Nine Dam principle historical figures who
contributed in many fields. First of all he is a
talented military by helping Nguyên smashed
invasive action of Siamese troops, stabilize the
situation Chenla. He is a visionary plan for
building exceptional savings Ban Bich with
three sides and one side of the river, along with
the security station announced major insurance
room where the family is firmly positioned
outpost of Lords Nguyen during the first open
land in the South, capable of coping with the
intention of spying from Siam and strengthen
its influence in pursuit of the long-term
confrontation with Tay Son movement. The
main stronghold of the embankment Ban Bich
Nguyen Cuu Dam which is considered the first
planners in Saigon. In addition to his
stronghold, channel Guts Horse (Ma
Changjiang) is wrong because he helped dig
boats between Saigon and West more
favorable.
9 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hữu quân phó tiết chế, cai cơ Nguyễn Cửu Đàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015
Trang 14
Hữu quân phó tiết chế, cai cơ
Nguyễn Cửu Đàm
Đỗ Kim Trường
Trường Trung học phổ thông Hồng Ngự 1, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
TÓM TẮT:
Nguyễn Cửu Đàm là nhân vật lịch sử đã
đóng góp trên nhiều lĩnh vực. Trước hết ông là
nhà quân sự có tài qua việc giúp chúa Nguyễn
đập tan hành động xâm lấn của quân Xiêm, ổn
định tình hình Chân Lạp trong những năm
1772 - 1777. Ông được xem là nhà quy hoạch
Sài Gòn đầu tiên khi cho xây dựng lũy Bán
Bích, giúp Gia Định trở thành vị trí tiền tiêu
vững chắc của chúa Nguyễn trong buổi đầu
mở đất ở Nam bộ. Ngoài ra, ông còn sai đào
kênh Ruột Ngựa (Mã Trường Giang) giúp cho
thuyền bè qua lại giữa Sài Gòn với miền
Tây thêm thuận lợi.
Từ khóa: Nguyễn Cửu Đàm, danh tướng, nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên thời chúa Nguyễn
Tiến trình mở đất của các chúa Nguyễn ở Nam
bộ gắn liền với nhiều vấn đề lịch sử: Tổ chức di dân
khẩn hoang, đào kinh mở đất, xây đồn đắp lũy
phòng thủ đất nước; hôn nhân chính trị; trợ giúp
quân sự. Trong đó có các cuộc chống xâm lấn từ
Xiêm La mà nổi bật với nhiều nhân vật lịch sử như:
Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, Tả quân Lê
Văn Duyệt, Thượng tướng quận công Trần Văn
Năng (Trần Ngọc) và một nhân vật đã ghi dấu ấn
không nhỏ đó là Hữu quân phó tiết chế, cai cơ
Nguyễn Cửu Đàm.
1. Vài nét về thân thế Nguyễn Cửu Đàm
Nguyễn Cửu Đàm là con thứ của Chánh thống
suất, cai cơ Nguyễn Cửu Vân, cháu Nguyễn Cửu
Dực. Cửu Vân có công rất lớn đối với chúa Nguyễn
trong việc hỗ trợ Chân Lạp chống sự can thiệp của
Xiêm La. Quốc sử cho biết, mùa thu năm Ất Dậu
(1705), vua Chân Lạp - Nặc Nộn mất, Nặc Yêm lên
thay. Con của Nặc Thu là Nặc Thâm nhờ Xiêm
giúp, đem quân đánh Nặc Yêm. Yêm sợ, chạy sang
Gia Định cầu cứu với Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Chúa sai Cửu Vân thống lĩnh quân thủy bộ Gia
Định tiến đánh Nặc Thâm. Đến Sầm Giang gặp viện
binh Xiêm, quân ta đánh tan. Cửu Vân đưa Nặc
Yêm về thành La Bích. Ngoài công dẹp yên cuộc
xâm lấn của Xiêm La ổn định Chân Lạp, Nguyễn
Cửu Vân còn được biết đến với vai trò là người tổ
chức khai khẩn đất hoang ở Vũng Gù, đắp lũy từ
Quán Cai đến chợ Lương Phú và đào thông đầu
nguồn hai sông Cầu Úc - Mỹ Tho giúp việc giao
thương thuận lợi1.
Nguyễn Cửu Đàm có người anh trưởng là
Nguyễn Cửu Chiêm, làm đến Phó tướng. Năm Tân
Hợi (1731), giặc Lào xâm lấn, Cửu Chiêm được cử
làm Giám quân đánh tan quân giặc ở Lật Giang
(sông Bến Lức, thuộc Long An ngày nay). Sau được
thăng làm Thống lĩnh quân doanh Trấn Biên.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống nên
Nguyễn Cửu Đàm đã kế thừa các công lao và sự
nghiệp của cha anh, do đó tên ông được các sử quan
triều Nguyễn không ít lần nhắc đến. Tuy nhiên, hiện
chưa có tài liệu nào cho biết năm sinh của ông. Đại
Nam liệt truyện chép: “Là con thứ của Cửu Vân.
1 Xem Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục,
Tập 1, Nxb Giáo Dục, tr 118 và Quốc sử quán triều Nguyễn
(2013), Đại Nam liệt truyện, Tập 1 - 2, Nxb Thuận Hóa, tr. 94.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015
Trang 15
Đàm làm quan đến Hữu quân Phó Tiết chế, cai
cơ”2. Các tác giả Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam
cũng không thể hiện năm sinh của ông, chỉ ghi về
ông như sau: “Danh tướng, nhà doanh điền thời
chúa Thượng. Xuất thân là võ tướng con trai của
Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân, làm quan
tướng đến chức Hữu quân phó tiết chế, cai cơ thời
Thượng vương”3. Cùng với khuyết năm sinh, nơi
sinh của ông cũng không có tài liệu nào đề cập. Có
ý kiến cho rằng ông sinh ở Gia Định4.
2. Sự nghiệp của Nguyễn Cửu Đàm
Để tìm hiểu về sự nghiệp của ông, cần phải xem
bối cảnh các nước trong khu vực lúc bấy giờ.
Năm 1767, thời chúa Nguyễn Phúc
Thuần, Ayuthaya bị Miến Điện xâm lấn và vua bị
bắt. Năm sau (1768), một người Xiêm gốc Hoa tên
là Trịnh Quốc Anh tự khởi binh rồi lên ngôi vua,
lập Vương quốc Xiêm, dời kinh đô về Băng Cốc.
Vua Chân Lạp là Nặc Tôn, lấy lý do Trịnh Quốc
Anh không thuộc dân tộc Xiêm La, nên không chịu
cống nạp nữa. Quốc Anh cho quân sang Chân
Lạp đặt Nặc Nộn thay Nặc Tôn và chiếm
đóng Nam Vang. Đồng thời, Trịnh Quốc Anh biết
con vua Xiêm La cũ là Chiêu Thùy còn ở Hà Tiên,
sợ ngày sau sinh ra biến loạn, nên tháng
10 năm 1771 đem binh thuyền sang vây đánh Hà
Tiên. Sử triều Nguyễn chép về việc này như sau:
“Mậu Tý, năm thứ 3 [1768] Trưởng đất
Mường Tát nước Xiêm La là Trịnh Quốc Anh tự lập
làm vua. Quốc Anh là người Triều Châu nước
Thanh. Cha là Yển Lưu ngụ ở Xiêm La, làm trưởng
đất Mường Tát, Yển chết, Quốc Anh nối chức,
xưng là Phi Nhã Tân (tên quan nước Xiêm), thời lúc
2 Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, Tập 1
- 2, Nxb Thuận Hóa, tr. 95;
3 Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế (2013), Từ điển nhân vật
lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, tr. 702.
4 Về nơi sinh của ông, Wikipedia cung cấp thông tin sau: “Thân
thế và sự nghiệp Nguyễn Cửu Đàm, sử sách biên chép không
nhiều. Chỉ biết quê ông ở Gia Định và là con trai thứ năm của
Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân”. Xem: Nguyễn Cửu Đàm-
Wikipedia:
ADu_%C4%90%C3%A0m
nước Xiêm trống trải suy yếu, bèn dấy quân đánh
úp lấy đất, tự xưng làm quốc vương, đòi nước
Chân Lạp phải tiến cống. Vua Chân Lạp là Nặc
Tôn cho rằng Phi Nhã Tân không phải dòng dõi
Xiêm La, cự không nhận”5 và “Tân Mão, năm thứ
6 [1771] Mùa đông, tháng 10, vua Xiêm thấy
Chiêu Thùy chạy sang Hà Tiên, sợ có mối lo về
sau, bèn phái hai vạn quân thủy và bộ, dùng tên
giặc [núi] Bạch Mã là Trần Thái làm hướng đạo,
vây đánh Hà Tiên”6.
Khi Trịnh Quốc Anh đánh Hà Tiên, Trấn thủ Hà
Tiên Mạc Thiên Tứ vừa tổ chức cho quân chống trả
vừa cho người cấp báo về dinh Long Hồ. Tuy nhiên
do lực lượng quân Xiêm quá mạnh, quân trấn ít ỏi,
lại thêm kho thuốc súng của Mạc Thiên Tứ bị cháy
nên thành Hà Tiên thất thủ. Mạc Thiên Tứ và các bộ
tướng rút về Trấn Giang (nay là Cần Thơ). Sau đó
các đạo Châu Đốc, Đông Khẩu và dinh Long Hồ
đem binh thuyền đến tiếp ứng, quân Xiêm bị đẩy
lùi. Trịnh Quốc Anh giao cho Chiêu khoa Trần Liên
ở lại giữ Hà Tiên, còn bản thân phải chạy về Chân
Lạp. Khi đó, vua Chân Lạp là Nặc Tôn bỏ chạy,
Quốc Anh đưa Nặc Nộn lên ngôi7.
Cũng cần nói thêm, khi quân Xiêm sang đánh
Hà Tiên, Điều khiển Gia Định lúc đó là Nguyễn
Cửu Khôi không điều quân hỗ trợ nên sau khi thành
Hà Tiên bị chiếm, ông bị chúa Nguyễn giáng chức,
đồng thời cử Nguyễn Cửu Đàm tổ chức tiến đánh
quân Xiêm. Sử triều Nguyễn cho biết: “Nhâm Thìn,
năm thứ 7 [1772], Tháng 2, chúa cho rằng Điều
khiển Gia Định giữ quân không đến cứu viện nên
thành Hà Tiên bị hãm, bèn giáng Nguyễn Cửu Khôi
làm Cai đội và triệu Nguyễn Thừa Mân về.
Sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm (con Nguyễn
Cửu Vân) làm Khâm sai chánh thông suất đốc
chiến, Cai bạ dinh Quảng Nam là Trần Phúc Thành
5 Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1,
Nxb Giáo Dục, tr. 172.
6 Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1,.
Sđd, tr. 175.
7 Xem Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục,
Tập 1, Sđd, tr. 175.
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015
Trang 16
làm Khâm sai tham tán, lĩnh 10.000 quân thủy và
bộ thuộc hai dinh Bình Khang và Bình Thuận và 20
chiến thuyền để hành việc điều khiển.
Mùa hạ, tháng 6, Nguyễn Cửu Đàm tiến quân
theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bạ dinh Long
Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lĩnh quan quân đạo
Đông Khẩu tiến theo đường Kiên Giang; Lưu thủ
Tống Phước Hiệp theo đường Hậu Giang tiến đóng
giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho cho hai cánh quân
trên. Bấy giờ Cai đội đạo Đông Khẩu là Nguyễn
Hữu Nhân ốm, một mình Khoa Thuyên đem 3.000
quân và 50 thuyền, đánh nhau với quân Xiêm không
được, lui về đầm Kiên Giang, rồi dùng người Chân
Lạp là Nhẫm Lạch (chức quan) Tối (tên người) làm
tiên phong, tiến đến Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn
trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. Đàm thu quân
về dinh”8.
Đại Nam nhất thống chí xác nhận điều này:
“Năm Nhâm Thìn đời Duệ Tôn (1772), người Xiêm
La xâm lấn Hà Tiên, Nam Vang. Ông làm Chánh
thống suất, từ Tiền Giang, tiến đánh quân Xiêm ở
Nam Vang, cả phá được, người Xiêm xin hòa, Chân
Lạp lại được yên ổn”9.
Đại Nam liệt truyện cũng chép: “Duệ Tông
Hoàng Đế năm thứ 7, Nhâm Thìn (1772) mùa xuân,
quân Xiêm xâm lấn Hà Tiên, Nam Vang. Thư ngoài
biên giới báo cấp, chúa cho Đàm làm Khâm sai
Chánh thống suất Đốc chiến, cùng Tham tướng
Trần Phúc Thành lĩnh một vạn quân thủy bộ hai
doanh Bình Khang, Bình Thuận, và 30 chiếc thuyền
vào giữ quyền điều khiển Gia Định.
Mùa hạ năm ấy, Đàm từ đường sông Tiền Giang
tiến quân đánh phá tan quân Xiêm ở Nam Vang.
Quân Xiêm chạy sang Hà Tiên, rồi xin hòa. Việc
nước Chân Lạp lại được yên”10.
8 Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1,
Sđd, tr. 176-177.
9 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí,
Tập 1, Nxb Lao Động, tr. 180-181.
10 Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, Tập 1
- 2, Nxb Thuận Hóa, tr. 95.
Qua các sử liệu trên cho thấy, tuy có khác nhau
về số lượng thuyền khi đánh quân Xiêm ở Chân
Lạp nhưng đều thống nhất chi tiết Nguyễn Cửu
Đàm được phong Khâm sai Chánh thống suất chỉ
huy quân hai dinh/doanh Bình Khang và Bình
Thuận tiến đánh quân Xiêm. Đó là công lao đầu tiên
của ông và chính nhờ đó mà ông được chúa Nguyễn
thăng chức Điều khiển Gia Định như Liệt truyện ở
trên đã cho biết.
Khi xét một nhân vật lịch sử, cần đặt trong bối
cảnh xã hội đương thời, có như thế mới phản ánh
chân thật về những đóng góp của nhân vật đối với
đất nước và dân tộc. Về vấn đề này, Giáo sư Phan
Huy Lê đã chỉ rõ: “Đánh giá về một nhân vật lịch
sử, một con người, nói chung đã là một vấn đề phức
tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt
nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả
mối quan hệ phức tạp của hoàn cảnh gia đình, văn
hóa, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu
phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời
đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một
cách khách quan, toàn diện và thỏa đáng về mặt
công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn
chế và tiêu cực”11.
Một sự kiện cũng lưu dấu ấn của Nguyễn Cửu
Đàm đó là việc ông chỉ huy đắp lũy Tân Hoa. Khảo
cứu các sử cũ cho thấy, sau khi dẹp yên Chân Lạp,
Nguyễn Cửu Đàm đem quân về Gia Định. Để đề
phòng sự tấn công trở lại của quân Xiêm, năm
1772, ông đã cho đắp một lũy đất dài 15 dặm bao
quanh thành, sử nhà Nguyễn gọi là Lũy cổ Bản
Bích và mô tả lũy này như sau: “Lũy cổ Bản Bích:
Ở địa giới hai huyện Bình Dương và Tân Long, dài
866 trượng, hình dáng như nửa bức tường. Lại có
lũy đất dài 1.323 trượng, Đốc chiến Tiên triều là
Nguyễn Cửu Đàm đắp, nền cũ vẫn còn”12. Tên gọi
11 Phan Huy Lê (2013), Phan Thanh Giản (1796 – 1867) con
người, sự nghiệp và bi kịch cuối đời, trong: Thế kỷ XXI nhìn về
nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản (2013), Nxb Hồng Đức – Tạp
chí Xưa & Nay, tr. 289-290.
12 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí,
Tập 2, Nxb Lao động, tr. 1681.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015
Trang 17
Bản Bích là vì lũy có hình dáng như nửa bức tường.
Điều này cũng thấy ghi chép ở Đại Nam liệt truyện:
“Duệ Tông Hoàng Đế năm thứ 7, Nhâm Thìn
(1772) Đàm dẫn quân về, đắp lũy Tân Hoa, dài
15 dặm, hình như bán nguyệt, bao quanh doanh trại
chặn ngang đường bộ để đề phòng bất trắc”13.
Đánh giá về công lao thứ hai của ông, có tác giả
đã nhận định như sau: “Nguyễn Cửu Đàm vừa là
một vị tướng tài vừa là một nhà quy hoạch lớn,
được lịch sử ghi nhận với việc xây dựng lũy Tân
Hoa (còn gọi là lũy Bán Bích) và cho khơi dòng nối
hai đầu rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè xuống đến
Cầu Bông tạo một vòng cung ba mặt sông, một mặt
thành cùng với những đồn bố phòng ở những nơi
hiểm yếu bao quanh làm cho Sài Gòn trở thành môt
pháo đài bất khả xâm phạm trước các cuộc tiến
công của ngoại xâm”14. Cũng vì thế có ý kiến cho
rằng Nguyễn Cửu Đàm là kiến trúc sư đầu tiên của
Sài Gòn: “Ông được lịch sử ghi nhận là nhà quy
hoạch Sài Gòn đầu tiên khi khép kín thành
phố bằng ba mặt sông và một mặt thành, tạo nên
một thể thống nhất về địa lý kinh tế, xã hội và bố
phòng”15. Một ý kiến không kém phần lý thú khi
cho biết với việc xây lũy Bán Bích, Nguyễn Cửu
Đàm đã đóng dấu xác nhận sự ra đời của Sài Gòn:
“Theo quan niệm của Pháp, của vua Gia Long thì
năm 1790 là khai sinh thành phố Sài Gòn (Ville de
Sai Gon), vì năm ấy là năm xây thành Bát Quái và
lập Gia Định kinh. Nhưng theo các nhà nghiên
cứu lịch sử Việt Nam, thì Sài Gòn đã là thành phố
từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích
năm 1772, vì ‘khi ấy phố xá, thương cảng đã được
bảo vệ bởi một vách thành dài 15 dặm’”16.
13 Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, Tập
1-2. Sđd, tr. 95.
14 Xem Phan Viết Dũng, Dòng họ Nguyễn Cửu ở Quảng Ninh với
vùng đất Nam Bộ,
binh/201402/dong-ho-nguyen-cuu-o-quang-ninh-voi-vung-dat-
nam-bo-2113254/ .Phan Viết Dũng, Dòng họ Nguyễn Cửu ở
Quảng Ninh với vùng đất Nam Bộ,
15 Dẫn theo website Quận I, TP HCM. Xem: Nguyễn Cửu Đàm -
Wikipedia. Tlđd.
16 Xem: Nguyễn Cửu Đàm - Wikipedia. Tlđd.
Cùng với giúp chúa Nguyễn đập tan cuộc xâm
lấn của quân Xiêm ở Hà Tiên, ổn định tình hình
Chân Lạp và đắp lũy Bán Bích để phòng thủ Gia
Định, qua đó góp phần đặt cơ sở cho việc quy
hoạch Sài Gòn thời bấy giờ, Nguyễn Cửu Đàm còn
được lịch sử ghi nhận là người đã chủ trương đào
kênh Ruột Ngựa. Việc này được Trịnh Hoài Đức
cho biết như sau: “Nguyên xưa từ cửa Rạch Cát qua
phía bắc đến Lò Ngói có một đường nước đọng trâu
đi, ghe thuyền không đi lại được. Mùa thu Nhâm
Thìn (1772), Đốc chiến Đàm Ân hầu (con thứ 5 của
Chính thống Vân Trường hầu) sau khi đi dẹp Cao
Miên về, cho đào con kinh thẳng như ruột ngựa, nên
mới đặt tên ấy, nhưng nó hãy còn cạn hẹp, nên
thuyền đi đến đây phải tạm dừng để đợi nước lên
mới đi tiếp qua được. Đến nay đã đào thêm khá sâu
rộng. Nhân dân đều cho là rất tiện lợi”17.
Sử triều Nguyễn cũng xác nhận điều này: “Sông
Ruột Ngựa (Mã Trường): Ở phía Nam huyện Tân
Long hai dặm. Nguyên xưa con đường từ cửa sông
Cát về phía Bắc, đến con đường Lò Ngói, nước
sông như vũng chân trâu, ghe thuyền đi không
thông. Mùa thu năm Mậu Thìn (1748) đời vua Duệ
Tông bản triều, Đốc chiến Nguyễn Cửu Đàm sau
khi đánh Cao Man về, đào con kênh thẳng như ruột
ngựa, nên gọi tên như thế, nhưng đào còn hẹp cạn,
nên ghe đi đến đó phải tạm dừng đợi nước lên mới
qua, sau đào mở rộng thêm, qua lại tiện lợi”18.
Qua hai nguồn sử liệu trên, tuy có khác nhau về
thời gian đào kênh19 nhưng đều thống nhất ở chi tiết
Nguyễn Cửu Đàm là người đã cho tiến hành đào
kênh Mã Trường. Và từ khi sông/kênh Ruột Ngựa
17 Trịnh Hoài Đức (2006), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng
hợp Đồng Nai, tr. 45.
18 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí,
Tập 2, Sđd, tr. 1677-1678.
19 Về năm đào kênh Ruột Ngựa, Đại Nam nhất thống chí ghi là
năm Mậu Thìn (1748) chúng tôi cho rằng không đúng. Vì
Nguyễn Cửu Đàm được chúa Nguyễn cử đi đánh quân Xiêm ở
Chân Lạp năm 1772 (tức Nhâm Thìn), sau đó mới về Gia Định
và cho đào kênh. Điều này chính Đại Nam nhất thống chí cũng
thừa nhận (xem phần trích dẫn ở trên). Có lẽ các sử quan triều
Nguyễn đã chép nhầm năm xảy ra sự kiện là Nhâm Thìn (1772)
thành Mậu Thìn (1748).
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015
Trang 18
được đưa vào sử dụng, trong bối cảnh ông vừa cho
đắp lũy Bán Bích để đề phòng bất trắc thì kênh
Ruột Ngựa cũng là một thủy lộ quan trọng góp phần
trong việc phòng thủ Gia Định. Mặt khác,
sông/kênh này giúp cho việc đi lại và lưu thông
hàng hóa thuận tiện hơn, đồng thời cung cấp nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vùng. Như vậy,
sự ra đời của kênh Ruột Ngựa đã cùng lúc giải
quyết được ba mục đích: quân sự, giao thông, kinh
tế và người đã tạo nên giá trị to lớn đó chính là
Nguyễn Cửu Đàm.
Lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVII
đến thế kỷ XVIII là khoảng thời gian đầy biến động
với tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Trong bối cảnh đó, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng
nổ ở Bình Định do ba anh em Nguyễn Nhạc
Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo đã từng bước
xóa bỏ sự phân tranh Trịnh - Nguyễn và đặt cơ sở
cho việc thống nhất đất nước.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
Tây Sơn, các chúa Nguyễn phải rút dần vào Nam
bộ. Sử cũ ghi nhận, năm 1775, chúa Nguyễn Phúc
Thuần vào Nam, Nguyễn Cửu Đàm đem quân đón
chúa và được phong Ngoại tả: “Năm thứ 10, Ất
Mùi (1775) mùa xuân, Duệ Tông Hoàng Đế vào
Nam, Đàm đem quân đón chúa, rồi được thăng
Ngoại tả”20.
Đồng thời, Đại Nam nhất thống chí cũng chép
tương tự: “Năm Ất Mùi (1775), Duệ Tôn vào Nam,
ông được phong làm Ngoại tả”21.
Và cũng năm 1775, khi quân Tây Sơn tấn công
vào Nam, chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy về
Ba Giồng. Nguyễn Cửu Đàm đem quân theo hộ giá.
Sau đó sử triều Nguyễn cho biết trong trận đánh ở
sông Ký (phía Đông Nam huyện Long Thành, tỉnh
Biên Hòa), ông cùng Nguyễn Cửu Tuấn tử trận. Để
ghi nhớ công lao của ông, năm 1810, vua Gia Long
cho thờ ở miếu Công thần trung tiết ở Huế: “...
20 Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, Tập 1
- 2, Sđd, tr. 95.
21 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí,
Tập 1, Sđd, tr. 180.
Trong trận đánh ở sông Kí, ông cùng Nguyễn Cửu
Tuấn đều chết trận. Năm Gia Long thứ chín (1810),
được thờ vào miếu Công thần trung tiết”22.
Liệt truyện cũng thống nhất điều này: “... Lúc
“giặc” Tây Sơn vào cướp, chúa đi Ba Giồng (Tam
Phụ). Đàm đem quân theo hầu chúa. Trong chiến
dịch Ký Giang, Đàm và Nguyễn Cửu Tuấn đều tử
trận. Đàm không có con. Gia Long năm thứ 9
(1810), được thờ vào miếu Trung tiết công thần”23.
Vấn đề đặt ra là Nguyễn Cửu Đàm mất vào năm
nào. Hiện nay có hai ý kiến về vấn đề này. Nhóm
tác giả Nguyễn Q Thắng - Nguyễn Bá Thế cho rằng
ông mất năm 1775: “Đến mùa xuân năm Ất mùi
(1775) ông chết trận, sau này được vua Gia Long
liệt thờ vào miếu Trung tiết công thần ở Huế”24.
Tuy nhiên, như sử cho biết, ông tử trận cùng
Nguyễn Cửu Tuấn và Đại Nam thực lục chép:
“Đinh Dậu, năm thứ 12 [1777] Tháng 3, giặc
Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ đem quân thủy bộ vào
cướp. Tân Chính vương lưu Lý Tài lại giữ Sài
Gòn, rồi tự đem quân tiến đánh ở Trấn Biên. Bộ
binh giặc lẻn vào miền thượng đạo, Phó tiết chế
Nguyễn Cửu Tuấn, Chưởng Trường đà Nguyễn
Đại Lữ đều chết trận”25.
Liệt truyện cũng xác nhận: “Năm Đinh Dậu
(1777) mùa xuân, “giặc” Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ
vào cướp Gia Định, quân bộ ngầm vào miền
thượng. Tuấn theo Tân Chính vương chống giặc.
Chúa bèn cho Tuấn làm Nội tả Chưởng cơ Phó Tiết
chế, đem quân đóng ở sông Ký, cùng Tôn Thất
Xuân đóng ở Hưng Phúc và Nguyễn Đại Lã đóng ở
núi Nữ Tăng để chống giặc. Thế giặc rất mạnh.
Quân lũ Tuấn đều mới mộ, không chống nổi, giặc
thừa thế, đánh dữ. Tuấn cùng Đại Lã đều tử trận.
Sau đó Tuấn được tặng Đô đốc phủ Chưởng phủ sự.
22 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí,
Tập 1, Sđd, tr. 180-181.
23 Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, Tập
1- 2, Sđd, tr 95.
24 Nguyễn Q Thắng - Nguyễn Bá Thế (2013), Từ điển nhân vật
lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, tr. 703.
25 Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục,Tập 1,
Sđd, tr. 189.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015
Trang 19
Gia Long năm thứ 3 (1804), cho thờ vào miếu Hiển
trung công thần ở Gia Định. Năm thứ 9 (1810), cho
thờ ở miếu Trung tiết công thần”26.
Qua các sử liệu trên thì Nguyễn Cửu Đàm tử
trận năm 1777 và nhân vật Nguyễn Đại Lữ/Lã như
thư tịch đã chép phải chăng chính là Nguyễn Cửu
Đàm? Tra cứu thêm ở Thực lục, năm Gia Long thứ
9 (tức năm 1810) khi triều đình định thứ vị những
công thần khai quốc, công thần trung tiết và công
thần trung hưng không thấy có tên Nguyễn Đại
Lữ/Lã mà 114 nhân vật được công nhận Công thần
trung tiết thấy có Đô đốc phủ chưởng phủ sự quận
công Nguyễn Cửu Tuấn và Đốc chiến Nguyễn Cửu
Đàm27 . Vậy phải chăng đây là tên gọi khác của
Nguyễn Cửu Đàm?
3. Kết luận
Nguyễn Cửu Đàm là nhân vật lịch sử đã đóng
góp trên nhiều lĩnh vực. Trước hết ông là nhà quân
sự có tài qua việc giúp chúa Nguyễn đập tan hành
động xâm lấn của quân Xiêm, ổn định tình hình
Chân Lạp. Ông là nhà quy hoạch có tầm nhìn vượt
trội khi cho xây dựng lũy Bán Bích với ba mặt sông
và một mặt thành, cùng với những đồn bảo bố
phòng ở những nơi hiểm yếu thì Gia Định là vị trí
tiền tiêu vững chắc của chúa Nguyễn trong buổi đầu
mở đất ở Nam bộ, đủ sức đối phó với các ý đồ dòm
ngó từ Xiêm La và củng cố thế lực để mưu sự lâu
dài khi đối đầu với phong trào Tây Sơn. Chính bằng
việc đắp lũy Bán Bích mà Nguyễn Cửu Đàm được
xem là nhà quy hoạch đầu tiên ở Sài Gòn Hiện nay,
lũy Bán Bích là tên một con đường nối từ đường Âu
Cơ đến cầu Tân Hóa, thuộc quận Tân Phú, Thành
phố Hồ Chí Minh. Đường này vốn là hương lộ 14,
có từ thời Pháp thuộc, năm 1999 đổi
26 Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam liệt truyện, Tập 1
- 2, Sđd, tr. 98.
27 Xem Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục,
Tập 1, Sdd, tr. 774-775.
thành tên trên. Ngoài lũy ấy, kênh Ruột Ngựa (Mã
Trường Giang) cũng do ông sai đào giúp cho
thuyền bè qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm
thuận lợi. Những công trình của Nguyễn Cửu Đàm
đã đặt nền móng cho việc xây dựng một thành phố
Sài Gòn hiện đại sau này28.
Với những công lao to lớn đó, Nguyễn Cửu
Đàm xứng đáng được vinh danh trong lịch sử. Lẽ
thường là thế, bởi lịch sử luôn công bằng với tất cả
và hiện nay tên ông được đặt cho một con đường tại
quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên
chỉ có như thế thì e rằng chưa xứng đáng với công
lao của ông. Nguyễn Cửu Đàm không chỉ có công
chống Xiêm La, giúp ổn định Chân Lạp, mà còn chỉ
huy đắp lũy Bán Bích, lại cho đào kênh Ruột Ngựa
nhưng không có đền miếu thờ riêng, lũy ông đắp,
sông ông đào cũng không được mang tên ông.
Nếu chúa Tiên Nguyễn Hoàng được xem là
“anh hùng mở cõi vĩ đại”, vì là “người khởi đầu và
đặt cơ sở cho toàn bộ sự nghiệp mở cõi từ Thuận -
Quảng về phía Nam”29 thì nên chăng tại trụ sở Sở
Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cần
có tượng đồng Nguyễn Cửu Đàm để xứng đáng với
vị trí tiên phong về hoach định xây dựng của ông.
Hay ít nhất ở đầu kênh Mã Trường, đầu đường Lũy
Bán Bích, một bia đá tóm tắt công lao khai mở của
ông. Một trường học ở quận Tân Phú được mang
tên ông. Chương trình đúc tượng nhân vật lịch sử
của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Tạp chí
Xưa & Nay có thể xem xét việc đúc và dựng tượng
cho ông. Những việc như thế thiết nghĩ không phải
không có cơ sở và cũng là điều hậu thế cần làm như
một sự tri ân đối với tiền nhân.
28 Xem
binh/201402/dong-ho-nguyen-cuu-o-quang-ninh-voi-vung-dat-
nam-bo-2113254/, Phan Viết Dũng, Dòng họ Nguyễn Cửu ở
Quảng Ninh với vùng đất Nam Bộ.
29 GS. Phan Huy Lê - PGS. TS Đỗ Bang (Đồng chủ biên) (2014),
Nguyễn Hoàng – Người mở cõi, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 538.
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015
Trang 20
Property description deputy military regime,
excuse Nguyen Cuu Dam
Do Kim Truong
Hong Ngu 1 High School, Dong Thap Province
ABSTRACT:
Nine Dam principle historical figures who
contributed in many fields. First of all he is a
talented military by helping Nguyên smashed
invasive action of Siamese troops, stabilize the
situation Chenla. He is a visionary plan for
building exceptional savings Ban Bich with
three sides and one side of the river, along with
the security station announced major insurance
room where the family is firmly positioned
outpost of Lords Nguyen during the first open
land in the South, capable of coping with the
intention of spying from Siam and strengthen
its influence in pursuit of the long-term
confrontation with Tay Son movement. The
main stronghold of the embankment Ban Bich
Nguyen Cuu Dam which is considered the first
planners in Saigon. In addition to his
stronghold, channel Guts Horse (Ma
Changjiang) is wrong because he helped dig
boats between Saigon and West more
favorable.
Keywords: Nguyen Cuu Dam, famous generals, the first planning period Saigon Nguyen
Lords
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam
thực lục, Tập 1, Nxb Giáo Dục.
[2]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam
nhất thống chí, Tập 1, Nxb Lao Động.
[3]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam
nhất thống chí, Tập 2, Nxb Lao Động.
[4]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Đại Nam
liệt truyện, Tập 1- 2, Nxb Thuận Hóa.
[5]. Trịnh Hoài Đức(2006), Gia Định thành thông
chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
[6]. Nguyễn Q Thắng – Nguyễn Bá Thế (2013), Từ
điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa
Thông tin.
[7]. GS. Phan Huy Lê - PGS. TS Đỗ Bang (Đồng
chủ biên) (2014), Nguyễn Hoàng – Người mở
cõi, Nxb Chính trị quốc gia.
[8]. Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan
Thanh Giản (2013), Nxb Hồng Đức - Tạp chí
Xưa&Nay.
[9].
85n_C%E1%BB%ADu_%C4%90%C3%A0m
Nguyễn Cửu Đàm – Wikipedia
[10].
binh/201402/dong-ho-nguyen-cuu-o-
quang-ninh-voi-vung-dat-nam-bo-2113254/,
Phan Viết Dũng, Dòng họ Nguyễn Cửu ở
Quảng Ninh với vùng đất Nam Bộ.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015
Trang 21
PHỤ LỤC
Hình 1. Bán Bích cổ lũy trên bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ
(Nguồn:
le:B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_Gia_%C4%90%E1%BB%8Bnh_1815.jpgWikipedia)
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015
Trang 22
Hình 2. Bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1962 có thể hiện Kinh Ruột Ngựa (tức Rạch Mã Trường)
(Nguồn: Kinh rạch và cầu xưa tại Tp HCM.
Xem:https://sites.google.com/site/giaothongsaigon/home/kinh-rach-va-cau-xua-tai-tp-hcm)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23915_80084_1_pb_6671_2037415.pdf