Kế toán công

Chi đầutư xâydựngmới,sửa chữalớn,cảitạo,mở rộng kho tàng, trụ sở làm việc và giaodịchcủa KBNN: Hàngnăm, KBNNbố trítối thiểu 10%dự toán thutừ hoạt động nghiệpvụ đượcBộ trưởngBộ Tài chính giao để thực hiện. Việc quản lý,sử dụng chi đầutư xâydựng theo đúng quy địnhcủa pháp luậtvề đầutư và xâydựng. 2. Chi muasắm các trang thiếtbị chuyên dùng;sửa chữalớn, muasắm tàisản phụcvụ công tác chuyên môn, nghiệpvụ. 3. Chi duy trì, phát triển và hiện đại hoá ngành, công nghệ thông tin. 4. Chi nghiêncứu khoahọc, đàotạo,bồidưỡng nghiệpvụ cho cánbộ, công chức theo chương trình,kế hoạchcủa KBNN. 5. Chi muabảo hiểm phương tiện, tàisản, kho tàng theo quy định. 6. Chi bù đắp thiệthạivề tiền, tàisản trong các trườnghợpbất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn,rủi ro theo quy địnhcủa pháp luật. 7. Chihỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cánbộ, công chức tronghệ thống KBNN. 8. Các khoản chi đặc thù, phát sinh đột xuất.

pdf16 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/30/2013 1 Chương 3 Tổng quan về kế toán công (Public sector accounting) PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh Nội dung nghiên cứu Giới thiệu về hệ thống IPSAS 4 1 2 3 Kế toán ngân sách nhà nước Kế toán cơ quan nhà nước Kế toán đơn vị sự nghiệp công lập 2 Chuyên đề 1 Nội dung nghiên cứu Các vấn đề chung 4 1 2 3 Một số quy ước và nguyên tắc Các chuẩn mực hiện hành Quá trình áp dụng vào Việt Nam 4 4/30/2013 2 IPSAS là gì? 5 Chuẩn mực kế toán công quốc tế § Do tổ chức IPSASB ban hành. § Là một bộ các chuẩn mực kế toán được phát triển một cách độc lập và được xem như là một văn bản áp dụng hữu hiệu cho các tổ chức hoặc đơn vị công. § Được sử dụng để hướng dẫn việc lập báo cáo tài chính cho các đơn vị thuộc khu vực công. Vai trò của tổ chức IPSASB 6 q Bao gồm 18 thành viên q Họp định kỳ mỗi năm 3 lần trong 4 ngày liên tiếp q Ngôn ngữ sử dụng: English q Tập trung ban hành các dự thảo Thành viên IPSASB 2011 7 Nominated by Member Bodies q David Bean (Deputy Chair) United States q Thomas Müller-Marqués Berger Germany q Ian Carruthers United Kingdom q Marie-Pierre Cordier France q Yossi Izkovich Israel q Hong Lou China q Anne Owuor Kenya q Jeanine Poggiolini South Africa q Bharti Prasad India q Ron Salole Canada q Frans van Schaik Netherlands q Tadashi Sekikawa Japan q Isaac Umansky Uruguay q Ken Warren New Zealand q Tim Youngberry Australia Public Members q Andreas Bergmann, Chair Switzerland q Mariano D'Amore Italy q Sheila Fraser Canada Vai trò của IPSASB 8 q Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) tập trung vào nhu cầu lập báo cáo tài chính và kế toán của chính phủ các quốc gia, vùng và các chính phủ địa phương, các cơ quan chính phủ có liên quan, và các cử tri mà họ phục vụ. q Tổ chức này thực hiện cũng như đáp ứng các nhu cầu này bằng cách phát hành và thúc đẩy các hướng dẫn mang tính chất tiêu chuẩn và tạo điều kiện trong việc trao đổi thông tin giữa các kế toán viên với những cá nhân làm việc trong khu vực công hoặc hướng dẫn cho chính công việc của mình. 4/30/2013 3 Kế hoạch của IPSASB 9 q Một phần quan trọng trong chiến lược của IPSASB chính là hợp nhất các IPSAS với các chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs) do IASB ban hành. Để tạo thuận lợi cho kế hoạch chiến lược này, tổ chức IPSASB đã phát triển các hướng dẫn (guidelines) hay các quy tắc trong quá trình thực hiện (rules of the road) để sửa đổi IFRS cho phù hợp để áp dụng đối với các tổ chức khu vực công. Kế hoạch của IPSASB (tt) 10 q Mục tiêu của tổ chức IPSASB, phạm vi các hoạt động và thành viên đều được quy định trong các điều khoản tham chiếu (term of reference). q Tổ chức này cũng tóm tắt trên một tờ thông tin chung được ban hành định kỳ nhằm nêu rõ quá trình thực hiện trên thực tế (fact sheet). Tầm quan trọng của IPSAS 11 q Cung cấp quá trình ứng dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong hệ thống của đơn vị công thuộc quốc gia đó. q Các quốc gia nếu tự mình thiết lập thì sẽ không theo kịp sự phát triển cũng như các phương pháp luận trong các chính sách kế toán toàn cầu. q Cải thiện tính trách nhiệm và tính minh bạch thông qua báo cáo tài chính tuân thủ của IPSAS. q Cải thiện mức độ mà chính sách tài chính, quy định và quy tắc, các thủ tục và thông lệ kinh doanh đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Nhiệm vụ của IPSAS 12 q Thiết lập và thúc đẩy sự tuân thủ các chuẩn mực chất lượng và mang tính chuyên môn cao. q Định hướng cho việc hợp nhất mang tính quốc tế của các tiêu chuẩn như vậy. q Phù hợp với dự kiến hoạt động của các tổ chức công trên toàn thế giới. q Báo cáo tài chính của IPSAS phải mang tính minh bạch vì tính chất công của nó. 4/30/2013 4 Tầm quan trọng của IPSAS 13 Chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế q IPSAS «mục tiêu» không phải là hướng đến một quốc gia cụ thể hoặc một tổ chức quốc tế nào đó, mà IPSAS là văn bản áp dụng «trên toàn thế giới». q Ít nhất 70 quốc gia đã thông qua hoặc đang trong quá trình áp dụng cho IPSAS một phần hoặc tất cả các lĩnh vực công cộng ở nước đó. q Hầu hết các tổ chức quốc tế đều đang dùng IPSAS tham khảo cho hệ thống tài chính công của nước mình. Tầm quan trọng của IPSAS 14 Chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế q IPSAS được phát triển bởi khu vực công và dành cho chính các đơn vị thuộc khu vực công. q IPSAS dựa trên Chuẩn mực về lập báo cáo tài chính – IFRS (đây là bộ chuẩn mực kế toán cho khu vực tư), nhưng đã được thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với các đặc điểm riêng khu vực công. Ví dụ về các đặc điểm riêng chính là: thuế (đối với các chính phủ), các khoản đóng góp từ các quốc gia thành viên (đối với các tổ chức quốc tế) hoặc trợ cấp… Tầm quan trọng của IPSAS 15 Chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế q IPSAS là tập trung vào việc đưa ra các quy định về kế toán không nhằm hướng đến việc xác lập ngân sách. Tương tự như IPSAS, ví dụ như chuẩn mực US GAAP thì dành cho các công ty Mỹ, còn IFRS thì dành cho các công ty ở châu Âu. q Hiện tại, bộ chuẩn mực IPSAS ban hành năm 2011 có 26 chuẩn mực, được chia thành 2 quyển với 1.200 trang. Tầm quan trọng của IPSAS 16 Chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế • IPSAS 1. Presentation of Financial Statements • IPSAS 2. Cash Flow Statements • IPSAS 3. Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors • IPSAS 4. The effects of changes in Foreign Exchange rates • IPSAS 5. Borrowing costs • IPSAS 6. Consolidated Financial Statements and Accounting for Controlled Entities • IPSAS 7. Investments in associates • IPSAS 8. Financial reporting in Joint Ventures • IPSAS 9. Revenue from Exchange Transactions • IPSAS 10. Financial Reporting in Hyperinflationary Economies • IPSAS 11. Construction contract • IPSAS 12. Inventories • IPSAS 13. Leases • IPSAS 14. Events After the Reporting Date • IPSAS 15. & IAS 39 Financial Instruments • IPSAS 16. Investment property • IPSAS 17. Property, plant & Equipment • IPSAS 18. Segment Reporting • IPSAS 19. Provisions, contingent liabilities & contingent assets • IPSAS 20. Related party disclosures • IPSAS 21. Impairment of Non Cash-generating assets • IPSAS 22. Disclosure of financial information about the general government sector • IPSAS 23. Revenue from non-exchange transactions • IPSAS 24 Presentation of budget information in financial statements • IPSAS 25 Employee benefits • IPSAS 26 Impairment of Cash-generating assets 4/30/2013 5 Việc áp dụng IPSAS 17 Hiện nay các quốc gia thường lựa chọn việc vận dụng song song cùng lúc giữa IFRS, IAS và IPSAS theo mô hình như sau: Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (IASB) Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS/IAS) Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) Tổ chức thuộc khu vực công của 1 quốc gia Tổng quan về IPSAS 18 • Giá trị tăng thêm IPSAS dựa trên cơ sở tiền • Có một chuẩn mực theo cơ sở tiền qƯu điểm: • Bao quát hết toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền • Các tính hợp nhất cao và dễ dàng q Hạn chế: • Mang tính cơ bản đối với nhiều nước đang áp dụng dồn tích • Phạm vi của quá trìn hợp nhất còn đang tranh luận Tổng quan về IPSAS 19 • Giá trị tăng thêm IPSAS dựa trên cơ sở dồn tích • Có 26 chuẩn mực theo cơ sở dồn tích qƯu điểm: • Phản ánh được tình hình kinh tế của đơn vị và dòng tiền • Phân bổ nguồn lực trong quá trình hoạt động • Có thể hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện. q Hạn chế: • Khó áp dụng cho một số quốc gia • Mang tính phức tạp hơn Cấu trúc của IPSAS 20 Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế có cấu trúc gồm ba phần cơ bản: 1. Ghi nhận 2. Đo lường 3. Công bố 4/30/2013 6 Lợi ích khi áp dụng IPSAS 1. Tất cả việc sử dụng kế toán dồn tích, các định nghĩa trong chuẩn mực, điều kiện đo lường và yêu cầu về mặt báo cáo theo IPSAS sẽ hướng tới việc cung cấp thông tin có ý nghĩa hơn đối với người ra quyết định. 2. Các kế hoạch và báo cáo chiến lược trở nên có ý nghĩa hơn cũng như gia tăng tính minh bạch nhằm cung cấp một cơ sở cho các khu vực thành viên có thể đánh giá xem các nguồn lực đang được sử dụng có hữu hiệu và hiệu quả hay không. 3. IPSAS hỗ trợ các biện pháp hiệu quả về kiểm soát nội bộ và quản lý dựa trên kết quả. 4. Cung cấp một phương pháp tiếp cận thống nhất trong việc quản lý tất cả các quỹ (thường xuyên, đặc biệt, tự nguyện, quỹ tín thác và dịch vụ) và sẽ cho phép đánh giá được các tổ chức tương tự nhau cũng như dự báo lưu lượng nguồn lực phải dùng trong tương lai của tổ chức đó. 5. Tài sản và nợ phải trả mà trước đây bỏ định lượng hoặc được báo cáo sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính. 21 Lợi ích khi áp dụng IPSAS 22 Chất lượng Thống nhất Có thể so sánh được Tính minh bạc Tính trách nhiệm Quản lý dựa trên kết quả So sánh dễ dàng Tính cạnh tranh rõ ràng IPSAS Nội dung liên quan IPSAS 23 Kế toán phải làm thực hiện gì? Tại sao có những nội dung này? § Nắm bắt, đo lường và báo cáo các thông tin về các sự kiện kinh tế của một đơn vị (chẳng hạn như, các giao dịch tạo ra doanh thu hoặc chi phí). § Các báo cáo sẽ được sử dụng bởi các bên liên quan (các nước thành viên, các nhà tài trợ, ban quản lý) để đánh giá hiệu suất và tính hữu hiệu khi đưa ra các quyết định. § Để tối đa hóa độ tin cậy và tính hữu ích của các thông tin tài chính được báo cáo bởi đơn vị, các chuẩn mực kế toán được áp dụng cần phải toàn diện, chấp nhận rộng rãi và thúc đẩy tính minh bạch. Nội dung liên quan IPSAS (tt) 24 Các phương pháp kế toán § Kế toán tiền mặt: là một phương pháp kế toán, trong đó thu nhập được ghi nhận khi tiền được nhận, và chi phí được ghi nhận khi tiền được thanh toán. § Kế toán dồn tích: là một phương pháp kế toán nhằm đo lường tình hình tài chính và quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức bằng cách ghi nhận doanh thu khi đã thực hiện và ghi nhận chi phí khi nó phát sinh hơn là khi nhận được bằng tiền hoặc thanh toán. § Phương pháp hỗn hợp: sử dụng kết hợp một số yếu tố của kế toán cơ sở tiền và một số yếu tố của kế toán dồn tích. Doanh thu được ghi nhận khi nhận được tiền và các chi phí được ghi nhận đầy đủ khi các cam kết được thể hiện đủ. 4/30/2013 7 Nội dung liên quan IPSAS (tt) 25 Lý thuyết cơ bản của IPSAS § IPSAS được thiết kế cho khu vực công và việc sử dụng của nó được coi là tốt nhất đối với các tổ chức thuộc khu vực công (chính phủ, các tổ chức kinh doanh chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức quốc tế). Nội dung liên quan IPSAS (tt) 26 Lý thuyết cơ bản của IPSAS § Ghi nhận Định nghĩa rõ tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí là gì cũng như việc xác định các kế toán sẽ ghi nhận nó vào thời điểm nào. § Đo lường / Đánh giá Thiết lập một phương pháp mang tính chuẩn mực trong việc đánh giá giá trị của tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí. § Báo cáo tài chính Quy định về hình thức và nội dung của báo cáo, bao gồm các loại báo cáo nhằm nhấn mạnh đến tính minh bạch của tài chính công. Nội dung liên quan IPSAS (tt) 27 Từ kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở dồn tích § Phải thực hiện việc chuyển đổi từ kế toán trên cơ sở tiền mặt (được xem là hệ thống ghi chép và tập trung vào việc nhận hoặc chi tiền) sang hệ thống kế toán dồn tích (là hệ thống cung cấp một thông tin về chi phí đầy đủ hơn đối với các hoạt động của tổ chức bất kỳ tiền được thu hoặc chi vào lúc nào). § Kế toán dồn tích sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả và đánh giá quá trình hoạt động dựa trên cơ sở kết quả được xem phù hợp với việc sử dụng các nguồn lực. Chuyên đề 2 4/30/2013 8 • Thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính và các quỹ khác của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và quản lý tài sản quốc gia quý hiếm; nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và phục vụ các hoạt động dịch vụ thông qua giao dịch, thanh toán với các cơ quan, tổ chức, cá nhân. • Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hoạt động KBNN; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính. 29 • Chủ động trong sử dụng nguồn tài chính được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược phát triển KBNN năm 2020; bảo đảm xây dựng kho tàng, trụ sở giao dịch an toàn, hiện đại; bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao. • Tăng cường quản lý để đủ điều kiện hội nhập quốc tế, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và từng bước bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức. • Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước. 30 Biên chế của Kho bạc nhà nước 31 1. Biên chế của KBNN được xác định trong phạm vi tổng số biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu biên chế cho KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định và trên cơ sở chủ động tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý và sử dụng lao động theo đúng chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước. 2. Trường hợp thành lập thêm hoặc sáp nhập các KBNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc được bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Ngoài số biên chế được giao, KBNN được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Nguồn kinh phí Kho bạc nhà nước 32 1. Nguồn NSNN giao bảo đảm chi một lần tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ. 2. Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN theo quy định của pháp luật Nhà nước. 3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác. 4/30/2013 9 1. Nguồn NSNN giao đảm bảo chi một lần tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ Nhà nước quy định trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao. 2. Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN theo quy định, gồm: q Thu phát sinh trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền; hoạt động bảo quản, kiểm định, cất trữ vàng bạc đá quý, ngoại tệ, các chứng chỉ có giá. q Chênh lệch thu từ lãi, phí tiền gửi với các khoản phí phải thanh toán tại NHNNvà các NHTM. q Thu từ nghiệp vụ ứng vốn theo quy định của Bộ Tài chính. q Chênh lệch thu chi từ bán ấn chỉ cho khách hàng; các khoản phí dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền nước... q Các nguồn tài trợ và thu hợp pháp khác. 3. Các nguồn kinh phí khác được NSNN giao theo quy định của pháp luật, gồm: q Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án theo quy định. q Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu, tín phiếu. q Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có). q Nguồn vay nợ, viện trợ và nguồn kinh phí khác được cơ quan có thẩm quyền giao. Nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của KBNN Nội dung chi của Kho bạc nhà nước 34 NỘI DUNG CHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu cho phù hợp với hoạt động đặc thù của KBNN trên cơ sở vận dụng tiêu chuẩn, định mức Các nội dung chi 2. Chi không thường xuyên của kho bạc nhà nước 1. Chi thường xuyên của kho bạc nhà nước 35 NỘI DUNG CHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 36 Chi thường xuyên 1. Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp, khen thưởng và phúc lợi tập thể theo chế độ, các khoản thanh toán khác cho cá nhân. 2. Chi quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ và các khoản chi hành chính khác. 3. Chi hoạt động nghiệp vụ: Mua sắm vật tư, hàng hoá dùng cho chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị an toàn kho quỹ, thiết bị kiểm đếm; ấn chỉ các loại; trang phục, bảo hộ lao động; các khoản nghiệp vụ kiểm đếm, đảo kho, điều chuyển, bảo vệ an toàn kho, tiền, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá; bảo quản, lưu trữ tài liệu, chứng từ; các khoản nghiệp vụ khác. 4. Chi phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài hệ thống KBNN có thành tích đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ của KBNN các cấp. 5. Chi đoàn đi công tác nước ngoài; chi đón, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam. 6. Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác. 4/30/2013 10 NỘI DUNG CHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 37 Chi không thường xuyên 1. Chi đầu tư xây dựng mới, sửa chữa lớn, cải tạo, mở rộng kho tàng, trụ sở làm việc và giao dịch của KBNN: Hàng năm, KBNN bố trí tối thiểu 10% dự toán thu từ hoạt động nghiệp vụ được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao để thực hiện. Việc quản lý, sử dụng chi đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng. 2. Chi mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng; sửa chữa lớn, mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Chi duy trì, phát triển và hiện đại hoá ngành, công nghệ thông tin. 4. Chi nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo chương trình, kế hoạch của KBNN. 5. Chi mua bảo hiểm phương tiện, tài sản, kho tàng theo quy định. 6. Chi bù đắp thiệt hại về tiền, tài sản trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, rủi ro theo quy định của pháp luật. 7. Chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN. 8. Các khoản chi đặc thù, phát sinh đột xuất. NỘI DUNG CHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 38 Các khoản chi khác của kho bạc nhà nước Các khoản chi được NSNN giao theo quy định của pháp luật, gồm: 1. Chi các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án theo quy định của Nhà nước. 2. Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có). 3. Chi thực hiện nhiệm vụ phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu, tín phiếu. 4. Các khoản chi khác được cơ quan có thẩm quyền giao kinh phí. Xử lý số kinh phí tiết kiệm được 39 1. Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động ngành để: thực hiện chiến lược phát triển KBNN; đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng kho tàng, trụ sở giao dịch; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin và các nhiệm vụ khác có liên quan của hệ thống KBNN. 2. Trích Quỹ DQOĐTN để: chi đảm bảo ổn định thu nhập cho CBCC hệ thống KBNN do những nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập: hỗ trợ CB-CCVC hệ thống KBNN gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc những trường hợp đặc biệt khác. 3. Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm. 4. Chi phối hợp công tác trong và ngoài hệ thống, hỗ trợ các hoạt động đoàn thể. 5. Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ do sắp xếp, tổ chức lại lao động; chi hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hệ thống KBNN. 6. Bổ sung thu nhập cho CB-CCVC bình quân toàn hệ thống KBNN tối đa 0,2 lần mức lương đối với CB-CCVC do nhà nước quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Chuyên đề 3 4/30/2013 11 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và văn phòng quốc hội Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã Văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân các cấp; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Nhóm 01 Nhóm 03 Nhóm 02Nhóm 04 Cơ quan nhà nước Phân loại cơ quan nhà nước 41 • Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. • Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính. • Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. • Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. 42 • Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. • Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao. • Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức. 43 Biên chế của cơ quan nhà nước 44 Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau: 1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. 2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan. 3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao. 4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao. 4/30/2013 12 Nguồn kinh phí quản lý hành chính 45 Kinh phí quản lý hành chính Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ NSNN tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù Nội dung chi của kinh phí được giao 46 1. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định. 2. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam, chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. 3. Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên. Kinh phí giao nhưng KHÔNG thực hiện chế độ tự chủ 47 Hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được NSNN bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao: 1. Chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định. 2. Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế. 3. Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. 4. Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 5. Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có). 6. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. 7. Kinh phí nghiên cứu khoa học. 8. Kinh phí đầu tư XDCB theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 9. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác. Sử dụng số tiết kiệm được 48 Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được. 4/30/2013 13 Sử dụng số tiết kiệm được (tt) 49 Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được: 1. Bổ sung thu nhập cho CBCC: cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho CBCC. 2. Chi khen thưởng và phúc lợi : chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của CBCC; trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán CBCC, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế. 3. Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có thể trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho CBCC. 4. Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Chuyên đề 4 Khái niệm 51 • Đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) là các tổ chức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và thực hiện chức năng do những cơ quan này giao phó. • Các đơn vị này được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. • Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán. • Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. • Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. • Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn. • Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước. 52 4/30/2013 14 53 • Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị. • Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật. • Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. • Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 53 Phân loại đơn vị sự nghiệp 54 Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau: • Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ CPHĐTX (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động). • Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần CPHĐTX, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). • Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Phân loại đơn vị sự nghiệp Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Do ngân sách đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động Tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên Tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên Đơn vị Loại 3 Đơn vị Loại 1 Đơn vị Loại 2 55 Một số quy định khác 56 • Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác. • Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn các TCTD, được huy động vốn của CBVC trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ. • Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (số tiền trích KHTSCĐ và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung QPTHĐSN). • Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại KBNN để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật NSNN; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc KBNN để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ. 4/30/2013 15 Đơn vị Loại 1 và 2 – Nguồn tài chính Kinh phí do NSNN cấp Thu sự nghiệp và khác 1. KP bảo đảm HĐTX dự toán. 2. KP thực hiện nhiệm vụ KHCN. 3. KP chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBVC. 4. KP thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 5. KP đơn đặt hàng của nhà nước. 6. KP thực hiện nhiệm vụ đột xuất. 7. KP tinh giản biên chế. 8. Vốn đầu tư XDCB, mua MMTB 9. Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt 10.Kinh phí khác. 1. Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN. 2. Thu từ hoạt động dịch vụ. 3. Thu sự nghiệp khác. 4. Lãi được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, lãi ngân hàng. 5. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng. 6. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị. 7. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 57 Đơn vị Loại 1 và 2 – Nội dung chi 58 1. Chi thường xuyên bao gồm: • Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. • Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. • Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay). 2. Chi không thường xuyên bao gồm: • Chi thực hiện nhiệm vụ KHCN và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức. • Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng. • Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài. • Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. • Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ. • Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Chi thực hiện dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài, hoạt động liên doanh, liên kết. • Các khoản chi khác theo quy định (nếu có). Đơn vị Loại 1 và 2 – Sử dụng kết quả 59 Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: Đối với đơn vị sự nghiệp Loại 1: • Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. • Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. • Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. q Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đơn vị Loại 1 và 2 – Sử dụng kết quả 60 Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: Đối với đơn vị sự nghiệp Loại 2: • Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. • Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định như sau: tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ PTHĐSN. • Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. q Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. 4/30/2013 16 61 SỬ DỤNG CÁC QUỸ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho CBVC đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo QCCTNB của đơn vị. 2. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động. 3. Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo QCCTNB của đơn vị. 4. Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo QCCTNB của đơn vị. Đơn vị Loại 3 – Nguồn tài chính Kinh phí do NSNN cấp Thu sự nghiệp và khác 1. KP bảo đảm HĐTX dự toán. 2. KP thực hiện nhiệm vụ KHCN. 3. KP chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBVC. 4. KP thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 5. KP đơn đặt hàng của nhà nước. 6. KP thực hiện nhiệm vụ đột xuất. 7. KP tinh giản biên chế. 8. Vốn đầu tư XDCB, mua MMTB 9. Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt 10.Kinh phí khác. 1. Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN. 2. Thu từ hoạt động dịch vụ. 3. Thu sự nghiệp khác. 4. Lãi được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, lãi ngân hàng. 5. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng. 6. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị. 7. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 62 Đơn vị Loại 3 – Nội dung chi 63 1. Chi thường xuyên bao gồm: • Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. • Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. • Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay). 2. Chi không thường xuyên bao gồm: • Chi thực hiện nhiệm vụ KHCN và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức. • Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng. • Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài. • Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. • Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ. • Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Chi thực hiện dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài, hoạt động liên doanh, liên kết. • Các khoản chi khác theo quy định (nếu có). Đơn vị Loại 3 – Sử dụng kết quả 64 Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ (nếu có); đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau: • Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa theo mức như sau: đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ. • Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo QCCTNB của đơn vị. • Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Mức chi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo QCCTNB đơn vị. • Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị. • Đối với đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, có thể lập Quỹ DPOĐTN để bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfipsas_and_vietnam_8088.pdf
Tài liệu liên quan