Kết quả nghiên cứu thực trạng nghề khai thác thủy sản ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Nhà nước hỗ trợ vốn để ngư dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền và công nghệ mới để vươn khơi bám biển, hạn chế áp lực khai thác ven bờ. nhằm khai thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ. Có giải pháp và mô hình giúp khôi phục, duy trì, bảo vệ và phát triển NLTS ven bờ. Mô hình rạn nhân tạo được coi là khả thi trong hoàn cảnh này. Ngoài ra, cũng cần có phương án lập các tổ chức bảo vệ và phát triển NLTS hướng đến nghề cá bền vững. Nghề cá ven bờ Việt Nam nói chung, tại địa phương nghiên cứu nói riêng là đa loài, đa ngư cụ - vốn phức tạp; cần thiết phải có giải pháp đồng bộ để khai thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ huyện Núi Thành. Sử dụng bất kỳ một giải pháp đơn lẻ nào cũng đều đi đến thất bại.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu thực trạng nghề khai thác thủy sản ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM RESEARCH RESULTS OF FISHING STATUS IN COASTAL NUI THANH DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE Tô Văn Phương1 Ngày nhận bài: 16/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 20/10/2014; Ngày duyệt đăng: 10/02/2015 TÓM TẮT Bài báo này đưa ra kết quả nghiên cứu về thực trạng nghề khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam với để đưa ra được thực trạng về tàu thuyền, trang thiết bị an toàn hàng hải, trình độ thuyền viên, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, vi phạm về kích thước loài tối thiểu được phép khai thác, nhận thức của ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản Từ đó tìm ra nguyên nhân, làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.. Từ khóa: nguồn lợi thủy sản, thực trạng khai thác thủy sản, huyện Núi Thành, Quảng Nam ABSTRACT This paper gives research results of coastal resources fi shing in Nui Thanh district, Quang Nam province with some particular contents as follow: status of fi shing vessels, navigation equipments, crew, fi sheries resources dynamic, violation rates of minimum size permitted fi shing, fi shers’ awareness on fi sheries resources overtime. As a basic to propose solutions in order to reasonable fi shing resources in the research area. Keywords: fi sheries resources, fi shing status, Nui Thanh district, Quang Nam province 1 ThS. Tô Văn Phương: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đóng vai trò quan trọng về nguồn sinh kế và thu nhập của hàng ngàn người ven biển của địa phương. Theo số liệu thống kê Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành (2013), toàn huyện có hơn 85% trong tổng số 1527 tàu thuyền có công suất dưới 90CV hoạt động ven bờ với nhiều ngư cụ bất hợp pháp (ví dụ: sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ, xung điện, chất nổ, chất độc...). Đặc biệt, bên cạnh 931 tàu có công suất dưới 20CV với kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không chọn lọc và gần như hoạt động quanh năm nên đã tàn phá ngư trường và nguồn lợi thủy sản (NLTS), thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ - rong biển, làm mất nơi sinh cư, tận diệt các loại thủy sản [2]. Để khai thác hợp lý NLTS, cần thiết phải có cái nhìn tổng quan về thực trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển này, sẽ giúp giải quyết vấn đề khoa học - vốn là câu hỏi được đặt ra khi đứng trước mâu thuẫn nguồn lợi giảm, sản lượng tăng tại địa phương nghiên cứu. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp liên quan đến: cơ cấu về tàu thuyền, ngư cụ, ngư dân, NLTS... được thu thập từ các cơ quan ban ngành liên quan đến thủy sản, từ internet, nhà khoa học 2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Khảo sát trực tiếp và gián tiếp từ các nguồn: Thuyền trưởng, thuyền viên, nậu vựa tại bến cá; cán bộ quản lý nghề cá tại các cấp, để biết được biến động tăng, giảm tàu thuyền, sản lượng, ngư cụ, kích thước mắt lưới, sản phẩm... 3. Phương pháp chọn cỡ mẫu, thu mẫu ngẫu nhiên Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo Bảng chọn mẫu an toàn của FAO về hướng dẫn Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thu thập số mẫu an toàn trong khoa học nghề cá có đủ ý nghĩa thống kê. Để chọn ra cỡ mẫu nghiên cứu có ý nghĩa thống kê đối với tàu thuyền nghề thực tế đi khai thác ven bờ huyện Núi Thành, tác giả sử dụng các phương pháp: i) Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA); ii) Phương pháp thu thập số liệu định lượng (phỏng vấn cá nhân trực tiếp, qua điện thoại và email, quan sát trực tiếp). Sau đó kiểm chứng thông tin để xác định loại nghề, nhóm tàu, dải công suất, địa phương... Qua quá trình phân tích, trích lọc và xử lý số liệu thống kê, xác định được nhóm tàu thuyền theo dải công suất và địa phương thực tế khai thác ở vùng biển ven bờ. Cụ thể tại bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Thống kê tàu thuyền theo nghề dải công suất, địa phương (6/2014) TT Nghề Địa phương Tam Hải Tam Quang Tam Tiến Tam Hòa Xã khác Tổng Công suất (CV) 1 Rê < 20 153 50 11 50 58 322 20 - 45 4 5 2 6 4 21 2 Kéo < 20 16 1 1 2 1 21 20 - 45 7 88 26 121 3 Câu < 20 14 19 19 2 54 20 - 45 2 61 1 64 4 Lặn < 20 125 2 10 137 20 - 45 0 5 Mành < 20 8 41 49 20 - 45 1 10 11 6 Vây < 20 0 20 - 45 6 20 21 1 1 49 Tổng 329 165 194 97 64 849 Công trình nghiên cứu cần điều tra ngẫu nhiên 110 mẫu để đạt được độ tin cậy trong nghiên cứu là 95% [6] Từ bảng 1, sử dụng phương pháp phân bố mẫu ngẫu nhiên (theo địa bàn, công suất, nghề), phân bố mẫu phải tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể theo Viện Khoa học thống kê [4], công thức xác định cỡ mẫu của từng loại nghề khai thác (ni) như sau: Trong đó: N là tổng thể mẫu, Ni tổng thể mẫu theo (theo địa bàn, công suất, nghề) thứ i, n tổng số mẫu cần nghiên cứu, ni tổng số mẫu cần nghiên cứu (theo địa bàn, công suất, nghề) thứ i, i là (địa bàn, công suất, nghề), f là tỷ lệ mẫu f = n/N, (N = N1+N2++ Ni; n = n1+n2++ ni). Từ cách tính toán như trên, có bảng 2 là phân bổ mẫu nghiên cứu Bảng 2. Bảng phân bổ mẫu nghiên cứu theo địa bàn, nghề khai thác TT Địa phương Tam Hải Tam Quang Tam Tiến Tam Hòa Xã khác Tổng Nghề Công suất (CV) 1 Rê < 20 20 6 1 6 8 42 20 - 45 1 1 0 1 1 4 2 Kéo < 20 2 0 0 0 0 2 20 - 45 0 1 11 3 0 15 3 Câu < 20 2 2 3 0 0 7 20 - 45 0 8 0 0 0 8 4 Lặn < 20 16 0 0 2 0 18 20 - 45 0 0 0 0 0 0 5 Mành < 20 1 0 5 0 0 6 20 - 45 0 0 1 0 0 1 6 Vây < 20 0 0 0 0 0 0 20 - 45 1 3 3 0 0 7 Tổng 43 22 24 12 9 110 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51 4. Phương pháp xử lý số liệu Tiến hành hiệu chỉnh số liệu thu được và làm sạch các phiếu câu hỏi điều tra. Xử lý và phân tích thông tin bằng kiến thức chuyên môn thông qua Microsoft Excel. 5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam (được quy định theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ) Thời gian: từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 5.2. Đối tượng nghiên cứu Tàu thuyền khai thác thủy sản (công suất 20CV, tàu thuyền địa phương khác) hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng về tàu thuyền, trang thiết bị 1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản Tình hình phát triển tàu thuyền khai thác thủy sản tại địa phương địa phương nghiên cứu trong giai đoạn 2003 - 2013 được thể hiện tại bảng 3. Bảng 3. Thống kê tàu thuyền huyện Núi Thành qua các năm theo dải công suất Dải công suất (CV) Xu hướng tàu thuyền theo năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 < 20 500 494 466 524 796 790 790 862 862 910 931 20 - 45 385 392 395 406 352 352 361 293 270 200 180 45 - 90 74 90 96 107 221 230 232 235 246 201 194 90 - 150 2 15 37 43 43 45 45 38 44 135 168 150 - 250 14 14 35 41 41 45 47 52 65 65 58 250 - 400 0 2 6 6 14 16 19 30 35 35 34 > 400 0 0 0 0 1 2 4 9 22 22 22 Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS Quảng Nam Cơ cấu tàu thuyền các loại được biểu đồ hóa như hình 1 cho thấy, biến động về số lượng tàu thuyền các loại qua các năm đều ổn định. Hình 1. Biến động tàu thuyền khai thác từ 2003 đến 2013 Hình 2. Cơ cấu tàu theo dải công suất tàu Đến tháng 6/2014, cơ cấu tàu thuyền theo dải công suất từ dải nhỏ hơn 20CV đến trên 800CV được minh họa tại hình 2. Theo đó, có 61% tàu thuyền nhỏ hơn 20CV, đây là nhóm tàu do huyện quản lý, nhóm tàu công suất lớn hơn chiếm tỉ lệ khoảng 39%. Đáng chú ý, nhóm tàu có công suất dưới 90CV là những tàu khai thác gần bờ chiếm tỷ lệ cao, khoảng 85% (trong số 1.527 tàu). Ngoài ra, xét về cơ cấu tàu thuyền theo địa phương và dải công suất dưới 90CV (hình 3) cho thấy, tàu thuyền chủ yếu tập trung ở Tam Hải (chủ yếu dưới 20CV), Tam Quang, Tam Tiến và Tam Hòa. Trong khi ở các xã khác, tàu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhưng số lượng không đáng kể. Hình 3. Cơ cấu tàu thuyền theo địa phương và dải công suất dưới 90CV Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 1.2. Đặc điểm tàu thuyền khai thác ven bờ ở huyện Núi Thành Qua khảo sát 110 tàu thuyền hoạt động vùng biển ven bờ cho thấy, hầu hết đóng theo kiểu dân gian, vật liệu vỏ tàu chủ yếu bằng gỗ, đối với tàu có công suất nhỏ hơn 20CV thì vật liệu đóng vỏ tàu là gỗ kết hợp nan tre thô sơ, nhóm tàu có công suất dưới 6CV chủ yếu bằng nan tre; chất lượng tàu thuyền dao động từ 50 - 90%, chỉ còn trung bình khoảng 64% so với ban đầu. Thông số tàu thuyền khai thác ven bờ được thể hiện ở bảng 4, nhìn chung kích thước nhỏ, trung bình chỉ khoảng 10,5 mét. Bảng 4. Bảng thống kê thông số tàu thuyền mẫu điều tra TT Các giá trị Thông số tàu thuyền điều tra (m) Dài Rộng Cao 1 Lớn nhất 15,5 4,2 1,5 2 Nhỏ nhất 3 1,2 0,5 3 Trung bình 10,50 2,56 0,91 4 Khoảng ước lượng trung bình (độ tin cậy 95%) 10,50 ± 0,56 2,56 ± 0,15 0,91 ± 0,05 1.3. Thực trạng trang thiết bị hàng hải Vì là tàu thuyền nhỏ, lâu năm, với 71% tàu có công suất nhỏ hơn 20CV nên khả năng trang thiết bị hàng hải phục vụ khai thác còn hạn chế, được thể hiện tại bảng 5 dưới đây. Bảng 5. Trang bị an toàn hàng hải (n = 110) TT Loại trang thiết bị Thông số đánh giá Tình hình trang bị của 110 tàu mẫu khảo sát Tỷ lệ % đối với tổng thể Số lượng Tỷ lệ % 1 La bàn Có 40 36,4 36,4 ± 9,0 Không 70 63,6 63,6 ± 9,0 2 Định vị Có 59 53,6 53,6 ± 9,3 Không 61 46,4 46,4 ± 9,3 3 Dò cá Có 16 14,5 14,5 ± 6,6 Không 94 85,5 85,5 ± 6,6 4 Đàm thoại Có 37 33,6 33,6 ± 8,8 Không 73 66,4 66,4 ± 8,8 5 Phao tròn Đủ 80 72,7 72,7 ± 8,3 Thiếu 30 27,3 27,3 ± 8,3 6 Phao áo Đủ 50 45,5 45,5 ± 9,3 Thiếu 60 54,5 54,5 ± 9,3 Bảng 5 cho thấy: Trang thiết bị hàng hải chưa đầy đủ, không đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định của Thông tư 02/2007/ TT-BTS ngày 13/7/2007 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. Cụ thể: chỉ có 33,6% đáp ứng theo quy định, có tới 27,3% tàu thuyền không trang bị hoặc trang bị không đủ phương tiện cứu sinh; đặc biệt có tới 54,5% tàu thuyền không trang bị đủ phao áo cho tất cả thuyền viên trên tàu. Đối với nghề Lặn biển, do hoạt động khai thác gần bờ, nên 100% các tàu không trang bị dò cá và đàm thoại; phần lớn không có la bàn và định vị vệ tinh. 2. Thực trang lao động nghề khai thác Là nghề sinh kế quy mô nhỏ, thực trạng lao động trên tàu cá xét được thể hiện chi tiết tại bảng 6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53 Bảng 6 cho thấy: Đối với tuổi đời: lao động nghề cá dao động từ 31 ÷ 50 tuổi chiếm khoảng 57,5%, nhóm lao động dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 8,5%, trong khi nhóm tuổi 51 ÷ 60 chiếm tới 14,6%. Đáng lưu ý, 3,7% lao động trên 61 tuổi, có người 75 tuổi vẫn phải làm nghề biển. Trong khi, một mặt do không tìm được bạn đi biển, mặt khác vì kế sinh nhai, có khoảng 10% số lao động trên tàu cá là phụ nữ, và không ít tàu thuyền có cả vợ con đều phải đi khai thác. Đối với tuổi nghề: có 82,9% số lao động nghề cá có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề, trong đó 7,5% lao động hành nghề trên 25 năm. Tuy nhiên, xét về trình độ học vấn, hầu hết lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Đặc biệt, có đến 5,85% lao động nghề cá mù chữ, lớn hơn con số 0,7% có trình độ trung học phổ thông. Góc độ khác cho thấy, vì là tàu thuyền kích thước và công suất nhỏ, chỉ hoạt động ven bờ nên chưa đến 1/3 thuyền trưởng đã qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn thuyền máy trưởng. 3. Thực trạng về kích thước loài khai thác Sản phẩm chính trong các mẻ lưới vi phạm nghiêm trọng kích thước tối thiểu được phép khai thác theo Thông tư 02, cụ thể thể hiện ở hình dưới đây. Bảng 6. Thống kê tuổi đời, tuổi nghề, trình độ thuyền viên (294 thuyền viên = 110 tàu) TT Thông số đánh giá Thuyền viên trên 110 tàu mẫu khảo sát Tỷ lệ % đối với tổng thểSố lượng Tỷ lệ % 1 Tuổi đời < 18 25 8,5 8,5 ± 5,2 18 - 30 54 18,4 18,4 ± 7,2 31 - 40 79 26,9 26,9 ± 8,3 41 - 50 90 30,6 30,6 ± 8,6 51 - 60 35 11,9 11,9 ± 6,1 > 60 11 3,7 3,7 ± 3,6 2 Tuổi nghề < 5 8 2,7 2,7 ± 3,0 5 ÷ < 10 43 14,6 14,6 ± 6,6 10 ÷ < 15 74 25,2 25,2 ± 8,1 15 ÷ < 20 96 32,7 32,7 ± 8,8 20 ÷ < 25 51 17,3 17,3 ± 7,1 Trên 25 22 7,5 7,5 ± 4,9 3 Trình độ học vấn Mù chữ 17 5,8 5,8 ± 4,4 Tiểu học 175 59,5 59,5 ± 9,2 THCS 100 34,0 34,0 ± 8,9 THPT 2 0,7 0,7 ± 1,5 CĐ 0 0 0 ĐH 0 0 0 4 Bằng thuyền trưởng (110 TT) Có 27 26,7 24,7 ± 8,0 Không 83 73,3 75,3 ± 8,0 Hình 4. Phân bố chiều dài cá Chuồn lưới rê Hình 5. Phân bố chiều dài cá cơm nghề vây Hình 4 và 5 cho thấy, 65,7% tỷ lệ cá Chuồn và 64,2% cá Cơm khai thác được từ lưới Vây có kích thước chiều dài thân nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác theo quy định của Thông tư 02. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Qua hình 8 cho thấy, có 64,2% cá Cơm khai thác được từ lưới Vây có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép đánh bắt theo qui định của Thông tư 02. Đối với cá Nục, có 84,9% tỷ lệ cá có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác. Kết quả nghiên cứu cho thầy, 100% ngư cụ khai thác NLTS vùng biển nghiên cứu có kích thước mắt lưới vi phạm quy định của Thông tư 02, dẫn đến sản phẩm khai thác được có tỷ lệ vi phạm cao. Hệ quả làm nguồn lợi không kịp tái tạo, cạn kiệt NLTS không thể tránh khỏi. 4. Nhận thức của người dân về nguồn lợi thủy sản và giải pháp bảo vệ - 100% ngư dân khẳng định nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, sản lượng khai thác ngày một ít hơn và kích thước các loài thủy sản vi phạm quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác chiếm tỷ lệ cao trong mỗi mẻ lưới. - 100% chưa tham gia các tổ chức quản lý và bảo vệ NLTS, và khoảng 30% ngư dân cho rằng không muốn tham gia vì nhận thức chưa thấy được lợi ích gì từ đó (hàm ý mục đích hỗ trợ tiền lương, tiền công...). Hình 6. Phân bố chiều dài thân cá Mối, tôm he của nghề lưới kéo Hình 6 cho thấy, cá tạp trong mỗi mẻ lưới, chuyến biển chiếm tỷ lệ khá cao (49,3%) trong chuyến khảo sát thực tế. khoảng 68% số lượng cá Mối (thẩn) có chiều dài thân nhỏ hơn kích thước tối thiểu khai thác (20cm); trong khi 86,3% số lượng Tôm he có kích thước vi phạm quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác (12cm). 100% tàu thuyền khai thác nghề lưới Kéo tại vùng biển nghiên cứu vi phạm về quy định kích thước mắt lưới phần giữ cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Thông tư 02). Hình 7. Phân bố chiều dài thân cá Liệt và cá Nục Từ hình 7 cho thấy, có 81,9% cá Liệt có chiều dài vi phạm quy định kích thước thành thục sinh dục (10,7cm), trong khi đó, 77,5% cá Nục vi phạm quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác (12cm). Hình 8. Phân bổ chiều dài thân cá Cơm và cá Nục Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55 - Vì gặp khó khăn trong hành nghề nên 85,7% ngư dân muốn chuyển đổi sang nghề khác nếu được hỗ trợ vốn đầu tư để cải hoán, nâng cấp tàu thuyền và ngư cụ để đi khai thác xa bờ. - 72,7% ngư dân cho rằng nghề khai thác họ đang hoạt động đảm bảo được cuộc sống của gia đình, 22,8% có ý kiến ngược lại và 4,5% ý kiến khác. Ngư dân chưa có ý định phát triển nghề để nâng cao năng suất, điều này chứng tỏ ngư dân còn thụ động trong sản xuất, trình độ dân trí thấp nên gặp khó khăn cho phát triển công nghệ mới... Hầu hết ngư dân không có ý định cho con theo nghiệp mình. Từ khó khăn như vậy, một số ngư dân chuyển sang làm nghề khác như phụ hồ, mò ốc hoặc vào Sài Gòn kiếm sống. - Khảo sát cho thấy thấy có khoảng 70 loài cá được ngư dân cho biết có ở vùng biển nghiên cứu, khi phỏng vấn kết hợp thu mẫu cho thấy có 8/54 loài cá, 1/18 loài giáp xác ít xuất hiện hoặc bây giờ không còn nữa. Cụ thể: Cá Sủ, Cá Tam Bôi, Cá Hồng và Cá Song giường như không còn trong mẻ lưới. Trong khi có một số loài thủy sản không còn nhiều như trước, cách đây 5 - 10 năm. Theo khảo sát, 100% ngư dân khi được hỏi cho biết mô hình khôi phục, tái tạo và BVNLTS như chà, rạn nhân tạo đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến bảo vệ và phát triển NLTS. Do vậy họ ủng hộ việc Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng mô hình chà rạn ở vùng biển này, sẽ giúp khai thác hợp lý NLTS vì mô hình chà - rạn sẽ giúp khôi phục, bảo vệ và phát triển NLTS tại đây. Trong khi đó, tàu thuyền nghề lưới Kéo - vốn là nghề xâm hại môi trường sống của các loài thủy sản - sẽ tránh xa các khu vực bãi rạn nhân tạo (nếu được thả ở khu vực ngư trường) vì cho rằng nếu kéo lưới vào khu vực đó sẽ bị rách và mất lưới. 5. Mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất khai thác Mối quan hệ giữa tổng sản lượng khai thác và sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác theo công suất (CV) - CPUE được thể hiện ở hình 9. Xét trong mối tương quan từ hình 9, xu hướng sản lượng và CPUE gia tăng nhanh chóng, liên tục trong giai đoạn 2003 - 2013 lần lượt từ 17.000 tấn (năm 2003) lên tới 34.750 tấn (năm 2013). Tuy nhiên, CPUE giảm liên tục với 0,62 tấn/CV ở năm đầu giai đoạn xuống còn 0,34 tấn/CV vào năm cuối giai đoạn. Giá trị CPUE 0,34 tấn/CV cũng tương đồng với xu hướng suy giảm năng xuất khai thác chung của nghề cá qui mô nhỏ - vốn chủ yếu khai thác NLTS ven bờ Việt Nam [5]. Đây là minh chứng chứng tỏ NLTS bị suy giảm. Đặc biệt, sản lượng chủ yếu từ đội tàu có công suất dưới 45CV (chiếm 71% tổng số tàu thuyền) không có khả năng đi xa bờ, theo khảo sát là khai thác gần bờ. Do vậy, có thể khẳng định rằng nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ đang bị suy giảm nghiêm trọng. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có 849 tàu thuyền huyện Núi Thành (gồm: 597 tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20CV và 252 tàu có công suất từ 20 - 90CV) và có 22 tàu Quảng Ngãi khai thác tại vùng biển nghiên cứu. Trang bị thiết bị an toàn hàng hải và cứu sinh không đầy đủ Sản lượng khai thác có xu hướng tăng tương tự với xu hướng quy mô tàu thuyền. Tuy nhiên, CPUE lại có xu hướng giảm theo thời gian. Cụ thể, từ 0,62 tấn/CV năm 2003 xuống còn 0,34 tấn/CV vào năm 2013. Thuyền viên có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở. Tuổi đời cao, trung bình từ 40 - 50 tuổi, tương ứng là tuổi nghề cũng cao từ 10 - 20 năm. Hình 9. Mối quan hệ giữa sản lượng và CPUE giai đoạn 2003-2013 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG So với 5 năm trước, sản lượng trên một đơn vị cường lực giảm từ 20 - 30%, kích thước các loài thủy sản chính trong thành phần đánh bắt giảm từ 30 - 40%, và trên 80% vi phạm kích thước tối thiểu cho phép khai thác trong khi 100% kích thước mắt lưới ngư cụ vi phạm quy định kích thước mắt lưới tối thiểu theo quy định. Trong khi mẻ lưới ngày càng ít các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Phần lớn ngư dân (85,7%) sẽ tự nguyện chuyển đổi nghề nghiệp, chủ yếu sang nghề khai thác khác nếu được nhà nước hỗ trợ vốn để cải hoàn, đóng mới tàu thuyền, công nghệ mới... Qua khảo sát thấy rằng, 100% ngư dân ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng mô hình rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển NLTS. Ngoài ra, rạn nhân tạo đóng vai trò quan trọng làm hạn chế tàu thuyền xâm hại đến môi trường sinh thái ven biển. 2. Kiến nghị Cắt giảm tàu thuyền có kích thước và công suất nhỏ, đặc biệt là hoạt động nghề khai thác có xâm hại đến môi trường hệ sinh thái. Khi tàu thuyền được cắt giảm, giải quyết công ăn việc làm cho nhóm ngư dân này là cấp bách; cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương để đề xuất giải pháp. Chuyển đổi nghề nghiệp đối với tàu thuyền có khả năng cải hoán, thậm chí đóng mới để ngư dân tiến khơi xa, không khai thác ven bờ. Nhà nước hỗ trợ vốn để ngư dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền và công nghệ mới để vươn khơi bám biển, hạn chế áp lực khai thác ven bờ... nhằm khai thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ. Có giải pháp và mô hình giúp khôi phục, duy trì, bảo vệ và phát triển NLTS ven bờ. Mô hình rạn nhân tạo được coi là khả thi trong hoàn cảnh này. Ngoài ra, cũng cần có phương án lập các tổ chức bảo vệ và phát triển NLTS hướng đến nghề cá bền vững. Nghề cá ven bờ Việt Nam nói chung, tại địa phương nghiên cứu nói riêng là đa loài, đa ngư cụ - vốn phức tạp; cần thiết phải có giải pháp đồng bộ để khai thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ huyện Núi Thành. Sử dụng bất kỳ một giải pháp đơn lẻ nào cũng đều đi đến thất bại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam. 2013. Số liệu thống kê tàu thuyền nghề cá tỉnh Quảng Nam tính đến năm 2013. Quảng Nam. Việt Nam. 2. Phòng nông nghiệp huyện Núi Thành. 2013. Báo cáo kết quả sản xuất khai thác thủy sản và diêm nghiệp huyện Núi Thành năm 2013. Núi Thành, Quả ng Nam. 3. Phòng nông nghiệp huyện Núi Thành. 2010. Kết quả thực hiện nghị quyết về đề án phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2004-2010. Núi Thành, Quả ng Nam. 4. Viện Khoa học thống kê. 2005. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu. Hà Nội. Tiếng Anh 5. DANIDA. 2010. The Fisheries Sector in Vietnam: A Strategy Economic Analysis. University of Copenhagen and Ministry of Planning and Investment of Vietnam. Vietnam. 6. FAO. 2002. Sample-based fi sheries surveys: A technical handbook. FAO Fisheries technical 425, Rome, Italy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_thuc_trang_nghe_khai_thac_thuy_san_ven_bo.pdf