Hướng dẫn học sinh tự học với kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ở trường THPT (chương trình chuẩn) - Trần Vĩnh Tường

Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh. Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh. Ví dụ: Bức ảnh “Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam” (hình 78) [1, tr. 192] được sử dụng trong bài 23, mục III.1. Để học sinh tự tìm hiểu ý nghĩa và kiến thức lịch sử ẩn trong bức ảnh này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác như sau: + Trước hết, yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức ảnh. + Kết hợp với kênh chữ của SGK và tài liệu tham khảo khác để tìm hiểu nội dung bức tranh. Về bức tranh này, khi tự tìm hiểu, học sinh phải đảm bảo khai thác được những nội dung là: “Đây là bức ảnh chụp cảnh Bộ Chính trị họp mở rộng từ ngày 18/12/1974, quyết định những vấn đề quan trọng cho kế hoạch giải phóng miền Nam. Trong bức hình, đồng chí Lê Duẩn - người đứng giữa, đang chủ trì cuộc họp, người ngồi đầu tiên phía bên phải đồng chí Lê Duẩn là đồng chí Phạm Văn Đồng, thứ hai là đồng chí Trường Chinh; người ngồi thứ tư phía bên trái đồng chí Lê Duẩn là đồng chí Võ Nguyên Giáp” [2, tr. 181-182]. Từ việc khai thác được trong Hội nghị này có các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cách mạng cả nước, học sinh phải rút ra được kết luận về vai trò quan trọng có tính quyết định của Hội nghị đối với thắng lợi của cách mạng miền Nam năm 1975; vai trò của đồng chí Lê Duẩn và những đồng chí lãnh đạo khác đối với cách mạng miền Nam; cũng qua đó, học sinh phải thấy được đây là Hội nghị thể hiện trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân ta. + Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời để kết hợp khai thác kênh hình với nội dung kênh chữ của bài học như sau: - Tại sao cuối năm 1974 đầu năm 1975, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng mới họp đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? - Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp quyết định những vấn đề gì? - Ý nghĩa của hội nghị? Sau khi để học sinh tìm hiểu, thảo luận trao đổi với bạn, giáo viên chốt lại nội dung như trên và nhấn mạnh ý nghĩa của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và tháng 1/1975 là: + Phân tích chính xác tình hình. + Đề ra phương hướng hành động đúng đắn. + Thể hiện quyết tâm chiến lược cao để giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ lớn đến. Đó chính là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng Xuân 1975. Tóm lại, muốn nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử ở trường THPT, người giáo viên đứng lớp không thể dạy theo lối “thầy đọc – trò chép” mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cần hướng tới việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng tự học bộ môn Lịch sử. Như điều 24.2 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”. Cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa để hiểu kiến thức lịch sử, từ đó vận dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, góp phần nâng cao chất dạy học bộ môn

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh tự học với kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ở trường THPT (chương trình chuẩn) - Trần Vĩnh Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 134-141 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) TRẦN VĨNH TƯỜNG - ĐẶNG THỊ HẰNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, kênh hình (lược đồ, tranh ảnh) cũng là một nguồn kiến thức lịch sử quan trọng không kém kênh chữ, đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải khai thác. Để học sinh tự lực khai thác kiến thức của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 một cách hiệu quả, giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn các em những kĩ năng khai thác từng loại kênh hình cụ thể, từ đó góp phần tạo biểu tượng, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập môn lịch sử ở trường phổ thông. Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Cuộc cách mạng này đang phát triển nhanh như vũ bão, thúc đẩy tất cả các lĩnh vực của đời sống và mở ra nhiều triển vọng lớn lao. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi con người phải rèn luyện cho mình khả năng tự học – “học suốt đời” để vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Trong dạy và học môn Lịch sử, đã từng có quan niệm sai lầm rằng: học lịch sử chỉ cần học sinh học thuộc lòng, không cần tư duy, không có bài tập, không có thực hành. Ngày nay, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, cần tiếp cận quan niệm đúng về học tập môn Lịch sử, đó là muốn chiếm lĩnh được tri thức lịch sử, học sinh cần phải có khả năng tự học. Đặc biệt là việc tự học với sách giáo khoa, vì đây là tài liệu học tập cơ bản của học sinh ở trường phổ thông. Trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng tự khai thác kiến thức lịch sử từ kênh chữ, kênh hình của sách giáo khoa, để từ đó các em không chỉ “biết sử” mà cần hiểu sâu, nắm vững các kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới. 1. VAI TRÒ CỦA KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Hiện nay, sách giáo khoa (SGK) nói chung và SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn) nói riêng được cấu tạo theo hai kênh chủ yếu: - Kênh chữ: gồm tất cả phần chữ viết (phần tóm tắt bài học, nội dung chính bài học, các câu hỏi và bài tập giữa bài và cuối bài, tài liệu tham khảo, bài đọc thêm...) - Kênh hình: gồm tranh ảnh, các loại trực quan qui ước (lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu, bảng thống kê...) Một hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay là học sinh thường ít tự làm việc với SGK, vì bài học trong sách quá dài, các em chỉ đọc sách khi giáo viên nêu câu hỏi. Khi đọc sách, các em cũng chủ yếu chỉ làm việc với kênh chữ, ít khi quan tâm và khai thác HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SGK LỊCH SỬ... 135 kiến thức từ kênh hình, mặc dù đây là một nguồn kiến thức rất quan trọng. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh biết cách tự khai thác kiến thức lịch sử được ẩn chứa trong kênh hình của SGK, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông. “Kênh hình trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một loại phương tiện trực quan quan trọng chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin quan trọng của giáo viên trong quá trình giảng dạy và là nguồn tri thức phong phú, đa dạng, góp phần tạo biểu tượng, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập” [7, tr. 36-39]. Như vậy, kênh hình trong SGK không chỉ để minh hoạ cho kênh chữ, mà còn chứa đựng nội dung lịch sử, thầy – trò có thể khai thác. Theo chức năng hay mục đích sử dụng, kênh hình được chia thành những loại sau: - Loại minh họa: để cụ thể hoá nội dung một sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học. - Loại cung cấp thông tin: thường không có giá trị giải thích, tuy nhiên có thể chú thích ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện, mà không diễn tả thành văn (thường là loại tranh ảnh, tư liệu lịch sử). - Loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ: có lời hướng dẫn khai thác, sử dụng thông tin. - Loại dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra kiến thức: (loại bài tập - thực hành) loại này thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng [5, tr. 26]. Trong SGK Lịch sử 12 (Chương trình Chuẩn) có tổng số 94 hình (kể cả những hình ở bìa SGK). Trong đó, phần lịch sử thế giới (LSTG) có 27 hình, gồm 7 bản đồ, lược đồ và 20 tranh, ảnh lịch sử. Phần lịch sử Việt Nam (LSVN) có 67 hình gồm 12 bản đồ, lược đồ và 55 tranh, ảnh. Cơ cấu kênh hình như thế là hợp lí cho chương trình vì phần LSVN chiếm thời lượng chương trình nhiều hơn phần LSTG. 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC HIỆU QUẢ VỚI KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 2.1. Hướng dẫn học sinh biết cách phân loại kênh hình Khi đứng trước một kênh hình cụ thể trong một bài học của SGK, điều trước tiên là học sinh phải xác định được kênh hình đó được sử dụng để làm gì? Khi học sinh biết được cách phân loại kênh hình, xác định được kênh hình đó thuộc loại nào thì các em dễ dàng khai thác được kiến thức ẩn chứa trong kênh hình để phục vụ cho việc tự học với SGK. Thông thường kiến thức ẩn chứa trong kênh hình có 3 loại: + Một là, loại kiến thức đã được bài viết trong SGK nhắc đến khá đầy đủ, đó thường là các lược đồ lịch sử nói về diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một chiến dịch. Loại này là một phần kiến thức cơ bản của bài học. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn HS đọc kĩ bài TRẦN VĨNH TƯỜNG – ĐẶNG THỊ HẰNG 136 viết trong SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo khác liên quan để từ đó các em hiểu sâu sắc về sự kiện. + Hai là, loại kiến thức liên quan đến sự kiện trong bài học, nhưng ít được bài viết trong SGK nhắc đến, ngoại trừ lời giới thiệu về tên gọi của kênh hình. Đó thường là tranh ảnh lịch sử nói về tiểu sử của một nhân vật, ảnh chụp về một thời khắc, biến cố lịch sử, loại kênh hình này đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu xuất xứ, nội dung ẩn chứa trong nó. Loại này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với bài viết trong SGK, thường là loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ. + Ba là, loại kiến thức được bài viết trong SGK cung cấp bằng những số liệu cụ thể theo từng thời gian, liên quan đến tổng sản phẩm kinh tế, tỉ lệ thu nhập quốc dân giúp học sinh có thể tự nhận xét, so sánh, đánh giá về những vấn đề, sự kiện lịch sử đã nhắc đến trong bài viết của SGK. Loại này thường là biểu đồ lịch sử. Trong SGK Lịch sử 12 (Chương trình chuẩn) không có loại này. Ví dụ: Khi học bài 5 – “Các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh”, học sinh phải xác định “Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh Thế giới thứ hai” (Hình 14) [1, tr. 36] là loại kênh hình vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ, từ đó có cách khai thác kiến thức ẩn trong lược đồ cho hợp lí, học sinh phải kết hợp việc khai thác nội dung kiến thức kênh chữ trong SGK với khai thác lược đồ này để rút ra những kiến thức lịch sử cơ bản. Đối với ảnh “Trung tâm hàng không vũ trụ Kennơdi” (hình 18) [1, tr. 43] trong bài 6 – “Nước Mĩ”, học sinh cần thấy được ảnh này thuộc loại dùng để cụ thể hoá nội dung một sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học. Đối với ảnh trên, học sinh phải kết hợp khai thác ảnh với các tài liệu tham khảo khác ngoài SGK mới hiểu được sự phát triển về khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai thông qua việc tìm hiểu trung tâm hàng không vũ trụ Kennơdi. 2.2. Hướng dẫn học sinh tự học với bản đồ, lược đồ lịch sử “Bản đồ, lược đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính qui luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học” [6, tr. 140]. Bản đồ, lược đồ trong SGK Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức lịch sử theo chủ đề bài giảng, giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử. giáo viên cần hướng dẫn học sinh kĩ năng tự đọc bản đồ. A. I. Xtơ-ra-giốp viết: “Biết được bản đồ không phải chỉ biết các chú dẫn, các kí hiệu tượng trưng thành phố, biên giới, sông ngòi mà là thấy sau các điều qui ước ấy cái hiện thực lịch sử sinh động, tính chất phức tạp của những quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá. Phải dạy cho học sinh biết đọc bản đồ như người ta đọc sách lịch sử vậy” [4, tr. 24]. Kĩ năng đọc bản đồ của học sinh có thể phân thành 3 giai đoạn: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SGK LỊCH SỬ... 137 Giai đoạn một: Đọc bản đồ một cách đơn giản, chỉ đúng các nội dung, vị trí mà kí hiệu qui ước trên bản đồ biểu diễn. Ví dụ, đường biên giới giữa các quốc gia ở thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử, miền núi, đồng bằng, khu công nghiệp, hải cảng, đường tấn công, rút lui Ở giai đoạn này cần thực hiện theo cách sau: - Xác định mục đích làm việc. - Đọc chú giải để biết các kí hiệu qui ước, chỉ được các đối tượng cần tìm trên bản đồ. Khi chỉ trên bản đồ không được nói “phía trên”, “phía dưới”, “bên trái”, “bên phải” mà phải nói rõ phương hướng như “phía đông”, “phía tây”, “phía tây bắc” phải chỉ đúng biên giới các quốc gia, hướng chảy của các dòng sông (chỉ từ thượng nguồn xuống hạ lưu). - Tái hiện các biểu tượng địa lí, lịch sử dựa vào các kí hiệu. - Căn cứ vào kí hiệu, biểu diễn lại sự kiện. Giai đoạn hai, học sinh không những hiểu rõ các kí hiệu trên bản đồ mà còn biết tái hiện lại các biểu tượng về địa lí, lịch sử. Giai đoạn này có sự phối hợp với nội dung lịch sử đã được thể hiện qua bài viết trong SGK hay tài liệu tham khảo với bản đồ. Giai đoạn ba, học sinh phải biết rút ra kết luận thông qua việc sử dụng bản đồ. Muốn rút ra kết luận, học sinh phải biết kết hợp kiến thức bản đồ với kiến thức lịch sử, nắm được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí với nội dung lịch sử, vận dụng tư duy so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. Ba giai đoạn này bao hàm trong đó các kĩ năng liên quan đến bản đồ (lược đồ) như tường thuật, miêu tả, quan sát, so sánh, nhận định, đánh giá, rút ra qui luật, bài học lịch sử. Việc khai thác nội dung lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để học sinh tự khám phá nội dung bản đồ. Việc hướng dẫn học sinh làm việc với lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau. Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý khai thác nội dung sự kiện, nhân vật được trình bày, hiểu rõ ranh giới và các kí hiệu của lược đồ. Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ đó. Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh và hoàn chỉnh nội dung lược đồ cần tìm hiểu. Ví dụ: Khi học mục 2, bài 14 – “Phong trào cách mạng 1930-1935”, giáo viên hướng dẫn học sinh tự khai thác “Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh” – hình 31 [1, tr. 92] như sau: + Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong SGK, lược đồ treo tường, hoặc giáo viên thiết kế và trình chiếu trên máy tính để phóng to cho cả lớp quan sát rõ ràng. TRẦN VĨNH TƯỜNG – ĐẶNG THỊ HẰNG 138 + Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát lược đồ: xác định vị trí hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; đọc kĩ bảng chú giải nằm ở phía góc dưới bên trái lược đồ. + Hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát lược đồ với việc đọc kênh chữ của SGK. + Giáo viên gợi mở một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự khai thác kiến thức trong kênh hình như: Vì sao phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra mạnh mẽ nhất ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh? Phong trào đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra như thế nào? + Sau đó, giáo viên yêu cầu một học sinh dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh ở Nghệ Tĩnh (lưu ý là giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh sự kiện ngày 12/ 09/ 1930 khi học sinh trình bày). + Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về hình thức đấu tranh, lực lượng đấu tranh, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân, các chiến sĩ cộng sản thông qua câu hỏi nhận thức là “Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh”. Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên cần chốt lại những ý chính về hình thức và lực lượng của phong trào cách mạng. 2.3. Hướng dẫn học sinh tự học với tranh ảnh lịch sử - Vai trò, ý nghĩa của tranh ảnh lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT Tranh, ảnh trong SGK Lịch sử là một bộ phận của đồ dùng trực quan được sử dụng trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực cho học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể. Chính việc giải quyết tình huống có vấn đề giúp tư duy học sinh dần dần phát triển. Mặt khác, thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh lịch sử, học sinh được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, trong sáng. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen và khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học, có thể xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát, rút ra những kết luận lịch sử. Nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được rèn luyện, phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh. Tranh, ảnh được sử dụng nhằm các mục đích sau: bằng chứng về sự tồn tại của hiện thực lịch sử; khôi phục hình ảnh của quá khứ có liên quan; giải thích về sự kiện để rút ra kết luận khái quát [3]. - Hướng dẫn học sinh kĩ năng tự học với tranh, ảnh lịch sử HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SGK LỊCH SỬ... 139 GV hướng dẫn HS các kĩ năng làm việc với tranh, ảnh lịch sử như: quan sát kĩ tranh, ảnh lịch sử; đọc một số tài liệu tham khảo liên quan đến tranh ảnh lịch sử mà học sinh đang tìm hiểu; tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến tranh, ảnh đó. Nếu tranh, ảnh là chân dung các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ, các nhà khoa học, cần hướng dẫn các em làm các công việc sau: - Mô tả bề ngoài của nhân vật. - Phân tích nội dung, tính cách, hành vi của nhân vật được thể hiện trong tranh, ảnh. Đặc biệt, đối với các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, phải làm nổi bật tính cách nhân vật ấy thông qua việc miêu tả hình thức bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật ấy. - Định hướng cho học sinh tự mình đánh giá vai trò, tính cách của nhân vật đó. Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung tranh ảnh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của thầy, giáo viên hướng dẫn các em làm việc theo các bước như sau: Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh. Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh. Ví dụ: Bức ảnh “Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam” (hình 78) [1, tr. 192] được sử dụng trong bài 23, mục III.1. Để học sinh tự tìm hiểu ý nghĩa và kiến thức lịch sử ẩn trong bức ảnh này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác như sau: + Trước hết, yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức ảnh. + Kết hợp với kênh chữ của SGK và tài liệu tham khảo khác để tìm hiểu nội dung bức tranh. Về bức tranh này, khi tự tìm hiểu, học sinh phải đảm bảo khai thác được những nội dung là: “Đây là bức ảnh chụp cảnh Bộ Chính trị họp mở rộng từ ngày 18/12/1974, quyết định những vấn đề quan trọng cho kế hoạch giải phóng miền Nam. Trong bức hình, đồng chí Lê Duẩn - người đứng giữa, đang chủ trì cuộc họp, người ngồi đầu tiên phía bên phải đồng chí Lê Duẩn là đồng chí Phạm Văn Đồng, thứ hai là đồng chí Trường Chinh; người ngồi thứ tư phía bên trái đồng chí Lê Duẩn là đồng chí Võ Nguyên Giáp” [2, tr. 181-182]. Từ việc khai thác được trong Hội nghị này có các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của cách mạng cả nước, học sinh phải rút ra được kết luận về vai TRẦN VĨNH TƯỜNG – ĐẶNG THỊ HẰNG 140 trò quan trọng có tính quyết định của Hội nghị đối với thắng lợi của cách mạng miền Nam năm 1975; vai trò của đồng chí Lê Duẩn và những đồng chí lãnh đạo khác đối với cách mạng miền Nam; cũng qua đó, học sinh phải thấy được đây là Hội nghị thể hiện trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân ta. + Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời để kết hợp khai thác kênh hình với nội dung kênh chữ của bài học như sau: - Tại sao cuối năm 1974 đầu năm 1975, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng mới họp đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? - Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp quyết định những vấn đề gì? - Ý nghĩa của hội nghị? Sau khi để học sinh tìm hiểu, thảo luận trao đổi với bạn, giáo viên chốt lại nội dung như trên và nhấn mạnh ý nghĩa của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 và tháng 1/1975 là: + Phân tích chính xác tình hình. + Đề ra phương hướng hành động đúng đắn. + Thể hiện quyết tâm chiến lược cao để giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ lớn đến. Đó chính là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng Xuân 1975. Tóm lại, muốn nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử ở trường THPT, người giáo viên đứng lớp không thể dạy theo lối “thầy đọc – trò chép” mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó cần hướng tới việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng tự học bộ môn Lịch sử. Như điều 24.2 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Cần hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa để hiểu kiến thức lịch sử, từ đó vận dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, góp phần nâng cao chất dạy học bộ môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008). SGK Lịch sử 12. NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Côi (2010). Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Hội Giáo dục Lịch sử (1996). Đổi mới việc dạy, học Lịch sử lấy học sinh là trung tâm. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Hoa Khôi (2009). Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan qui ước cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cổ - trung đại ở trường THPT (Chương trình Nâng cao). Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Huế. [5] Phan Ngọc Liên (cb) (2001). Hình thành tri thức Lịch sử cho học sinh THPT. Trung tâm Đào tạo từ xa - Đại học Huế. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SGK LỊCH SỬ... 141 [6] Phan Ngọc Liên - Trần văn Trị (cb) (2000). Phương pháp dạy học Lịch sử (tái bản lần thứ 3). NXB Giáo dục, Hà Nội. [7] Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Mạnh Hưởng (2008). Sử dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (9), tr. 36-39. Title: GUIDING STUDENT TO SELF-STUDY WITH THE IMAGE CHANNELS IN HISTORY TEXTBOOKS OF GRADE 12 AT UPPER-SECONDARY SCHOOLS (STANDARD PROGRAMS) Abstract: In the history textbook of Grade 12, image channel (schema, pictures ...) is also a source of historical knowledge which is as important as text, requiring teachers and students to exploit. In order to make students self-exploit the knowledge of the image channel in the history textbooks of grade 12, teachers should constantly guide their students on the skills of exploiting each specific image channel, thereby contributing to expression object, intellectual development, and cognitive capacity for students during their study of history in high school. PGS. TS. TRẦN VĨNH TƯỜNG Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐẶNG THỊ HẰNG Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_190_tranvinhtuong_dangthihng_20_tran_vinh_tuong_4136_2020973.pdf
Tài liệu liên quan