Kế toán, kiểm toán - Kế toán nợ phải trả

Một khoản chi phí bồi thường sẽ thanh toán sau 3 năm số tiền là 300 triệu. Giá trị hiện tại của khoản tiền này là bao nhiêu? Lãi suất của các khoản vay tương tự trên thị trường là 15%. • Nếu thanh toán mỗi năm 100 triệu, thì giá trị hiện tại của khoản chi phí này là bao nhiêu?

pdf10 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán, kiểm toán - Kế toán nợ phải trả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Kế toán nợ phải trả Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học Mở TPHCM 2 Mục tiêu • Sau khi học xong chương này, người học có thể: – Giải thích được những yêu cầu cơ bản của chuẩn mực kế toán liên quan đến nợ phải trả bao gồm về việc ghi nhận, đánh giá và trình bày trên báo cáo tài chính – Nhận diện và vận dụng các tài khoản kế toán thích hợp trong xử lý các giao dịch liên quan đến nợ phải trả. – Phân biệt được phạm vi của kế toán và thuế liên quan đến nợ phải trả. – Tổ chức và thực hiện các chứng từ, sổ chi tiết và sổ tổng hợp liên quan đến nợ phải trả. 3 Nội dung • Những khái niệm và nguyên tắc cơ bản • Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán • Một số lưu ý dưới góc độ thuế • Tổ chức lập chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN Phần 1 25 Những khái niệm cơ bản • Giới thiệu các chuẩn mực kế toán liên quan • Khái niệm nợ phải trả & Điều kiện ghi nhận • Đánh giá • Trình bày và công bố 6 Các chuẩn mực liên quan • VAS 01 - Chuẩn mực chung • VAS 18 – Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng • VAS 21 – Trình bày BCTC 7 Định nghĩa & Điều kiện ghi nhận • Theo VAS 01 : – Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình – Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. 8 Định nghĩa & Điều kiện ghi nhận Sự kiện & giao dịch đã xảy ra Nghĩa vụ hiện tại Phải thanh toán bằng nguồn lực Số tiền xác định đáng tin cậy 39 Ví dụ 1: Phải trả người bán Nhận hàng hóa, dịch vụ Thời điểm lập báo cáo Phải trả khi đến hạn thanh toán Số tiền xác định trên hóa đơn Bị kiện nếu không thanh toán, bị phạt nếu trả trễ 10 Ví dụ 2: Phải trả nhân viên Sử dụng lao động Thời điểm lập báo cáo Phải trả khi đến hạn thanh toán Số tiền xác định theo tính toán Bị kiện nếu không thanh toán, bị phạt nếu trả trễ 11 Ví dụ 3: Người mua ứng trước Thời điểm lập báo cáo 12 Ví dụ 4: Chi phí lãi vay Thời điểm lập báo cáo 413 Sự kiện đã xảy ra • Nợ phải trả phải phát sinh từ sự kiện/giao dịch đã phát sinh trong quá khứ. • Điều kiện này ngăn chặn ghi nhận các khoản phải trả chưa phải là nghĩa vụ hiện tại. 14 Ví dụ 5: Chi phí bảo hành • Công ty A bán hàng có bảo hành 2 năm. • Cuối năm 2012, số tiền bảo hành ước tính phải trả trong năm 2013 gồm: – 120 triệu bảo hành cho sản phẩm bán năm 2012 – 60 triệu bảo hành cho sản phẩm bán năm 2013. • Công ty A sẽ ghi nhận khoản dự phòng phải trả cho chi phí bảo hành trên BCTC cuối năm nay là bao nhiêu? • Nếu số dư dự phòng phải trả về BH SPHH trích lập năm 2011 còn lại là 82 triệu. Mức dự phòng cần lập là bao nhiêu? 15 Nghĩa vụ hiện tại • Theo VAS 18, có hai dạng nghĩa vụ: – Nghĩa vụ pháp lý là nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng hoặc một văn bản pháp luật hiện hành. – Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách do họ đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể. 16 Ví dụ 6: Chi phí nghỉ mát • Công ty ABC có chính sách đài thọ vé cho cán bộ du lịch nước ngoài hàng năm nếu có thâm niên từ 5 năm trở lên. Đây là chính sách nội bộ đã thực hiện nhiều năm qua, mặc dù không thể hiện trên hợp đồng lao động. • KTV yêu cầu DN ước tính số tiền và ghi nhận như một khoản phải trả. Đúng hay sai? 517 Xác định một cách đáng tin cậy • Số tiền của khoản phải trả phải có khả năng xác định một cách đáng tin cậy Chính xác Gần đúngKhó xác định được Xác định một cách đáng tin cậy 18 Chắc chắn xảy ra • Doanh nghiệp chắc chắn phải dùng một lượng tiền để chi trả Trên 90%50% - 90%Dưới 50% Chắc chắnCó thểKhả năng xảy ra thấp 19 Ví dụ 7: Vụ kiện ở S • S là 1 quốc gia nổi tiếng về các đạo luật nghiêm khắc liên quan đến môi trường. Công ty X vi phạm luật và đang bị cơ quan môi trường xem xét hình phạt. • Kết thúc niên độ, chưa có quyết định chính thức nhưng theo luật của S., số tiền công ty X bị phạt có thể ước tính là 20.000 USD. 20 Dự phòng phải trả • Một khoản dự phòng phải trả là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. • Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: – Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra. – Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và – Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. 621 Nợ tiềm tàng • VAS 18 định nghĩa nợ tiềm tàng là: – “Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc – Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: • (i) Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc • (ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy” 22 Giải thích Nợ tiềm tàng DP phải trả Nợ phải trả Xử lý Thuyết minh Phản ảnh như 1 ước tính kế toán vào nợ phải trả Ghi nhận vào nợ phải trả Điều kiện Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy hoặc Có thể xảy ra Chắc chắn xảy ra Số tiền xác định một cách đáng tin cậy Đã xảy ra Số tiền xác định một cách chính xác Mức độ chắc chắn và độ tin cậy của số tiền 23 Ví dụ 8: Vụ kiện của G Tính chắc chắn của việc phải chi trả Tính chắc chắn của việc phải chấp nhận cáo buộc Tính chắc chắn của số tiền phải chi trả ABCD 24 Đánh giá nợ phải trả • Nợ phải trả được phản ảnh theo giá gốc • Nợ phải trả dài hạn có thể phải sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền để quy về giá trị hiện tại. • Các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải đánh giá lại cuối kỳ. 725 Ví dụ 9 • Một khoản chi phí bồi thường sẽ thanh toán sau 3 năm số tiền là 300 triệu. Giá trị hiện tại của khoản tiền này là bao nhiêu? Lãi suất của các khoản vay tương tự trên thị trường là 15%. • Nếu thanh toán mỗi năm 100 triệu, thì giá trị hiện tại của khoản chi phí này là bao nhiêu? 26 Trình bày nợ phải trả • Phân loại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: – VAS 21 quy định: “Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt () nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Trường hợp do tính chất hoạt động doanh nghiệp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì () nợ phải trả phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần” (đoạn 37). 27 Phân biệt ngắn hạn - dài hạn • Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả thỏa mãn một trong hai điều kiện: – Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc – Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. • Nợ dài hạn là nợ không thỏa mãn điều kiện của nợ ngắn hạn 28 Cấu trúc nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Các khoản nợ phải trả là những yếu tố cấu thành nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng trong một chu kỳ hoạt động bình thường của doanh nghiệp Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ 829 Bài tập thực hành 1 • Kế toán công ty X dự định phản ảnh những khoản sau vào nợ phải trả trên BCTC của công ty ngày 31.12.20x0: – Mua hàng chưa trả tiền cho người bán, trị giá 400 triệu đồng, hạn thanh toán là tháng 6.20x1. – Vay ngân hàng N số tiền 300 triệu đồng cách đây 2 năm và thời hạn thanh toán là ngày 1.4.20x1. – Khoản nợ công ty M 20 triệu đồng từ nhiều năm trước. Công ty M đã bỏ sót khoản nợ này trong sổ sách của mình. Ngày 10.10.20x0, công ty M đã giải thể hoàn toàn. – Tiền thuê còn phải trả công ty thuê tài chính C là 300 triệu đồng trong 3 năm nữa, trong đó số phải trả trong năm 20x1 là 120 triệu đồng. 30 Bài tập thực hành 1 – Doanh nghiệp ước tính khoản chi phí phải trả cho việc sửa chữa máy móc của năm 20x1 là 103 triệu đồng. – Tiền thuê nhà phải trả của quý 4.20x0 là 30 triệu đồng, đơn vị chưa trả tiền vì chưa nhận được hoá đơn của bên cho thuê mà tự tính theo hợp đồng. – Khoản bồi thường cho việc sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng chưa xác định được số tiền vì toà chưa xử. Được biết các khách hàng đã kiện từ tháng 10.20x0 và đòi bồi thường là 300 triệu đồng. – Tiền lương tháng 12.20x0 chưa thanh toán cho công nhân là 140 triệu đồng. • Theo bạn những khoản nào được đưa nợ phải trả của công ty, số tiền là bao nhiêu? Tính tổng nợ phải trả của công ty trong đó phân biệt nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn và nợ phải trả khác. 31 Trình bày nợ phải trả • Hạn chế bù trừ tài sản và nợ phải trả – VAS 21 qui định “các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ”. 32 Bài tập thực hành 2 • Số dư TK 331 ngày 31.12.20x1 như sau, hãy trình bày BCTC vào các khoản mục thích hợp Nhà cung cấp Thời hạn Dư Nợ Dư Có Công ty Phương Mai 2.20x1 250.000.000 Nhà máy Hùng Sanh 7.20x1 140.000.000 Công ty Hà Dũng 30.000.000 Ông Tiến Đạt 2.20x2 180.000.000 Công ty Sơn Hà 7.20x2 20.000.000 Cửa hàng 12 Lê Lợi 4.000.000 933 Trình bày nợ phải trả A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 34 Trình bày nợ phải trả II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn 35 Trình bày nợ phải trả • Thuyết minh chi tiết các khoản phải trả: – Các khoản vay – Thuế và các khoản phải nộp – Chi phí phải trả – Các khoản phải trả, phải nộp khác • Thuyết minh về nợ tiềm tàng và các khoản cam kết 36 Ý nghĩa của thông tin • Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp • Khả năng thanh toán của doanh nghiệp • Mức độ lệ thuộc vào vốn vay của doanh nghiệp • Mức độ lệ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp 10 37 Các tỷ số • Tỷ số nợ • Tỷ số thanh toán ngắn hạn • Tỷ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu • Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản 38 Bài tập thực hành 3 • Đọc Báo cáo tài chính hợp nhất Vinamilk 2010, nhận xét: – Mức độ sử dụng đòn bảy tài chính cuối năm so với đầu năm? – Sự thay đổi khả năng thanh toán cuối năm so với đầu năm? – Nếu lãi suất biến động, đánh giá ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của Vinamilk – Vinamilk có phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn không? – Vay dài hạn đến hạn trả trong năm 2011 là bao nhiêu? 39 Bài tập thực hành 3 (tiếp theo) – Nợ phải trả nào là lớn nhất của Vinamilk? – Vinamilk có chiếm dụng nhiều của nhà cung cấp không? – Vinamilk nộp thuế bao nhiêu trong năm 2010? Loại thuế nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? – Tình hình nợ thuế đến cuối năm 2010? Loại thuế nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? – Tình hình nợ lương nhân viên của Vinamilk có nghiêm trọng không? Giải thích? – Giải thích các khoản chi phí phải trả cuối kỳ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkttc1chuong_5_1_nophaitra_2571.pdf