Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị Hướng dẫn này là một trong những kết quả đầu ra quan trọng của Hợp phần phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo (SDU) do Bộ Xây dựng chủ trì. SDU là một phần thuộc Chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (DCE) giai đoạn 2005 - 2010. Hướng dẫn được xây dựng với sự cố gắng và đóng góp rất lớn của các nhóm chuyên gia trong và ngoài nước. Tạp chí Xây dựng xin giới thiệu nội dung tóm tắt, mong bạn đọc đóng góp ý kiến để bản Hướng dẫn hoàn thiện hơn. 1. Giới thiệu chung Một trong những kết quả đầu ra quan trọng của Hợp phần “ Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU) là hỗ trợ Bộ Xây dựng xây dựng Dự thảo Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hướng dẫn được xây dựng dưới dạng Sổ tay Hướng dẫn đi kèm với tài liệu “Hướng dẫn Kỹ thuật về ĐMC cho Quy hoạch xây dựng ở Việt Nam”. Hướng dẫn này bao gồm phần giới thiệu về khái niệm và cách tiếp cận ĐTM và cung cấp các nội dung cụ thể về việc làm thế nào để soạn thảo một báo cáo ĐTM theo khung pháp lý hiện hành của Việt Nam. Hướng dẫn này cũng bao gồm một loạt các phụ lục về các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị cần lập báo cáo ĐTM theo Nghị định số 21/2008/NĐ - CP, cụ thể gồm: các dự án quản lý chất thải rắn; Các dự án cấp nước, vệ sinh môi trường và thoát nước mưa; Các dự án xây dựng Nghĩa trang; Các dự án giao thông đô thị; Các dự án cấp điện đô thị. Hướng dẫn được thiết kế phục vụ các nhóm đối tượng: - Chủ dự án – các cá nhân và tổ chức có liên quan đến triển khai các dự án cần phải tiến hành ĐTM theo quy định của pháp luật. - Tư vấn và người triển khai ĐTM – các cá nhân và tổ chức liên quan đến công tác lập báo cáo ĐTM. - Các đơn vị thẩm định dự án – nhân viên các cơ quan có thẩm quyền các cấp, những người có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM như là một phần trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. - Các nhà thầu xây dựng - đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch quản lý môi trường – một nội dung của báo cáo ĐTM và chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện công tác quản lý môi trường trong quá trình xây dựng. - Các đơn vị giám sát, quan trắc về môi trường – nhân viên của các cơ quan có thẩm quyền các cấp chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các dự án xây dựng nhằm đảm bảo rằng việc quản lý và giám sát môi trường được thực hiện theo đúng yêu cầu. Ngoài việc cung cấp hướng dẫn về các yêu cầu của pháp luật đối với công tác ĐTM, Hướng dẫn này cũng cung cấp một số các khuyến nghị về các thực tiễn tốt về ĐTM. Các khuyến nghị này được đưa ra dựa trên công tác rà soát các hướng dẫn và thực tiễn ĐTM quốc tế và việc tham khảo báo cáo “Hỗ trợ đưa ĐTM vào thông cáo Hà Nội về hiệu quả viện trợ của Nhóm chuyên đề về hiệu quả viện trợ (TG) ĐTM (2008). Mục tiêu của ĐTM - Thông tin cơ sở về các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực dự án; - Thông tin về các tác động tiềm tàng của dự án và các đặc tính của các tác động bao gồm vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động và nhóm chịu ảnh hưởng; - Thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường, xã hội và các biện pháp quản lý và giảm nhẹ tác động tiền ẩn;

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị Hướng dẫn này là một trong những kết quả đầu ra quan trọng của Hợp phần phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo (SDU) do Bộ Xây dựng chủ trì. SDU là một phần thuộc Chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (DCE) giai đoạn 2005 - 2010. Hướng dẫn được xây dựng với sự cố gắng và đóng góp rất lớn của các nhóm chuyên gia trong và ngoài nước. Tạp chí Xây dựng xin giới thiệu nội dung tóm tắt, mong bạn đọc đóng góp ý kiến để bản Hướng dẫn hoàn thiện hơn. 1. Giới thiệu chung Một trong những kết quả đầu ra quan trọng của Hợp phần “ Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU) là hỗ trợ Bộ Xây dựng xây dựng Dự thảo Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hướng dẫn được xây dựng dưới dạng Sổ tay Hướng dẫn đi kèm với tài liệu “Hướng dẫn Kỹ thuật về ĐMC cho Quy hoạch xây dựng ở Việt Nam”. Hướng dẫn này bao gồm phần giới thiệu về khái niệm và cách tiếp cận ĐTM và cung cấp các nội dung cụ thể về việc làm thế nào để soạn thảo một báo cáo ĐTM theo khung pháp lý hiện hành của Việt Nam. Hướng dẫn này cũng bao gồm một loạt các phụ lục về các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị cần lập báo cáo ĐTM theo Nghị định số 21/2008/NĐ - CP, cụ thể gồm: các dự án quản lý chất thải rắn; Các dự án cấp nước, vệ sinh môi trường và thoát nước mưa; Các dự án xây dựng Nghĩa trang; Các dự án giao thông đô thị; Các dự án cấp điện đô thị. Hướng dẫn được thiết kế phục vụ các nhóm đối tượng: - Chủ dự án – các cá nhân và tổ chức có liên quan đến triển khai các dự án cần phải tiến hành ĐTM theo quy định của pháp luật. - Tư vấn và người triển khai ĐTM – các cá nhân và tổ chức liên quan đến công tác lập báo cáo ĐTM. - Các đơn vị thẩm định dự án – nhân viên các cơ quan có thẩm quyền các cấp, những người có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM như là một phần trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. - Các nhà thầu xây dựng - đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch quản lý môi trường – một nội dung của báo cáo ĐTM và chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện công tác quản lý môi trường trong quá trình xây dựng. - Các đơn vị giám sát, quan trắc về môi trường – nhân viên của các cơ quan có thẩm quyền các cấp chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các dự án xây dựng nhằm đảm bảo rằng việc quản lý và giám sát môi trường được thực hiện theo đúng yêu cầu. Ngoài việc cung cấp hướng dẫn về các yêu cầu của pháp luật đối với công tác ĐTM, Hướng dẫn này cũng cung cấp một số các khuyến nghị về các thực tiễn tốt về ĐTM. Các khuyến nghị này được đưa ra dựa trên công tác rà soát các hướng dẫn và thực tiễn ĐTM quốc tế và việc tham khảo báo cáo “Hỗ trợ đưa ĐTM vào thông cáo Hà Nội về hiệu quả viện trợ của Nhóm chuyên đề về hiệu quả viện trợ (TG) ĐTM (2008). Mục tiêu của ĐTM - Thông tin cơ sở về các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực dự án; - Thông tin về các tác động tiềm tàng của dự án và các đặc tính của các tác động bao gồm vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động và nhóm chịu ảnh hưởng; - Thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường, xã hội và các biện pháp quản lý và giảm nhẹ tác động tiền ẩn; - Một bản đánh giá các lựa chọn tốt nhất dựa trên địa điểm thực hiện dự án, thiết kế dự án và các khía cạnh về quản lý dự án mang lại lợi ích lớn nhất và các chi phí môi trường, xã hội và tài chính thấp nhất; và - Thông tin về việc xây dựng kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường Về dài hạn, việc áp dụng ĐTM cần để củng cố phát triển bền vững bằng cách đảm bảo rằng các đề xuất phát triển không làm xói mòn các nguồn lực quan trọng, các chức năng sinh thái, sức khoẻ hay sinh kế của con người. Hình 1: Vai trò của ĐTM trong quá trình nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án Xác định dự án & nghiên cứu tiền khả thi (báo báo đầu tư) Đơn vị Kinh doanh sản xuất, dịch vụ không nêu trong Nghị định 21 Các dự án nêu trong Phụ lục của Nghị định 21/2008/NĐ-CP Rà soát ĐTM ĐTM đủ theo quy định Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định Tham vấn cộng đồng (Theo quy định của Luật bảo vệ Môi trường - Điều 20.8) Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng (dự án đầu tư) (Theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP Xác định phạm vi (Xác định các vấn đề và cách soạn thảo nhiệm vụ ĐTM) Phân tích cơ sở Thẩm định báo cáo khả thi dự án xây dựng Phân tích tác động Các biện pháp bảo vệ và giảm thiểu tác động Thực hiện dự án (Theo kế hoạch dự án đã được phê duyệt, quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP; và thực hiện KHQLMT Kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường (Kế hoạch quản lý xây dựng và vận hành) Báo cáo ĐTM Quản lý và giám sát dự án Báo cáo thẩm định ĐTM (Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường) ĐTM được phê duyệt ĐTM không được phê duyệt Thiết kế lại dự án/ Đánh giá thêm Cách tiếp cận chung về ĐTM Cách tiếp cận này bao gồm: - Quy trình và các nhiệm vụ cần được thực hiện khi ĐTM; - Các yêu cầu và khuyến nghị nhằm rà soát dự án có yêu cầu ĐTM; - Các khuyến nghị về công tác xác định phạm vi các vấn đề then chốt và tác động chủ yếu cần xem xét trong ĐTM và hướng dẫn về xây dựng nhiệm vụ để đánh giá; - Các yêu cầu và khuyến nghị về tiến hành tham vấn cộng đồng như là một phần của quá trình ĐTM. Các nhiệm vụ chính cần thực hiện khi ĐTM 1. Rà soát – Xác định xem có cần ĐTM hay Cam kết bảo vệ môi trường theo các điều khoản của Luật Bảo vệ Môi trường (2005). 2. Xác định phạm vi – Xác định các vấn đề then chốt cần được giải quyết khi ĐTM; quy mô không gian và thời gian của đánh giá; và soạn thảo nhiệm vụ cho hoạt động đánh giá. 3. Mô tả dự án – Rà soát và mô tả dự án xây dựng đề xuất theo các hoạt động cơ bản, vị trí, bố trí, thiết kế và kế hoạch thực hiện (trong chu kỳ của dự án). Nhiệm vụ này nhằm đưa ra các thông tin cơ sở quan trọng cho mọi giai đoạn khác trong ĐTM. 4. Phân tích cơ sở – Mô tả hiện trạng các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường tại địa điểm thực hiện dự án và vùng phụ cận; và xem xét tính nhạy cảm của khu vực và khả năng chịu đựng của môi trường địa phương. 5. Đánh giá tác động - Đánh giá toàn diện các tác động và rủi ro môi trường tiền ẩn có thể phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành hay huỷ bỏ dự án, bao gồm các tác động tới các hạng mục môi trường và các hạng mục kinh tế xã hội và các rủi ro, tai biến môi trường. Đánh giá tác động thường xem xét một loạt các chọn lựa dự án khả thi. 6. Các biện pháp giảm thiểu tác động và bảo vệ môi trường – Mô tả các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và rủi ro cho môi trường và cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, vạn hành dự án. 7. Kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường – Xây dựng kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường cho quá trình xây dựng, vận hành dự án. 8. Sự tham gia và công tác tham vấn các bên liên quan – Xác định các bên liên quan và sự tham gia của các bên liên quan chính chịu ảnh hưởng bởi dự án xây dựng đề xuất, bao gồm cộng đồng sống trong khu vực dự án và vùng phụ cận. Lập báo cáo ĐTM – Soạn thảo báo cáo ĐTM cuối cùng để thẩm định và phê duyệt như là một phần trong nghiên cứu khả thi của dự án xây dựng đề xuất. Các tác động môi trường đối với dự án Việc ĐTM đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, cần xem xét các tác động sau đây: (Bảng 1) - Tác động môi trường: các tác động cụ thể đối với các hạng mục tự nhiên và môi trường bao gồm các tác động tới môi trường đất; chất lượng và khối lượng nước mặt và nước ngầm, các loài thuỷ sinh; chất lượng không khí và khí hậu; và đa dạng sinh học và hệ sinh thái. - Tác động xã hội và sức khoẻ: các tác động cụ thể về đói nghèo và sinh kế; sức khoẻ; nhân khẩu học, giới, các nhóm dễ bị tổn thương, các dân tộc thiểu số; các tác động về giá trị và khu vực văn hoá, lịch sử, tôn giáo; và các tác động tới hạ tầng xã hội và dịch vụ. - Tác động kinh tế: các tác động tới các nhân tố và điều kiện kinh tế; và các tác động tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được quy hoạch và hiện tại. Các tác động kinh tế cũng có thể bao gồm một bản đánh giá về chi phí và lợi ích của dự án. Bảng 1: Ví dụ về các loại tác động được xem xét trong ĐTM Các loại tác động Các tác động cần xem xét Các tác động liên quan đến chất thải - Chất thải rắn: - Chất thải nguy hại; - Nước thải - Khí thải (mùi, bụi, hoá chất, khí nhà kính). Đất đai và địa chất - Tác động tới đất đai và địa chất bao gồm: - Biến động địa chất - Xói mòn đất - Sạt lở đất và ngập úng - Xói mòn các dòng sông, dòng chảy, hồ và bờ biển; - Đất trống bị nhiễm các hoá chất độc hại Thuỷ văn - Các tác động đến các điều kiện thuỷ văn: - Biến động về các thành phần thoát nước - Thay đổi dòng chảy - Ngăn nước, - Xả thải vào nguồn nước - Thay đổi lũ thượng nguồn và hạ lưu Khí hậu - Biến đổi khi hậu địa phương (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, hơi nước). - Thải ra các loại khi nhà kính. Đa dạng sinh học và hệ sinh thái - Tác động đến hệ sinh thái và các chủng loài trên cạn - Đất trống; - Tính dễ bị tổn thương của các loài động thực vật; - Xuất hiện các chủng loại độc hại - Thu gom lâm sản; - Săn bắn; - Cháy, hoả hoạn; - Ngập lụt và tai biến thuỷ học; - Biến đổi khí hậu khu vực; - Biến đổi chất dinh dưỡng; - Các tác động do chôn lấp rác thải và ô nhiễm - Các tác động đến hệ sinh thái và các chủng loại dưới nước - Biến đổi của các dòng chảy thuỷ động học, - Biến đổi chất dinh dưỡng và khoáng chất - Xuất hiện các chủng loài độc hại. - Khai thác quá mức Nước mặt và nước ngầm - Xả nước thải; - Các địa điểm sụt lún; - Thải hoá chất và các sự cố; - Thay đổi độ thấm - Xả nước - Xả nước thải Tiếng ồn, độ rung, nhiệt và ánh sáng - Biến đổi về mức ồn - Tạo độ rung - Phát nhiệt, phát sáng hay bức xạ điện từ Tài nguyên - Sử dụng và làm cạn kiệt tài nguyên có khả năng và không có khả năng tái tạo. - Các tác động lên tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả tài nguyên khoáng sản. Dân số - Các tác động có thể gây ra những biến động về dân số (di cư, định cư) Sức khoẻ - Các tác động do ô nhiễm không khí (các bệnh về hô hấp, mất ngủ và căng thẳng do tiếng ồn) - Các tác động do ô nhiễm nước và nhiễm bẩn (tiêu chảy, viêm da, nguy cơ ung thư). - Các bệnh lây qua đường nước uống (sốt rét, sốt xuất huyết vv..) - Bệnh xã hội (HIV, bệnh lây qua đường tình dục vv...) Khả năng dễ bị tổn thương - Nguy cơ đối với các nhóm dễ bị tổn thương (người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người già, dân tộc thiểu số, những người tàn tật) - Các tác động liên quan đến giới Văn hoá - Các tác động đối với các giá trị văn hoá, xã hội và tôn giáo - Các tác động đối với phong tục, tập quán, lối sống truyền thống. - Các tác động đối với các giá trị văn hoá, lịch sử và tôn giáo. Nhà ở và tái định cư - Các tác động đối với các khu dân cư và khu đô thị. - Các yêu cầu định cư/tái định cư không tự nguyện. Dịch vụ xã hội - Các tác động tới cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ cho các nhóm bị tổn thương. Tác động kinh tế Thu nhập và nghề nghiệp - Các tác động tới nghề nghiệp và thu nhập. - Các tác động tới các cơ hội nghề nghiệp và thu nhập của người dân địa phương - Tác động tới việc làm - Tác động tới các ngành kinh tế - Tác động tới cơ sở hạ tầng kinh tế. Ngành kinh tế - Tác động tới các hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khai mỏ, du lịch, thương mại, dịch vụ và ngành khác). Các quy trình chi tiết triển khai ĐTM Mô tả tóm tắt dự án Mục tiêu Mục tiêu của bước này là nhằm rà soát dự án đầu tư xây dựng đề xuất và mô tả các nội dung về loại hình, địa điểm, các hoạt động chính, bố trí công trình, thiết kế và kế hoạch thực hiện Bước rà soát này có thể đưa ra những thông tin hữu ích nhằm đưa ra đánh giá phù hợp về dự án và bước rà soát này được sử dụng làm cơ sở cho các bước tiếp theo trong ĐTM. Thu thập các thông tin mô tả các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án và các khu vực có khả năng chịu tác động từ dự án. Các thông tin này sẽ làm cơ sở để từ đa có thể nhận dạng các tác động tích cực và tiêu cực trong tương lai và mức độ cần đánh giá. Các thông tin này cũng sẽ là cơ sở đưa ra các khuyến nghị trong việc lựa chọn phương án khả thi và đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Trong một số trường hợp, cần dự báo về xu hướng môi trường trong tương lai (trong trường hợp dự án không được triển khai). Công tác này là cần thiết khi dự án được thực hiện trong thời gian dài và quy mô tác động lớn. Đánh giá tác động môi trường Mục tiêu Mục tiêu của bước này trong ĐTM là nhằm xác định, dự báo và đánh giá các tác động môi trường quan trọng của dự án. Nhiệm vụ này bao gồm: Xác định các hạng mục của dự án xây dựng có thể gây ra tác động tới môi trường; Dự báo và xác định bản chất, quy mô của tác động môi trường; Dự báo các khả năng tác động có thể xảy ra, và xem xét các tác động trong quá trình xây dựng, vận hành dự án và cả trong giai đoạn kết thúc dự án; Đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động, trao đổi các vấn đề này với các chủ dự án. Đánh giá tác động xã hội Mục tiêu Các dự án đầu tư xây dựng ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều gây ra tác động xã hội mặc dù mục tiêu của hầu hết các dự án là tạo ra các lợi ích hoặc phát huy các lợi thế về kinh tế - xã hội, sức khoẻ và môi trường. Đánh giá tác động xã hội là cơ sở chủ yếu để xem xét tính bền vững của dự án. Đánh giá tác động xã hội có thể coi như đánh giá tác động môi trường chuyên ngành liên quan đến đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật tự xã hội, đặc biệt là những thay đổi mà việc phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội, trong cộng đồng (dân số, cấu trúc, tính ổn định và các thông số khác), trong chất lượng và lối sống, phong tục và tập quán, và những thông số khác. Đánh giá tác động xã hội có mục đích xác định giá trị và lợi ích về mặt xã hội của dự án được phân bố như thế nào trong xã hội. Các biện pháp quản lý và giảm thiểu: giải pháp và biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và giải quyết các vấn đề môi trường Mục tiêu Mục tiêu của bước này trong ĐTM là nhằm xác định các giải pháp phù hợp để tránh, giảm thiểu và khắc phục các tác động môi trường tiêu cực được dự báo và các vấn đề có khả năng xảy ra trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. Các biện pháp này nhằm bảo vệ môi trường và cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi dự án. Các cách tiếp cận để xây dựng các biện pháp giảm thiểu phải hướng tới tìm ra các cách thực hiện dự án tốt hơn. Giảm thiểu bao gồm thực hiện các biện pháp kỹ thuật, xã hội và thể chế gắn với việc thực hiện dự án. Để đảm bảo tính hiệu quả, các biện pháp giảm thiểu phải được thực hiện tại thời điểm thích hợp và bằng cách thích hợp. Lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường Mục tiêu Mục tiêu của bước này là nhằm xây dựng các quy trình và kế hoạch bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu và việc giám sát được thực hiện trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án. Tuỳ theo trường hợp, quản lý môi trường và kế hoạch giám sát (KHQLMT) cần thực hiện cả khi kết thúc dự án. Ví dụ các dự án bãi chôn lấp chất thải rắn, cơ sở xử lý nước thải, cơ sở xử lý chất thải nguy hại và nghĩa trang. (Bảng 2). Bảng 2: Mục lục mẫu Báo cáo ĐTM Giới thiệu 1.1. Xuất xứ dự án 2.2. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho đánh giá tác động môi trường 3.3. Tổ chức thực hiện ĐTM Chương 1: Mô tả sơ lược dự án 1.1. Tên dự án 1.2. Chủ dự án 1.3. Vị trí dự án 1.4. Nội dung chính của dự án 1.4.1. Hạng mục chính: 1.4.2. Hạng mục phụ trợ: 1.4.3. Mô tả các kỹ thuật sản xuất, vận hành của dự án và từng hợp phần của dự án. 1.4.4. Danh mục máy móc thiết bị cần thiết cho dự án. 1.4.5. Danh mục nguyên vật liệu, nhiên liệu và hoá chất đầu vào Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 2.1.1. Điều kiện địa lý và địa chất 2.1.2. Điều kiện khí tượng thuỷ văn 2.1.3. Hiện trạng của các yếu tố môi trường tự nhiên 2.1.4. Đánh giá mức độ nhạy cảm và sức chịu đựng của môi trường 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1. Điều kiện kinh tế 2.2.2. Điều kiện xã hội Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 3.1. Nguồn gây tác động 3.1.1. Tác động liên quan tới chất thải 3.1.2. Tác động không liên quan tới chất thải 3.1.3. Dự báo rủi ro môi trường 3.2. Đối tượng và phạm vi của tác động 3.3. Đánh giá tác động 3.4. Đánh giá phương pháp Chương 4: Giải pháp và biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác động tiêu cực và giải quyết các vấn đề môi trường 4.1. Giảm thiểu các tác động tiêu cực: 4.2. Giảm thiểu các vấn đề môi trường khác: 4.2.1. Nội dung và biện pháp mà chủ dự án thực hiện 4.2.2. Nội dung và biện pháp mà chủ dự án cần tới sự cộng tác và hỗ trợ của cơ quan Chính phủ và các đối tác khác; 4.2.3. Các vấn đề không tránh khỏi và giải pháp đề xuất Chương 5: Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường Chương 6: Các công trình bảo vệ môi trường và Chương trình quản lý, giám sát môi trường 6.1. Danh sách công trình xử lý môi trường 6.1.1. Danh sách tất cả các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải dạng rắn, lỏng, khí và chất thải khác. 6.1.2. Danh sách tất cả các công việc xử lý môi trường đối với các yếu tố không liên quan đến chất thải 6.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường 6.2.1. Chương trình quản lý môi trường 6.2.2. Chương trình giám sát môi trường 6.2.2.1. Giám sát chất thải 6. 2. 2. 2. Giám sát môi trường xung quanh 6.2.2.3. Giám sát khác Chương 7: Ước tính chi phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường 7.1. Giảm thiểu 7.1.1. Chi phí xây dựng 7.1.2. Chi phí thiết bị 7.1.3. Vận hành và bảo dưỡng 7.2. Giám sát 7.3. Tóm lược Chương 8: Tham vấn cộng đồng 8.1. Tham vấn với Uỷ ban Nhân dân xã 8.2. Tham vấn với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã Chương 9: Danh mục, nguồn dữ liệu và phương pháp đánh giá 9.1. Nguồn dữ liệu 9.1.1. Dữ liệu tham khảo 9.1.1.1. Danh sách tài liệu tham khảo và nguồn dữ liệu 9.1.1.2. Đánh giá mức độ chi tiết và tin cậy của nguồn dữ liệu 9. 1. 2. Dữ liệu và thông tin do chủ dự án tạo ra 9. 1. 2. 1. Danh sách dữ liệu và thông tin được tạo ra 9.1. 2. 2. Đánh giá mức độ chi tiết và độ tin 9.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 9.2.1. Danh sách Phương pháp áp dụng 9. 2. 2. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp áp dụng 9.3. Đánh giá về độ chi tiết và tin cậy của các đánh giá 9.4. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Nguồn: TC Xây dựng, số 10 - 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị.doc