Kế toán vay ngân hàng, vay trái phiếu, nợ phải trả, dự phòng phải trả

Phải trả nhà cung cấp  Hệ số vòng quay các khoản phải trả  Thuế phải nộp  Phải trả công nhân viên

pdf59 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán vay ngân hàng, vay trái phiếu, nợ phải trả, dự phòng phải trả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN VAY NGÂN HÀNG, VAY TRÁI PHIẾU, NỢ PHẢI T8Ả, DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ NỢ PHẢI TRẢ?  “Laø nghóa vuï hieän taïi cuûa doanh nghieäp phaùt sinh töø caùc giao dòch vaø söï kieän ñaõ qua maø doanh nghieäp phaûi thanh toaùn töø caùc nguoàn löïc cuûa mình.”  Định nghĩa nợ bao hàm 3 yếu tố  Phải là nghĩa vụ hiện tại  Nghĩa vụ là kết quả của các giao dịch/sự kiện đã diễn ra  Phải thanh toán từ các nguồn lực của DN (giảm lợi ích kinh tế trong tương lai). ĐỊNH NGHĨA  Một khoản nợ để được ghi nhận và phản ánh trên bảng cân đối kế toán thì  Phải tương đối chắc chắn sẽ phải hy sinh lợi ích kinh tế tương lai  Giá trị phải được đo lường một cách tin cậy  Nếu doanh nghiệp vẫn có khả năng để tránh viêc phải hy sinh lợi ích kinh tế trong tương lai thì khoản nợ không được xem là tồn tại và không được ghi nhận  Khi xem xét việc ghi nhận một khoản nợ, sự đánh giá nghề nghiệp là cần thiết PHÂN LOẠI NỢ PHẢI TRẢ current/non-current  Nợ ngắn hạn là các khoản nợ thỏa mãn một trong số các tiêu chuẩn  Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường  Được giữ chủ yếu cho mục đích thương mại  Có thời hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo  Nợ dài hạn  Khoản nợ không thỏa mãn tiêu chuẩn để ghi nhận là nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn  Vay ngắn hạn  Vay dài hạn đến hạn trả  Phải trả nhà cung cấp  Phải trả công nhân viên  Thuế và các khoản phải nộp  Phải trả nội bộ  Phải trả, phải nộp khác Nợ dài hạn  Vay dài hạn  Nợ dài hạn NỢ PHẢI TRẢ - NỢ VAY  Nợ vay: là khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch DN đi vay nhằm bổ sung vốn mà việc thanh toán cả gốc và lãi dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của DN.  Ngắn hạn  Dài hạn  Nợ trong thanh toán: nợ phải trả 1.1. Kế toán vay ngân hàng  Chuẩn mực VAS 16: Chi phí đi vay Khi nhận được vốn vay Nợ TK Tiền mặt, TGNH Có TK Vay ngắn hạn, Vay dài hạn Chi phí đi vay  Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định;  Nếu trả trước chi phí lãi vay: tính vào “Chi phí trả trước” và phân bổ dần vào chi phí tài chính của từng kỳ.  Trả gốc và lãi vào ngày đáo hạn, định kỳ tính chi phí lãi vay vào “Chi phí phải trả”. Kế toán chi phí đi vay 1) Định kì, thanh toán lãi vay: Nợ TK Chi phí tài chính Có TK 111, 112 2) Trường hợp trả trước lãi tiền vay: Nợ TK 142, 242/Có TK 111, 112 Định kì, phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kì vào chi phí tài chính Kế toán chi phí đi vay 3) Trường hợp trả gốc và lãi khi hết thời hạn - Định kì, kế toán chi phí lãi vay phải trả: Nợ TK 635/Có TK 335 - Khi đáo hạn, trả gốc vay và lãi vay ghi: Nợ TK 311, 341,315 Nợ TK 335 Có TK 111, 112 Trường hợp vốn hóa chi phí đi vay  Đối với khoản vốn vay riêng biệt  Phần được vốn hóa = chi phí thực tế - thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này  Đối với các khoản vốn vay chung:  Không phải điều chỉnh các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời trên  Vốn hóa vào TK 241 (vay để xây dựng cơ bản) hoặc 627 (vay để sản xuất ra sản phẩm dở dang, thời hạn trên 12 tháng). 1.2. Phát hành trái phiếu  Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.  Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay.  Trái phiếu được thanh toán lãi theo các phương thức: a) Thanh toán lãi định kỳ; b) Thanh toán lãi ngay khi phát hành; c) Thanh toán một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn. Bonds  Face value (amount): mệnh giá  Principal Amount due at maturity  Interest payments: thanh toán lãi  Coupon rate times the face value of debt  Coupon rate (lãi suất danh nghĩa) is the interest rate stated in the note.  Market rate of interest: lãi suất thị trường  The rate of interest demanded in the market place given the risk characteristics of a bond  Can be higher or lower than the coupon rate. Phát hành trái phiếu  Phát hành trái phiếu ngang giá (giá phát hành bằng mệnh giá): khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành;  Phát hành trái phiếu có chiết khấu  Phát hành trái phiếu có phụ trội TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU:  Mệnh giá: 100.000 đồng/trái phiếu  Số lượng trái phiếu phát hành: 3.000.000 (Bằng chữ: Ba triệu) trái phiếu  Tổng giá trị phát hành: 300.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tỷ đồng)  Thời hạn trái phiếu: 5 năm  Kỳ hạn trả lãi: lãi suất cố định  Lãi suất: 11,5 %/năm  Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu:  Lãi trái phiếu: Tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ 01 lần hàng năm vào ngày phát hành, bắt đầu sau 01 năm kể từ ngày phát hành trái phiếu.  Tiền gốc được thanh toán một lần khi đến hạn đúng bằng mệnh giá trái phiếu.  Giá bán: 100.000 đồng/trái phiếu TK?  TK 343: Trái phiếu phát hành  TK 3431: Mệnh giá trái phiếu  TK 3432: Chiết khấu trái phiếu  TK 3433: Phụ trội trái phiếu A. Phát hành trái phiếu ngang giá (Bond issued at par)  Phát hành giấy nhận nợ (trái phiếu) theo giá danh nghĩa thời hạn 3 năm lãi suất 5%/năm = $100,000; Có thể hoàn lại theo giá danh nghĩa = $100,000  Lãi suất thực và lãi suất ngầm định hiệu lực (danh nghĩa) = 5%/năm Kế toán? Trả lãi định kì, gốc đến hạn  Năm 1:  Khi phát hành: Nợ TK TGNH: 100 000 Có TK Vay trái phiếu: 100 000  Khi thanh toán lãi: Nợ TK CPTC: 5 000 Có TK TGNH: 5 000 Kế toán? Trả lãi định kì, gốc đến hạn  Năm 2:  Khi thanh toán lãi: Nợ TK CPTC: 5 000 Có TK TGNH: 5 000 Kế toán? Trả lãi định kì, gốc đến hạn  Năm 3:  Khi thanh toán lãi: Nợ TK CPTC: 5 000 Có TK TGNH: 5 000 - Khi hoàn trả gốc vay: Nợ TK Vay trái phiếu lãi suất 5%: 100 000 Có TK TGNH: 100 000 Trường hợp trả lãi trái phiếu sau, khi đến hạn?  Từng kỳ doanh nghiệp được trích trước chi phí lãi vay phải trả vào chi phí tài chính: Nợ TK 635 Có TK 335: Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành?  Chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK242 rồi sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí  Sau khi phát hành trái phiếu  Định kì phân bổ lãi trái phiếu trả trước Chi phí phát hành trái phiếu  Được tính vào chi phí tài chính hoặc phân bổ dần thông qua tài khoản 242 Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn Nợ TK Vay trái phiếu Có TK TGNH. B. Phát hành trái phiếu có phụ trội (Bond issued at a Premium) - Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu - Premium; - Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường (Market rate) nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa (Coupon rate). - Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Bond issued at a Premium - Ví dụ  Ngày 1/1/01, công ty cổ phần X vay bằng cách phát hành $ 10,000 trái phiếu đã thu bằng tiền gửi ngân hàng. Kỳ hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa là 6%/năm, trả lãi hằng năm vào cuối mỗi năm. Lãi suất thực tế trên thị trường tại thời điểm phát hành là 4%/năm. Giá phát hành trái phiếu là ? Bond issued at a Premium  Giá bán trái phiếu = 600/(1+0.04)1 + 600/(1+0.04)2 + 600/(1+0.04)3 + 10,000/(1+0.04)3 = 10,000 + 555 Vào ngày 1/1/01, Kế toán ghi: Nợ TK TGNH: 10 555 Có TK Trái phiếu phát hành (Bond payable): 10 000 Có TK Phụ trội trái phiếu (Premium): 555 Bond issued at premium  31/12/01: Nợ TK Chi phí lãi vay: 422 (=10 555*4%) Nợ TK Phụ trội trái phiếu: 178 (=600 – 422) Có TK TGNH: 600 = 10 000 x 6%  31/12/02: Nợ TK Chi phí lãi vay: 415 [= (10 555 – 178)*0.04] Nợ TK Phụ trội trái phiếu: 185 [=600 – 415] Có TK TGNH: 600 = 10 000 x 6%  31/12/03: Nợ TK Chi phí lãi vay: 408 [= (10 555 – 178 – 185)*0.04] Nợ TK Phụ trội trái phiếu: 192 [=600 – 408] Có TK TGNH: 600 = 10 000 x 6% Bond issued at premium  31/12/03 Trả gốc vay Nợ TK Trái phiếu phát hành: 10 000 Có TK TGNH: 10 000 C. Phát hành trái phiếu có chiết khấu Bond issued at a Discount - Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết khấu trái phiếu; - Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường (Market rate) lớn hơn lãi suất danh nghĩa (Coupon rate); - Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Bond issued at a Discount - Ví dụ  Ngày 1/1/01, công ty cổ phần X vay bằng cách phát hành $ 10,000 trái phiếu đã thu bằng tiền gửi ngân hàng. Kỳ hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa là 6%/năm, trả lãi hằng năm vào cuối mỗi năm. Lãi suất thực tế trên thị trường tại thời điểm phát hành là 8%/năm. Giá phát hành trái phiếu là ? Bond issued at a Discount  Giá bán trái phiếu = 600/(1+0.08)1 + 600/(1+0.08)2 + 600/(1+0.08)3 + 10,000/(1+0.08)3 = 9 485  Vào ngày 1/1/01, Kế toán ghi: Nợ TK TGNH: 9 485 Nợ TK Chiết khấu trái phiếu: 515 Có TK Trái phiếu phát hành (Bond payable): 10 000 Bond issued at a Discount  Vào cuối năm thứ 1: Chi phí lãi vay = Tiền vay thuần * 8% = 9 485*8% = 759 Kế toán ghi: Nợ TK Chi phí lãi vay: 759 Có TK Tiền: 600 Có TK Chiết khấu trái phiếu: 159  Net Bond payable sau năm thứ 1 = 9 485 + 159 = 9 644 Bond issued at a Discount Bond issued at Discount  31/12/01: Nợ TK Chi phí lãi vay: 759 (= 9 485*8% ) Có TK Chiết khấu trái phiếu: 159 (=759 - 600) Có TK TGNH: 600 = 10 000 x 6%  31/12/02: Nợ TK Chi phí lãi vay: 771 [= (9 485 + 159)*0.08] Có TK Chiết khấu trái phiếu: 171 Có TK TGNH: 600 = 10 000 x 6%  31/12/03: Nợ TK Chi phí lãi vay: 785 [= (9 485 + 159+171)*0.08] Có TK Chiết khấu lãi vay: 185 Có TK TGNH: 600 = 10 000 x 6% Bond issued at Discount 31/12/03: Trả gốc vay Nợ TK Trái phiếu phát hành: 10 000 Có TK TGNH: 10 000 1.3. Kế toán Nợ phải trả trong thanh toán  Phải trả nhà cung cấp  Hệ số vòng quay các khoản phải trả  Thuế phải nộp  Phải trả công nhân viên a. Phải trả nhà cung cấp TK 331  Doanh nghiệp tài trợ cho tài sản của mình như thế nào?  Mua chịu: hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản cố định.  Vòng quay các khoản phải trả? b. Thuế và các khoản phải nộp TK333  Thuế GTGT phải nộp: TK 3331  Thuế tiêu thụ đặc biệt: TK 3332  Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp: TK 3333  Thuế thu nhập doanh nghiệp: TK 3334  Thuế thu nhập cá nhân: TK 3335  Thuế, phí, lệ phí khác:. c. Phải trả công nhân viên: TK 334  Phản ảnh tổng số chi phí tiền lương, tiền công đã phát sinh, nhưng vào cuối kì, DN chưa thanh toán cho công nhân viên. Kế toán chi phí tiền lương  Tính lương phải trả CNV: Nợ TK Chi phí tiền lương Có TK Phải trả CNV  Tính bảo hiểm xã hội DN phải nộp: Nợ TK Chi phí tiền lương Có TK Phải nộp BHXH 1.4. DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ (provisions)  Khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.  Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;  Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;  Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Kế toán Dự phòng phải trả TK 352  Dự phòng phải trả được ghi nhận vào chi phí quản lý DN  Dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm được ghi nhận vào chi phí bán hàng  Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp: chi phí sản xuất chung  Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp  . Dự phòng phải trả: nợ ước tính  Việc sử dụng các ước tính là một phần quan trọng của việc lập báo cáo tài chính và không làm mất đi độ tin cậy của BCTC.  Một số nước còn gọi đây là dự phòng cho rủi ro và chi phí, dự phòng này không gắn liền với một nhóm tài sản nào cả  Khác với dự phòng giảm giá tài sản. Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009  Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp. Dự phòng phải trả Ví dụ1: về nghĩa vụ pháp lý Công ty X kí hợp đồng thuê nhà xưởng 3 năm; điều khoản không hủy ngang, với số tiền bồi thường là 10 tr/tháng X số tháng còn lại trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Do biến động thị trường, công ty buộc thu hẹp quy mô sx, quý 4/N đã di dời nhà xưởng, dự kiến trả mặt bằng vào 10/1/N+1 và số tiền phải bồi thường là 30 tr đ. Cuối năm N, kế toán phải làm gì? Dự phòng phải trả  Ví dụ: Nghĩa vụ liên đới Công ty Y sản xuất xe ô tô, phát hiện hệ thống thắng của lô hàng X đã xuất xưởng không đạt yêu cầu. Chưa có khách hàng nào yêu cầu nghĩa vụ pháp lý đối với công ty Y. Tháng 12/N, công ty Y công bố sẽ thay thế hệ thống thắng cho toàn bộ các xe thuộc lô hàng trên, với chi phí ước tính đáng tin cậy là 300 tr đ. Cuối năm N, công ty Y phải làm gì? Dự phòng phải trả  Công ty mỹ phẩm A bị một số khách hàng kiện ra tòa vì chất lượng của một số mỹ phẩm đã ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Đến tháng 12/N, mặc dù Tòa án chưa có quyết định xử lý nhưng khả năng thua kiện của công ty A theo các nhà đại diện pháp lý là trên 90% và số tiền bồi thường có thể ước tính một cách đáng tin cậy là 200 tr đ.  Ngày 31/12/N công ty A phải làm gì? Dự phòng phải trả  Một DN bán hàng cho khách hàng có kèm giấy bảo hành sửa chữa các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong vòng 6 tháng sau khi mua. Nếu có lỗi hỏng hóc nhỏ, tổng chi phí sửa chữa tối đa là 1 tr, nếu hỏng hóc lớn, là 4 tr. Theo thống kê, 80% hàng hóa bán ra không bị hỏng hóc, 15% hàng hóa bán ra có hỏng hóc nhỏ và 5% sẽ có hỏng hóc lớn. Tổng doanh thu năm N là 150 tr. Kế toán phải làm gì? Phân biệt Dự phòng phải trả - Dự phòng giảm giá tài sản Dự phòng giảm giá tài sản Dự phòng phải trả Các khoản mục Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, DPGG đầu tư tài chính, DPPT khó đòi Dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng tái cơ cấu, Dự phòng rủi ro Đặc điểm Phản ảnh giá trị giảm của tài sản so với giá gốc Phản ánh nghĩa vụ nợ của DN vào ngày lập BCTC Trình bày Phần Tài sản, ghi âm Phần Nợ phải trả, ghi dương 1.5. KHÁI NIỆM NỢ TIỀM TÀNG contingent liabilities  Nợ tiềm tàng là  Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã qua  Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.  Không thể chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế  Chẳng hạn việc doanh nghiệp đứng ra đảm bảo một khoản nợ của một đối tượng khác hoặc trách nhiệm có thể có từ các hoạt động pháp lý (kiện tụng) NỢ TIỀM TÀNG  Không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán  Nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm công bố thông tin trong phần thuyết minh, bổ sung thông tin cho các báo cáo tài chính Phân biệt Nợ phải trả và Dự phòng phải trả, Nợ tiềm tàng Nợ phải trả Dự phòng phải trả Nợ tiềm tàng Nghĩa vụ nợ Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ giao dịch, sự kiện đã qua Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ giao dịch, sự kiện đã qua Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các GD, SK đã qua, nhưng phụ thuộc vào nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai Thời gian thanh toán Chắc chắn Chưa chắc chắn Không chắc chắn Giá trị Chắc chắn Có thể ước tính đáng tin cậy, ghi nhận vào cuối kì Không thể ước tính tin cậy, không được phản ánh trong BCĐKT Công ty FPT (1/1/2009) Dự phòng phải trả dài hạn: 1.114.400.506 đ Dự phòng phải trả ngắn hạn: 17.733.690.720đ  Các khoản dự phòng được ghi nhận khi Tập đoàn có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra, và Tập đoàn có khả năng phải thanh toán nghĩa vụ này. Các khoản dự phòng được xác định trên cơ sở ước tính của Ban Giám đốc về các khoản chi phí cần thiết để thanh toán nghĩa vụ nợ này tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Công ty FPT (1/1/2009)  Dự phòng bảo hành: Dự phòng bảo hành liên quan chủ yếu đến số hàng hóa đã bán và dịch vụ đã cung cấp trong năm 2008 và 2009. Dự phòng được lập dựa trên ước tính từ những số liệu về bảo hành trong các năm trước đó cho các sản phẩm và dịch vụ tương tự.  Dự phòng cho bảo lãnh các khoản ngân hàng cho sinh viên vay: Dự phòng cho bảo lãnh các khoản ngân hàng cho sinh viên vay là các bảo lãnh mà Đại học FPT đã cấp cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Thành và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong liên quan đến các khoản cho vay mà Ngân hàng cấp cho các sinh viên của Trường đại học FPT, một công ty con của Tập đoàn FPT. Công ty FPT Cuối quí III/2009 1/1/2009 Hàng tồn kho: 1.650.582.553.990 1.230.872.064.900 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: (25.774.642.974) ( 6.914.183.721) Ý NGHĨA CỦA THÔNG TIN NỢ PHẢI TRẢ TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH  Việc xác định giá trị và phản ánh thông tin của nợ phải trả có tác động tới các giao dịch, thỏa thuận gắn liền với các khoản nợ, chẳng hạn yêu cầu của ngân hàng về tỷ lệ nợ/tài sản  Khi thực tế cho thấy tỷ lệ nợ đã tới sát giới hạn cho phép, quản lý sẽ lựa chọn phương pháp kế toán để cải thiện chỉ tiêu:  Báo cáo thu nhập tăng lên hoặc  Báo cáo giảm giá trị các khoản nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_1_no_phai_tra_sv_bookbooming_787.pdf
Tài liệu liên quan