Java - Chương 1: Tổng quan về java
Là điểm bắt đầu thực thi một ứng dụng.
o Mỗi ứng dụng Java phải chứa một phương thức main
có dạng như sau:
public static void main(String[] args)
o Phương thức main chứa ba bổ từ đặc tả sau:
- public: chỉ ra rằng phương thức main có thể được
gọi bởi bất kỳ đối tượng nào.
- static: chỉ ra rằng phương thức main là một phương
thức lớp.
- void: chỉ ra rằng phương thức main sẽ không trả về
bất kỳ một giá trị nào
36 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Java - Chương 1: Tổng quan về java, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Tổng Quan Về Java
Chương 1: Tổng Quan Về Java
1
2
3
Lịch sử ra đời của Java
Một số đặc tính của Java
Công nghệ và ứng dụng Java
4 Kiến trúc Java
6 Viết một chương trình đơn giản
7 Hướng dẫn cài đặt
Lịch sử ra đời của Java
o Cuối năm 1990, James Gosling
và các cộng sự của công ty Sun
Microsystems phát triển ngôn
ngữ Java.
Lịch sử ra đời của Java
o Sun Microsystems thành lập nhóm Green Team.
o Green Team được giao nhiệm vụ xây dựng phần mềm
ngành điện tử tiêu dùng.
o Do hạn chế của C++ (con trỏ, biên dịch lai,)
Ngôn ngữ mới tên Oak ra đời (cây sồi, vì phòng làm
việc của Gosling nhìn ra một cây sồi).
o Oak tương tự C++.
o Bỏ một số tính năng nguy hiểm C++.
o Chạy trên nhiều nền phần cứng khác nhau.
Lịch sử ra đời của Java
o 1993, Internet và Web bùng nổ, Sun chuyển Oak thành một
môi trường lập trình Internet với tên dự án là Java.
o 1995: Oak đổi tên với tên chính thức là Java.
o Mục đích của Java:
- Phát triển ứng dụng cho các thiết bị điện tử thông minh.
- Để tạo các trang web có nội dung động (applet).
- Hiện nay Java được sử dụng để phát triển nhiều loại ứng
dụng khác nhau như cơ sở dữ liệu, mạng, Internet, games,
viễn thông,
Một số đặc tính của Java
o Đơn giản.
o Máy ảo JVM (Java Virtual Machine)
o Hướng đối tượng.
o Độc lập - Khả chuyển.
o Đa tiểu trình (multithread).
o Phân tán
o Giải phóng bộ nhớ (Garbage Collection)
Một số đặc tính của Java
Đơn giản
o Java được kế thừa từ C++.
o Được loại bỏ đi các tính năng khó nhất của C++
như: quản lý bộ nhớ, pointer, overload toán tử,
không dùng include, bỏ struct, union.
Một số đặc tính của Java
o Các chương trình phải được biên dịch ra mã máy.
o Chương trình thực thi trên Windows được biên
dịch dưới dạng .EXE, còn Linux .EFL.
o Một chương trình biên dịch trên Windows muốn
thực thi trên Linux thì phải biện dịch lại.
Các chương trình dịch truyền thống
Trình biên dịch của
hệ điều hành cụ thể
Một số đặc tính của Java
o Chương trình biên dịch ra mã máy ảo (bytecode)
o Chuyển mã bytecode thành mã máy tương ứng
Máy ảo Java (JVM)
Một số đặc tính của Java
Hello.java
Java Compiler
Hello.class
Run-Time Environment
Java
Virtual
Machine
Object.class
String.class
Java API class files
Mã
bytecode
Biên dịch
• bytecode
• .class
Thông dịch
• Mã máy
Thực thi
• HĐH cụ thể
Chương trình
• java
Một số đặc tính của Java
o Tất cả mọi thứ đề cập đến trong Java đều liên quan
đến các đối tượng được định nghĩa trước
o Hướng đối tượng trong Java không có tính đa kế
thừa (multi inheritance) như trong C++ mà thay vào
đó Java đưa ra khái niệm interface để hỗ trợ tính đa
kế thừa.
Hướng đối tượng
Một số đặc tính của Java
o Chạy trên nhiều máy tính có hệ điều hành khác nhau.
o Chỉ cần máy đó có cài đặt máy ảo java.
o Write once run anywhere.
Đa tiểu trình
o Cho phép tạo nhiều tiến trình, tiểu trình có thể chạy
song song cùng một thời điểm và có thể tương tác với
nhau
Độc lập nền – khả chuyển
Đa tiểu trình
Một số đặc tính của Java
Phân tán
o Nhắm đến phân bố ứng dụng trên mạng, ứng dụng
độc lập platform.
o Cụ thể là Java có hỗ trợ công nghệ lập trình RMI,
CORBA, JavaBean.
o Các công nghệ này cho phép sử dụng lại các lớp đã
tạo ra, triệu gọi các phương thức (method) hoặc các
đối tượng từ một máy ở xa.
Phân tán
Một số đặc tính của Java
o Java cung cấp một tiến trình mức hệ thống để theo
dõi việc cấp phát bộ nhớ
oGarbage Collection
- Đánh dấu và giải phóng các vùng nhớ không còn
được sử dụng.
- Được tiến hành tự động.
- Cơ chế hoạt động phụ thuộc vào các phiên bản
máy ảo.
Giải phóng bộ nhớ
Công nghệ Java
o J2SE (Java 2 Standard Edition)
oJ2EE (Java 2 Enterprise Edition)
oJ2ME (Java 2 Micro Edition)
Công nghệ Java
Desktop applications - J2SE
o Phiên bản chuẩn.
oHỗ trợ viết các ứng dụng đơn, ứng dụng client-server.
- Java Applications: ứng dụng Java thông thường
trên desktop.
- Java Applets: ứng dụng nhúng hoạt động trong
trình duyệt web.
Công nghệ Java
Server applications - J2EE
o Nền tảng Java 2, phiên bản doanh nghiệp.
o Hỗ trợ phát triển các ứng dụng thương mại.
o Chạy trên máy chủ lớn với sức mạnh xử lý và dung
lượng bộ nhớ lớn.
o Gắn liền với servlet, jsp và XML.
Công nghệ java
Mobile (embedded) applications – J2ME
o Phiên bản thu nhỏ.
o Hỗ trợ viết các ứng dụng trên các thiết bị di động,
không dây, thiết bị nhúng,
Các ứng dụng Java
o Ứng dụng độc lập (console application)
o Ứng dụng Applets
o Ứng dụng giao diện (GUI application)
o Ứng dụng Web (Servlet và Jsp)
o Ứng dụng nhúng (embedded application)
o Ứng dụng cơ sở dữ liệu (database application)
o Games.
Các ứng dụng Java
Đa tiểu trình
oNhập xuất ở chế độ văn bản ở chế dộ dòng lệnh
Ứng dụng độc lập (console application)
Các ứng dụng Java
Đa tiểu trình
o Có thể nhúng và chạy trong trang web của một trình
duyệt web.
o Sự phát triển mạnh của VB Script, JavaScript,
HTML, DHTML, XML, làm cho Java Applet lu
mờ. Và cho đến bây giờ gần như các lập trình viên
đều không còn “mặn mà” với Java Applet nữa.
Ứng dụng Applets
Các ứng dụng Java
Đa tiểu trình
o Sử dụng thư viện AWT và JFC.
o JFC (Swing) là thư viện rất phong phú và hỗ trợ
mạnh mẽ hơn nhiều so với AWT.
o JFC giúp cho người lập trình có thể tạo ra một giao
diện trực quan của bất kỳ ứng dụng nào.
Ứng dụng giao diện (GUI application)
Các ứng dụng Java
Đa tiểu trình
o Phát triển các ứng dụng Web thông qua công nghệ
J2EE.
o Công nghệ viết web hiện có của Java là Servlet và Jsp.
o Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của lập trình Socket, Java
Bean, RMI và CORBA, EJB.
Ứng dụng Web
Các ứng dụng Java
Đa tiểu trình
o Java Sun đưa ra công nghệ J2ME hỗ trợ phát triển
các chương trình, phần mềm nhúng.
o J2ME cung cấp một môi trường cho những chương
trình ứng dụng có thể chạy được trên các thiết bị cá
nhân như: điện thọai di động (MIDlet), máy tính bỏ
túi PDA hay Palm, cũng như các thiết bị nhúng khác.
Ứng dụng Nhúng
Các ứng dụng Java
Đa tiểu trình
o Java cũng hỗ trợ lập trình kết nối và tương tác được
với hầu hết các hệ quan trị CSDL nổi tiếng như
Oracle, SQL Server, MS-Access, MySQL,
Ứng dụng Cơ sở dữ liệu
Các ứng dụng Java
o Lập trình Games bằng Java được phát triển mạnh mẽ.
oViết game cho desktop và các thiết bị di động.
Game
o Java VM (Java Virtual Machine)
o Java API (Application Programming Interface)
Java PlatForm
Kiến trúc Java
Hardware-Platform
Java VM
Java API
myProgram.java
Java Platform
Mã nguồn
o Thư viện lớp Java: bộ JDK bao gồm rất nhiều lớp
chuẩn đã được xây dựng sẵn.
o Lập trình viên thường sử dụng các lớp chuẩn để phát
triển ứng dụng.
o Các gói chuẩn của Java:
Kiến trúc Java
java.lang
java.applet
java.awt
java.io
java.util
java.net
java.awt.event
java.rmi
java.security
java.sql
o JDK(Java Development Kit) là bộ công cụ cho người
phát triển ứng dụng bằng Java.
oNó bao gồm nhiều chương trình tiện ích như:
- Trình biên dịch javac (java compiler).
- Chương trình gỡ lỗi.
- Appletviewer.
- Trình phát sinh tài liệu javadoc.
- Đóng gói dữ liệu jar v.v...
- Ngoài ra còn có JRE(Java Runtime Enviroment)
môi trường thực thi Java.
JDK
o JDK bao gồm 2 công cụ quan trọng là: * javac biên
dịch mã nguồn sang dạng byte code (file *.class)
o * java thông dịch và chạy file *.class
JDK
o Jcreator
o Netbeans
o Forte của Sun MicroSystems
o Microsoft Visual J++
o WebGain Café
o IBM Visual Age for Java
o Eclipse
Công cụ soạn thảo và biên dịch Java
Các bước phát triển chương trình Java
public class Hello {
public static
}
Hello.java
Biên dịch
Thông dịch
-----------------------
------------------
------------------------
Hello.class
(bytecode)
javac Hello.java
java Hello
01001011
Cấu trúc một chương trình cơ bản
1 // Tên file : Hello.java
2 /* Tác giả : Barak Obama*/
3
4 public class Hello
5 {
6 // Phương thức main, điểm bắt đầu của chương trình
7 public static void main( String args[ ] )
8 {
9 System.out.println( “Hello World" );
10
11 } // Kết thúc phương thức main
12
13 } // Kết thúc lớp Hello
Dấu hiệu chú thích =>
Làm cho chương trình dễ
hiểu hơn. Trình biên dịch sẽ
bỏ qua những dòng có dấu
chú thích
Khai báo lớp
Mỗi CT phải có ít nhất
một khai báo lớp
Tên lớp chứa hàm main phải
giống tên file
Điểm bắt đầu và kết thúc của lớp
Phương thức main() sẽ được gọi đầu
tiên. Mỗi CT thực thi phải có một
phương thức main() Hiển thị dãy ký tự ra màn hình
Các câu lệnh phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy
Phương thức Main()
o Là điểm bắt đầu thực thi một ứng dụng.
oMỗi ứng dụng Java phải chứa một phương thức main
có dạng như sau:
public static void main(String[] args)
o Phương thức main chứa ba bổ từ đặc tả sau:
- public: chỉ ra rằng phương thức main có thể được
gọi bởi bất kỳ đối tượng nào.
- static: chỉ ra rằng phương thức main là một phương
thức lớp.
- void: chỉ ra rằng phương thức main sẽ không trả về
bất kỳ một giá trị nào.
Hướng dẫn cài đặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- java_chuong_1_gioi_thieu_java_7954.pdf