Kế toán chi phí - Kế toán các khoản đầu tư tài chính

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới.  Hoạt động của CSKDĐKS cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.  Lãi được chia ghi vào Doanh thu hoạt động tài chính.  Khi bán khoản đầu tư, chênh lệch giữa giá trị thu về với giá gốc là lãi/lỗ tài chính

pdf17 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán chi phí - Kế toán các khoản đầu tư tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17/08/2013 1 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM -KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN 1 Mục tiêu  Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: – Trình bày cách phân loại các khoản đầu tư tài chính và giải thích sự khác biệt . – Trình bày các nguyên tắc ghi nhận, đánh giá và trình bày các khoản đầu tư tài chính trên báo cáo tài chính. – Phân tích và xử lý các giao dịch liên quan đến đầu tư tài chính trên hệ thống tài khoản kế toán. – Phân biệt được phạm vi của kế toán và thuế trong kế toán các khoản đầu tư tài chính. – Trình bày việc tổ chức công tác chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết 2 Nội dung Các khái niệm cơ bản Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán Một số lưu ý dưới góc độ thuế Tổ chức lập chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán 3 Các khái niệm cơ bản  Khái niệm và phân loại đầu tư tài chính  Mục đích và vai trò đầu tư tài chính trong doanh nghiệp  Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính  Đánh giá các khoản đầu tư tài chính 4 17/08/2013 2 Một số khái niệm  Đầu tư tài chính: Là các hoạt động sử dụng vốn để đầu tư vào lĩnh vực tài chính nhằm mục đích sinh lợi hoặc phục vụ cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 5 Một số khái niệm  Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó.  Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.  Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp đó.  Công ty con: Là một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ). 6 Một số khái niệm  Đồng kiểm soát: Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng.  Bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liê n doanh đó.  Nhà đầu tư trong liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh nhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó. 7 Phân loại  Căn cứ vào thời gian/mục đích đầu tư: – Đầu tư ngắn hạn: Là các khoản đầu tư tài chính, doanh nghiệp có thể và có ý định thu hồi vốn đầu tư trong một năm, ví dụ như đầu tư các loại chứng khoán, cho vay, tiền gửi có kỳ hạn, nhằm mục đích hưởng lãi. – Đầu tư dài hạn: Là các khoản đầu tư tài chính, doanh nghiệp không có ý định hoặc không có khả năng thu hồi vốn đầu tư trong một năm, thường đây là những khoản đầu tư phục vụ cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp : Đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác. 8 17/08/2013 3 Phân loại 9 ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN CHỨNG KHOÁN GỬI TIỀN CHO VAY GÓP VỐN NGẮN HẠN CÔNG TY CON LIÊN DOANH LIÊN KẾT DÀI HẠN KHÁC Đầu tư tài chính Dài hạn Ảnh hưởng đáng kể Kiểm soát Đồng kiểm soát ĐT vào Cty con Góp vốn L/doanh ĐT vào Cty L/kết Ảnh hưởng không đáng kể ĐT dài hạn khác Đầu tư dài hạn 11 Mức độ kiểm soát Mức độ kiểm soát 100 % 20 % 50 % 0 % Kiểm soát Đồng kiểm soát Ảnh hưởng đáng kề Không ảnh hưởng Mục đích và vai trò của đầu tư tài chính  Tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn  Nâng cao sức cạnh tranh (hình thành những tập đoàn kinh tế, có thể hỗ trợ lẫn nhau về nhiều mặt). 12 17/08/2013 4 Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính  Khái niệm và phân loại đầu tư tài chính  Mục đích và vai trò đầu tư tài chính trong doanh nghiệp  Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính  Đánh giá các khoản đầu tư tài chính 13 Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính  Đối với các khoản đầu tư ngắn hạn: – Hiện tại chưa được đề cập đến trong một chuẩn mực riêng nào. – Ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính dựa vào chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC và VAS 21- Trình bày báo cáo tài chính – Các khoản đầu tư ngắn hạn được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. – Lãi từ đầu tư ngắn hạn được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính. Trong trường hợp lãi nhận được có lãi dồn tích thì lãi dồn tích được ghi giảm giá trị khoản đầu tư. – Trên báo cáo tài chính, các khoản đầu tư ngắn hạn được trình bày theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được  Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. 14 Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính  Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn: đề cập trong VAS 21 – Trình bày BCTC và: – Đầu tư vào công ty con: VAS 25 – BCTC hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con – Đầu tư vào công ty liên doanh: VAS 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh – Đầu tư vào công ty liên kết: VAS 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết 15 Ghi nhận khoản đầu tư tài chính  Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn: – Ghi nhận ban đầu theo giá gốc – Trên báo cáo tài chính, các khoản đầu tư dài hạn được trình bày theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. – Đối với tập đoàn (có ít nhất 1 công ty con) khi lập báo cáo tài chính hợp nhất thì các khoản đầu tư vào công ty con, các khoản vốn góp liên doanh và các khoản đầu tư vào công ty liên kết sẽ được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu 16 17/08/2013 5 ĐÁNH GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH  Khái niệm và phân loại đầu tư tài chính  Mục đích và vai trò đầu tư tài chính trong doanh nghiệp  Ghi nhận các khoản đầu tư tài chính  Đánh giá các khoản đầu tư tài chính 17 17/08/2013 6 Phương pháp giá gốc  Các khoản đầu tư được phản ảnh theo giá gốc  LN được chia ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính  LN chưa chia và lỗ không được ghi nhận  Có thể phải lập dự phòng nếu giá trị thị trường của các khoản đầu tư chứng khoán bị giảm thấp hơn giá gốc. 21 Thí dụ 2  Công ty A góp vốn vào K là 2.000 triệu đồng, chiếm 20% vốn của K. Kết quả kinh doanh của K qua các năm như sau: – Năm 1, lỗ 200 triệu – Năm 2, lãi 20 triệu (không chia) – Năm 3, lãi 200 triệu, chia lãi 100 triệu, A được 20 triệu. 22 Thí dụ 2 Loại báo cáo/Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Bảng CĐKT Đầu tư vào K 2.000 2.000 2.000 Báo cáo KQKD Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 20 23 Phương pháp vốn chủ sở hữu  Giá trị các khoản đầu tư biến đổi: – Tăng giảm khi ĐV nhận ĐT lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ góp vốn – Giảm đi khi nhận lãi được chia  Doanh thu hoạt động tài chính là phần LN của bên đầu tư tính bằng tỷ lệ góp vốn trên LN của bên nhận đầu tư. 24 17/08/2013 7 Thí dụ 3  Công ty M chi 900 triệu mua 30% cổ phần công ty B. – Cuối năm 1, công ty B lỗ 60 triệu – Cuối năm 2, công ty B có lợi nhuận là 200 triệu, chia cổ tức 100 triệu. 25 Tính theo phương pháp vốn chủ sở hữu  Năm 1: Lỗ 60 triệu – Giá trị khoản đầu tư: • Giảm 60 x 30% = 18 triệu • Còn lại: 900 – 18 = 882 triệu – Lãi (lỗ) tài chính: Lỗ 60 x 30% = 18 triệu  Năm 2: Lãi 200 triệu, chia cổ tức 100 triệu, M được huởng 30 triệu – Giá trị khoản đầu tư: • Tăng 200 x 30% = 60 triệu • Giảm 30 triệu (số được nhận) • Giá trị mới: 882 + 60 – 30 = 912 triệu – Lãi (lỗ) tài chính: 200 triệu x 30% = 60 triệu 26 So sánh 2 phương pháp 27 Loại báo cáo/Chỉ tiêu 31/12/20x1 31/12/20x2 Bảng CĐKT Đầu tư vào công ty T 900 900 Báo cáo KQKD Lãi/Lỗ tài chính 0 30 Loại báo cáo/Chỉ tiêu 31/12/20x1 31/12/20x2 Bảng CĐKT Đầu tư vào công ty T 882 912 Báo cáo KQKD Lãi/Lỗ tài chính (18) 30 Giá gốc Vốn chủ sở hữu Nhaän xeùt  PP voán chủ cho thaáy söï gaén keát giöõa BCTC cuûa ÑV ñaàu tö vôùi keát quaû beân nhaän ñaàu tö  PP voán chủ thöôøng ñöôïc duøng khi beân ñaàu tö coù aûnh höôûng ñaùng keå ñeán beân nhaän ñaàu tö 17/08/2013 8 Khoản đầu tư vào công ty liên kết 29 Ảnh hưởng đáng kể  Nếu nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì được gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thoả thuận khác.  Ngược lại nếu nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty con ít hơn 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, thì không được gọi là nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, trừ khi có quy định hoặc thoả thuận khác. 30 Xác định quyền biểu quyết 31 Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong công ty liên kết = Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết x 100% Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết = Tổng vốn góp cty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết x 100% Thí dụ 4  Tại ngày 1/1/2004, Công ty A đầu tư vào công ty B dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết (mua 2.000.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 10.000VND, giá mua là 11.000VND). Tổng số cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty B là 8.000.000 cổ phiếu (với tổng mệnh giá là 80.000.000.000VND). Lợi nhuận chưa phân phối luỹ kế đến năm 2004 của công ty B là 20.000.000.000 VND  Công ty A là công ty mẹ của công ty B. Tại ngày 1/1/2004, Công ty B đầu tư vào công ty C dưới hình thức góp vốn bằng tài sản. Nguyên giá của tài sản mang đi góp vốn là 9.000.000.000VND, giá trị đánh giá lại của tài sản đem góp vốn theo thoả thuận của công ty B với công ty C là 10.000.000.000 VND. Tổng vốn chủ sở hữu của công ty C trước thời điểm nhận vốn góp của công ty B là 40.000.000.000VND. 32 17/08/2013 9 Đánh giá khoản đầu tư vào công ty liên kết  Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư + Các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch.  Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng vật tư, hàng hoá, TSCĐ thì giá gốc khoản đầu tư này được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất, chênh lệch giữa giá trị tài sản với giá trị được đánh giá lại được ghi nhận vào chi phí hoặc thu nhập khác. 33 Thí dụ 5  Ngày 1.1.200x, Công ty Y đầu tư vào công ty K, tài sản đem đi đầu tư gồm: – 200 trđ tiền mặt; – Một số hàng tồn kho có giá trị ghi sổ là 150 trđ, được đánh giá là 120 trđ; – Một số TSCĐHH có nguyên giá 250 trđ, giá trị hao mòn 100 trđ, được đánh giá 200 trđ  Với số vốn đầu tư này, Y chiếm 40% quyền biểu quyết trong K và có ảnh hưởng đáng kể.  Yêu cầu: Xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết. 34 Chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty liên kết  Khi chuyển nhượng khoản đầu tư, chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá gốc khoản đầu tư sẽ được ghi nhận là lãi/lỗ từ đầu tư.  Chi phí chuyển nhượng khoản đầu tư được ghi nhận vào chi phí tài chính. 35 Thí dụ 6  Tiếp theo thí dụ số 5. Hai năm sau, doanh nghiệp quyết định chuyển nhượng lại khoản đầu tư vào công ty K cho công ty M với giá chuyển nhượng là 530trđ, thu bằng chuyển khoản, chi phí làm thủ tục khi chuyển nhượng khoản đầu tư thanh toán bằng tiềm mặt là 4 trđ. 36 17/08/2013 10 Khoản vốn góp liên doanh 37 Các hình thức liên doanh  Liên doanh: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.  Các hình thức liên doanh: – Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát; – Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát; – Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. 38 Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát  Được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên góp vốn liên doanh mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới.  Mỗi bên tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ phân chia doanh thu và khoản chi phí chung phát sinh từ hoạt động liên doanh cho các bên.  Các hình thức phân chia doanh thu: Phân chia sản phẩm, Phân chia doanh thu, Phân chia lợi nhuận 39 Tài sản kinh doanh đồng kiểm soát  Mỗi bên là đồng sở hữu đối với tài sản được góp hoặc được mua bởi các bên và được sử dụng cho mục đích của liên doanh.  Các tài sản được sử dụng để mang lại lợi ích cho các bên.  Mỗi bên được nhận sản phẩm/lợi ích từ việc sử dụng tài sản và chịu phần chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.  Không thành lập pháp nhân mới.  TS đồng kiểm soát được mỗi bên phản ảnh trên TK của mình phần của mình tham gia theo giá gốc  Chi phí và doanh thu/thu nhập của mỗi bên hạch toán tương tự như hợp đồng kinh doanh đồng kiểm soát 40 17/08/2013 11 Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát  Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới.  Hoạt động của CSKDĐKS cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.  Lãi được chia ghi vào Doanh thu hoạt động tài chính.  Khi bán khoản đầu tư, chênh lệch giữa giá trị thu về với giá gốc là lãi/lỗ tài chính 41 42  Vaøo ngaøy 1/1/20x0, coâng ty I goùp voán thaønh laäp coâng ty lieân doanh V.  Taøi saûn maø coâng ty ñem ñi goùp voán goàm: Taøi saûn Gtrò ghi soå Gtrò voán goùp Cheânh leäch Tieàn 5 000 5 000 / Haøng toàn kho 15 000 13 000 (2 000) Taøi saûn coá ñònh 30 000 35 000 5 000 Coäng 50 000 53 000 3 000 -Số vốn góp của I tương đương 40% vốn chủ sở hữu của V, là được chấp nhận quyền đồng kiểm soát trong V; Yêu cầu: Xác định giá trị khoản đầu tư vào công ty V. Thí dụ 9 Đầu tư vào công ty con 43 Khái niệm tập đòan  Là một sự liên kết giữa các công ty, không nhất thiết tạo thành một thực thể pháp lý. bao gồm:  Công ty mẹ  Các công ty con do công ty mẹ kiểm sóat 44 17/08/2013 12 Xác định quyền kiểm sóat – Đầu tư trực tiếp  Quyền kiểm sóat của A đối với B được xác định trên quyền biểu quyết của công ty A với công ty B 45 Công ty A Công ty B x% Lợi ích của công ty mẹ đầu tư trực tiếp  Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp = Tỷ lệ (%) quyền kiểm soát tại công ty con đầu tư trực tiếp 46 Xác định quyền kiểm sóat - Đầu tư gián tiếp Công ty A Công ty B Công ty C x% y% B là công ty con của A, B đầu tư vào C Quyền kiểm sóat của A đối với B được xác định trên quyền biểu quyết trực tiếp của A đối với B  Quyền biểu quyết gián tiếp của A đối với C = Quyền biểu quyết trực tiếp của B đối với C Lợi ích của cty mẹ thông qua đầu tư gián tiếp  Trường hợp công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp vào công ty con qua một công ty con khác thì tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư gián tiếp được xác định: 48 Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư gián tiếp = Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp x Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư gián tiếp 17/08/2013 13 Cty A Cty C Cty B Cty E Cty DCty G 70%40% 60% 30%60% Cty H 45% Thí dụ 10 Xác định các mối quan hệ với công ty A Quyền KS TL Lợi ích Quan hệ B C D E G H Thí dụ 10 Xác định quyền kiểm sóat – Đầu tư gián tiếp Cty M Cty N Y% X% Cty Z i% N là công ty con của M.Công ty M và N cùng đầu tư vào công ty Z: Quyền KS của M đối với Z được xác định trên quyền biểu quyết của M đối với Z:  Quyền biểu quyết trực tiếp: y%  Quyền biểu quyết gián tiếp thông qua N : i% Cty X Cty Y Cty T 60% 21% 30% 31% Cty Z Cty S Cty R 30% 60% Thí dụ 11 17/08/2013 14 Xác định các mối quan hệ với công ty X Quyền KS TL Lợi ích Quan hệ R S T Y Z Thí dụ 11 Kiểm soát  Quyền KS của công ty mẹ đối với công ty con (Trực tiếp hoặc gían tiếp) được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở CT con  Trong các trường hợp sau đây, quyền KS còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% QBQ tại công ty con: - Các nhà đầu tư khác thỏa thuận cho công ty mẹ hơn 50% QBQ - Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận - Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên HĐQT hoặc cấp QL tương đương - Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của HĐQT hoặc cấp QL tương đương Thí dụ 12  X đầu tư vào công ty C với 40% quyền biểu quyết và đầu tư vào công ty R với 40% quyền biểu quyết.Công ty C có một khoản đầu tư vào công ty R với 40% quyền BQ. X cho rằng mình nắm quyền KS đối với R vì tỷ lệ lợi ích trong công ty R lên đến 56%  X đầu tư vào công ty D thông qua việc nắm toàn bộ các cổ phần loại A của D.các cổ phần loại B gồm 30 triệu cổ phần do một tổ chức tín dụng nắm giữ. Mặc dù cả hai loại cổ phần đều được chia cổ tức ngang nhau nhưng chỉ có cổ phần loại A là được quyền biểu quyết. X cho rằng mình kiểm soát công ty D Đánh giá khoản đầu tư vào công ty con  Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân hàng...  Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con...  Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ 56 17/08/2013 15 Thí dụ 13  Công ty A đầu tư vốn vào Công ty cổ phần B 26.000.000 cổ phiếu/ 50.000.000 cổ phiếu đã phát hành của Công ty B với mệnh giá của cổ phiếu là 10 000 đồng/1 cổ phiếu. Như vậy Công ty A nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty con B là: 26.000.000 Cổ phiếu/50.000.000 cổ phiếu = 52%.  Quyền kiểm soát của Công ty A đối với Công ty B là 52% (> 50%), nên Công ty B là Công ty con của Công ty A. 57 Thí dụ 14  Công ty cổ phần X đầu tư vào Công ty cổ phần Y 60.000.000 cổ phiếu/ 100.000.000 cổ phiếu phát hành của Công ty Y với giá trị của cổ phiếu là 10.000 đồng/1 cổ phiếu. Như vậy Công ty cổ phần X nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần Y là: 60.000.000 Cổ phiếu/100.000.000 cổ phiếu = 60%.  Công ty cổ phần Y đầu tư vào Công ty TNHH Z tổng số vốn là 400.000.000 đồng/1 000.000.000 đồng (tổng vốn điều lệ).  Công ty cổ phần X đầu tư tiếp vào Công ty TNHH Z 200.000.000 đồng/1 .000.000.000 đồng (tổng vốn điều lệ) 58 Thí dụ 14  Quyền kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 20%.  Quyền kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần Y đối với Công ty TNHH Z là: 40%.  Quyền kiểm soát gián tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 20% + 40% = 60%.  Quyền kiểm soát của Công ty X đối với Công ty Z là: 60% (> 50%), Công ty Z là Công ty con của Công ty X.  Cả Y và Z đều là công ty con của X 59 ĐẦU TƯ DÀI HẠN KHÁC 60 17/08/2013 16 Nội dung Bao gồm:  Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm giữ ít hơn 20 % quyền biểu quyết  Đầu tư trái phiếu  Cho vay vốn  Các khoản đầu tư khác,... 61 Phân loại  Đầu tư chứng khoán dài hạn – Cổ phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập.Cổ phiếu có thể có cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. – Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trái phiếu gồm có: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty.  Đầu tư dài hạn khác: Cho vay vốn 62 Chứng khoán đầu tư dài hạn  Chứng khoán đầu tư dài hạn phải được ghi sổ theo giá gốc (giá thực tế mua chứng khoán) gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân hàng...  Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết: Giá trị khoản đầu tư ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.  Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư dài hạn bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. 63 Đầu tư dài hạn khác  Các khoản cho vay sẽ được ghi nhận theo giá trị khoản cho vay. Theo dõi chi tiết từng khoản cho vay và ghi nhận lãi cho vay phù hợp với thời gian cho vay. 64 17/08/2013 17 Thí dụ 15  Công ty CP A mua 20.000.000 cp của Công ty B. Công ty B có tổng số cp đang lưu hành là 200.000.000 cp. Giá mua mỗi cp là 12.000đ và chi phí mua là 0,15%/giá trị giao dịch. Thanh toán qua ngân hàng.  Công ty CP DSN gửi tiết kiệm 60 tỷ đồng tại ngân hàng Việt Á, kỳ hạn 13 tháng, lãi suất 13,2%/năm. Yêu cầu: Xác định giá trị khoản đầu tư khi phát sinh. 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_4_1_ke_toan_dttc_8835.pdf
Tài liệu liên quan