Kết luận
- Hệ thống cây trồng tương đối phong phú,
tuy nhiên hiệu quả kinh tế cho một mô hình
luân canh chưa cao, lợi nhuận thu được biến
động từ 19,07 triệu đồng/năm đến 44,79 triệu
đồng/năm tùy thuộc vào giống cây trồng cũng
như công thức luân canh.
- Công thức luân canh phổ biến trên đất ruộng
2 vụ là Lúa xuân - Lúa mùa sớm - rau vụ
đông (hoặc Khoai tây) và Lúa xuân - Lúa mùa
chính vụ
- Công thức luân canh phổ biến trên đất
ruộng1 vụ là ngô xuân - Lúa mùa- rau - vụ
đông (hoặc Khoai tây) hoặc ngô xuân - Lúa
mùa - bỏ hóa
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng theo hướng sản xuất hàng hoá tại thành phố Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Ngọc Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 129 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
129
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT RUỘNG
THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
Đinh Ngọc Lan*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thành phố Lạng Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.769 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
16,67% và chủ yếu là đất ruộng. Cuộc sống của ngƣời nông dân Lạng Sơn chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, nhƣng sản xuất trồng trọt vẫn còn nghèo nàn và thiếu sự đầu tƣ trong các hoạt đông sản
xuất. Cơ cấu cây trồng trên đất ruộng rất khác nhau giữa các hộ nông dân và cây trồng chính vẫn
chủ yếu là lúa, ngô, đậu đỗ và rau. Lúa và rau là 2 cây hàng hóa chính ở đây nhƣng thị trƣờng tiêu
thụ thì còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng liên quan
chặt chẽ với kiến thức của ngƣời nông dân về việc sử dụng nguồn sẵn có, cũng nhƣ các điều kiện
kinh tế xã hội. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên tập trung vào đẩy mạnh tăng vụ, tăng các loại
cây trồng mang tính chất hàng hóa và thay giống cây trồng mới.
Từ khóa: Luân canh, cơ cấu cây trồng, đất ruộng, Lạng Sơn, nông nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị-
kinh tế- văn hoá - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và
là một thành phố thƣơng mại, du lịch với
nhiều danh lam thắng cảnh. Tổng diện tích
đất tự nhiên là 7.769 ha trong đó đất nông
nghiệp chiếm 16,67% và chủ yếu là đất ruộng
[3]. Hiện nay trên đất ruộng tại nhiều xã,
phƣờng của Thành phố Lạng Sơn vụ xuân và
vụ hè vẫn trồng chủ yếu là lúa với năng suất
thấp (4 tấn/ha). Tuy các chủng loại rau rất đa
dạng và phong phú, đặc biệt là một số loại rau
đặc sản nhƣ Cải làn, Cải ngồng ngọt, Cải
xanh.... đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng, giá
cao hơn với mức giá của các loại rau thông
dụng khác, nhƣng diện tích trồng rau hàng
năm mới chỉ chiếm 284 ha, và rất manh mún,
không tập trung. Trong những năm qua nền
kinh tế Lạng Sơn đã có nhiều bƣớc tăng
trƣởng mạnh, thành phố Lạng Sơn bƣớc đầu
đã chuyển đổi đƣợc cơ cấu cây trồng tại một
số địa bàn thuộc Thành phố. Nhƣng thực tế
ngƣời dân Lạng Sơn vẫn chƣa phát huy thế
mạnh về các nông sản trong những điều kiện
tự nhiên thích ứng, chƣa tạo ra một vùng sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, việc áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật vẫn còn nghèo nàn, chƣa đầu
tƣ thâm canh cao.
Tel: 0914389928, Email:dinhngoclan2001@yahoo.com
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nƣớc, với cơ chế thị trƣờng mở, ở mỗi
vùng đều có thế mạnh đặc thù về sinh thái và
môi trƣờng, không chỉ biết có trồng cây lƣơng
thực mà cần phải đa dạng hoá cây trồng. Nghị
quyết IX và X của Đảng ta đã xác nhận quan
điểm trên và nhà nƣớc ta đang khuyến khích
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để
đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng
nông hộ, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ
sở khai thác tối ƣu lợi thế so sánh của từng
tiểu vùng, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và
đảm bảo sản xuất đƣợc bền vững[1], [7] [8].
Do đó để tồn tại và phát triển, nền nông
nghiệp thành phố Lạng Sơn nhất định phải có
hƣớng chuyển đổi tích cực hơn để thích ứng
nhanh với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
của thị trƣờng. Vì vậy, giải pháp đặt ra là cần
phải nghiên cứu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cho phù hợp, quy hoạch các vùng sản xuất
mang tính chất sản xuất hàng hoá cho thành
phố Lạng Sơn. Phát triển bền vững các loại
nông sản là thế mạnh, có chất lƣợng, có khả
năng cạnh tranh cao, đồng thời nghiên cứu và
xác lập đƣợc một hệ thống thị trƣờng tiêu thụ
sản phẩm, nhƣ vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng đất và giúp cho nông dân có thêm cơ sở
để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống.
Đinh Ngọc Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 129 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
130
NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung
- Phân tích tình hình sản xuất và cơ cấu các
loại cây trồng trên đất ruộng
- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Định hƣớng cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất
ruộng theo hƣớng sản xuất hàng hoá
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình điều tra nghiên cứu để đảm
bảo độ tin cậy chắc chắn và tính khả thi cao,
đề tài sử dụng các phƣơng pháp điều tra nhƣ
phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn,
phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham
gia của ngƣời dân, phƣơng pháp phỏng vấn
sâu và phỏng vấn nông dân theo bảng câu hỏi.
- Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích thống
kê mô tả và một số phƣơng pháp phân tích
kinh tế lƣợng.để kiểm định giá trị, so sánh,
tính toán hiệu quả kinh tế, phân tích tất cả các
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của hộ gia
đình, sự tiếp cận nguồn thông tin kỹ thuật,
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
ruộng của nông dân và giá cả thị trƣờng,. ....
- Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu đƣợc chọn là 3 xã: Mai
Pha, Quảng Lạc, Hoàng Đồng thuộc thành
phố Lạng Sơn, ba xã này đại diện cho sản
xuất nông nghiệp của thành phố Lạng Sơn
cả về mặt điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện
kinh tế xã hội.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm và
các công thức luân canh tại hộ gia đình
Kết quả điều tra tại 3 xã : Mai Pha, Quảng
Lạc, Hoàng Đồng tại thành phố Lạng Sơn cho
thấy nông dân thƣờng bố trí các loại cây trồng
chính là : lúa xuân, lúa mùa, ngô xuân, ngô hè
thu, đỗ tƣơng, rau... Trong đó diện tích trồng
lúa mùa chiếm tỷ lệ khá cao: Diện tích trồng
lúa mùa tại xã Mai Pha là: 2420 m2/hộ nông
dân, tại xã Quảng Lạc là: 2640 m2/hộ nông
dân và tại xã Hoàng Đồng diện là: 1620
m
2/hộ nông dân (Bảng 1) .
Các công thức luân canh phổ biến
Kết quả điều tra cho thấy một số công thức luân
canh đƣợc sử dụng phổ biến tại 3 xã Mai Pha,
Quảng Lạc, Hoàng Đồng là:
Lúa xuân - lúa mùa - rau đông ( cải bắp, su
hào, rau cải)
Lúa xuân - lúa mùa chính vụ
Ngô xuân - lúa mùa - rau đông ( cải bắp, su
hào, rau cải)
Ngô xuân - lúa mùa - khoai tây
Trong đó ở xã Mai Pha công thức luân canh
đƣợc sử dụng nhiều nhất là: lúa xuân - lúa
mùa - cải bắp (su hào, rau cải): 73,33% số
hộ, tiếp theo là công thức luân canh ngô -
lúa mùa - cải bắp (su hào, rau cải) 33,67%.
Ở xã Quảng Lạc công thức luân canh đƣợc
sử dụng nhiều nhất là: Lúa xuân - lúa mùa -
khoai tây: 53,33%, tiếp theo là ngô xuân -
lúa mùa - cải bắp (su hào, rau cải) 53,00%
Bảng 1. Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm tại hộ gia đình (ĐVT: 1000m2/hộ ND)
Loại cây trồng Xã Mai Pha Xã Quảng Lạc Xã Hoàng Đồng
Lúa xuân 1,76 1,64 1,58
Lúa mùa 2,42 2,64 1,62
Ngô xuân 0,84 1,50 0,35
Ngô hè thu 0,14 0,22 0,02
Ngô đông 0,00 0,06 0,05
Đỗ tƣơng 0,07 0,16 0,12
Rau( cải, su hào ,bắp cải,) 0,58 0,49 0,25
Khoai tây 0,00 0,17 0,65
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Đinh Ngọc Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 129 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
131
Bảng 2: Công thức luân canh phổ biến tại 3 xã Mai Pha, Quảng Lạc, Hoàng Đồng (ĐVT: % số hộ trồng)
Công thức luân canh Mai Pha Quảng Lạc Hoàng Đồng
Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 27,23 53,33 73.00
Lúa xuân - lúa mùa chính vụ 44,22 43,33 33.00
Lúa xuân - lúa mùa - cải bắp (su hào, rau
cải)
73,33 50,00 27,23
Ngô xuân - lúa mùa - cải bắp (su hào, rau
cải)
33,67 53,00 13,00
Ngô xuân - lúa mùa - bỏ hoang 33,00 38,12 40,00
Ngô xuân - lúa mùa - khoai tây 13,67 15,00 12,05
Dƣa - lúa mùa - cải bắp (su hào, rau cải) 12,55 12.43 6,25
Dƣa - lúa mùa - bỏ hoang 16,12 15,12 12,05
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh phổ biến (ĐVT: Triệu VNĐ/ha)
Công thức luân canh Mai Pha Quảng Lạc Hoàng Đồng
Trung
bình
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 42,504 34,303 40,158 38,988
- Lúa xuân - Lúa mùa – Cải bắp 46,031 41,314 41,190 42,845
Ngô xuân - Lúa mùa - Rau đông 42,169 38,655 37,956 39,593
Ngô xuân - Lúa mùa - Bỏ hoang 18,626 16,635 21,956 19,072
Lúa xuân - lúa mùa chính vụ 24,12 22,35 23,55 23,34
Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai tây 38,642 31,651 36,915 35,736
Dƣa chuột - Lúa mùa - Rau cải 47,852 46,609 39,910 44,790
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Ở xã Hoàng Đồng công thức luân canh đƣợc
sử dụng nhiều nhất là lúa xuân - lúa mùa -
khoai tây 73,00%, tiếp theo là ngô xuân - lúa
mùa - bỏ hoang 40,00%.
Hạch toán hiệu quả kinh tế của các hệ
thống cây trồng
Kết quả ở bảng 03 cho thấy: Công thức có
hiệu quả kinh tế cao nhất là: Dƣa chuột - lúa
mùa - cải bắp (cải làn, su hào, rau cải) với lãi
thuần đạt 44,790 triệu VND/ ha, Sở dĩ công
thức này có thu nhập cao nhất vì trong hai
năm vừa qua, dƣa chuột đạt năng suất cao,
diện tích trồng dƣa chuột lại chƣa nhiều nên
dƣa bán đƣợc giá cao. Tiếp đến là công thức:
Lúa xuân - lúa mùa - cải bắp với lãi thuần đạt
đạt 42,845 triệu VND/ha. Đây là công thức
đƣợc đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất trên chân đất hai vụ lúa. Mặc dù công
thức hợp lí nhƣng hiệu quả đem lại cho bà
con vẫn chƣa thực sự mỹ mãn vì bà con vẫn
chƣa áp dụng đúng kỹ thuật vào sản xuất và
chƣa chọn đƣợc những bộ giống thích hợp.
Công thức có hiệu quả kinh tế thấp nhất là:
Ngô xuân - lúa mùa - bỏ hoang lãi thuần chỉ đạt
19,072 triệu VNĐ/ha/. Hiện nay diện tích trồng
theo công thức này vẫn còn chiếm diện tích lớn.
Trong những năm tới, chúng ta cần huy động
mọi nguồn lực để thu hẹp diện tích này.
Trở ngại đối với việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng
Qua thu thập ý kiến đánh giá của bà con nông
dân, một số trở ngại chính ảnh hƣởng đến sản
xuất cũng nhƣ việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng đƣợc bà con nêu ra nhƣ:
- Điều kiện sản xuất không thuận lợi: Vụ xuân
thời tiết thƣờng lạnh nên đa số các loại cây
trồng phải trồng muộn do đó ảnh hƣởng đến
thời vụ của vụ mùa. Đặc biệt là các chân
ruộng cao, không có hệ thống tƣới tiêu
thƣờng thiếu nƣớc trong mùa khô
- Thiếu giống, chất lƣợng giống không tốt:
Giống cây trồng ở các cửa hàng và công ty
Đinh Ngọc Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 129 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
132
cung cấp giống cây trồng thƣờng không phong
phú, không đủ, không nhiều giống mới.
- Thiếu thông tin cần thiết về đầu vào, đầu ra
cho quá trình sản xuất
- Thiếu vốn đầu tƣ sản xuất, thiếu kỹ thuật
- Trình độ học vấn của ngƣời dân còn thấp.
Quan điểm của nông dân về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng
Khi hỏi nông dân về quan điểm của họ về
sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, phần lớn họ cho là cần thiết (64% ý
kiến đánh giá) và rất cần thiết (18% ý kiến
đánh giá). Còn lại khoảng 16% cho là không
biết hoặc không cần thiết. Điều đó cho ta thấy
rằng ngƣời nông dân đã có sự nhận thức về sự
cần thiết của việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ. Tuy
nhiên, việc ra quyết định sẽ chuyển đổi hay
không là còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai
của nông hộ, nguồn lực gia đình, và các yếu
tố thị trƣờng.
Yếu tố thị trƣờng và lợi nhuận cũng nhƣ
khả năng đảm bảo độ an toàn cao trong
tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay thông tin thị trƣờng đến với nông
dân còn rất hạn chế. Phần lớn số hộ khảo sát
tiếp cận thông tin thị trƣờng qua các kênh
thông tin không chính thức nhƣ bạn bè, láng
giềng, lái buôn. Việc tiếp nhận thông tin từ
cán bộ khuyến nông chƣa đƣợc nhiều, chƣa
đƣợc đầy đủ.
Đóng góp của thương nhân và các nhà chế
biến trong sản xuất hàng hóa
Tất cả các hộ gia đình thuộc đối tƣợng khảo
sát (100%) đều có bán sản phẩm nông nghiệp
do mình làm ra. Khi phân tích về số lƣợng
ngƣời mua hàng thì thấy rằng phần lớn những
cuộc giao dịch mua bán cũng đều tập trung
vào thị trƣờng tự do ở chợ. Một số nông dân
cũng nêu lên rằng họ cũng có bán cho các lái
buôn ở chợ hoặc tại nhà, nhƣng số này rất ít.
Đối với đối tƣợng mua là Công ty thu mua
của Nhà nƣớc, Công ty chế biến nông sản và
hợp tác xã thì hầu nhƣ rất hiếm.
Định hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo 4
hƣớng chính:
- Tăng thêm 1 vụ cây trồng mới trong vụ
đông trên những diện tích đất thuận lợi của
các khu vực đất hiện đang bỏ hóa vụ đông.
- Chuyển đổi loại cây trồng sang những loại
cây trồng mang tính sản xuất hàng hoá.
- Thay giống cây trồng mới
- Đƣa thêm một số cây trồng mới vào
công thức luân canh hiện có để đa dạng
hoá cây trồng.
+ Công thức luân canh chủ đạo: Rau xuân
- lúa mùa sớm- rau đông
Lúa xuân - lúa mùa sớm- rau đông;
Màu xuân - lúa mùa sớm- rau đông;
Ngoài ra còn có thể đƣa thêm 1 số chủng loại
hoa vào trong cơ cấu vụ đông ở những chân
đất thuận lợi ví dụ nhƣ hoa ly vì hiệu quả kinh
tế của mô hình có trồng hoa cao hơn rất nhiều
so với các cây trồng hàng năm khác.
Các loại rau đƣợc khuyến cáo trồng trong các
công thức trên là: cà chua, cải làn, su hào, cải
bắp, súp lơ, cải ngọt, cải mơ, bí xanh
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
- Hệ thống cây trồng tƣơng đối phong phú,
tuy nhiên hiệu quả kinh tế cho một mô hình
luân canh chƣa cao, lợi nhuận thu đƣợc biến
động từ 19,07 triệu đồng/năm đến 44,79 triệu
đồng/năm tùy thuộc vào giống cây trồng cũng
nhƣ công thức luân canh.
- Công thức luân canh phổ biến trên đất ruộng
2 vụ là Lúa xuân - Lúa mùa sớm - rau vụ
đông (hoặc Khoai tây) và Lúa xuân - Lúa mùa
chính vụ
- Công thức luân canh phổ biến trên đất
ruộng1 vụ là ngô xuân - Lúa mùa- rau - vụ
đông (hoặc Khoai tây) hoặc ngô xuân - Lúa
mùa - bỏ hóa
- Quan điểm của nông dân về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng: có tới 82 % nông dân mong
muốn đƣợc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy
vậy theo ý kiến tự nhận xét của nông dân ở
vùng điều tra cho thấy một số khó khăn trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhƣ một vài
Đinh Ngọc Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 129 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
133
cây trồng vẫn còn thiếu giống và chất lƣợng
giống không tốt, thiếu kỹ thuật tiên tiến, trình
độ văn hóa còn chƣa cao, điều kiện sản xuất
không thuận lợi nhƣ thiếu hệ thống thủy lợi.
Yếu tố thị trƣờng và lợi nhuận đặc biệt tác
động mạnh, chi phối đến các quyết định lựa
chọn phƣơng án sản xuất kinh doanh và mức
độ đầu tƣ của nông hộ. Hiện còn thiếu các
kênh cung cấp thị trƣờng chính thống, thiếu
sự dự báo về thị trƣờng nông sản.
Khuyến nghị
Tăng cƣờng năng lực của nông dân nhằm đói
phó với những rủi ro của thị trƣờng và sự ổn
định của giá cả thông qua các phƣơng tiện
thông tin thông tin đại chúng, các kênh thông
tin của nhà nƣớc, khuyến nông, hội nghị, hội
thảo trong đó quan tâm đến việc dự báo về
thị trƣờng.
Tăng cƣờng công tác khuyến nông, hƣớng
dẫn kỹ thuật nhằm giúp nông dân có điều kiện
giảm giá thành và mang lại lợi nhuận khá,
đảm bảo một tỷ lệ an toàn về lợi nhuận. Cán
bộ khuyến nông phải tiếp tục gắn bó với nông
dân trong quá trình thử nghiệm các mô hình
canh tác mới. Cần thực hiện nhiều hơn các
mô hình thí điểm trồng cây/ vật nuôi mới
nhằm giúp nông dân an tâm sản xuất.
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau, các tổ chức
hoặc cá nhân trung gian tiếp cận với nông dân
thông qua các mối liên hệ gắn bó hài hoà lợi
ích nhƣ hợp đồng kinh tế nhằm gắn bó nông
dân, bảo đảm một tỷ lệ an toàn nhất định cho
nông dân khi họ quyết định đầu tƣ chuyển
dịch cơ cấu.
Đẩy mạnh mô hình gắn bó giữa nhà khoa học,
doanh nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc với nông
hộ. Sự gắn bó chặt chẽ đó sẽ có tác động trực
tiếp và tích cực đến quyết định và khả năng
thành công của nông dân trong việc lựa chọn
phƣơng án sản xuất, mức độ đầu tƣ, tính toán
hiệu quả và mƣc tham gia của thị trƣờng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2005), Kinh tế- chính sách nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2].Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
[3].Cục thống kê Lạng Sơn. Niên giám thống kê
Lạng Sơn 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[4] FAO (1995), Phát triển hệ thống canh tác,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[5].Phạm Xuân Nam (1997), Phát triển nông thôn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6].Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng và Đặng
Văn Minh (1999) Giáo trình hệ thống nông
nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[7].Vũ Đình Thắng và Hoàng Văn Định. 2002.
Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn. Nxb
Thống kê, Hà Nội.
[8]. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm Quốc
tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
SUMMARY
RESEARCH ON CHANGING OF CROP SYSTEMS ON PADDY RICE LAND IN
THE DIRECTION OF COMERCIAL PRODUCTION IN LANG SON CITY.
Dinh Ngoc Lan
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
Lang Son city covers an area of some 7.769 hectares, 16.67% of which is situated on agricultural land and
mainly is paddy rice land. In Lang Son city, Farmers live off what they can produce themselves and the
agricultural production still plays a main role in the household economics development. But the crop
production systems were simple and there was a lack of investment for production activities. Farmers used
paddy rice land to grow crop systems differently. The main crops are rice, maize, beans and vegetables. Rice
and vegetables were the most important products sold to the market, as they were the main cash crops in the
areas. The market channel for crop products was quite simple. The study results show that the change of crop
systems closely corresponds with the farmer’s knowledge of the resources as well as the socio-cultural and
economic situation and need to increase one crop season, use cash crop as well as use new crop varieties.
Key word: Rotational crop, plant structure, rice land, crop system, Lang Son
Tel: 0914389928, Email: dinhngoclan2001@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_chuyen_doi_co_cau_cay_trong_tren_dat_ruong_theo_h.pdf