Khổ 3 + 4
H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
GV: Cách nói của anh chiến sĩ đã làm yên lòng mẹ: mẹ ơi, mẹ đừng lo nhiều cho con. Những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
192 trang |
Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy môn Tập đọc Lớp 5 - Nguyễn Văn Sang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn).
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, đi thăm đền Hùng nếu có điều kiện.
Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Cửa sông
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đcọ trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
2- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
3- Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi.
H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
H: Hãy kể tên các truyền thuyết mà em biết từ gợi ý của bài văn.
ã HS 1 đọc đoạn 1 +2
- Cảnh đẹp là: những khóm hải đường đam bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc nhợp nhờn..., núi Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường sừng sững.
ã HS2 đọc đoạn 3.
HS có thể kể:
ã Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
ã Thánh Gióng
ã Son Rồng, cháu Tiên.
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Hôm nay chúng tư sẽ cùng nhà thơ Quang Huy đến thăm một cửa sông với những hình ảnh rất đẹp. ở đó là mênh mông một vùng sóng nước, là nơi biển tìm về với đất, là nơi cá tôm đẻ trứng, búng càng...
- HS lắng nghe
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc bài thơ một lượt
- GV treo tranh minh hoạ và hướng dẫn HS hiểu nội dung tranh thể hiện.
HĐ2: Cho HS đọc khổ nối tiếp
- Cho HS đọc.
- Luyện đọc các từ ngữ khó: cần mẫn, khép, giã từ....
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm; nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (mênh mông, cần mẫn, bãi bồi, bạc dần, lấp loá, cội nguồn) hết khổ nghỉ lâu hơn một dòng.
- 2HS nối tiếp đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh + nghe GV giới thiệu tranh.
- 6 HS đọc khổ thơ nối tiếp (2 lần)
- HS luyện đọc từ.
- HS đọc nhóm 3, mỗi HS đọc 2 khổ.
- 2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
- 3 HS giải nghĩa từ ( dựa vào SGK).
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
ã Khổ 1
H: Trong khổ thơ dầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
H; Cách giới thiệu ấy có gì hay? GV chốt lại: Cách nói đó rất đặc biệt: Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường. Cửa sông không có then, không có khoá. Tác giả đã sử dụng biện pháp chơi chữ giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.
ã Khổ 2+3+4+5
H: Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
ã Khổ 6
H: Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
GV: phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông đối với cuội nguồn.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Tác giả dùng các từ ngữ “là cửa nhưng không then khoá cũng không khép bao giờ”
- HS trả lời
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Là nơi những dòng sông gửi phù sa để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về nới đất liền; nơi cá tôm hội tụ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Hình ảnh nhân hoá: Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn . Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng....nhớ một vùng núi non.
4
Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
- GV đưa bảng phụ đã chép những khổ thơ cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng + thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS thuộc nhanh, đọc hay.
- 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm bài thơ.
- HS luyện đọc + học thuộc lòng.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
Tuần 26
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Nghĩa thầy trò
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài.
2- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhỏ mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi
H: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
H: Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
- HS1: đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi.
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ:
ã Là cửa nhưng không then, cũng không khép lại bao giờ: Cách nói đó rất đặc biệt, cửa sông là một cái cửa khác bình thường. Cách nói của tác giả gọi là biện pháp chơi chữ.
HS2 đọc thuộc lòng.
- Tác giả muốn nói lên tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
1’
Tôn sư trọng đoạ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, ông cha ta luôn vun đắp, giữ gìn truyền thống ấy. Bài tập đọc hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em biét thêm một ý nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.
- HS lắng nghe.
2
HĐ1: Cho HS đọc bài văn
HĐ2: Cho HS đọc đoạn trước lớp
ã Đoạn 1: Từ đầu đến “...mang ơn rất nặng”
ã Đoạn 2: Tiếp theo đên “...tạ ơn thầy”
ã Đoạn 3: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc các từ khó: tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng....
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
ã Lời thầy Chu nói với học trò: ôn tồn, thân mật.
ã Lời thầy nói với cụ đồ già: kính cẩn
- 2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo trong SGK.
- HS dùng bút chí đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp (2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc hết bài
- 2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK
3
Tìm hiểu bài
ã Đoạn 1
H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
H: Tìm các chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
ã Đoạn 2
H: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.
ã Đoạn 3
H: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
H: Em còn biết thêm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung tương tự?
GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Đến để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
- Từ sáng sơm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầyđể mừng thọ thầy những cuốn sách quí. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng,” họ đã đồng thanh dạn ran...
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Thầy giáo Chu tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng.
- Thầy mời các em học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ:
“Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy....
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Đó là 3 câu:
ã Uống nước nhớ nguồn.
ã Tôn sự trọng đạo.
ã Nhất tử vi sư, bán tự vi sư.
HS có thể trả lời:
ã Không thầy đố mày làm nên.
ã Kính thầy yêu bạn.
ã Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
ã Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Làm sao cho bõ những ngày ước ao.
4
Đcọ diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc (đoạn Từ sáng sơn đến dạ ran).
- GV nhận xét + khen những HS đọc đúng, hay.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm hết bài văn. Cả lớp lắng nghe.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
5 Củng cố, dặn dò
H: Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
- Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, nhắc mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
2. Hiểu được ý nghĩa của bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm ở làng Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài văn
4’
- Kiểm tra 2 HS: Cho HS đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi.
H: Các môn sinh của cụ già Chu đến nhà thầy để làm gì? Sự tôn kình thầy thể hiện qua những chi tiết nào?
H: Câu chuyện nói nên điều gì?
- HS1 đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi.
- Đến để mừng thọ thầy.
- Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy. Họ biếu thầy những món sách quý...
- HS2 đọc đoạn 2 +3 và trả lời câu hỏi.
- Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Mỗi vùng quê trên nước ta thường có những lễ hội văn hoá độc đáo. Đó là những sinh hoạt văn hoá của dân tộc được lưu giữ từ nhiều đời. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một trong những lễ hội thể hiện nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc toàn bài
- GV đưa tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh (cũng có thể đưa tranh minh hoạ ở phần tìm hiểu bài khi trả lời câu hỏi 3).
HĐ2: Luyện đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “... sông Đáy xưa”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “...thổi cơm”.
Đoạn 3: Tiếp theo đến “...xem”.
Đoạn 4: Còn lại
- Cho HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ ngữ khó: trẩy, thoăn thoắt, bóng nhẫy, một giờ rưỡi.
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài: Cần đọc với giọng kể linh hoạt: khi dồn dập, khi náo nức ( đoạn lấy lửa, chuận bị nấu cơm); khi khoan thai...thể hiện không khí vui tươi, náo nhiệt của hội thi và tình cảm mến yêu của tác giả đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá dân tộc được gửi gắm qua bài văn.
- 2HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc cả bài.
- HS quan sát tranh.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS luyện đọc từ.
- HS đọc tiếp thep cặp ( mỗi HS đọc 2 đoạn).
- 2 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc chủ giải.
- 2HS giải nghĩa từ.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
Đoạn 1
H: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
Đoạn 2
H: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Đoạn 3
H: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thì đều phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau.
Đoạn 4
H: Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi “ là niềm tự hoà khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
H: Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong đời sống văn hoá của dân tộc?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cở bên bờ sông Đáy xưa.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
“ Khi tiếng trống hiệu bắt đầu....bắt đầu thổi cơm.”
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thâmf theo
Trong khi một người lấy lửa, các thành viên khác đều lo mỗi người một việc... vừa nấu, các đội vừa đan xen uốn lượn...
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS có thể phát biểu:
Vì khẳng định đội thi tài giỏi, khéo léo.
Vì giải thưởng là sự nỗ lực , là sức mạnh đoàn kết của cả đội.
- Thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào đối với nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc.
4
Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- HS đọc đoạn.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
H: Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyển trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
Tuần 27
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
2. Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi các nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H: Hội thổi cơm thi ổ Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
H: Bài văn nói nên điều gì?
- GV nhận xét , cho điểm.
2 HS lần lượt đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.
+ HS1 đọc đoạn 1+2
Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người
Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
+ HS2 đọc đoạn 3 + 4 và trả lời câu hỏi.
- Qua việc miêu tả hội nấu cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Khi nói về tranh Đông Hồ, nhà thơ Hoàng Cầm có viết:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy đẹp.
Tranh Đông Hồ có gì đẹp, có gì đặc biệt mà nhà thơ Hoàng Cầm đã dành những vần thơ đằm thắm, đầy tự hào khi viết về nó. Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu vào bài tập đọc Tranh làng Hồ.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
HĐ2: Cho HS đọc bài văn
- GV dán tranh làng Hồ lên bảng lớp và giới thiệu về mỗi tranh.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “... tươi vui”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “...mái mẹ.
Đoạn 3: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn
- Luyện đọc từ ngữ: chuột, ếch, lĩnh
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làn Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, háu hỉnh, vui, tươi...
Đoạn 1 + 2
- 2 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- HS quan sát tranh và nghe thầy ( cô) giới thiệu:
- HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Từng cặp HS đọc,
- 1, 2 HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- 4 HS giải nghĩa từ ( mỗi em giải nghĩa 2 từ).
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
H: Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Name.
Đoạn 3
H: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lại đoạn 2 + đoạn 3.
H: Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giải đối với tranh làng Hồ.
(Nếu HS không trả lời được thì GV chốt lại ý trả lời đúng.)
H:Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng những người nghệ sĩ tạo hình của dân gian
HS có thể trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Kĩ thuật tạo màu rất dặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp....
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
- Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế.
- Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
HS có thể trả lời:
- Vĩ những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
- Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc...
4
Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
H: Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền văn hoá dân tộc.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Đất nước
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giòn trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niều vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lays đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
H: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS lần lượt đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi.
ã HS1 đọc đoạn 1+2
- HS có thể trả lời: Tranh vẽ lơn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
ã HS2: Đọc đoạn 3 + trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc màu mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp.
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Đất nước là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học năm khổ thơ đầu của bài thơ. Năm khổ thơ đầu của bài nói về điều gì? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào đọc, hiểu bài thơ.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc bài thơ
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu về tranh.
HĐ2: Cho HS đọc khổ nối tiếp
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới...
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
Cho HS đọc cả bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt
• Khổ 1,2: đọc giọng tha thiết, bâng khuâng.
• Khổ 3, 4 đọc nhanh hơn khổ 1,2, giọng vui, khẻo khoắn, tràn đầy tự hào.
• Khổ 5: giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
- Một HS khá, giỏi đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh + nghe thầy (cô) giới thiệu về tranh.
- HS nối tiếp bài. Mỗi HS đọc một khổ (2 lần).
- HS đọc nhóm. Mỗi HS đọc một khổ (2 lần).
- 1-2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS gải nghĩa từ.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
• Khổ 1+2
H: Những ngày thu đã xa được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó?
• GV: Đây là hai khổ thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm nhứng người con của Thu đô Hà Nội lên đường đi kháng chiến.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Những ngày thu đã xa rất đẹp: sáng mát trong gió thổi mùa thu hương cốm mới.
- Những ngày thu đã rất buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra đi đầu khồn ngoảnh lại.
• Khổ 3
H: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
• Khổ 4+5
H: Lòng tự hào vế đất nước tự do vè truyên thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Đất nước trong mùa thu rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc.
- Đất nước rất vui: rừng tre phấp phới, trong biếc nói cười thiết tha.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta....
- Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giời đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta....
- Những hình ảnh thể hiện lòng tự hào về
4
Đọc diễn cảm + học thuộc lòng
5’-6’
- Cho HS đọcdiễn cảm cả bài thơ.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn 2 khổ 3;4 lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét + khen những HS học thuộc, đọc hay.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc 2 khổ thơ theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò.
H: Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
Tuần 28
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
ôn tập giữa học kì II
Tiết 1
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu (HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
2- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép), tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo trong bảng tổng kết.
II. Đồ dụng dạy – học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai.
- Bút dạ và một tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2
- Bốn, năm tờ phiếu viết nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
Bài đầu tiên của tiết ôn tập hôm nay, ngoài việc kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, các em sẽ được củng cố, khắc sau kiến thức về cấu tạp câu ( câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu vừa đựơc ôn.
- HS lắng nghe
2
Kiểm tra
Tập đọc, học thuộc lòng
22’-24’
- Gọi từng HS lên bốc thăm.
- Cho HS chuẩn bị bài
- GV cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo viên Tiểu học).
Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm.
- Mỗi HS chuẩn bị bài 1’-2’
- HS lên đọc bài + trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu thăm.
3
Làm BT
HĐ1: Hưỡng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT2
- GV: (GV dán lên bảng lớp bảng thống kê) và giao việc cho HS.
+ Các em quan sát bảng thống kê.
+ Tìm ví dụ minh hoạ cho các kiểu câu.
• 1 ví dụ minh hoạ cho câu đơn.
• 1 ví dụ minh hoạ cho câu ghép không dùng từ nối
• 1 câu ghép dụng quan hệ từ.
• 1 câu ghép dụng cặp từ hô ứng.
- Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3, 4 HS).
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại những câu cácem tìm đúng
Ví dụ:
- Câu đơn: Trên cành cây chim hót líu lo.
- Câu ghép không dùng từ nối:
Mây bay, gió thổi
- Câu ghép dùng quan hệ từ:
Vì trời mưa to nên đường trơn như đổ mỡ
- Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
Trời chưa sáng, mẹ em đã đi làm
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp lắng nghe.
- 3,4 HS làm bài vào phiếu .
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- 3, 4 HS làm vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra lấy điểm.
- Dặn những HS kiểm tra nhưng chưa đạt về ôn tập sau kiểm tra lại.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
ôn tập giữa học kì II
Tiết 2
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 1)
2- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dự đã cho.
II. Đồ dùng dạy – học
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng ( như tiết 1).
- 3 tờ giấy khổ to phô tô ba đoạn văn ở BT2.
- Giấy khổ to viết về 3 kiểu liên kết câu ( bằng cách lặp từ ngữ , cách thay thế các từ ngữ, cách dùng các từ ngữ nối).
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết ôn tập hôm nay, tất cả những em chưa có điểm tập đọc và học thuộc lòng sẽ được kiểm tra. Sau đó, các em sẽ được ôn tập để củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu, biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.
- HS lắng nghe
2
Kiểm tra TĐ- HTL
22-24’
- Thực hiện như ở tiết 1
3
Làm BT 10’
- Cho HSđọc yêu cầu của BT + đọc 3 đoạn văn a, b, c.
- GV giao việc:
Mỗi em đọc lại 3 đoạn văn.
Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào các ô trong 3 đoạn văn.
Xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ giấy khổ to đã phô tô 3 đoạn văn lên bảng.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Từ cần điền là nhưng.
- Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2.
b/ Từ cần điền là chúng.
- Chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1
c/ Các từ lần lượt cần điền là nắng, chị, nắng, chị, chị.
Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2
Chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4
Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 3 HS lên làm trên giấy.
- HS còn lại làm vào vở BT.
- Lớp nhận xét kết quả của 3 bạn trên bảng.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.
Tuần 29
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
2- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự âm thầm, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức tính hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết Tập đọc hôm nay, các em sẽ được học bài Một vụ đắm tàu. Qua bài học, các em sẽ hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. Vậ
y tình bạn giữa hai bạn nhỏ như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: GV hoặc HS đọc toàn bài
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu chủ điểm: Nam và nữ.
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chi đoạn: 5 đoạn
• Đoạn 1: Từ đầu đến “... về quê sống với họ hàng”
• Đoạn 2: từ “Đêm xuống” đến “....băng cho bạn”
• Đoạn 3: Từ “Cơn bão dữ dội” đến “... Quang cảnh thật hỗn loạn”
• Đoạn 4: Từ “Ma-ri-ô” đến “...mắt thẫn thờ tuyệt vọng”.
• Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ma-ri-ô, Li-vơ-pun, Giu-li-ét-ta
HĐ3: Luyện đọc trong đoạn
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài văn
• Đoạn 1: giọng đọc thong thả, tâm tình.
• Đoạn 2: đọc nhanh hơn, căng thẳng với những câu tả, kể.
• Đoạn 3: đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng...
• Đoạn 4: giọng hồi hộp.
• Đoạn 5: Lời Ma-ri-ô thể hiện sự giục giã thốt lên từ đáy lòng. Lời Giu-li-ét-ta nức nở, nghẹn ngào.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
- HS quan sát tranh và lắng nghe lời giới thiệu.
- HS dùng búi chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn GV.
- Các nhóm luyện đọc đoạn nối tiếp (2 lần).
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
• Đoạn 1+2
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
GV giảng thêm: Đây là hai bạn nhỏ người i-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về i-ta-li-a.
H: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
• Đoạn 3+4
- Cho HS đọc thầm + đọc thành tiếng.
H: Tai nạn bất ngời xảy ra như thế nào?
H: Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuống muốn nhận đứa bé nhỏ hơn?
H:Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
• Đoạn 5
H: Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện.
- 1HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.
- Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng, còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịc dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi...
- Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn.
Cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi...nói rồi cậu ôm ngang lưng bạn ném xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu tự do.
VD: Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn, còn Giu-li-ét-ta là một người bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm....
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 5 lên để luyện cho HS.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay nhất.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm đoạn 5 của bài văn.
- HS luyện đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS lên thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Ca ngợi tình bạn giữa hai bạn nhỏ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Con gái
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
2- Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của bố mẹ em về việc sinh con gái.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
Kiểm tra 2 HS
H: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu li-ét-ta?
H: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét + cho điểm.
• HS1 đọc đoạn 1+2+3 bài Một vụ đắm tàu + trả lời câu hỏi.
- Bố Ma-ri-ô mới mất. Em về sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp bố mẹ.
• HS2 đọc đoạn 4+5
- Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Trong cuộc sống, còn có những quan điểm lạc hậu coi trọng con trai hơn con gái. Bài tập đọc Con gái hôm nay các em học sẽ giúp các em thấy được con gái có vai trò rất quan trọng trong gia đình, trong cuộc sống
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: Cho HS đọc toàn bài
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chi đoạn: 5 đoạn
• Đoạn 1: Từ “Mẹ sắp sinh em bế” đến “có vẻ buồn buồn”.
• Đoạn 2: từ “Đêm Mơ trằn trọc không ngủ” đến “Tức ghê”
• Đoạn 3: Từ “Mẹ phải nghỉ ở nhà” đến “trào nước mắt”.
• Đoạn 4: Từ “Chiều nay” đến “Thật hú ví”
• Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: háo hức, vịt trời, tức ghê, rơm rớm.
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
- HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
Cần đọc với giọng thủ thỉ, tâm tình. Các câu hỏi, câu cảm cần thể hiện được những băn khoăn, thắc mắc của bé Mơ
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS dùng búi chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc đoạn nối tiếp. Mỗi HS đọc một đoạn (2 lần).
- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi em đọc 2 đoạn.
- 2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú thích.
- 1 HS giải nghĩa từ.
3
Tìm hiểu bài
• Đoạn 1+2+3
H: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
H: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
• Đoạn 4+5
H: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm “ con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
H: Đọc câu chuyện này, em có quy nghĩ gì?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Thể hiện qua câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: “Lại vịt trời nữa”. Câu nói thể hiện sự thất vọng.
- Thể hiện qua chi tiết “Cả bố và mẹ đề có vẻ buồn buồn” vẻ mặt buồn đó thể hiện bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
- Các chi tiết là:
• ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
• Đi học về Mơ tưới rau, chẻ vủi giúp mẹ.
• Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.
• Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Mọi người đã thay đổi quan niệm “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan.
- Thể hiện qua các chi tiết.
• Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ rơm rớm nước mắt.
• Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”
- HS phát biểu tự do. Ví dụ
Câu chuyện cho thấy tư tưởng coi thường con gái là lạc hậu.
- Ca ngợi bạn Mơ giỏi giang.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV chép lên bảng đoạn cuối của bài và hướng dẫn HS đọc (hoặc đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn lên).
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 4HS đọc nối tiếp bài văn ( 1 HS đọc đoạn 1+2+3 HS đọc 3 đoạn còn lại.
5
Củng cố, dặn dò
H: Bài văn nói gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ bạn Mơ về việc sinh con gái.
Tuần 30
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Thuần phục sư tử
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sư nói.
2- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
Kiểm tra 2HS.
H: Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
H: Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì?
- GV nhận xét + cho điểm
- HS1 đọc đoạn 1+2+3 bài Con gái và trả lời câu hỏi.
Các chi tiết đó là: Dì Hạnh bảo “Lại vịt trời nữa”, “ Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn”.
- HS2 đọc đoạn 4+5.
HS có thể trả lời:
- Khen ngợi bạn Mơ giỏi giang: vừa chăm học, vừa chăm làm...
- Tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng lạc hậu.
- Sinh con trai, con gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có hiếu thảo, ngoan ngoãn, làm vui lòng cha mẹ
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Thuần phục sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? Để hiểu được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: HS đọc toàn bài
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu tranh.
HD2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn
• Đoạn 1: Từ đầu đến “giúp đỡ”
• Đoạn 2: Tiếp theo đến “...vừa đi vừa khóc”
• Đoạn 3: Tiếp theo đến “...sau gáy”
• Đoạn 4: Tiếp theo đến “...bỏ đi”
• Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ha-li-ma, giúp đỡ, thuần phục, bí quyết, sợ toát mồ hôi...
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
HD4: GV đọc diễn cảm bài
• Đoạn 1: giọng đọc thể hiện sự băn khoăn
• Đoạn 2: giọng sợ hãi
• Đoạn 3 + 4: giọng nhẹ nhàng
• Đoạn 5: lời vị giáo sư đọc với giọng điệu hiền hậu, ôn tồn.
- 1 hoặc 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
- HS quan sát tranh + nghe cô giáo giới thiệu.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn ( 2 lần).
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn GV.
- HS đọc theo nhóm 5, mỗi em đọc một đoạn.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ dựa vào SGK
- HS lắng nghe.
• Đoạn 1+23
H: Ha-li-ma đến gặp giáo sư để làm gì?
H: Gì giáo sư ra điều kiện như thế nào?
H: Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sư, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
• Đoạn 3+4
H: Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì đểlàm thân với sư tử.
H: Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bơmd của sư tử như thế nào?
H: Vì sau khi gặp ánh mắt Ha-li-ma, con sư tử phải bỏ đi
H: Theo vị giáo sư, điều gì đã làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Vì nàng muốn vị giáo sư cho lời khuyên: làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- Nếu Ha-li-ma lấy được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống, giáo sư sẽ nói cho nàng bí quyết.
- Vì điều kiện vị giáo sư đưa ra thật khó thực hiện. Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó hơn. Thấy người, sử tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn một món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
- Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi.
- HS có thể trả lời.
• Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
• Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma.
- Đó chính là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu nhàng.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm 5 đoạn.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
H: Em hãy cho biết câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Câu chuyện khẳng định; Kiên nhẫn, diu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạng của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Tà áo dài Việt Nam
i. mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài
2- Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Bài đọc viết về sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo, với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
Người phụ nữ Việt Nam rất duyên dáng, thanh thoát trong chiếc áo dài. Chiếc áo dài hiện nay có nguồn gốc từ đâu? Vẻ đẹp độc đáo của chiếc áo dài Việt Nam như thế nào? Tất cả điều đó các em sẽ được biết qua bài tập đọc Tà áo dài Việt Nam.
- HS lắng nghe.
2
HĐ1: HS đọc cả bài
- GV đưa hình ảnh Thiếu nữ bên hoa huệ (của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân lên để học sinh quan sát và giới thiệu về bức ảnh (GV có thể đưa cho HS quan sát thêm một số tranh, ảnh về phụ nữ khác.)
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
- Cho HS chia đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ khó: kín đáo, mỡ gà, buộc thắt vào nhau...
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- GV chia nhóm 4
- Cho HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài văn
Giọng nhẹ nhàng, cảm xúc từ hào về chiếc áo dài Việt Nam. Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm: tế nhị, kín đáo, thẫm màu, lấp ló...
• Đoạn 1+2
- 1-2 HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc bài văn.
- HS quan sát + nghe lời giới thiệu của GV.
- HS đọc nối tiếp. Mỗi HS đọc 1 đoạn ( 2 lần).
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc theo nhóm 4.
- Mỗi HS đọc một đoạn.
- 1 - 2 HS đọc cả bài.
- 2 HS đọc chú giải.
- 3 HS giải nghĩa từ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
H: Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam?
- Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu bên ngoài. Bên trong là những lứo áo cánh nhiều màu. Chiếc áo dài làm cho người phụ nữ tế nhị, kín đáo.
H: Chiếc ái dài tân thời có gì khác chiếc ái dài truyền thống?
• Đoạn 3+4
H: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
H: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
- áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải...áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi vạt phải
- áo dài tân thời là chiếc áo cổ truyền được cải tiến. áo tân thời vừa giữ được phong cách tế nhị, kín đáo, vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS có thể trả lời.
• Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
• Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài.
- HS có thể phát biểu.
• Người phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
• Chiếc áo dài làm cho người phụ nữ đẹp hơn.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện lên và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 4 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn.
- HS đọc đoạn văn theo hướng dẫn của GV.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò
2’
H: Bài văn nói về điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Bài văn viết về sự hình thành chiếc áo dài Việt Nam, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây.
Tuần 31
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Công việc đầu tiên
i mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
2- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.
Hiểu nội dung bài. Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H: Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
H: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 đọc đoạn 1+2 bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi.
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- HS2 đọc phần còn lại.
- HS có thể phát biểu.
• Khi mặc áo dài, phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
• Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam trong tha thướt, duyên dáng
Bài mới
1
Giới thiệu bài mới
Bà Nguyễn Thị Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những ngày đầu tiên bà tham gia tuyên truyền cách mạng.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: HS đọc bài viết
- GV đưa tranh minh hoạ lên giới thiệu về tranh.
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn:
• Đoạn 1: từ đầu đến “...không biết giấy gì?”
• Đoạn 2: tiếp theo đến “...chạy rầm rầm”
• Đoạn 3: phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc các từ ngữ khó: Ba Chẩn, truyền đơn, dặn dò, quảng cáo, thấp thỏm, hớt hải.
HĐ3: HS đọc đoạn nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài một lượt.
Giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bất ngờ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng.
• Lời anh Ba khi nhắc nhở út: ân cần; khi khen út: mừng rỡ.
• Lời út: mừng rỡ khi lần đầu được giao việc
- 1HS giỏi đọc bài văn.
- Lớp đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh + nghe lời giới thiệu.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc theo nhóm 3 (mỗi em đọc mỗi đoạn) (2 đoạn).
- 1 – 2 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 3 HS giải nghĩa từ.
3
• Đoạn 1+2
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
H: Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
H: Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
• Đoạn 3
H: Vì sao chị muốn thoát li?
GV chốt lại: Bài văn là đoạn hồi tưởng – kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định tham gia cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm, muốn đóng góp công sức cho cách mạng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- Rải truyền đơn.
- Chị út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đên dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quân. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm toàn bài văn:
- GV đưa bảng đã ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay
- 3 HS đọc, mỗi HS đọc một đoạn.
- HS đọc đoạn văn theo hướng dẫn của GV.
- Một số HS lên thi đọc.
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài văn nói gì?
- GV nhận xét tiết học
Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
Bầm ơi
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu lặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
2- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nới quê nhà
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
H: Vì sao chị út muốn được thoát li?
- GV nhận xét + cho điểm
- HS1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Công việc đầu tiên.
- Đó là việc giải truyền đơn
- HS2 đọc phần còn lại
- Chị muốn làm việc thật nhiều cho cách mạng...
1
Giới thiệu bài
1’
Tỗ Hữu là một nhà thơ lớn của nước ta. Thơ ông viết về cách mạng, về Bác Hồ, về anh bộ đội Cụ Hồ, về những người dân công...hình ảnh người mẹ hiện lên trong thơ ông rất đẹp. Bài tập đọc Bầm ơi hôm nay sẽ cho các em thấy tình cảm của người mẹ Việt Nam đối với anh bồ đội và tình cảm của anh bồ đội với người mẹ kính yêu.
- HS lắng nghe
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: HS đọc toàn bài
HĐ2: HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ ngữ: mơ phùn, tuyền tuyến...
- Cho HS đọc toàn bài một lượt.
HĐ3: HS đọc trong nhóm
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
Giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ...
- 1 HS đọc toàn bộ bài thơ, lớp theo dõi trong SGK.
- 4 HS đọc nối tiếp ( 2 lần).
- HS đọc theo nhóm 2 (1 em đọc hai khổ đầu, một em đọc 2 khổ còn lại).
- 1 HS đọc cả bài.
- Một HS đọc chủ giải + giải nghĩa từ đon.
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
Khổ 1 + 2
H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu tranh.
GV: Các em biết không, mùa đông ở miền Bắc nước ta là mùa của mưa phùn, gió bấc, làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà, anh thương mẹ phải lội bùn lúc gió mưa.
H: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lặng.
GV: Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình cảm của mẹ con thắm thiết, sâu lặng: mẹ thương con, con thương mẹ.
Khổ 3 + 4
H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
GV: Cách nói của anh chiến sĩ đã làm yên lòng mẹ: mẹ ơi, mẹ đừng lo nhiều cho con. Những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run gvì rét.
Hình ảnh so sánh là:
- Tình cảm của mẹ đối với con: “ Mà non Bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần.”
- Tình cảm của con với mẹ
“ Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu!”
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK
- Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh:
Con đi trăm núi ngàn khe
...
Chưa bằng khó nhọc đời Bàm sáu mươi.
- Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con...
- HS có thể phát biểu:
Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình thương mẹ.
Anh là người yêu thương mẹ, yêu quê hương, đất nước...
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
- GV đưa hai khổ thơ đầu đã chép sẵn trên bảng phụ lên và hướng dẫn cho HS đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét + khen những Hs đọc thuộc, đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- HS nhầm thuộc lòng đoạn, cả bài
- HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
5
Củng cố, dặn dò
3’
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu Hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_doc_lop_5_ca_nam_6665.doc