Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng phát triển, chống chịu
với sâu bệnh và cho năng suất khác nhau có ý nghĩa khi gieo trồng trong điều kiện vụ Xuân trên
đất đồi dốc tại tỉnh Bắc Kạn. Giống ĐT22 và DT96 là 2 giống có năng suất cao vượt đối chứng
và ổn định, có khả năng chống chịu khá và có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện gieo
trồng trong vụ Xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn.
Tiếp tục triển khai các nghiên cứu về các biện pháp kĩ thuật thích hợp như thời vụ, mật
độ và phân bón để có thể khai thác tối đa tiềm năng của 2 giống đậu tương này tại Bắc Kạn
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả so sánh giống đậu tương gieo trồng trong vụ Xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Tổng quan – Thông tin – Trao đổi
97
KếT QUả SO SáNH GIốNG ĐậU TƯƠNG GIEO TRồNG TRONG Vụ XUÂN
TRÊN ĐấT DốC TạI TỉNH BắC KạN
Trần Văn Điền - Luân Thị Đẹp (Tr−ờng ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên)
Trần Đình Long (Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam)
1. Đặt vấn đề
Đậu t−ơng (Glycine max (L) Merr.) là cây trồng ngắn ngày đóng vai trò quan trọng thứ 3
sau cây lúa và ngô đối với ng−ời nông dân tại tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, ng−ời dân ở tỉnh Bắc Kạn
trồng đậu t−ơng chủ yếu trong vụ hè với diện tích hàng năm biến động từ 2,3 - 2,5 nghìn ha với
năng suất trung bình khoảng 12 tạ/ha (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn 2005, 2006, 2007). Tỉnh Bắc
Kạn có quỹ đất gieo trồng đậu t−ơng trong vụ Xuân khá lớn khoảng 11 nghìn ha, trong đó có 4,5
nghìn ha đất dốc và hơn 6,5 nghìn ha đất 1 vụ không cấy đ−ợc lúa xuân (Ma Đình Quáng, 2005).
Nh−ng hiện nay, diện tích gieo trồng đậu t−ơng trong vụ Xuân hàng năm lại rất nhỏ chỉ chiếm từ
5-6% quỹ đất (600 - 700 ha/năm) với năng suất khoảng 11tạ/ha (Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn
2007). Có nhiều nguyên nhân hạn chế phát triển đậu t−ơng vụ Xuân ở Bắc Kạn, trong đó thiếu
một bộ giống đậu t−ơng phù hợp cho vụ Xuân đ−ợc xác định là yếu tố hạn chế chính.
Theo Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh (2005) trong vòng 20 năm qua có tới 25
giống đậu t−ơng mới đ−ợc công nhận, các giống mới này đM và đang đ−ợc đ−a vào các hệ thống
canh tác khác nhau ở các vùng sinh thái trong cả n−ớc. Với một quỹ đất dốc bỏ hóa vụ Xuân khá
lớn (4,5 nghìn ha) không bị sức ép tăng vụ, nếu chọn đ−ợc giống đậu t−ơng phù hợp trên loại đất
này sẽ tạo ra một vụ sản xuất quan trọng góp phần tăng thu nhập của ng−ời dân tỉnh Bắc Kạn.
Với lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thí nghiệm “So sánh một số giống đậu t−ơng gieo
trồng trong vụ Xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn”.
2. Ph−ơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm so sánh giống đ−ợc triển khai liên tục trong 3 vụ Xuân năm 2003, 2004 và
2005 tại huyện Ba Bể, nơi có diện tích gieo trồng đậu t−ơng nhiều nhất ở tỉnh Bắc Kạn. Năm
giống đậu t−ơng mới có tiềm năng cho năng suất cao: DT84, DT96, ĐT22, ĐVN5 và VX93 đ−ợc
chọn là vật liệu nghiên cứu so sánh với giống địa ph−ơng đang sử dụng phổ biến làm đối chứng
là Vàng Cao Bằng (VCB). Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc
lại với kích th−ớc ô thí nghiệm là 20 m2 (5m x 4m) cho mỗi vụ. Cây đậu t−ơng đ−ợc chăm sóc và
theo dõi theo quy trình khảo nghiệm giống đậu t−ơng 10TCN 339 - 98 (Bộ NN & PTNT, 1998).
Số liệu đ−ợc xử lí thống kê theo ph−ơng pháp phân tích biến động kết hợp giữa các năm nghiên
cứu (Combined Analysis of Variance) trên phần mền IRRISTAT 4.0.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm sinh tr−ởng phát triển và mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu t−ơng
Một số đặc điểm sinh tr−ởng phát triển và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các
giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm đ−ợc trình bày trong số liệu bảng 1.
Thời gian sinh tr−ởng (TGST): TGST của các giống tham gia thí nghiệm khác nhau có ý
nghĩa ở mức P < 0,01. Giống chín sớm nhất là giống DT84 và chín muộn hơn là DT96. DT84 có
thể coi là giống chín sớm trong vụ Xuân tại Bắc Kạn, còn các giống khác đều thuộc nhóm chín,
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Nông nghiệp, Lâm nghiệp& Thủy sản
98
trung bình có TGST t−ơng đ−ơng giống đối chứng Vàng Cao Bằng. TGST cây đậu t−ơng do đặc
tính di truyền quyết định, tuy nhiên, các TGST của đậu t−ơng bị ảnh h−ởng bởi nhiệt độ (Mayers và
các cs. 1991), độ dài ngày (Cregan và Hartwig, 1984), và chế độ n−ớc (Frederick và các cs., 1989).
Bảng 1. Đặc điểm sinh tr−ởng phát triển và mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống đậu t−ơng
gieo trồng trong vụ xuân năm 2003, 2004 và 2005 trên đất dốc tại Bắc Kạn.
Giống TGST
(ngày)
Chiều cao
cây (cm)
TLCKa
(g/cây)
CSDTLa
(m2 lá/m2 đất)
SLNSa
(cái/cây)
Sâu đục quả
(% số quả bị hại)
Bệnh gỉ
sắtb (cấp)
Vụ Xuân năm 2003
ĐT22 94,7 36,4 18,6 3,37 21,9 2,7 3,0
DT84 87,0 36,5 12,3 2,79 17,9 3,3 3,0
DT96 103,3 48,3 16,8 3,05 24,4 2,5 3,7
DVN5 93,3 36,6 17,4 2,99 25,2 3,8 5,0
VX93 101,0 44,2 17,5 3,23 18,6 4,1 5,0
VCB (ĐC) 94,0 38,3 16,6 3,17 26,0 1,6 3,0
Vụ Xuân năm 2004
ĐT22 96,0 48,2 20,0 3,69 22,9 2,1 3,0
DT84 94,0 41,2 15,1 2,89 18,8 4,1 4,3
DT96 106,0 53,3 19,1 4,19 20,2 3,4 3,0
DVN5 102,0 52,3 17,9 3,74 21,0 3,9 5,0
VX93 104,0 50,8 18,6 3,31 17,0 5,1 5,0
VCB (ĐC) 104,0 44,6 17,6 3,20 26,2 1,2 3,0
Vụ Xuân năm 2005
ĐT22 97,3 54,4 24,6 3,29 33,0 2,1 3,0
DT84 94,3 48,8 18,9 2,64 29,6 4,1 5,0
DT96 102,3 63,7 22,8 3,40 30,8 4,0 3,7
DVN5 99,3 56,3 21,9 3,09 29,3 2,9 5,0
VX93 97,7 54,8 22,9 2,74 28,2 6,0 5,0
VCB (ĐC) 101,7 51,6 21,2 3,00 39,2 1,1 3,0
Trung bình 3 vụ nghiên cứu
ĐT22 96,0 46,3 21,1 3,45 25,9 2,6 3,0
DT84 91,7 42,2 15,4 2,77 22,1 4,5 4,1
DT96 103,9 55,1 19,5 3,54 25,1 4,3 3,4
DVN5 98,2 48,4 19,1 3,27 25,2 3,7 5,0
VX93 100,9 49,9 19,7 3,09 21,3 5,7 5,0
VCB (ĐC) 99,9 44,8 18,5 3,12 30,5 1,6 3,0
Kết quả xử lí thống kê
Pgiống ** ** ** * ** ** **
Pnăm ** ** ** ** ** ** ns
Pgiống *năm ** * ns ** * ns *
LSD 0,05 giống 4,79 4,56 2,09 0,428 3,34 0,77 0,81
LSD 0,05 năm 0,37 1,68 1,43 0,208 2,63 0,35 0,38
LSD 0,05 giống*năm 0,67 1,64 - 0,341 3,39 0,85 0,78
CV (%) 0,4 6,0 7,2 6,4 8,1 13,7 12,0
TGST: thời gian sinh tr−ởng; TLCK: khả năng tích lũy chất khô; CSDTL: chỉ số diện tích lá;
SLNS: số l−ợng nốt sần; a: ở thời kì quả chắc xanh; b: đánh giá theo cấp bệnh từ 1-9;
*: sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05; **: sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,01.
Chiều cao cây: Chỉ tiêu chiều cao cây khác nhau có ý nghĩa giữa các giống tham gia thí
nghiệm, và giữa các năm nghiên cứu ở mức P < 0,01. Giống có chiều cao cây lớn là DT96, còn
các giống còn lại có chiều cao cây t−ơng đ−ơng đối chứng.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Tổng quan – Thông tin – Trao đổi
99
Khả năng tích lũy chất khô (TLCK): Số liệu bảng 1 cho thấy giữa các giống có sự sai
khác nhau có ý nghĩa ở mức P < 0,01 về khả năng TLCK. Giống có khả năng TLCK cao nhất là
ĐT22 (21,1 g/cây), sau đó là DT96 và giống TLCK thấp là DT84 chỉ đạt 15,4 g/cây.
Chỉ số diện tích lá (CSDTL): CSDTL của các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm khác
nhau có ý nghĩa ở mức P < 0,05. Giống DT84 có CSDTL nhỏ nhất chỉ đạt trung bình là 2,77 m2
lá/m2 đất, trong khi đó DT96 có CSDTL lên tới 3,54 m2 lá/m2. Các giống khác nh− ĐT22,
ĐVN5, VX93 có CSDTL t−ơng đ−ơng đối chứng vào khoảng 3 m2 lá/m2 đất. Một số nghiên cứu
về diện tích lá của cây đậu t−ơng cho rằng CSDTL tối −u của cây đậu t−ơng biến động từ 3-5 m2
lá/m2 đất ở thời kì quả vào chắc và trong khoảng này CSDTL có t−ơng quan thuận với năng suất
hạt (Liu và các cs. 2008).
Số l−ợng nốt sần hữu hiệu (SLNS): Số l−ợng nốt sần hữu hiệu (SLNS) khác nhau có ý
nghĩa giữa các giống nghiên cứu (P < 0,01). Các giống có SLNS trung bình của 3 năm nghiên
cứu biến động từ 22,1 - 30,5 cái/cây. Giống đối chứng Vàng Cao Bằng có SLNS lớn nhất là 30,5
cái/cây, đây là một −u điểm của giống địa ph−ơng.
Sâu đục quả: Tất cả các giống đều bị sâu đục quả phá hại, tuy nhiên, tỉ lệ số quả bị hỏng
do sâu đục quả phá khác nhau có ý nghĩa giữa các giống. Các giống bị sâu đục quả phá nhiều là
VX93 (5,7%), DT84 (4,5%) và DT96 (4,3%). Giống địa ph−ơng Vàng Cao Bằng có tỉ lệ sâu đục
quả thấp nhất chỉ bị 1,6%.
Bệnh gỉ sắt: Tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh gỉ sắt từ mức nhẹ đến trung bình. Mức
độ nhiễm bệnh gỉ sắt khác nhau có ý nghĩa (P < 0,01) giữa các giống tham gia thí nghiệm.
Giống bị nhiễm nặng hơn là VX93, ĐVN5 và DT84.
3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu t−ơng
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu t−ơng gieo trồng trong vụ
xuân năm 2003, 2004 và 2005 đ−ợc trình bày trong số liệu Bảng 2.
- Tổng số quả chắc/cây: Các giống đậu t−ơng có tổng số quả chắc/cây khác nhau có ý
nghĩa ở mức P < 0,01. Giống có số quả chắc cao nhất và v−ợt đối chứng là ĐT22 trung bình có
tới 32,3 quả. Giống DT96 có số quả t−ơng đ−ơng đối chứng Vàng Cao Bằng, còn các giống khác
có số quả chắc/cây thấp hơn đối chứng.
- Số hạt/quả: Số hạt/quả của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 1,91 - 1,96, nh−ng
có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các giống (P < 0,05) và giữa các năm nghiên cứu (P < 0,01).
- Khối l−ợng 1000 hạt (M1000 hạt): M1000 khác nhau có ý nghĩa giữa các giống nghiên
cứu và năm nghiên cứu ở mức P < 0,01. Tất cả các giống mới tham gia thí nghiệm đều có M1000
hạt lớn hơn đối chứng, và giống có M1000 hạt lớn nhất là DT96 (184g).
Năng suất lí thuyết (NSLT): Số liệu bảng 2 cho thấy NSLT khác nhau có ý nghĩa giữa các
giống và cũng khác nhau có ý nghĩa giữa các năm nghiên cứu. Giống có tiềm năng cho năng suất
cao v−ợt đối chứng là ĐT22 và DT96, còn các giống khác chỉ có năng suất t−ơng đ−ơng đối chứng.
Năng suất thực thu (NSTT): Năng suất thực thu khác nhau có ý nghĩa ở mức P < 0,01
giữa các giống và cũng khác nhau có ý nghĩa giữa các năm nghiên cứu. Chỉ có 2 giống có năng
suất cao v−ợt đ−ợc đối chứng Vàng Cao Bằng là ĐT22 (20,98 tạ/ha) và DT96 (18,1 tạ/ha).
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Nông nghiệp, Lâm nghiệp& Thủy sản
100
Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu t−ơng gieo trồng
trong vụ Xuân năm 2003, 2004 và 2005 trên đất dốc tại Bắc Kạn
Giống Tổng số quả chắc/cây
(quả)
Số hạt/quả
(hạt)
M1000 hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Vụ Xuân năm 2003
ĐT22 29,1 1,99 158 27,45 18,72
DT84 17,1 1,91 181 17,83 13,45
DT96 21,6 1,99 189 24,40 17,41
DVN5 22,4 1,97 156 20,53 14,80
VX93 20,9 1,96 150 18,52 13,96
VCB (ĐC) 26,1 1,96 142 21,87 15,88
Vụ Xuân năm 2004
ĐT22 30,7 1,94 164 29,41 22,29
DT84 18,6 1,90 174 18,41 14,37
DT96 24,0 1,92 178 24,69 18,57
DVN5 20,6 1,91 156 18,45 14,34
VX93 20,6 1,90 154 18,03 13,38
VCB (ĐC) 26,4 1,95 144 22,36 16,37
Vụ Xuân năm 2005
ĐT22 37,0 1,96 161 35,13 21,92
DT84 21,0 1,93 182 22,13 13,71
DT96 26,5 1,92 184 28,21 18,33
DVN5 25,2 1,95 155 22,91 15,56
VX93 23,2 1,91 159 21,20 15,43
VCB (ĐC) 26,7 1,95 144 22,49 14,93
Trung bình 3 vụ nghiên cứu
ĐT22 32,3 1,96 161 30,66 20,98
DT84 18,9 1,91 179 19,46 13,84
DT96 24,1 1,94 184 25,77 18,10
DVN5 22,7 1,94 155 20,63 14,90
VX93 21,6 1,92 154 19,25 14,26
VCB (ĐC) 26,4 1,95 143 22,24 15,75
Kết quả xử lí thống kê
P giống ** * * ** **
P năm ** ** ** ** **
P giống * năm ** ** * ** **
LSD0,05 giống 2,67 0,03 6,90 2,46 1,79
LSD0,05 năm 1,33 0,01 2,79 1,55 1,08
LSD0,05 giống * năm 2,31 0,03 6,19 2,30 1,60
CV(%) 5,7 0,9 2,3 6,0 5,9
NSLT: năng suất lí thuyết; NSTT: năng suất thực thu; M1000: Khối l−ợng 1000 hạt
*: sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05; **: sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,01.
4. Kết luận và đề nghị
Các giống đậu t−ơng tham gia thí nghiệm có khả năng sinh tr−ởng phát triển, chống chịu
với sâu bệnh và cho năng suất khác nhau có ý nghĩa khi gieo trồng trong điều kiện vụ Xuân trên
đất đồi dốc tại tỉnh Bắc Kạn. Giống ĐT22 và DT96 là 2 giống có năng suất cao v−ợt đối chứng
và ổn định, có khả năng chống chịu khá và có thời gian sinh tr−ởng phù hợp với điều kiện gieo
trồng trong vụ Xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn.
Tiếp tục triển khai các nghiên cứu về các biện pháp kĩ thuật thích hợp nh− thời vụ, mật
độ và phân bón để có thể khai thác tối đa tiềm năng của 2 giống đậu t−ơng này tại Bắc Kạn
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Tổng quan – Thông tin – Trao đổi
101
Summary
RESULTS OF THE STUDY ON SOYBEAN VARIETY TRIALS GROWN IN SPRING
SEASON ON UPLANDS IN BAC KAN PROVINCE
A variety trial was conducted on uplands in 3 spring seasons from 2003 to 2005 in Bac
Kan province. Five new soybean varieties and 01 local cultivars (Vang Cao Bang) used as
control were used as materials of the over-years experiment. The experiment was designed as
Randomized Complete Block Design in each year with three replications. The Combined
Analysis of Variance over years was used to analyze the data. There were significant differences
among soybean varieties in maturity duration, plant height, dry matter, nodule number,
resistance to pod borers, rust disease, pod number, 1000 seed weight and then grain yield.
DT22 and DT96 were recorded as highest and stable yielding varieties grown in uplands through
3 spring seasons in Bac Kan province. The average yield of DT22 variety was 20.98 ta/ha and
DT96 yielded 18.1 ta/ha, while the control (local cultivars) gained only 15.75 ta/ha.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), “Quy phạm khảo nghiệm giống đậu t−ơng”,
Tuyển tập Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, Tập 1: Tiêu chuẩn Trồng trọt, Nxb NN, HN, 105-108.
[2]. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2005, 2006, 2007), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2004,
2005, 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[3]. Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh (2005), “Kết quả chọn tạo và phát triển các giống đậu
đỗ 1985 - 2005 và định h−ớng phát triển 2006 - 2010”, Khoa học Công nghệ và Phát triển Nông thôn 20
năm Đổi mới, tập 1: Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 102-113.
[4]. Ma Đình Quáng (2005), “Báo cáo tóm tắt thực trạng và dự kiến phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp giai đoạn 2006 – 2010”, Tài liệu Hội thảo Khoa học: Định h−ớng phát triển Nông - Lâm nghiệp
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 – 2010, Bắc Kạn, 5-17.
[5]. Cregan, P.B. and Hartwig, E.E., (1984), “Characterization of flowering response to
photoperiod in diverse soybean genotypes”, Crop Science, (24), 659 - 662.
[6]. Frederick, J.R., Woolley, J.T., Hesketb, J.D. and Peters, D.B., (1989), “Phenological
responses of old and modern soybean cultivars to air temperature and soil moisture treatment”, Field
Crops Research, (21), 9-18.
[7]. Liu X. B., Jin. J., Wang G.H. anf Herbert S.J. (2008), “Soybean yield physiology and
development of high-yielding practices in Northeast China”, Field Crops Research, (105), 157-171.
[8]. Mayers, J.D., Lawn, R.J. and Byth, D.E., (1991), “Adaptation of soybean to the dry season of
the tropics. I. Genotypic and environmental effects on phenology”, Australian Journal of Agricultural
Research, (42) 497-515.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_so_sanh_giong_dau_tuong_gieo_trong_trong_vu_xuan_tre.pdf