Huyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo

Huyền học trong ngữ cảnh Hồi giáo được quyện chặt theo truyền thống với khái niệm Ḥikmah, [khái niệm này] vừa là sự hiền minh vừa là Triết học (Nars 1996). Nguồn suối của huyền học và các yếu tố huyền học trong Hồi giáo phải được lần đến kinh Qur’an và chính học thuyết Hồi giáo. Một vài đoạn kinh Qur’an được các nhà huyền học và các nhà huyền học-triết gia của Hồi giáo như là những gợi ý có tính dụ ngôn và bí truyền cho những ai có thể nhìn ra được những điều ấy. “Thượng đế là cái Bên ngoài và cái Bên trong” (Qu’ran 57:3); Ngài là người được mang lại sự hiền minh, Ngài đích thực đã nhận được sự thiện thừa mứa” (Qu’ran 2:29) và những đoạn kinh thi [light verse] nổi tiếng. Thượng đế là Ánh sáng của bầu trời và mặt đất, cái giống như ánh sáng của Ngài thì giống như một hốc tường mà trong đó là một ngọn đèn, ngọn đèn là một tấm thủy tinh, và có thể nói là thủy tinh như một ngôi sao lấp lánh được khơi lên từ một cái cây được ban phước, một cây ô liu không ở phương Đông chẳng ở phương Tây mà dầu của nó hầu như có thể phát sáng, cho dù không có ngọn lửa nào chạm vào; ánh sáng chồng chất trên những ánh sáng; Thượng đế dẫn dắt người nào mà Ngài muốn [để đi] đến ánh sáng của Ngài. Và Thượng đế khơi gợi những sự giống nhau cho con người, Ngài có tri thức về mọi điều. (Qu’ran 24:35). Tất cả điều này có thể được xem như hàm chứa một thức nhận bí truyền. Qua hàng thế kỷ, các đoạn kinh này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà ngộ đạo, chẳng hạn một vài trong số họ như Shihāb al-Dīn Suhrawardī (TK 12 SCn) và Mullā Ṣadrā (TK 16 SCn), đã viết bình giải về các đoạn kinh này (ví dụ: tác phẩm On the Hermeneutics of the Light Verse of the Quran [Về Thông diễn học của đoạn kinh thi của kinh Qu’ran] của Mullā Ṣadrā. Vì thế, từ một viễn tượng huyền học, mọi sự phát triển và tương tác về sau giữa triết học Hồi giáo với những truyền thống tinh thần khác nên được nhìn nhận như là những sự biểu đạt duy lý về các yếu tố của huyền học bên trong một bầu không khí [milieu] Hồi giáo. Các yếu tố huyền học tồn tại trong Hồi giáo theo hai cách thức khác nhau và độc lập nhau. Trên phương diện thực hành, thuyết Sufi[1] đại diện cho các kích thước bí truyền của Hồi giáo trong hình thức thuần túy nhất của nó, trong khi về mặt lý thuyết, các đặc trưng nổi bật của huyền học Hồi giáo đã được hợp nhất dần dần vào trong truyền thống triết học Hồi giáo. Vì thế, huyền học Hồi giáo dựa trên hai cột trụ: thứ nhất là sự thực hành, thứ hai là triết học. Tức là, sự hiền minh bí truyền có thể đạt tới hoặc thông qua sự hiền minh thực hành, gồm sự thanh lọc bên trong và thuyết khổ hạnh, hoặc thông qua một loại hình triết học gồm sự suy luận suy lý, nhưng không bị giới hạn vào nó. 1. Thuyết Plato mới và thuyết Sufi Theo sau các trường phái tư tưởng thần học sơ kỳ trong Hồi giáo, trong đó có cả các nhà quyết định luận (Quadarites), các nhà mạt thế luận (Murj‘aites và Wa‘idites) và các nhà thần học dựa trên đặt cơ sở trên đức tin (Ash‘arites), truyền thống triết học Hồi giáo và nhiều trường phái tư tưởng khác biệt của nó đã xuất hiện. Mặc dù Al-Kindī được xem là nhà triết học Hồi giáo đầu tiên, [nhưng] sự tác động đầy đủ của tư tưởng thời Hy lạp hóa lên triết học Hồi giáo được thấy rõ nhất trong lâu đài triết học của Abū Nasr Fārābī (TK 10 SCn). Al-Fārābī, người được xem như là cha đẻ của lô-gíc học trong truyền thống triết học Hồi giáo, cũng là người đầu tiên đi theo thuyết Plato mới, dù theo một nghĩa giới hạn. Chính hệ hình của ông đã lót đường cho huyền học bước vào triết học Hồi giáo.

doc11 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Huyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo Huyền học trong ngữ cảnh Hồi giáo được quyện chặt theo truyền thống với khái niệm Ḥikmah, [khái niệm này] vừa là sự hiền minh vừa là Triết học (Nars 1996). Nguồn suối của huyền học và các yếu tố huyền học trong Hồi giáo phải được lần đến kinh Qur’an và chính học thuyết Hồi giáo.  Một vài đoạn kinh Qur’an được các nhà huyền học và các nhà huyền học-triết gia của Hồi giáo như là những gợi ý có tính dụ ngôn và bí truyền cho những ai có thể nhìn ra được những điều ấy. “Thượng đế là cái Bên ngoài và cái Bên trong” (Qu’ran 57:3); Ngài là người được mang lại sự hiền minh, Ngài đích thực đã nhận được sự thiện thừa mứa” (Qu’ran 2:29) và những đoạn kinh thi [light verse] nổi tiếng. Thượng đế là Ánh sáng của bầu trời và mặt đất, cái giống như ánh sáng của Ngài thì giống như một hốc tường mà trong đó là một ngọn đèn, ngọn đèn là một tấm thủy tinh, và có thể nói là thủy tinh như một ngôi sao lấp lánh được khơi lên từ một cái cây được ban phước, một cây ô liu không ở phương Đông chẳng ở phương Tây mà dầu của nó hầu như có thể phát sáng, cho dù không có ngọn lửa nào chạm vào; ánh sáng chồng chất trên những ánh sáng; Thượng đế dẫn dắt người nào mà Ngài muốn [để đi] đến ánh sáng của Ngài. Và Thượng đế khơi gợi những sự giống nhau cho con người, Ngài có tri thức về mọi điều. (Qu’ran 24:35).  Tất cả điều này có thể được xem như hàm chứa một thức nhận bí truyền. Qua hàng thế kỷ, các đoạn kinh này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà ngộ đạo, chẳng hạn một vài trong số họ như Shihāb al-Dīn Suhrawardī (TK 12 SCn) và Mullā Ṣadrā (TK 16 SCn), đã viết bình giải về các đoạn kinh này (ví dụ: tác phẩm On the Hermeneutics of the Light Verse of the Quran [Về Thông diễn học của đoạn kinh thi của kinh Qu’ran] của Mullā Ṣadrā.  Vì thế, từ một viễn tượng huyền học, mọi sự phát triển và tương tác về sau giữa triết học Hồi giáo với những truyền thống tinh thần khác nên được nhìn nhận như là những sự biểu đạt duy lý về các yếu tố của huyền học bên trong một bầu không khí [milieu] Hồi giáo. Các yếu tố huyền học tồn tại trong Hồi giáo theo hai cách thức khác nhau và độc lập nhau. Trên phương diện thực hành, thuyết Sufi[1] đại diện cho các kích thước bí truyền của Hồi giáo trong hình thức thuần túy nhất của nó, trong khi về mặt lý thuyết, các đặc trưng nổi bật của huyền học Hồi giáo đã được hợp nhất dần dần vào trong truyền thống triết học Hồi giáo. Vì thế, huyền học Hồi giáo dựa trên hai cột trụ: thứ nhất là sự thực hành, thứ hai là triết học. Tức là, sự hiền minh bí truyền có thể đạt tới hoặc thông qua sự hiền minh thực hành, gồm sự thanh lọc bên trong và thuyết khổ hạnh, hoặc thông qua một loại hình triết học gồm sự suy luận suy lý, nhưng không bị giới hạn vào nó. 1. Thuyết Plato mới và thuyết Sufi Theo sau các trường phái tư tưởng thần học sơ kỳ trong Hồi giáo, trong đó có cả các nhà quyết định luận (Quadarites), các nhà mạt thế luận (Murj‘aites và Wa‘idites) và các nhà thần học dựa trên đặt cơ sở trên đức tin (Ash‘arites), truyền thống triết học Hồi giáo và nhiều trường phái tư tưởng khác biệt của nó đã xuất hiện. Mặc dù Al-Kindī được xem là nhà triết học Hồi giáo đầu tiên, [nhưng] sự tác động đầy đủ của tư tưởng thời Hy lạp hóa lên triết học Hồi giáo được thấy rõ nhất trong lâu đài triết học của Abū Nasr Fārābī (TK 10 SCn). Al-Fārābī, người được xem như là cha đẻ của lô-gíc học trong truyền thống triết học Hồi giáo, cũng là người đầu tiên đi theo thuyết Plato mới, dù theo một nghĩa giới hạn. Chính hệ hình của ông đã lót đường cho huyền học bước vào triết học Hồi giáo. Thuyết Plato mới, học thuyết vẫn là một trong những đặc trưng nổi bật của triết học Hồi giáo, thực hiện hai chức năng: chức năng trí tuệ và chức năng thực hành, cả hai chức năng đều đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của việc sống cuộc đời triết học. Trên phương diện triết học, thuyết Plato mới đưa ra những lời giải đáp cho hầu hết những câu hỏi lớn bên trong văn cảnh Hồi giáo, chẳng hạn như làm thế nào cái nhiều [multiplicity] trở thành cái một [cái thống nhất] và làm thế nào mà tính hữu hình bắt nguồn từ một thượng đế vô hình, cũng như giải thích sự trật tự đi lên và trật tự đi xuống của các tồn tại. Trong Al-Fārābī, huyền học biểu lộ theo hai cách: triết học và thực hành. Về mặt triết học, hiện rõ trong tác phẩm Risālah fi’l-‘aql [Bức thư về trí tuệ], sự lý giải của ông về khái niệm về bốn trí tuệ lót đường cho người kế tục ông, Avicenna (Ibn Sīnā) (981–1037 SCn), người đã khai thác trọn vẹn thuyết Plato mới. Trong các trước tác của mình, Al-Fārābī không chỉ cố gắng dung hòa các quan niệm của Plato và Aristoteles, trong đó Plato được xem như có gì đó như một hình tượng huyền bí, mà, trong những bài luận của ông về triết học chính trị, ông còn thay [quan niệm] vua-triết gia của Plato bằng một thầy tế (Imam) mà nhận thức của thầy tế về chân lý là có tính trực giác, thầy tế là người không chỉ biết các đức hạnh thần học mà còn là đức hạnh thực hành. Tuy nhiên, mặc dù các sáng tác âm nhạc của ông được cất lên giữa một dòng tu Sufi nào đó ở Thổ nhĩ kỳ, đại lục Ấn-Pakistan, và người ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của thuyết Sufi trong tác phẩm Fuṣūṣ al-ḥikam [Những làn gió của sự hiền minh], những tường thuật về việc ông là một Sufi thực hành là khá mơ hồ. Sự hiện diện đầy đủ của huyền học còn rõ ràng nhiều hơn trong các tác phẩm của Avicenna, đạo sư của phái Tiêu dao [Peripatetics]. Luận đề trung tâm nằm bên dưới phần lớn Hồi giáo Sufi và Hồi giáo ngộ đạo (‘irfān) là sự thống nhất của nơi chốn căn nguyên, nơi con người cư ngụ, đã trở thành cái nhiều của thế giới của những hiện hữu. Câu hỏi nổi bật là, làm thế nào một người có thể quay trở lại sự thống nhất của căn nguyên? Avicenna đã xem câu hỏi làm thế nào cái nhiều trở thành cái thống nhất một cách rất nghiêm túc và câu hỏi này có cảm hàm ý triết học lẫn hàm ý huyền học. Bằng cách dựa trên sơ đồ về sự dẫn xuất của thuyết Plato mới, Avicenna mang lại cho thuyết Sufi một khung trí tuệ mà bên trong đó câu hỏi làm thế nào mà hành trình tinh thần hướng tới Thượng đế có thể diễn ra, đã được trả lời. Tuy nhiên, trong lĩnh vực huyền học, trong khi sự gặp gỡ của Avicenna với đạo sư Sufi vĩ đại là Abū Sa‘īd Abu’l-Khayr (mất 1049 SCn) và sự hiện diện của một “triết học Đông phương” (al-ḥikmat al-mashraqiyyah) trong trước tác của ông được hầu hết các học giả đương đại xem là ngụy tạo, thì sự hiện diện của các yếu tố Sufi và các yếu tố huyền học trong một vài tác phẩm của ông là không thể chối cãi được (Aminrazavi 2003). Trong chương 9 của một kiệt tác triết học của ông al-Ishārāt wa’l-tanbihāt [Những Nhận định và Nghiên cứu], trong một mục có tiêu đề là Fī maqāmāt al-‘ārifin [Về những điểm dừng chân của người biết], Avicenna đề nghị một sự giải thích cho học thuyết Sufi và công khai bảo vệ phương pháp đạt tới chân lý của phái ngộ đạo và phái Sufi. Trong một vài trước tác có tính dụ ngôn hơn của ông, như Mi‘rāj nāmah [Thảo luận về sự đi lên], Risālat al-ṭaīr [Thảo luận về loài chim], Salmān và Absāl, Ḥayy ibn Yaqẓān [Con trai của sự tỉnh thức sống động] và Risālah fi’l-‘ishq [Khảo luận về Tình yêu] không đề cập đến bài thơ nổi tiếng của ông al-Qaṣidah al-‘ayniyyah [Thi ca của Linh hồn], sự hiện diện của các yếu tố Sufi và các yếu tố ngộ đạo là trong suốt một cách sinh động. Nơi Avincena, người đại diện cho đỉnh cao triết học duy lý ở Ba tư (Persia), có hai khuynh hướng tinh thần. Một mặt, có nhân vật lỗi lạc là Abū Ḥāmid Ghazzālī, người đã hoàn toàn phản bác mọi triết học và trở thành người duy nhất diễn giải thuyết Sufi. Mặt khác, nảy sinh triết học Ismā‘īlīs, nơi kết hợp mạnh mẽ các ý niệm của Sufi với các ý niệm của phái Hermetico-Pythagoras[2] bên trong một ngữ cảnh triết học. Ghazzālī, một nhà luật học chính thống [giáo] và là một diễn giả lớn về thần học đặt cơ sở trên đức tin (Ash‘arite) đã nghiên cứu triết học, đã suy tưởng về suy luận đứng được đặt trên một cơ sở vững chắc nhưng đã sớm quay qua chống lại triết học, khi đưa ra một phê phán có tính phá hủy lý tính trong tác phẩm Tahāfut al-falāsifah [Sự không nhất quán của các triết gia] của ông. Sau khi mất ảo tưởng với những khoa học tinh thần, ông đã thực hành thuyết khổ hạnh trong một vài năm ở nơi hẻo lánh và cuối cùng đã tìm thấy những câu trả lời của mình trong truyền thống Sufi. Hành trình tinh thần của Ghazzālī từ nhà luật học chính thống đến một nhà Sufi là một trong các nghiên cứu đáng chú ý nhất của sự biến hình của một nhà hiền triết Hồi giáo người chuyển từ cuộc sống Hồi giáo bên ngoài đến cuộc sống Hồi giáo bên trong và đã tìm thấy thuyết Sufi là con đường duy nhất dẫn tới chân lý. Ông dành nửa cuối cuộc đời cho việc giảng dạy, sáng tác và thực hành thuyết Sufi của mình. Ghazzālī là một trong số ít nhà huyền học mà tên thuyết Sufi của ông chứa đựng chính thống giáo tôn giáo, một khung tinh thần ngộ đạo, và kích thước có nhiều tính thực hành và khổ hạnh hơn của con đường tinh thần. Trái với các nhà Sufi chống-luật, người đã phá vỡ luật Hồi giáo (Shari‘ah) và thái độ mềm mỏng hơn của một số nhà Sufi khác, Ghazzālī là một tín đồ nghiêm khắc và nhiệt thành của luật Hồi giáo. Ông đã viết nhiều về huyền học, chứng minh nó là một con đường đúng đắn duy nhất đến với chân lý. Một phần đáng ghi nhận giữa các trước tác của ông về huyền học Mishkāt al-anwār [Hốc Ánh sáng], một tác phẩm quan trọng về một bản tính giác ngộ luận và một tác phẩm đã ảnh hưởng tới sự hình thành một học thuyết về sự giác ngộ (ishrāq) của Suhrawardī (Aminrazavi 1996). Ngoài ra, các phần của tác phẩm lớn của ông, Iḥyā’ al-‘ulūm al-dīnī [Sự hồi sinh của các khoa học tôn giáo], như quyển 35 của Iḥyā’: The Book of Faith in Divine Unity and Trust in Divine Providence [Quyển sách về Đức tin trong sự Thống nhất thần thánh và về sự Tin tưởng trong sự Thiên hựu thần thánh], được dành chủ yếu cho một sự giải thích về học thuyết Sufi. Ông cũng đã viết nhiều bài bình chú ngắn về ý nghĩa tinh thần của việc ăn kiêng, cầu nguyện, sự khấn vái các tên gọi và các vật tượng trưng thiêng liêng, và âm nhạc tinh thần như là các nhạc cụ cho việc thanh tẩy linh hồn. 2. Truyền thống Isma‘ili Về phía Isma‘ili, các triết gia phái này đi theo sự sử dụng học thuyết Hermes[3] [Hermeticism] bí truyền và những lời giảng huyền học của phái Greco-Alexandrian. Những khái niệm như sự dẫn xuất từ cái Một, thuyết khổ hạnh, thể xác như là ngục tù với linh hồn như tù nhân của thân xác, sự khai tâm vào những huyền nhiệm của sự ngộ đạo (ma‘rifah), các cấp độ của những sự lý giải của thông diễn học tinh thần (ta’wīl), hình học thần thiêng với thuyết biểu trưng huyền học của nó, những vòng tuần hoàn của sự tiên tri, và vai trò khai tâm của các thầy tế Shi‘ite nằm trong nhiều chủ đề huyền học của truyền thống triết học Ismā‘īlī. Nằm trong số những nhân vật nổi tiếng nhất của phái Ismā‘īlī trong thế kỷ 10 và 11 SCn là Jabir Ibn Ḥayyān, (khoảng 721 – 815 SCn) là một nhà khoa học và hóa học nhiều hơn [nhà huyền học] và với cương vị ấy đã đưa ra trong tác phẩm Kitāb al-aḥjār [Sách về những viên đá] một sự lý giải huyền học của khoa học về các mẫu tự và các khái niệm toán học bí truyền vốn chịu ảnh hưởng bởi hình học phái Pythagoras. Ta cũng nên lưu ý rằng ông là một tên tuổi lớn mà chủ biên những tác phẩm quy tụ nhiều nhà tư tưởng khác. Abū Ya‘qub Sijistānī cũng là nhân vật nổi tiếng trong phong trào này những trước tác huyền học của ông trong tác phẩm Kashf al-maḥjūb [Khai mở cái bị ấn dấu] và Kitāb al-yanābi‘ [Sách về những giếng suối] đã đưa ra một bình giải bí truyền về những vấn đề lớn của triết học và tôn giáo (xem Nasr và Aminrazavi 1999/2001). Sijistānī, người mà những trước tác của ông phải được xem như là một bình giải tinh thần về học thuyết ngộ đạo gắn liền với cuộc đấu tranh của linh hồn trong việc hướng tới trạng thái niết bàn của nó, tập trung quanh tính duy nhất của Thượng đế, những trí tuệ vừa mang tính thần thánh vừa mang tính người, và các loại linh hồn khác nhau cũng như mối liên hệ của chúng với thân xác. Trong các tác phẩm đã được đề cập ở trên, Sijistānī thảo luận một cách có hệ thống các khái niệm về sự sáng tạo, vai trò của các nhà tiên tri như những người hướng dẫn tinh thần, và thuyết biểu trưng được che giấu của những lời giảng của họ. Khi một người đi từ cấp độ bên ngoài vào cấp độ bên trong và bí truyền của Hồi giáo, người ấy sẽ có được ý thức, tức chìa khóa cho việc hiểu thuyết biểu trưng trong những lời giảng tiên tri. Giữa những nhân vật lớn và những văn bản huyền học bí truyền khác trong khuynh hướng này, có Abū Ḥātim Rāzī's (811–891 SCn) [với tác phẩm] A‘lām al-nubuwwah [Khoa học về tiên tri], ở đây Abū Ḥātim Rāzī's áp dụng khái niệm về sự dẫn xuất vào khái niệm vũ trụ học về kun [Tồn tại] và đưa ra một bình giải huyền học về làm thế nào mà linh hồn con người là một dấu vết của những linh hồn cao hơn vốn là hoàn hảo. Ngoài ra, cần phải đề cập đến Ḥamīd al-Dīn Kirmānī (mất năm 996–1021 SCn) và vô vàn trước tác nổi tiếng của ông về thuyết Sufi và thuyết ngộ đạo, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn Rāḥat al-‘aql [Sự thư thái của trí tuệ] của ông. Một triết gia phái Ismā‘īlī nổi bật, người được một số triết gia gọi là “Ismā‘īlīs’ Ibn Sīnā, đã lập luận rằng một hiểu biết về chân lý được đặt cơ sở trên hai giới luật. Đầu tiên, một người phải sống một đời sống đức hạnh trên phương diện luân lý, và thứ hai, người thành thạo [điều thứ nhất] phải sẵn sàng trên phương diện triết học. Các chương của tác phẩm Rāḥat al-‘aql được gọi là aswar (bức tường) và đoạn văn, mashāri‘ (những đường mòn). Người mới tu tập phải đi qua 56 lối bên trong 7 bức tường để linh hồn đặt được nhận thức về Thực tại. Thực tại, theo Kirmānī, được phân chia thành 4 cấp bậc khác nhau: thứ nhất là thế giới của sự sáng tạo Thần thánh hay thế giới phi vật chất [vô hình] (‘alām al-ibdā‘), thứ hai, vương quốc vật chất hữu hình (‘ālam al-jism), thứ ba, lĩnh vực của tôn giáo (‘alām al-dīn), và cuối cùng, sự quay trở lại của thế giới đến sự thống nhất sơ khởi của nó với Thượng đế (Baumstark 1932; Corbin 1961; Corbin 1964, 130–1; Hunzai 1986). Có lẽ nhân vật quan trọng nhất của truyền thống Ismā‘īlīs, một người vừa là nhà thơ vừa là triết gia, là Nāṣir-i Khusraw (1004– khoảng 1072 SCn). Trong tập hợp những bài thơ mô phạm và huyền học của ông được biết đến là Divān, hoặc trong những tác phẩm huyền học Đông phương chẳng hạn như Jāmi‘ al-ḥikmattayīn [Tổng của hai sự hiền minh] và Gushāyesh wa rahāyesh [Nhận thức và sự giải phóng], ông không ngớt đưa ra lời khuyên về sự thanh tẩy của linh hồn và việc theo đuổi hành trình tinh thần ấy. Ta có thể thấy nỗ lực của Nāṣir-i Khusraw nhằm hòa giải thuyết Sufi với lý tính trong tác phẩm Tổng của hai sự hiền minh của ông, ở đây ông lập luận rằng “những bậc hiền nhân của tôn giáo thực sự” (ḥukamāy-i dīn-i ḥaqq) và các triết gia đều nhất trí với nhau. Đối với Nāṣir-i Khusraw, khoa học về linh hồn là con đường đạt đến nhận thức thực sự, tức nhận thức vượt lên trên sự khác biệt giữa người nhận thức và sự nhận thức. Trong một bài thơ, ông viết: Between the knower and the known. There lies a distinction by one who Has awakened from sleep of heedlessness. [Giữa người biết và cái được biết Có một sự phân biệt bởi một người tỉnh thức khỏi giấc ngủ của sự lơ đãng.] Nāṣir-i Khusraw đưa ra những hướng dẫn rõ ràng việc một người mới tu tập phải đi theo con đường tinh thần, dựa trên những sự thực hành khổ hạnh riêng biệt, như thế nào. Giống với những nhân vật của là Thánh Augustin và thánh Francis của Assisi, Nāṣir-i Khusraw theo đuổi một lối sống theo thuyết khoái lạc [hedonistic] trong giai đoạn đầu của cuộc đời nhưng đã trải qua một sự biến hình tinh thần và rồi hiến dâng mình cho con đường Sufi. Ta có thể nhìn thấy tiếng vang từ cả hai giai đoạn của đời ông xuyên suốt những tác phẩm của ông (Hunsburger 2000). Cũng có một vài tác phẩm bách khoa thư về truyền thống Ismā‘īlī của các tác giả vô danh. Nhiều tác phẩm này giải quyết những ý niệm huyền học và Sufi. Những tác phẩm có ảnh hưởng lớn trong sự lan truyền của các ý niệm ngộ đạo là những khảo luận như Ikhwān al-ṣafā [Giáo hữu của sự Thuần khiết] và Umm al-kitāb [Mẹ của những cuốn sách] (Daftary 1990; Nasr & Aminrazavi 1999/2001). 3. “Thời kỳ ngưng trệ” và trường phái Shira Theo truyền thống, những nhà sử học về triết học đã khẳng định rằng sau Ghazzālī ở thế kỷ TK 11 SCn, hoạt động triết học ở Ba tư và phần phía Đông của thế giới Hồi giáo bị chặn lại và di chuyển tới Tây ban nha Hồi giáo. Có những người quy điều này cho sự công kích quyết liệt của Ghazzālī đến các triết gia, nhưng điều này hầu như chỉ là một huyền thoại. Thế giới Hồi giáo lúc ấy quá rộng, và bầu không khí tinh thần quá phong phú và khác biệt, đến nỗi không một quyển sách riêng lẻ nào đặt một dấu chấm hết cho triết học và sự suy luận suy lý của nó. Trong khi đúng thực là triết học phái Tiêu dao đã chịu đựng một sự lu mờ tạm thời ở Ba tư, lí do của điều này nằm ở những thực tế chính trị-xã hội của triều đại Saljūq và sự đấu tranh của thế giới Hồi giáo với các thế lực bên ngoài như các cuộc Thập tự chinh. Giới học giả gần đây đã phát hiện rằng thời đại gọi là thời kì ngưng trệ ấy lại thực sự là một kỷ nguyên thịnh vượng của các hoạt động trí tuệ trong phần phía Nam Ba tư nơi mà đã nổi lên cái được gọi là “Trường phái Shiza”. Trường phái này, với đặc trưng nổi bật của nó là sự tổng hợp thuyết duy lý, huyền học và trực quan trí tuệ và thậm chí là thuyết Sufi bình dân, không nghi ngờ gì là điều báo trước cho trường phái Isfahan. Giữa những đạo sư vĩ đại của huyền học triết học đến từ Tây ban nha, Ibn Masarrah (883–931 SCn) là người nổi bật. Ông là một nhà khổ hạnh mà những quan niệm của ông về cuộc truy tìm huyền nhiệm về tính thống nhất của linh hồn với Thượng đế đã tạo thành một chủ đề lớn trong huyền học triết học của ông. Những người khác gồm có Ibn Ḥazm (994–1064), người nhấn mạnh tình yêu huyền học, Ibn-Bājjah (1095–1138 SCn), người luận giải khái niệm trực quan trí tuệ và huyền học như là quan năng kinh nghiệm những thực thể Thần thánh, Ibn Al-Sid of Badajoz (1052–1127 SCn), người phát triển một vài điều được gọi là huyền học toán học và Ibn-Ṭufayl (khoảng 1105–1185 SCn), người mà dụ ngôn huyền học của ông Ḥayy ibn Yaqẓān [Đứa con của những tỉnh thức sống động và khái niệm của ông về Trí tuệ Tác động, đã biến ông trở thành diễn giả lớn của huyền học trong truyền thống triết học Hồi giáo. Cuối cùng là triết gia Sufi, Sab‘īn (1217–1268 SCn), người đã đưa ra một nỗ lực nhằm mang ra một sự tái xác lập quan hệ giữa triết học với thuyết Sufi trong một sự luận giải có hệ thống về những chủ đề huyền học. Mặc dù tầm quan trọng của các nhân vật trên, không một ai trong họ đạt tới địa vị cao trọng của một bậc đạo sư vĩ đại nhất của thuyết Sufi triết học và ngộ đạo, Shaykh Muḥyī al-Dīn Ibn ‘Arabī (1165–1240 SCn) thường được quy đến là Shaykh al-Akbar (Bậc đạo sư Vĩ đại nhất). Ibn ‘Arabī, mà những tác phẩm bách khoa của ông, Fuṣūṣ al-ḥakam [Vát cạnh của sự hiền minh] và Futuḥāt al-Makkiyah [Thắng lợi Meccea], mang lại cho chúng ta một trong những hệ hình huyền học phức hợp nhất trong thể loại huyền học Hồi giáo. Thường được quy đến như là “Học thuyết về tính Thống nhất của Tồn tại” (wahdat al-wūjūd), huyền học triết học của Ibn ‘Arabī đưa ra một sự thống nhất to lớn cho các ý niệm ngộ đạo và Sufi cũng như một loại hình diễn ngôn triết học, vốn lần đầu tiên, trình bày rõ ràng học thuyết Sufi. Với Ibn ‘Arabī, chúng ta nhận thấy một nỗ lực phi thường nhằm bình giải về một sự dãy đầy đủ những những phương diện siêu hình học, vũ trụ học, tâm lý học của thuyết Ngộ đạo, bằng cách ấy đã mang lại một viễn kiến về thực tại mà việc đạt đến nó đòi hỏi một sự thực hành cho con đường thuyết Sufi. Tòa nhà huyền học-triết học của Ibn ‘Arabī là một diễn trình thông diễn học tinh thần (ta’wīl) dựa vào ngôn ngữ của thuyết biểu trưng nhằm hướng dẫn cho một người mới tu tập đi từ cái bên ngoài (ẓāhir) đến cái bên trong (bāṭin). Đối với Ibn ‘Arabī, toàn thể vũ trụ là biểu lộ những ký hiệu vốn thích hợp với sự chú giải có tính biểu trưng, tức một diễn trình mà cực điểm của nó là Con người Phổ quát (al-insān al-kāmil). Tuy thế, Ibn ‘Arabī, người mà học thuyết về tính Thống nhất của Tồn tại (waḥdat al-wūjūd) của ông được nhiều người lý giải thành phiếm thần, lưu ý khẳng định rằng dù là Thượng đế ở vạn vật, nhưng thế giới “không ở” trong Thượng đế. Đối với Ibn ‘Arabī, con người là những tiểu vũ trụ và vũ trụ là đại vũ trụ; Con người Phổ quát là con người nhận ra những tính tiềm năng vốn có của mình gồm hơi thở Thần thánh vốn được thượng đế thổi vào trong con người từ khởi đầu của sự sáng tạo như Kinh Qu’ran nói. Đối với Ibn ‘Arabī, chính sự hiện thực hóa tinh thần của Thượng đế bên trong linh hồn đã dẫn đến sự thống nhất [của linh hồn] với Thượng đế (xem Nasr 1964; Chittick 1989 và 2007). Vào thế kỷ 12, trong suốt thời kỳ được gọi là “thời kỳ ngưng trệ” của các hoạt động triết học, nhân vật nổi tiếng nhất nhất là nhà huyền học-triết gia, Shaykh Shihāb al-Dīn Suhrawardī, người đặt nền tảng cho Trường phái Giác ngộ (Ishrāq). Suhrawardī, người thuộc phái Tiêu dao, đã viết 4 tác phẩm lớn, chủ yếu trong truyền thống Aristoteles. Ông cũng viết một số tác phẩm trong một truyền thống bí truyền lạ thường, khi sử dụng cái mà ông gọi là “ngôn ngữ của Giác ngộ” (lisān al-ishrāq). Trong các trước tác Giác ngộ, Suhrawardī dựa trên thuyết Plato mới, nhưng thay thế các khái niệm như tồn tại và hiện hữu bằng ánh sáng và Giác ngộ, vì thế mang lại cái mà có thể được gọi là một phiên bản Giác ngộ-ngộ đạo của triết học Avicenna (Aminrazavi 2003). Ông đưa ra học thuyết về Giác ngộ trong tác phẩm lớn của ông, Ḥikmat al-ishrāq [Triết học Giác ngộ]. Trong các trước tác Sufi của ông, Suhrawardī đã sử dụng cả dụ ngôn lẫn ngôn ngữ mô phạm để khuyên dạy người mới tu tập làm thế nào để đi theo con đường Sufi, thường với những hướng dẫn đặc biệt dựa về những thực hành khổ hạnh. Sự hiền minh có tính thực hành tạo thành một thành tố không thể tách rời của học thuyết ishrāqī này, như đã thấy nhiều điều trong lời dẫn nhập tới tác phẩm lớn của ông, Ḥikmat al-ishrāq, Suhrawardī cảnh báo người đọc rằng nhiều bí mật của quyển sách sẽ vẫn còn ẩn dấu đối với người đọc trừ phi anh ta ăn kiêng trong 40 ngày và tránh không ăn thịt. Suhrawardī, giống như Ibn ‘Arabī sử dụng thuyết biểu trưng từ giới tự nhiên và loài vật để đưa ra một sự thông diễn tinh thần (ta’wīl) bắt đầu với triết học suy lý và kết thúc ở sự ngộ đạo và sự quay trở lại tinh thần đến nơi căn nguyên của anh ta. Suhrawardī còn nổi tiếng với việc đã ủng hộ một nhận thức luận được biết đến như là “nhận thức bằng sự hiện diện” (‘ilm al-ḥuḍurī), trong đó nhận thức được đạt đến một cách trực tiếp và bằng kinh nghiệm khi người nhận thức, cái được nhận thức, và mối quan hệ nhận thức trở thành một và chỉ một (Yazdi 1992). Những tác phẩm của Suhrawardī về thuyết Sufi, hầu hết được viết bằng tiếng Ba tư, bao gồm ‘Aql-i surkh [Trí tuệ đỏ], Āwaz-i par-i Jibrā’īl [Thánh ca về Cánh của Gabriel], Qiṣṣat al-ghurbat al-gharbiyyah [Câu chuyện về sự lưu đày phương đông], Lughat-i murān [Ngôn ngữ Termites], Risālah fi ḥālat al-ṭufuliyyah [Khảo luận về trạng thái trẻ thơ], Ruzī bā jamā‘at-i ṣufiyān [Một ngày giữa những người Sufi], Safir-i simurg [Âm thanh của Nhân sư], Risālah fi’l-mi‘rāj [Khảo luận về đường đi lên buổi đêm], và Partaw-nāmah [Khảo luận về Giác ngộ] (Aminrazavi 1994). Triết học Giác ngộ của Suhrawardī ảnh hưởng đến nhiều triết gia những người viết những bình giải lớn về các văn bản Sufi và thuyết ngộ đạo, trong số họ có Qutb al-Dīn Shirāzī (1236–1311 SCn), Muḥammad Shahrazurī (mất năm 1153 SCn), and Ibn Turkah Iṣfahānī (khoảng 1362–1433 SCn). Theo Suhrawardī, có một mối quan hệ thậm chí là gần gũi giữa triết học và huyền học. Một số triết gia duy lý trung thành với các ý niệm Sufi và thường thực hành thuyết Sufi, đã trở thành người diễn giải cho huyền học triết học. Các nhà huyền học-triết gia hậu Suhrawardī những người đã tiếp tục tinh lọc sự tái xác lập quan hệ giữa triết học và huyền học, đã được biết đến như là “Trường phái Shirāz”. Giới học giả gần đây đã khám phá rằng điều được thừa nhận theo truyền thống như là thời kì ngưng trệ của các hoạt động triết học ở Ba tư là, cuối cùng, là một thời kì thịnh vượng trong các hoạt động triết học ở phần phía Nam của Ba tư. Giữa thế kỷ 11–16, Shiraz trở thành trung tâm của tư tưởng Sufi và ngộ đạo ở Ba tư. Bắt đầu với Quṭb al-Dīn Shirāzī, người đã viết ra một sự bình giải lớn về tác phẩm Triết học Giác ngộ của Suhrawardī trong nỗ lực làm rõ tư tưởng Giác ngộ của Suhrawardī, trường phái Shiraz đã tạo ra một số nhà Sufi-triết gia. Người kế tục Quṭb al-Din Shirāzī, Mīr Ṣadr al-Dīn Dashtakī (1424 SCn) đã giải quyết vấn đề về sự hiện hữu và về câu hỏi về địa hạt của nó. Jalāl al-Dīn Dawānī (1427 SCn), một triết gia khác thuộc truyền thống này, đã viết về các chủ đề công truyền này như về luật cũng như các vấn đề bí truyền. Tác phẩm của ông về mối quan hệ giữa thuyết Sufi, đạo đức học và tư tưởng Giác ngộ có tiêu đề là Lawāmi‘ al-ishrāq fī makārim al-akhlāq [Những đốm lửa Giác ngộ trong những Đức hạnh của Đạo đức học], cũng được biết đến Akhlāq-ī Jalālī [Đạo đức học Jalali] là có tầm quan trọng đặc biệt. Ngày nay, tác phẩm này vẫn còn được các đạo sư Sufi sử dụng như là một hướng dẫn thực hành về việc làm thế nào đạo đức học tinh thần thanh tẩy linhh hồn. Dawānī cũng viết một số bình giải về triết học của sự Giác ngộ của Suhrawardī, chẳng hạn như Shawākil al-ḥur fī sharḥ hayākil al-nūr [Những Hình thức của sự Sáng về những Ngôi đền Ánh sáng]. Nhà huyền học-triết gia tiếp theo thuộc trường phái Shirāz là Ghiyāth al-Dīn Manṣur Dashtakī (sinh năm 1461), người con trai cả của Ṣadr al-Dīn Dashtakī và là triết gia ngô đạo lớn nhất thời kỳ này. Được gọi là “nhà bách khoa”, ông rất tinh thông luật và luật học cũng như thuyết Sufi lý thuyết. Nổi tiếng trong các tác phẩm của ông là Maqāmāt al-‘ārifīn [Những điểm dừng chân của sự Hiền minh], một tác phẩm ngộ đạo uyên thâm, trở thành biểu tượng cho tinh thần của Trường phái Shirāz. Ở đây, Dashtakī giới thiệu một bình giải bí truyền phong phú về các đoạn thơ của kinh Qu’ran, ḥadith và những lời giảng của các bậc đạo sư Sufi như Ḥallāj (858–922 SCn), Rūmī (1207–1273 SCn), và Ḥāfiz (1320–1388 SCn) giữa những người khác, mang lại cho người đọc một sự hiểu biết về việc làm thế nào tình yêu của thượng đế có thể dẫn đến sự thống nhất siêu nghiệm của tồn tại. Ảnh hưởng của Ibn ‘Arabī là rất rõ được trong tác phẩm này. Một lần nữa sự tái xác lập quan hệ nữa giữa triết học Tiêu dao, học thuyết ishrāqī, thần học, và thuyết ngộ đạo (‘irfān) là được tạo ra để giúp đỡ người tìm kiếm chân lý tìm thấy con đường của mình qua mê cung của những cạm bẫy tinh thần. Giữa những triết gia khác của thời kỳ này không nhất thiết gia nhập vào Trường phái Shirāz, nhưng quan tâm tới thuyết Sufi, có Naṣīr al-Dīn Ṭūsī (1201-1274) người viết một tác phẩm về đạo đức học Sufi có tiêu đề Awṣāf al-ashrāf [Mô tả về những cái thanh cao], cũng như Afd'al al-Dīn Kāshānī (mất năm 1213), một nhà thơ và một triết gia Sufi. Người sau thật sự là nhà Aristotetles người đã viết những bình giải mở rộng về logic triết học và các phương diện khác của tư tưởng Aristotetles. Trong khi phần lớn của 52 tác phẩm của ông về bản chất là thuộc về triết học, Kāshānī xem nhiệm vụ của triết học là tạo điều kiện cho việc “đi theo con đường của Thượng đế” như tựa đề của một trong những tác phẩm của ông đã nói. Bình giảng của ông về Ibn ‘Arabī, những sự quy chiếu của ông đến các nhà ngộ đạo và Sufi khác, và thơ ca huyền học của ông, xác định ông là một nhà Sufi nhiều hơn là một triết gia duy lý. Việc sáng tác ra những vần thơ tứ tuyệt theo phong cách của Omar Khayyam (1048–1131), chính trong thơ của ông mà thuyết Sufi là trong suốt nhất. Trong một bài thơ, ông viết: O pure Sufi seeking God, He has no place, from where do you seek him If you do know Him, why do you seek Him? If you don’t know Him, whom are you seeking? (Chittick 2001)  [Ôi! người Sufi thuần khiết đang tìm kiếm Thượng đế, Ngài chẳng có nơi chốn, thì ngươi kiếm tìm ngài từ đâu Nếu ngươi thực biết Ngài, tại sao còn tìm kiếm? Nếu ngươi không biết Ngài, vậy ngươi tìm kiếm ai?] Việc di chuyển từ Ba tư đến Ấn độ, trong thế kỷ 11, khi vương triều Ba tư của các Ghaznavid bắt đầu áp đặt sự thống trị lên Ấn độ, huyền học triết học và thực hành thuyết Sufi trở nên phổ biến giữa các triết gia Hồi giáo người Ấn. Giữa những nhân vật trung tâm của sự chuyển di này là Shaykh Yousef Gardiī Multānī, Shaykh Ismā‘īl Lahorī, Imām Ḥasan San‘ānī, và Shaykh Abu’l-Ḥasan ‘Alī Hujwaīrī, triết gia-Sufi và tác giả Kashf al-maḥjūb [Mở ra cái bị che lại]. Vào lúc này, các nhà truyền giáo Ismā‘īlī, những người truyền bá sự lý giải ngộ đạo của Hồi giáo ở Ấn độ đã thực sự sáng tạo ra một bầu không khí tinh thần có tính thu nhận những các ý tưởng Sufi và ngộ đạo. Vào thế kỷ 14 SCn, bởi sự di cư của các triết gia Ba tư và sinh viên của họ tới bắc Ấn độ, triết học Đông phương huyền bí hơn của các nhân vật trên cũng dành được sự phổ biến hơn ở Ấn độ. Trong hai thế kỷ tiếp theo, bất chấp sự thăng trầm của nhiều vương triều, đặc quyền của các triết gia ở Ấn độ, nói chung, không thay đổi. Đặc quyền của Sufi đạt tới đỉnh cao mới trong suốt thời kỳ Mongol, mà những nhà cai trị thời kỳ này đặc biệt ham thích truyền thống Sufi trong mọi sự biểu hiện của nó; đặc biệt là triết học, thơ ca và các nghệ thuật thị giác. Các triết gia Ba tư nổi tiếng như Taftazānī (khoảng 1322–1390 SCn) và Jurjānī (1097–1127 SCn) vào thời ấy đã tới Ấn độ. Các nhân vật theo bước họ như Mīr Fatḥ Allāh Shirāzī, người đã cải tiến chương trình giảng dạy nhằm nhấn mạnh việc giảng dạy các triết học huyền học của các bậc đạo người Ba tư. Huyền học triết học tiếp tục trong truyền thống triết học Hồi giáo của Bắc Ấn ở các nhân vật như Khāwjah Muḥammad Baqī bi’llāh (sinh năm 1563), nhà huyền học được tán dương và nhà sáng lập trật tự Naqshbandī Sufi, cũng như nơi người học trò của ông là Shaykh Aḥmad Sirhindī (1564–1624), người đề xuất học thuyết về “Tính nhất thể của nhận thức” (waḥdat al-shuhūd), và tác giả của Epistoles (Maktubāt). Những triết gia Hồi giáo khác từ đại lục Ấn độ-Pakistan người đã gia nhập huyền học là Mullā ‘Abd al-Ḥakīm Siyalkotī, Mullā Maḥmūd Junpurī Faruqī, và Mīrzā Muḥammad Zāhid Harawī (1603–1652), trở thành người đề xướng cho triết học Giác ngộ của Suhrawardī; và, có lẽ nhà huyền học-triết gia nổi tiếng nhất là Shāh Waliullāh người sống ở thế kỷ 18. Waliullāh đã đưa ra một nỗ lực nhằm hòa giải học thuyết của Ibn-‘Arabī về “Tính nhất thể của tồn tại” (waḥdat al-wūjūd) với học thuyết của Sirhindī về “tính nhất thể của ý thức” (waḥdat al-shuhūd). Thêm vào vô số những trước tác của ông về nền tảng của siêu hình học Sufi, hẳn là Shāh Waliullāh đã được tán thưởng vì mang lại tính hợp pháp cho học huyền học bất chấp những công kích của các nhà luật học chính thống vốn xem Sufi là dị giáo. 4. Trường phái Isfahan and Mulla Sadra Trở lại Ba tư, khi sự ra đời của vương triều Safavid trong thế kỷ 16 SCn, những người sáng lập nó đang thực hành thuyết Sufi theo đường hướng bậc đạo sư Sufi vĩ đại, Ṣafī al-Dīn Ardabīlī (1252–1334 SCn). Ở đó, sự sử dụng học thuyết Sufi, triết học, thuyết khổ hạnh bên trong một hệ hình triết học riêng lẻ đạt tới thời cực thịnh của nó. Vấn đề quan trọng nhất của cái trở thành cái được gọi là “Trường phái Isfahan” là “[tính] thực tại của tồn tại” (ḥaqiqat al-wūjūd ) đối lập với “khái niệm về tồn tại” (mafhūm al-wūjūd).  Người sáng lập của Trường phái Isfahan, Mīr Dāmād (mất năm 1631 1632 SCn), là một tín đồ của triết học về Giác ngộ của Suhrawardī, thậm chí đã chọn bút danh ishrāq (nghĩa là Giác ngộ). Ông không những viết một cách rộng về nền tảng siêu hình học của huyền học trong tác phẩm lớn của mình al-Qabasāt [Những đốm lửa], và trong tác phẩm Al-Jadhawāt [Những sự xuất thần], Khalsat al-malakūt [Trạng thái huyền học cực lạc], và trong tác phẩm al-Khl‘iyyāt [Những sự mất quan hệ], mà ông cũng viết thơ ca huyền học. Mặc dù Mīr Dāmād viết rộng về triết học Tiêu dao, và đặc biệt là khái niệm về thời gian, nhưng ông lại nổi tiếng với một sự lý giải ngộ đạo về triết học của Avincennan. Cấu trúc huyền học-triết học của ông, được đặt cơ sở trên địa hạt bản chất, đưa ra một khung trí tuệ cho một sự đi lên của linh hồn và tính thống nhất sau cuối của nó với suối nguồn gốc của nó.Tuy nhiên, chính người học trò Ṣadr al-Dīn Shirāzī của ông, được biết đến như là Mullā Ṣadrā, có lẽ mới là nhà siêu hình học vĩ đại nhất của truyền thống triết học Hồi giáo. Sự tổng hợp lớn nhất của ông về triết học suy lý, trực quan trí tuệ, và thuyết khổ hạnh đã được biết đến là “Minh triết-Thần học siêu nghiệm” (Transcendental Theo-Sophy ) (al-ḥikmat al-muta‘āliyah). Viễn tượng triết học này, theo Mullā Ṣadrā, đã được Thượng đế tiết lộ cho ông sau nhiều năm thanh tẩy bên trong tâm hồn. Đối với Mullā Ṣadrā, một nỗ lực đưa ra một bình giảng tinh thần (ta’wīl) từ một viễn tượng ngộ đạo Shi‘ite về kinh Qu’ran và “khái niệm về sự giám hộ tinh thần” (wilāyah) đạt tới đỉnh cao của nó. Tác phẩm lớn của ông, al-Asfār al-arba‘āt al-‘aqliyyah [Bốn hành trình của Trí tuệ] là một sự khảo sát triết học và ngộ đạo ở cấp bậc cao nhất, trong đó hành trình của sự đi lên và đi xuống của linh hồn từ Thượng đế và đến Thượng đế đã được luận giải tri tiết. Tác phẩm này, một từ điển bách khoa về ngộ đạo, triết học, và thần học, kết hợp phần lớn của cái mà Ibn ‘Arabī và các nhà huyền học-triết gia khác đã đưa ra vào ngày ấy. Đối với Mullā Ṣadrā, sự sáng tạo đại diện cho bốn hành trình, sự Sa ngã, trong đó nhất thể trở thành tính số nhiều là hành trình đầu tiên, được theo sau bởi một cuộc hành trình trần thế của một người mà ở đó sự đau khổ hình của sự tác biệt đã gây ra một sự mong mỏi hiện sinh hướng đến nơi chốn căn nguyên của họ. Theo Mullā Ṣadrā, sự đi lên của tinh con người thông qua con đường của thuyết Sufi và thuyết ngộ đạo tạo thành phần thứ ba của hành trình này cho đến khi sự thống nhất [nhất thể] một lần nữa được hoàn thành. Cuối cùng, có sự lưu lại trong vương quốc Thần thánh, từ Chân lý (ḥaqq) tới Chân lý, một trạm dừng chân mà chỉ số ít người ưu tú trên phương diện tinh thần mà có thể từng trải nghiệm. Mullā Ṣadrā có thể được xem như một người hồi phục sinh sự hiền minh huyền học đích thực đạt được thông qua huyền học và trực quan trí tuệ mà không thoát li với tính lí tính. Mullā Ṣadrā mở rộng sự sử dụng về các phân tích lô gíc và những chứng minh luận chứng, vốn dựa trên cái ông gọi là “nguyên tắc Giác ngộ” (qā‘idah ishraqiyyah); tưc là, cái gì đi vào trái tim (al-varidāt al-qalbiyyah) hay “nhận thức được nhận biết một cách Thần thánh”) (taḥqīq ‘arshī). Một vài tác phẩm của ông chỉ ra sự cam kết của ông với huyền học triết học, al-Mashāri‘ [Những sự thâm nhập siêu hình học], Ḥikmat al-‘arshiyah [Sự Hiền minh của Ngai vàng], Ittiḥād al-‘āqil wa’l-ma‘qūl [Sự Thống nhất giữa người biết và cái được biết], và Asrār al-āyāt [Những bí ẩn của những đoạn kinh Qur’an], là một bình giải ngộ đạo về những đoạn kinh thanh thoát nổi tiếng. Mullā Ṣadrā đã để lại một dấu ấn không tẩy được trên triết học Hồi giáo, và đặc biệt trên mối quan hệ giữa triết học và huyền học, khi tích hợp huyền học với một phần được cho là triết học. Nhưng học trò của ông đã mang di sản triết học của ông vào kỷ nguyên hiện đại. ‘Abd al-Razzāq Lāhijī (mất năm 1661–1662 SCn) đã viết một bình giải về [Sharḥ-i gulshan-i rāz] Những bí ẩn của khu vườn, đó là một sự khảo sát chi tiết về con đường tinh thần và hành trình của một người thông qua mê cung của những trạng thái và những điểm dừng chân của con đường Sufi, Mīr Findiriskī (mất năm 1640–41 SCn) đã viết một bình giải huyền học về Yoga Vaishishe, và Mullā Muḥsin Fayḍ Kāshānī (mất năm 1680 SCn) đã viết một khảo luận huyền học có tiêu đề The Hidden Words Những từ bị ẩn dấu (Kalimāt-i maknunah) cũng như al-Ma‘ārif al-ilāhiyyah [Sự Ngộ đạo thần thánh]. Qāḍī Sa‘id Qummī (mất năm 1696 SCn), học trò khác của Mullā Ṣadrā và một nhà Plato mới trung thành tác giả của một số khảo luận huyền học như Asrār al-‘ibādāt [Những bí ẩn của những sự thờ phượng] cũng như một tác phẩm ngộ đạo lớn nhan đề Ta‘liqāt bar Uthūlūjiyā [Bình giải về cuốn Enneads]. Theology of Aristotle [Thần học của Aristoteles] thuộc phái Ngụy-Aristoteles, khởi nguồn từ tác phẩm Enneads of Plotinus. (Xem The Theology of Aristotle bởi Peter Adamson sau đây). Những tác phẩm kể trên, tất cả chúng là sự tiếp nối triết học của Ṣadrian, chau chuốt hơn những điểm tinh tế của sự hiền minh-thần học siêu nghiệm, vốn được đặt cơ sở vững chắc trên địa hạt của sự hiện hữu hơn bản chất, sự thay đổi, và cái một vốn hiện ra như tính số nhiều. Vấn đề là làm thế nào để vượt khỏi thế giới của những đối tượng, vốn xuất hiện nhiều, để chiêm ngưỡng cái một nằm ở trung tâm của tính số nhiều. Câu trả lời hậu Suhrawardīan và hậu Sadrian là một sự nối kết sự hiền minh thực hành với trực quan trí tuệ và vượt lên trên suy luận suy lý, mang lại cho một người nhãn quan nhãn quan để chiêm ngưỡng cái một đang nằm ở trung tâm của tính số nhiều. 5. Kết luận Trong truyền thống triết học Hồi giáo, dù triết học phái hậu Suhrawardīan chưa bao giờ đạt tới cấp độ viên mãn của các bậc đạo sư vĩ đại thời kỳ Safavid, trường phái siêu hình học Sadra có các tín đồ đi theo trong thời kỳ này cả bên trong và bên ngoài Ba tư. Trong khi ảnh hưởng của Mullā Ṣadrā là không đáng kể trong thế giới Arab, nơi mà vốn thường có vẻ như tự tách biệt với các vấn đề siêu hình học truyền thống, ở Ấn độ, triết học Ṣadrian rất được đón nhận và ngày nay nó được giảng dạy trong các trường học truyền thống. Với sự xuất hiện của vương triều Qājār ở Iran ở đầu thế kỷ thế kỷ 18 SCn, triết học Ṣadrian một lần nữa trở thành tiêu điểm của hoạt động triết học. Các diễn giả vĩ đại nhất của huyền học ngộ đạo và huyền học triết học trong thời kỳ này được biết đến là “Trường phái Tehran”. Trường phái này gồm có Mullā ‘Alī Nurī (mất năm 1830–1 SCn) tác giả của Glosses upon the Secrets of Verses [Những chú giải về những bí ẩn của các đoạn kinh], tác phẩm này là một bình giảng bí truyền về những đoạn thơ nhất định của kinh Qu’ran, Mullā Ismā‘īl Khāju‘ī (mất năm 1759 SCn), người đã viết về khái niệm thời gian bên trong một văn cảnh ngộ đạo, và nhân vật được chào đón nhất trong thời kỳ này, Ḥājj Mullā Hādī Sabziwārī (1797–1873 SCn) tác giả của Sharḥ-i manẓumah [Bình giải về những thảo luận], một bản toát yếu của thuyết ngộ đạo triết học. Sabziwārī, cũng là người viết thơ ca huyền học dưới bút danh Asrār (Secrets), đã mang ra một sự tái xác lập quan hệ giữa nhiều khuynh hướng khác nhau của triết học huyền học và xem thuyết khổ hạnh là phần trung tâm của việc sống một đời sống minh triết. Với cái chết của Sabziwārī năm 1797 SCn, Tehran trở thành trung tâm của hoạt động triết học, hầu hết các hoạt động đó xoay quanh triết học Mullā Ṣadrā and Sabziwārī. Các đặc điểm nổi bật của Trường phái Tehran là: nhận thức về bản chất là có thứ bậc và triết học suy lý, dù hữu dụng, rốt cục cũng bị giới hạn. Trong truyền thống này, chính việc thông qua trực quan trí tuệ, sự Giác ngộ, và thanh tẩy bên trong mà ta có thể kinh nghiệm được [tính] thực tại của sự hiện hữu (Sabzavārī 1969; Ashtiyānī 1973). Trong số những bậc đạo sư khác của thời kỳ này có Mullā ‘Abdallāh Zunuzī (mất năm 1841–42 SCn), tác giả của Divine Flashes of Light Những tia sáng thần thánh (al-Lama‘āt al-ilāhiyyah), và con trai của mình, Mullā ‘Alī Zunuzī (mất năm 1889–1900 SCn), người đã sáng tác Marvels of Wisdom những điều kỳ diệu của sự Hiền minh (Badāyi‘ al-ḥikam). Các tác phẩm của cả hai người là các bình giải huyền học và ngộ đạo về một dãy rộng các vấn đề triết học. Bởi các học giả lớn chi phối Trường phái Tehran cũng là những nhà luật học, nó tiếp nối truyền thống Ṣadrian and Sabziwārian, nhưng tự giữ khoảng cách với thuyết Sufi bình dân, với những người mà họ nhận ra thái độ thư thái và thậm chí là có những khuynh hướng chống luật đối với luật Hồi giáo (Shari‘ah). Sự nhấn mạnh vào lòng mộ đạo, thuyết khổ hạnh, và việc thanh tẩy linh hồn bên trong những giới hạn cho phép của luật Shari‘ah, có lẽ phần nào một phản ứng lại tính hiện đại, là đặc trưng nổi bật của Trường phái Tehran. Số lượng các triết gia Hồi giáo, những người trở thành các diễn giả của triết học huyền học trong thế giới Hồi giáo, là quá nhiều để nói đến ở đây, nhưng rõ ràng huyền học là một truyền thống sống động vẫn đang tiếp tục chiếm sân khấu trung tâm trong triết học ở thế giới Hồi giáo. Thực tế là hầu như không thể nghiên cứu đầy đủ tất cả các truyền thống của huyền học trong truyền thống triết học Hồi giáo, tuy nhiên những truyền thống đó thực sự đang tồn tại trong hầu hết các nước Hồi giáo ngày nay (xem Kiliç 1996). Tác động của huyền học lên triết học Hồi giáo là quá sâu sắc đến nỗi mà nó đã thay đổi chính bản chất và định nghĩa về việc làm triết học. Sự nghiệp của công việc triết học trong truyền thống Hồi giáo được hầu hết mọi người nhận biết không chỉ đơn thuần như một bài tập trí tuệ mà còn như kích thước trí tuệ của hành trình tinh thần của linh hồn hướng tới việc khai mở chân lý. Triết học đích thực, theo các nhà huyền học–triết gia Hồi giáo do đó được cam kết để đưa ra một bình giải duy lý về các vấn đề triết học mà theo truyền thống chỉ thuộc về lĩnh vực huyền học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHuyền học trong triết học Ả rập và triết học Hồi giáo.doc
Tài liệu liên quan