Kế toán tài chính - Chương 4: Bảng cân đối kt và bảng xác định kết quả kinh doanh

Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. • Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương laicho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

pdf54 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tài chính - Chương 4: Bảng cân đối kt và bảng xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4: BẢNG CÂN ĐỐI KT VÀ BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH NỘI DUNG PHẦN 3 3.1 Những qui định chung. 3.2 Bản cân đối kế toán (Balance Sheet). 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement/ Profit &Loss). 3.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (THEO VAS 21) CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC • Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. • Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. • Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. • Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. • Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. • Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí. GHI NHẬN CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC • Một khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn: a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai. b/ Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy. Ghi nhận tài sản • Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. • Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh. Ghi nhận nợ phải trả Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. Ghi nhận chi phí • Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. • Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Ghi nhận chi phí • Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. • Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. Mục đích của báo cáo tài chính • Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN. • Để đạt mục đích trên BCTC phải cung cấp những thông tin của một DN về: – Tài sản. – Nợ phải trả. – Vốn chủ sở hữu. – Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ. – Các luồng tiền. Trách nhiệm lập và trình bày BCTC • Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính • Hệ thống báo cáo tài chính của DN gồm: – Bảng cân đối kế toán. – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. – Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Yêu cầu lập và trình bày BCTC – Trung thực và hợp lý. – Tuân thủ các chuẩn mực, chế độ và quy định hiện hành. – Phải khẳng định BCTC được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán VN. – Các trường hợp sử dụng chính sách kế toán khác không được coi là tuân thủ dù có thuyết minh trong BCTC. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC Hoạt động liên tục Giaùm ñoác phaûi ñaùnh giaù veà khaû naêng hoaït ñoäng lieân tuïc cuûa ñôn vò trong thôøi gian toái thieåu 12 thaùng keå töø ngaøy keát thuùc nieân ñoä. Cơ sở dồn tích Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác. trừ khi có một CMKT khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Bù trừ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Có thể so sánh Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (theo thực thể kinh tế) Báo cáo tài chính BCTC tổng hợp BCTC riêng BCTC hợp nhất Công ty mẹ, tập đoàn DN có đơn vị kế toán trực thuộc, Tổng công ty CÁC LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (theo niên độ kế toán) Báo cáo tài chính BCTC giữa niên độ BCTC năm Tất cả các đơn vị kế toán DN Nhà nước, công ty cổ phần niêm yết Báo cáo LCTT  Hoạt động kinh doanh  Hoạt động đầu tư  Hoạt động tài chính Báo cáo KQHĐKD Tiền & TĐT Tài sản khác Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tiền&TĐT Tài sản khác Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu LN sau thuế CPP LN sau thuế CPP BCĐKT BCĐKT Thuyết minh báo cáo tài chính  Hoạt động kinh doanh  Hoạt động khác MỐI QUAN HỆ 3.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Balance Sheet KẾT CẤU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Balance Sheet) Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu TÀI SẢN = NPT + VỐN CSH KẾT CẤU TỔNG TS TÀI SẢN NGUỒN VỐN Lọai A: Tài sản ngắn hạn Lọai B: Tài sản dài hạn. Lọai A: Nợ phải trả -Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn Lọai B: Vốn chủ sở hữu = TỔNG NV Tương đương tiền? Các khoản đầu tư ngắn hạn : – Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. – Có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Phân loại ngắn hạn hay dài hạn? • DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm được xếp vào ngắn hạn. • DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào ngắn hạn. 3.2. Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) PHẦN TÀI SẢN Doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này: Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào. • Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. • Tài sản dài hạn gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. PHẦN NỢ PHẢI TRẢ Doanh nghiệp phải trình bày Nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn. Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:  Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc  Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn. Bảng CĐKTphải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây : 1. Tiền và các khoản tương đương tiền. 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. 3. Các khoản phải thu thương mại và phi thu khác. 4. Hàng tồn kho. 5. Tài sản ngắn hạn khác. 6. Tài sản cố định hữu hình. 7. Tài sản cố định vô hình. 8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. 9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. 10. Tài sản dài hạn khác. 11. Vay ngắn hạn. 12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác. 13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. 14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác. 15. Các khoản dự phòng. 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số. 17. Vốn góp. 18. Các khoản dự trữ. 19. Lợi nhuận chưa phân phối. XEM SÁCH VÀ THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 15/QĐ-BTC NGÀY 20/03/2006 – BỔ SUNG THEO THÔNG TƯ Số: 244/2009/TT-BTC 1. Dạng BCTC : Báo cáo tài chính giữa niên độ và cả năm. BCTC Giữa niên độ dạng đầy đủ và dạng tóm lược 2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính • Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ • Kỳ lập báo cáo tài chính năm • Các DN phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. • Trường hợp đặc biệt, DN được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến vịệc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng • Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ • Kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV) • Kỳ lập báo cáo tài chính khác • Các DN có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ, hoặc của chủ sở hữu. • Thời hạn nộp báo cáo tài chính • Đối với doanh nghiệp Nhà nước • a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: • - Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. • - Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty qui định. • Thời hạn nộp báo cáo tài chính • b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: • - Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày. • - Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty qui định • Thời hạn nộp báo cáo tài chính • Đối với các loại doanh nghiệp khác • - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đơn vị kế toán khác thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày. • - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên qui định . Nơi nhận báo cáo tài chính Các loại doanh nghiệp Kỳ lập báo cáo Nơi nhận báo cáo Cơ quan Tài Chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống Kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh DN Nhà nước Quý, năm x x x x x DN cóvốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x DN khác Năm x x x x • Xem mẫu và phương pháp lập bảng CĐKT. • Cần nhớ các nội dung chính sau : • 1/TK TS SD NỢ -> TS, TK NV SD CÓ -> NV • 2/ TK ĐC TS : 129,229,139,159,214 SD CÓ -> CỘT TS GHI ÂM (…), TK ĐC NV 419 SD NỢ -> CỘT NV GHI ÂM • 3/ TK THANH TOÁN 131,138,331,333,338…: • + KHÔNG ĐƯỢC BÙ TRỪ CHI TIẾT DƯ NƠ VỚI DƯ CÓ MÀ THỰC HIỆN CHI TIẾT DƯ NƠ -> CỘT TS, CHI TIẾT DƯ CÓ -> CỘT NV • + PHÂN LOẠI THANH TOÁN NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN • 4/ TK NV CÓ SD 2 BÊN : 412,413,4112,421, NẾU DƯ NỢ GHI CỘT NV GHI ÂM, DƯ CÓ GHI CỘT NV GHI DƯƠNG • Xem thêm phương pháp lập bảng BCTC tổng hợp (cuối chương 3 – KTTC P5) • + Điều kiện lập • + Phương pháp lập 3.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement/ Profit &Loss) • 3.3.1Xác định lợi nhuận thuần • Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này: • Lợi nhuận thuần của từng kỳ kế toán chỉ được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và tiếp diễn thường xuyên của DN, gọi là lợi nhuận thuần theo hoạt động thông thường. • Lợi nhuận thuần phải bao gồm tất cả các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí được trừ phát sinh trong kỳ kế toán cùng với ảnh hưởng của việc điều chỉnh các sai sót trọng yếu đã diễn ra trong quá khứ , gọi là quan điểm toàn diện về lợi nhuận thuần. • Quan điểm thứ nhất “Lợi nhuận thuần theo hoạt động thông thường” • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. • Doanh thu (thuần) về bán hàng và CCDV • Trừ Giá vốn hàng bán • = Lợi nhuận gôp về bán hàng và CCDV • Trừ Chi phí bán hàng và QLDN • =Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD • Chi phí thuế TNDN • Lợi nhuận sau thuế TNDN • Quan điểm thứ nhất “Lợi nhuận thuần theo hoạt động thông thường” Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu • Vốn đầu tư của chủ sở hữu đầu năm 01/01/N Cộng : • Lợi nhuận thuần Lãi do bán TSCĐ Trừ: Điều chỉnh sai sót các năm trứơc Thiệt hại do hoả hoạn Chia cổ tức Gia tăng thuần • Vốn chủ sở hữu 31/12/N • Quan điểm thứ hai “Lợi nhuận thuần theo quan điểm toàn diện” • Doanh thu (thuần) về bán hàng và CCDV • TRừ Giá vốn hàng bán • = Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV • Trừ Chi phí bán hàng và QLDN • = Lơi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Các mục bất thường: • Thu nhập khác (bất thường) • Trừ chi phí khác (bất thường) • Lợi nhuận khác thuần Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế • Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế TNDN (Chế độ KTVN theo quan điểm này khi yêu cầu BCTC) 3.3.2. Báo cáo kết quả HĐKD Báo cáo KQHĐKD phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây (Theo VAS 21): 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2. Các khoản giảm trừ. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 4. Giá vốn hàng bán. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 7. Chi phí tài chính. 8. Chi phí bán hàng. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 10. Thu nhập khác. 11. Chi phí khác. 12. Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất). 13. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 15. Lợi nhuận sau thuế. 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất). 17. Lợi nhuận thuần trong kỳ. XEM SÁCH VÀ THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 15/QĐ-BTC NGÀY 20/03/2006 – BỔ SUNG THEO THÔNG TƯ Số: 244/2009/TT-BTC XEM THÊM ĐiỀU KiỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG XĐKQKD TỔNG HỢP (CuỐI CHƯƠNG 3 SÁCH KTTC – PHẦN 5)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_5_trjnh_bay_cdkt_va_kqkd_8248.pdf