Tạo lập được “Thế trận lòng dân” chính là xây móng, dựng nền để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Đó là sự liên kết chặt chẽ thế trận của các lĩnh vực, các ngành, được thể hiện trong mối quan hệ cụ thể song phương và đa phương, như kết hợp quốc phòng với an ninh, quốc phòng với kinh tế, an ninh với đối ngoại; kết hợp thế trận chung trên phạm vi toàn quốc với thế trận tại chỗ với thế trận cơ động; kết hợp thế trận trong nước với thế trận ngoài nước; thế trận thời bình với thế trận thời chiến; thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận chiến tranh nhân dân. Thế trận qốc phòng toàn dân thể hiện sự liên kết toàn diện trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi khả năng tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất, đáp ứng kịp thời mọi tình huống, cả trong thời bình và thời chiến. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bao gồm các thứ quân, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ. Trong đó phải tập trung xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có lực lượng dự bị hùng hậu, lực lượng thường trực với chất lượng tinh, số lượng hợp lý, thực sự là nòng cốt cho sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng và cho toàn dân chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Để lực lượng vũ trang nhân dân có sức mạnh tổng hợp, cần phải xây dựng toàn diện; trong đó hết sức coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, xây dựng lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với chế độ, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân là chu thể của đất nước và cũng là chủ thể trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng, cũng như tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nền quốc phòng toàn dân chỉ thực vững chắc khi được kết hợp từ nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực từ nhân dân là vô tận. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã khẳng định rõ điều này. Trong điều kiện hiện nay, khi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN có những phát triển mới, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngàyt một cao thì càng phải biết dựa vào dân, phát huy nguồn lực to lớn từ nhân dân. Nhưngđể nhân dân có thể tham gia tích cực, tự giác vào nền quốc phòng thì điều quan trọng là Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, ban, ngành thông qua việc ban hành chủ trương, chính sách, tạo điều kiện cho họ tham gia. Phải nghiên cứu, cân nhắc xã hội hóa một số nội dung của xây dựng nền quốc phòng ,kết hợp kinh tế với quốc phòng. Vừa qua, một số địa phương đã thực hiện xã hội hóa công tác quốc phòng khá hiệu quả, như tham gia thực hiện chính sách, chế độ đối với dân quân, đóng góp kinh phí xây dựng đường, mương, trạm điện kết hợp kinh tế và quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng. Trong thời gian tới, cần rút kinh nghiệm để đẩy mạnh hơn nữa theo hướng này. Chỉ có như vậy, sự nghiệp quốc phòng mới thực sự là sự nghiệp của dân.
5 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế thừa và phát huy truyền thống “lấy dân làm gốc” trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG
XÂY DỰNG, CỦNG CỐ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN HIỆN NAY
Trong lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta, “Lấy dân làm gốc” là truyền thống văn hóa chính trị của các nhà lãnh đạo, cầm quyền một lòng vì dân, vì nước. Nó thể hiện nhất quán tư tưởng: dân là nước, còn dân thì còn nước. Đất nước có tạm thời bị giặc ngoại xâm chiếm đóng, nhưng làng không mất, dân không mất (mất nước, không mất làng) thì nhân dân sẽ đứng lên đấu tranh, đất nước nhất định sẽ được khôi phục trong độc lập, tự do. Chính vì thế, các triều đại phong kiến Việt Nam độc lập trong lịch sử đều “Lấy dân làm gốc” trong việc ban hành các chủ trương chính sách, từ kinh tế, xã hội, văn hóa, luật pháp đến an nình, quốc phòng, ngoại giao Triều Khúc Thừa Dụ có chính sách “Khoan, giản, an, lạc”; triều Lý có chính sách “Ngụ binh ư nông”; Triều Trần có “Khoan, thư sức dân”, “Chúng chí thành thành” và nổi tiếng với Hội nghị Diên Hồng; Triều Lê quan niệm “Dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền”, nên vai trò, vị trí người dân được luật hóa trong Bộ Luật Hồng Đức. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà Sử học Ngô Sĩ Liên (thời Lê) tổng luận, các triều đại đó đã “Lấy nghĩa mà duy trì, lấy nhân để cố kết, lấy trí để trông coi, lấy tín để ngăn phòng. Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch. Chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân đến chỗ giàu thịnh là mưu hay trị dân, giữ nước; là kế xa sửa nước, chăn dân”. Trong tập “Nước Việt Nam ta cội nguồn xa xưa đến ngày nay” của Giáo sư, Tiến sĩ Pi-e-Ri-sa Fe-ray, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và sưu tầm về Á Đông ngày nay (CERAC) của nước Pháp, trong chương I nhan đề “Nước Việt Nam cổ xưa hay sự chinh phục của tính cách Việt Nam” có một đoạn viết khá hấp dẫn về nhà Lê và Nhà văn hóa Nguyễn Trãi: “Triều đại nhà Lê (Lê Sơ, 1428 – 1527) do chủ đất bình thường là Lê Lợi sáng lập. Ông trở thành Hoàng đế dưới danh hiệu Lê Thái Tổ (1428 – 1433), được một nhà nho, nhà văn, nhà chiến lược, nhà chính sách tài ba là Nguyễn Trãi giúp đỡ. Lê Lợi đã điều hành một cuộc chiến tranh giải phóng quốc gia thật mẫu mực, đến nỗi cho đến ngày nay, triều đại ông lập nên vẫn còn là một trong những triều đại được hâm mộ và có tiếng tăm lừng lẫy nhất. Nhưng các vua Lê còn làm được những việc hơn thế nữa, bằng Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông (1470 – 1497) soạn thảo, các vua Lê đã thể nghiệm và xác định được vị trí “con người Việt” trong tổng thể các mối quan hệ xã hội”. Cụ thể, Bộ Luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của dân tộc ta, trong “Điều 294: Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở đường xá, cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm cháo, thuốc men, cốt cao cứu sống họ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài. Nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội biếm hay bãi chức”. Tính chất nhân đạo – “Lấy dân làm gốc” được nêu trong điều này của Bộ Luật Hồng Đức chỉ xuất hiện ở châu Aâu mấy thế kỷ sau đó, khi nổ ra cách mạng tư sản.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp tính nhân văn của chủ nghĩa Cộng sản với tinh hoa truyền thống “Lấy dân làm gốc” của dân tộc, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ trong tiến trình cách mạng: cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Từ chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đến chống các tệ nạn “làm quan cách mạng”, bệnh quan liêu, quân phiệt, tham nhũng, tư túi, bè cánh, xa rời quần chúng Đặc biệt, truyền thống “Lấy dân làm gốc” được xác định là cơ sở của tư tưởng cách mạng và là nền tảng tư tưởng quân sự, quốc phòng của Hồ Chí Minh và Đảng ta. Trong những bài giảng để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam (xuất bản năm 1927 thành lập “Đường cách mệnh”), so sánh với những cuộc cách mạng đã nổ ra trên thế giới, Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu “Làm cách mệnh đến nơi”, “Cách mệnh rồi thì giao cho quần chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người tức là dân chúng được hưởng cái tự do, bình đẳng thật”. Trong những vấn đề then chốt nhất của cách mạng, Người khẳng định “Phải theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phải có Đảng vững bền và phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc” 1 và “Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc của một, hai người Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống nổi”2. Khi đã giành được chính quyền, tư tưởng chỉ đạo của Chu ûtịch Hồ Chí Minh trong bảo vệ chính quyền cách mạng, chẳng những đã kế thừa được truyền thống “Lấy dân làm gốc” của dân tộc mà còn tạo mọi điều kiện để thực sự đưa nhân dân lao động lên vị trí làm chủ đất nước : “Anh em phải làm sao cho dân yêu, mến. Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết” và “Nước lấy dân làm gốc. Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Sau kháng chiến chống Pháp thành công, cách mạng Việt Nam tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và coi phục vụ nhân dân là tốt đẹp, vẻ vang nhất:
1- Hồ Chí Minh – Toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, Tập 2, Tr.280
2- Hồ Chí Minh, Sdd, Tr.262 và 274.
3- Hồ Chí Minh, Sdd, Tập 8, Tr. 276
“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ nhân dân”3. Tin tưởng vô bờ vào sức mạnh củanhân dân, không ngừng động viên, giáo dục, tổ chức nhân dân làm cách mạng để đem lại độc lập, tự do cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân là sự nghiệp cao cả mà Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời theo đuổi, đã đem lại cho đất nước, cho dân tộc những thành quả chưa từng có trong lịch sử.
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN của toàn dân ta đã và đang tận dụng được những thuận lợi mới, thời cơ mới, đem lại cho đất nước thực lực và sức mạnh mới, đưa dân tộc lên vị thế chưa từng có. Bạn bè không ngừng tăng lên, thù ngày càng giảm bớt, đói nghèo lạc hậu từng bước được đẩy lùi, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa không ngừng được cải thiện. “Lấy dân làm gốc” ngày nay được kế thừa và phát huy trong điều kiện, vẫn đất nước mình, dân tộc mình, nhưng kết cấu dân cư, thành phần giai cấp, xã hội đã có nhiều đổi mới. Do đó, phải phát huy được hiệu quả của mọi thành phần kinh tế, hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong cuộc trường chinh chống đói nghèo và lạc hậu, phát huy được sức mạnh Việt Nam, trí tuệ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Truyền thống “Lấy dân làm gốc” , hơn lúc nào hết, cần được kế thừa và phát triển một cách sáng tạo trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững chắc để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quốc phòng ngày nay không chỉ là hoạt động chuẩn bị đối phó với chiến tranh mà trước hết là hoạt động đẩy lùi và ngăn chặn chiến tranh, tạo môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hơn lúc nào hết, cần làm cho mỗi người dân nâng cao ý thức quốc phòng, thực sự chăm lo, góp phần xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng toàn dân. Muốn vậy, phải tạo dựng được “Thế trận lòng dân” vững chắc. Thực tế hiện nay cho thấy, nơi nào nhân dân phấn khởi, tin tưởng ở lãnh đạo thì mọi việc ở nơi đó thành công. Ngược lại, nơi nào để cho nhân dân bất bình, mất lòng tin ở lãnh đạo thì nơi ấy tình hình không ổn định, luôn luôn có diễn biến phức tạp. Mặt khác, những nơi có cơ sở chính trị yếu kém, vai trò lãnh đạo bị buông lỏng, không nắm được quần chúng, lòng dân không yên, mất niềm tin thì các thế lực thù địch sẽ tranh thủ lôi kéo, kích động, chia rẽ nhân dân, tạo nên những vụ, việc phức tạp gây mất ổn định chính trị. Không thế trận nào vững mạnh bằng “Thế trận lòng dân”. Do đó, tạo dựng được “Thế trận lòng dân” vững chắc là một công việc vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định sức mạnh quốc phòng hiện nay. Để có thế trận đó, trước hết phải đẩy mạnh nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định của mọi thắng lợi và trực tiếp tạo ra sức mạnh quốc phòng, trong đó có tiềm lực cơ bản là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với đó, phải đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng tăng tích lũy tiềm lực quốc phòng cũng hết sức quan trọng. Trước mặt, tập trung đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ trước đây của cách mạng. Đi đôi với phát triển kinh tế – xã hội, thường xuyên coi trọng công tác giáo dục quốc phòng, nâng cao lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc XHCN cho toàn dân. Vì rằng, mối quan hệ này không hoàn toàn theo tỷ lệ thuận, không phải cứ có kinh tế phát triển là tất yếu có quốc phòng mạnh; không hẳn cứ dân giàu là nước sẽ mạnh nếu thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thiếu sự chăm lo, giáo dục ý thức quốc phòng, tuyên truyền rộng rãi nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng đến mỗi người dân. Cần làm cho mỗi người thấy, với tình hình thế giới, khu vực và trong nước hiện nay, nếu ta giữ được sự ổn định từ trong Đảng, trong nước, trong nội bộ chế độ thì các thế lực thù địch bên trong cũng không dễ gì gây ra đảo lộn lớn, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp. Trong bất kể tình huống nào, kế thừa và phát huy truyền thống “Lấy dân làm gốc”, với quan điểm “Dân thực sự là người làm chủ”, mỗi người lãnh đạo, quản lý đều phải tâm niệm lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Xét trên góc độ an ninh – quốc phòng, ta phải chủ động phòng ngừa, đồng thời bảo đảm xử lý kịp thời, kiên quyết, khẩn trương, khôn khéo nhanh gọn các tình huống phức tạp, thì dù nó đã xảy ra cũng không thể lan rộng kéo dài. Sự chủ quan đối với các nguy cơ và tệ nạn nội sinh dễ tạo ra những hậu quả xấu, có thể dẫn đến bất ngờ về chiến lược. Đó là bài học sâu sắc của nhiều nước XHCN vừa qua.
Tạo lập được “Thế trận lòng dân” chính là xây móng, dựng nền để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Đó là sự liên kết chặt chẽ thế trận của các lĩnh vực, các ngành, được thể hiện trong mối quan hệ cụ thể song phương và đa phương, như kết hợp quốc phòng với an ninh, quốc phòng với kinh tế, an ninh với đối ngoại; kết hợp thế trận chung trên phạm vi toàn quốc với thế trận tại chỗ với thế trận cơ động; kết hợp thế trận trong nước với thế trận ngoài nước; thế trận thời bình với thế trận thời chiến; thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận chiến tranh nhân dân. Thế trận qốc phòng toàn dân thể hiện sự liên kết toàn diện trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi khả năng tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất, đáp ứng kịp thời mọi tình huống, cả trong thời bình và thời chiến. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bao gồm các thứ quân, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ. Trong đó phải tập trung xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có lực lượng dự bị hùng hậu, lực lượng thường trực với chất lượng tinh, số lượng hợp lý, thực sự là nòng cốt cho sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng và cho toàn dân chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Để lực lượng vũ trang nhân dân có sức mạnh tổng hợp, cần phải xây dựng toàn diện; trong đó hết sức coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, xây dựng lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với chế độ, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân là chu thể của đất nước và cũng là chủ thể trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng, cũng như tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nền quốc phòng toàn dân chỉ thực vững chắc khi được kết hợp từ nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực từ nhân dân là vô tận. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã khẳng định rõ điều này. Trong điều kiện hiện nay, khi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN có những phát triển mới, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngàyt một cao thì càng phải biết dựa vào dân, phát huy nguồn lực to lớn từ nhân dân. Nhưngđể nhân dân có thể tham gia tích cực, tự giác vào nền quốc phòng thì điều quan trọng là Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, ban, ngành thông qua việc ban hành chủ trương, chính sách, tạo điều kiện cho họ tham gia. Phải nghiên cứu, cân nhắc xã hội hóa một số nội dung của xây dựng nền quốc phòng ,kết hợp kinh tế với quốc phòng. Vừa qua, một số địa phương đã thực hiện xã hội hóa công tác quốc phòng khá hiệu quả, như tham gia thực hiện chính sách, chế độ đối với dân quân, đóng góp kinh phí xây dựng đường, mương, trạm điện kết hợp kinh tế và quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng. Trong thời gian tới, cần rút kinh nghiệm để đẩy mạnh hơn nữa theo hướng này. Chỉ có như vậy, sự nghiệp quốc phòng mới thực sự là sự nghiệp của dân.
“Lấy dân làm gốc” là một truyền thống văn hóa chính trị, chính vì thế việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, từ Trung ương đến cơ sở, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị là điều kiện tiên quyết trong việc kế thừa và phát huy truyền thống này một cách có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chúng, vào nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân nói riêng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_thua_va_phat_huy_truyen_thong_lay_dan_lam_goc_6648 (1).doc