quặng chì kẽm trữ lượng còn lại nhỏ (mỏ Làng Hích) là 272.673 tấn, quặng vonfram phân bố ở huyện Đại Từ với trữ lượng lớn. * Tel: 0912.847.549; Email: hongsptndiali@gmail.com Nhóm 2: Than đá phân chủ yếu ở huyện Đại Từ và Tây Bắc thành phố Thái Nguyên. Trong đó, than antraxit có 2 mỏ chính là mỏ Núi Hồng trữ lượng là 8,34 triệu tấn, mỏ Khánh Hoà trữ lượng còn lại trên 40 triệu tấn. Than mỡ có 2 mỏ Bắc Làng Cẩm và Nam Làng Cẩm, tổng trữ lượng 9,3 triệu tấn, trữ lượng còn lại khoảng 8 triệu tấn. [4] Nhóm 3: Khoáng sản là nguyên liệu, vật liệu xây dựng gồm có: cát, sỏi (Sông Cầu, Sông Công); đất sét làm gạch ngói, sản xuất cao lanh, đá vôi làm vật liệu xây dựng trữ lượng gần 1 tỉ m3 tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương; đá hoa làm trang trí ốp lát ở Võ Nhai có trữ lượng 35 triệu tấn; đá làm xi măng ở Đồng Hỷ, Võ Nhai có trữ lượng 185 triệu tấn, đất sét để sản xuất xi măng có ở Cúc Đường (Võ Nhai), Khe Mo (Đồng Hỷ) trữ lượng 60,1 triệu tấn. [4] Nhóm khoáng sản phi kim loại có: barít, pirít, đôlômít, phôtphorít tập trung ở huyện Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Đáng kể là đôlômít trữ lượng thăm dò là 109,3 triệu tấn với mỏ ở Đồng Hỷ, Võ Nhai. Nhìn chung, khoáng sản tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng về mặt chủng loại, có từ các khoáng sản kim loại tới các khoáng sản phi kim loại. Tuy nhiên, các mỏ khoáng sản chủ 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 33 - 38 34 yếu là các mỏ nhỏ, phân bố không tập trung. Đồng thời, các mỏ lại nằm ở những khu vực đồi núi vừa khó khăn cho việc khai thác vừa dễ bị rửa trôi, làm xói mòn đất đai... Do đó, khi khai thác khoáng sản rất cần phải chú ý tới vấn đề này. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN Tại tỉnh Thái Nguyên, hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên đối với các khoáng sản rắn như than, sắt, chì, kẽm, thiếc, vàng,... Còn phương pháp khai thác hầm lò rất ít được áp dụng. Phương pháp khoan và bơm hút khoáng sản áp dụng với các mỏ nước khoáng song công nghệ còn chưa hiện đại. Ở nước ngoài công nghệ này đã lạc hậu, vậy Việt Nam còn đi sau thời đại hơn nhiều. Có nhiều loại phương tiện khai thác khác nhau được sử dụng trong hoạt động khai thác khoáng sản, tùy thuộc vào đặc điểm từng mỏ. Đối với các khoáng sản rắn, khai thác lộ thiên chủ yếu sử dụng mìn, các loại máy khoan, máy xúc để bóc dỡ đất đá. Bên cạnh đó, sử dụng các loại phương tiện vận tải để vận chuyển quặng hoặc khoáng sản thô ra nơi chế biến hoặc tiêu thụ. Riêng với khoáng sản ở thể lỏng (cụ thể là nước khoáng) cần sử dụng máy khoan sau đó dùng các thiết bị để bơm hút vào các bể chứa. Bên cạnh việc các loại khoáng sản được khai thác bằng máy móc, các phương tiện hiện đại được đầu tư bởi các công ty, doanh nghiệp lớn thì tại nhiều điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn có hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép bằng các loại phương tiện thô sơ như ở mỏ sắt Trại Cau (huyện Đồng Hỷ), mỏ vàng sa khoáng (xã Thần Sa – huyện Võ Nhai), mỏ chì/kẽm Làng Hích (xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ), hay như mỏ titan Cây Châm (huyện Phú Lương) Trong một năm, phần nhiều các mỏ chỉ khai thác 6 tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), còn vào mùa mưa các mỏ tiến hành bóc đất đá, cải tạo tầng bè, trùng đại tu và bảo dưỡng máy móc thiết bị (trừ các hoạt động khai thác tự do và không có kiểm soát của Nhà nước). NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CẢNH QUAN TỰ NHIÊN DO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Do địa hình phân hoá phức tạp kết hợp với điều kiện khí hậu tỉnh Thái Nguyên đã tác động lớn đến thổ nhưỡng của tỉnh: khi bóc tách đất đá, khai thác khoáng sản mặt đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng, đất chua, độ phì kém. Nhiều thung lũng được cấu tạo bởi các lớp đất sét không thấm nước, ở dưới các lớp đất mới được lắng đọng, làm nước ngầm dâng cao, xuất hiện những thung lũng đất lầy thụt, đất chua và khó canh tác. Đồng thời về mùa mưa nước tràn trên mặt đất, bóc mòn mặt đất gây xói lở. Nước còn ngấm xuống sâu làm rửa trôi các chất tầng mặt. Mùa khô thì tầng mặt bị khô hạn, nước đưa các ôxít sắt, nhôm lên mặt. Nếu trên mặt có địa hình bằng phẳng, không có lớp phủ thực vật, tầng đất ở dưới tầng đất mặt sẽ biến thành đá ong. Trong phạm vi các mỏ khai thác lộ thiên, không chỉ bề mặt địa hình bị biến dạng mà cả chế độ nước ngầm tại đó cũng bị thay đổi, vì thế đã xảy ra sự cạn kiệt của các tầng chứa nước và chế độ cung cấp nước cho các điểm dân cư cũng bị phá vỡ. Bởi lẽ khi khai thác mỏ lộ thiên nước sẽ bị rút ra với khối lượng rất lớn. Bên cạnh đó, quá trình khai thác mỏ còn gây ô nhiễm nguồn nước mặt và hầu như không sử dụng được cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nước thải phát sinh từ hoạt động tuyển khoáng, từ nước tích dưới đáy moong khai thác có chứa nhiều kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng. Trong quá trình khảo sát điều tra các cơ sở khai khoáng cho thấy, nước thải chỉ được xử lý lắng cặn tại các hồ chứa sau đó tuần hoàn lại quá trình sản xuất. Trong thành phần nước thải ở nhiều điểm khai thác mỏ có tính axit, tính kiềm cao, có kim loại nặng và các chất độc hại. Thành phần độc hại trong các dòng nước thải gồm có: chất rắn lơ lửng trong nước, các loại muối hòa tan như SO42-, NO3-, các kim loại nặng, dầu mỡ và hóa chất sử dụng trong quá trình khai thác[4]... Nguồn nước ngầm bị suy thoái, cạn kiệt và hạ thấp 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 33 - 38 35 mực nước ngầm do đào moong và khai thác, ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt và thấu kính nước ngọt. Ví dụ: Tại điểm khai thác vàng thuộc xã Cây Thị (huyện Đồng Hỷ), đoạn suối ở khu vực này đã bị biến dạng với những ụ đất, cát khá cao, cạnh đó là những hố nham nhở bên bờ suối rộng trên dưới 20m2 và sâu chừng 4-5m. Việc đào đãi vàng khiến đất ruộng bị đào xới bừa bãi và muốn sử dụng được thì phải bỏ nhiều công sức mới khôi phục được. Suối Hoan, nơi cung cấp nước tưới cho 1/3 diện tích đất trồng lúa và trồng chè của xã Cây Thị đang cạn kiệt và biến dạng nghiêm trọng. Ngoài ra, biến đổi của môi trường không khí do các hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên (chủ yếu là khai thác than) là tạo ra bụi và các khí độc hại. Bao gồm các mảnh vụn đá, bụi silic, bụi than. Bụi thường phát sinh trong quá trình nổ mìn, đào xúc đất đá, bốc xúc và vận chuyển khoáng sản. Các khí độc hại gồm các dạng cacbonhyđrô (mêtan, propan, butan,... ), SiO2, CO2, CO, NOx, khí trơ và nhiều loại khác. Các khí này phát sinh từ khối khoáng sản đang khai thác và vật liệu nổ mìn. [1] Ảnh hưởng do công tác bốc xúc, vận chuyển than cũng gây ra những biến đổi không nhỏ tới không khí. Quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải và các thiết bị bốc xúc đất đá và than phát sinh ra tiếng ồn, bụi và các khí độc hại. Khi tổ chức khai thác tại khu vực khai trường có khoảng 10 xe vận tải 12 tấn của mỏ chạy trên cung đường 1 – 1,5km và 3 – 4 thiết bị bốc xúc làm việc. Ngoài ra, còn có một số xe tải của khách hàng vận chuyển than tới nơi tiêu thụ. Tại Thái Nguyên, việc khai thác thiếc ở xã Hà Thượng (huyện Đại Từ) và khai thác chì/kẽm ở Làng Hích thuộc xã Tân Long (huyện Đồng Hỷ) đang là những điểm nóng về môi trường vì trong đất có chứa nhiều asen và cađimi là những kim loại nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. [3] Kết quả phân tích mẫu đất tại mỏ than Núi Hồng cho thấy: Hàm lượng asen trong đất từ 202-3.690 ppm (1ppm = 1 phần triệu), gấp 17-308 lần Tiêu chuẩn Việt Nam, có nơi lên tới 15.146 ppm. Mỏ chì/kẽm Làng Hích cũng có hàm lượng chì và kẽm tương ứng là 13.028 ppm và 9.863ppm, gấp 186 lần Tiêu chuẩn Việt Nam đối với chì và 49 lần đối với kẽm. Mỏ titan Hà Thượng cũng ô nhiễm asen nghiêm trọng, có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 14.146ppm, gấp 1.262 lần Tiêu chuẩn Việt Nam[4] Mặc dù trước đây Thái Nguyên có diện tích che phủ rừng tự nhiên tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng chỉ đạt 44,36% (2011) và chủ yếu là rừng thứ sinh. Từ những tài liệu lịch sử và các dấu tích còn lại, có thể thấy phần lớn diện tích đồi núi của tỉnh Thái Nguyên trước đây là những thảm rừng dày. Nhưng do khai thác sử dụng không hợp lý, lớp phủ thực vật ở tỉnh Thái Nguyên đã suy giảm cả về diện tích và sinh khối. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sinh vật, suy thoái môi trường và tác động tiêu cực đến khả năng phát triển KT - XH của tỉnh. Sự suy giảm đa dạng sinh học thể hiện rõ ở sự tuyệt chủng một số loài, suy giảm cá thể ở nhiều loài khác, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Hiện nay với việc tích cực thực hiện các chương trình trồng rừng, phần lớn diện tích đất rừng ở các huyện trong tỉnh đã được che phủ bởi các loài cây ngoại lai: bạch đàn, keo, tràm bông vàng. Tuy nhiên đa dạng sinh học ở các rừng trong này rất thấp, giá trị về môi trường kém xa so với rừng tự nhiên trước đây. KHẢ NĂNG KHÔI PHỤC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN Trên lý thuyết, môi trường và cảnh quan tự nhiên có khả năng tự phục hồi. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, việc khôi phục đó chỉ mang tính chất tương đối. Sau khi đã tác động gây biến đổi cảnh quan, tức là không chỉ tác động vào một thành phần nhất định nào đó mà là toàn bộ cảnh quan nói chung, tức là toàn bộ các thành phần tự nhiên. Vì thế, khôi phục không bao giờ trở về được trạng thái ban đầu. Tùy vào mức độ suy thoái sẽ có thời gian khôi phục khác nhau. [2] 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 33 - 38 36 Như vậy, mức độ suy thoái có mối quan hệ chặt chẽ với thời gian khôi phục cảnh quan. Mức độ suy thoái càng lớn, thời gian khôi phục càng lâu và cảnh quan khó trở lại trạng thái ban đầu. Việc khôi phục cảnh quan sau khai thác khoáng sản là vấn đề cấp bách, đòi hỏi cần phải làm ngay khi vẫn còn đang trong quá trình khai thác. Cảnh quan đồi núi là một hệ thống, các thành phần của hệ thống là địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, sinh vật. Giữa các thành phần có mối liên hệ qua lại với nhau rất mật thiết tạo nên tính hoàn chỉnh của cảnh quan. Thực tế cho thấy khi ta tác động vào một hay nhiều thành phần sẽ làm biến đổi các thành phần còn lại và làm ảnh hưởng tới trật tự của hệ thống. Đồng thời, bản thân sự thay đổi của các thành phần đó lại tác động tới môi trường bao quanh chúng. Thực tế ở mỏ than Núi Hồng (thuộc địa phận huyện Đại Từ) đã tiến hành hoàn nguyên môi trường trả lại ruộng cho dân sau khai thác để tái canh tác. Song song với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng khai trường sản xuất, công tác môi trường khai thác mỏ cũng được chú trọng như xử lý bụi phát sinh trong quá trình sản xuất xử lý nước thải và thu hồi các chất thải rắn nguy hại trong quá trình sửa chữa thiết bị. Công tác phục hồi cải tạo đất sau khai thác than tại Núi Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho các hộ dân đia phương trong diện bồi thường. Trước thực trạng mỏ than Khánh Hoà (xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương) ngày càng gặp nhiều khó khăn về vấn đề xử lý đất đá thải trong quá trình khai thác than đồng thời nhằm tận dụng nguồn đá vôi nguyên liệu, nhà máy xi măng Quán Triều đã được xây dựng với công suất 820.000 tấn/năm nhằm mục đích giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của đất đá thải do quá trình khai thác than ở mỏ than Khánh Hoà tạo ra. Đây cũng là một kinh nghiệm xử lý chất thải và bảo vệ môi trường khá hiệu quả để khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, kinh nghiệm khôi phục căn bản nhất là trong quá trình khai thác cần phải áp dụng những quy trình, công nghệ mới nhằm hạn chế phát sinh khí độc, bụi ra môi trường xung quanh, trồng thật nhiều cây xanh để làm giảm lượng bụi gây ô nhiễm không khí. Địa hình tỉnh Thái Nguyên là dạng địa hình đồi núi thấp, về mùa mưa rất dễ bị xói mòn và rửa trôi, vì thế, cần quan tâm đến lớp phủ thực vật có tác dụng ngăn chặn, làm giảm bớt sự rửa trôi của lớp đất bề mặt. Khi lớp phủ thực vật còn thì đất khó bị xói mòn do rễ thực vật có tác dụng điều hoà lượng nước có trong đất và giữ đất, còn đã mất lớp phủ thực vật thì tốc độ đó diễn ra nhanh hơn. Trong việc sử dụng tài nguyên, bên cạnh việc khai thác phải chú ý tới trồng rừng để làm giảm tối thiểu mất lớp phủ thực vật. Bởi lẽ, nó không chỉ làm mất đất mà còn ảnh hưởng tới cả hệ thống sông ngòi, chế độ thuỷ văn sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Đồng thời, khí hậu cũng có những thay đổi theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi, có nghĩa là tác động gián tiếp tới sự phát triển kinh tế. Trong quy hoạch khai thác khoáng sản cần phải làm theo đường vành đai, cùng với đó là không nên tiến hành san lấp tự do. Bởi khi lấy đất ở chỗ này mang sang nơi khác hoặc lấp đi các ao hồ, sông ngòi sẽ làm ảnh hưởng tới tổng thể tự nhiên chung ở khu vực đó. Vì vậy, trong các hoạt động khai thác cần phải có quy hoạch cụ thể, có các giải pháp tổng thể, đồng bộ, kết hợp chặt chẽ giữa các giải pháp kỹ thuật và chiến lược lâu dài. Và nhất là cần phải có quy hoạch khoa học, hợp lý. [2] Nước là thành phần tự nhiên mà khả năng khôi phục là phức tạp nhất. Bởi lẽ, môi trường nước sau khi bị tác động bởi các hoạt động khai thác khoáng sản thường ô nhiễm lớn, có tính chất lan tỏa. Để khôi phục được môi trường nước cần nhiều nhất là về thời gian, tiếp đó là cần công nghệ. Xây dựng phương án phòng chống, cảnh báo, dự báo các nguy cơ làm suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước ngầm do khai thác quá mức. Trong khai thác mỏ cũng cần giảm thiểu lượng nước tiêu thụ và sử dụng năng lượng có 41Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 33 - 38 37 hiệu quả, đồng thời áp dụng công nghệ tái sử dụng nước tối đa. Muốn vậy, các thiết bị sử dụng trong mỏ phải đảm bảo tiêu hao năng lượng thấp và thải ít chất thải ra môi trường xung quanh. Việc chuyển đổi phương pháp khai thác từ lộ thiên sang hầm lò cũng giảm thiểu tác động tới môi trường, khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do đất đá thải gây ra. [3] Không khí: Các thành phần của cảnh quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu làm tốt được khôi phục hệ sinh vật, cải tạo được môi trường đất đai, địa hình thì khôi phục môi trường không khí là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó không khí không thể trong lành hoàn toàn như trước kia do dư lượng của các bụi khí, khí độc vẫn tồn tại ở độ cao nhất định và lơ lửng trong các tầng không khí. Hạn chế nổ mìn bằng cách dùng máy xúc có búa phá. Đảm bảo an toàn trong công tác khoan, nổ mìn. Về lâu dài, trồng cây xanh che phủ khu vực xung quanh là biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo môi trường xanh – sạch - đẹp. Đất: Trong kinh nghiệm khôi phục đất ô nhiễm sau khai thác khoáng sản còn có hình thức mới là trồng các loại cây cỏ có khả năng hấp thụ các chất độc hại như dương xỉ, cỏ mần trầu, cỏ vetiver... Nếu mô hình này được nhân ra rộng rãi tại nhiều nơi khác của tỉnh sẽ tạo ra một hướng khôi phục cảnh quan mà hiệu quả cao, mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Khi đất đai màu mỡ, việc phát triển của thực vật tại các rừng trồng nhanh hơn, góp phần làm giảm thời gian khôi phục các thành phần của cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản. Sinh vật: Tỉnh Thái Nguyên nếu làm tốt được vấn đề này sẽ góp phần đáng kể cải tạo và khôi phục cảnh quan tự nhiên. Tuy tỷ lệ che phủ rừng những năm gần đây cũng đã tăng lên đáng kể: từ 27% năm 1994, lên 37% năm 1999, năm 2011 là 44,36%, nhưng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của tỉnh vẫn còn đang ở mức nghèo. Các giải pháp đưa ra chủ yếu nhất vẫn là trồng rừng, khôi phục lại cảnh quan tự nhiên tại các khu vực bị biến đổi do hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời với đó là phải quản lý tốt hệ sinh vật đã khôi phục để đảm bảo yếu tố bền vững lâu dài. KẾT LUẬN Vấn đề khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên là cầp thiết, phải tiến hành ngay khi các mỏ vẫn còn trong thời gian hoạt động. Cảnh quan tự nhiên mới có khả năng khôi phục được. Mặc dù cảnh quan đã bị khai thác thì không thể trở về hiện trạng ban đầu. Cùng với các giải pháp khôi phục cảnh quan ngay sau khi khai thác, các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản cần chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch, tiết kiệm tài nguyên với một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật lành nghề để phát triển bền vững. Các ngành hữu trách cần hoàn thiện các khung chính sách và pháp luật bảo vệ tài nguyên, triển khai hiệu quả chương trình “Phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản”, đánh giá tổng thể tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản để từ đó đề ra cơ chế, chính sách phù hợp, xây dựng hệ thống thanh tra khoáng sản có hiệu lực. Đặc biệt, chính quyền địa phương nên thành lập các trung tâm khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản, ngoài nguồn ngân sách nhà nước song cũng có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài, từ các tổ chức phi chính phủ và thuế môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Dự án mở rộng khai thác mỏ than Bá Sơn tại xã Sơn Cẩm – huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên – Công ty cổ phần xây dựng và khai thác than Thái Nguyên, 2004. [2] Cảnh quan học ứng dụng. A.G.Ixatxenko (Người dịch Đào Trọng Năng), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1975. [3] Dự án cải tạo môi trường của các mỏ khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2010. [4] Đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu khả năng khôi phục cảnh quan tự nhiên sau khai thác khoáng sản theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên”, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thanh Mai, 2011. 42Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 33 - 38 38 SUMMARY POSSIBLE RECOVERY ENVIRONMENT AND NATURAL LANDSCAPE AFTER MINING ACTIVITIES IN THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thi Hong*, Nguyen Thanh Mai College of Education – TNU In recent years, mining activities in Thai Nguyen province become more interested. because this job has caused negative impacts on the environment and natural landscape. These negative impacts do not only influence the current time, exhausted national resources but also compromising the needs of future generations. This is really a urgent matter requires to set out certain requirements and actions for local government and the people. Restore landscape studies after mining in Thai Nguyen province found mining present situation to nature, population, society and put forth solutions to recover natural landscape after mining issue on sustainable development. Key words: recover, landscape, mining activities, Thai Nguyen province, geography. Ngày nhận bài: 24/01/2013; Ngày phản biện: 29/01/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013 * Tel: 0912.847.549; Email: hongsptndiali@gmail.com 43Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38831_42376_49201315375033_9868_2052007.pdf