Chương trình cài đặt sẽkiểm tra xem thiết bị đã được cắm vào chưa và có bịtranh chấp mức
ngắt điều khiển với các thiết bịkhác đã được cài đặt sẵn trong máy tính hay không. Nếu bịtranh
chấp mức ngắt thì cần phải xoá phần điều khiển cho thiết bị đó hoặc thay đổi lại mức ngắt. Nói
chung máy tính đủthông minh đểlựa chọn mức ngắt cho phù hợp với từng thiết bị. Trong trường
hợp không bịtranh chấp thì chương trình yêu cầu cài tiếp. Kích vào mục Next.
Chương trình sẽnhận biết thiết bị đang sửdụng, nếu là Modem USB thì kích vào No đểkhông
lựa chọn cài đặt, nếu Modem PCI thì chọn Yes đểtiếp tục cài đặt (Xem hình 1.2)
83 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn cài đặt ADSL - MEGAVN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hành. Kích chuột vào Accept để
tiếp tục cài đặt hoặc chọn Decline nếu không muốn cài tiếp (Xem hình 1.1).
Lưu ý: Nếu đĩa CD cài đặt không chạy được chế độ tự động thì cần phải vào ổ CD ROM và kích
vào File Setup.exe để cài đặt từ CD.
Hình 1.1
Chương trình cài đặt sẽ kiểm tra xem thiết bị đã được cắm vào chưa và có bị tranh chấp mức
ngắt điều khiển với các thiết bị khác đã được cài đặt sẵn trong máy tính hay không. Nếu bị tranh
chấp mức ngắt thì cần phải xoá phần điều khiển cho thiết bị đó hoặc thay đổi lại mức ngắt. Nói
chung máy tính đủ thông minh để lựa chọn mức ngắt cho phù hợp với từng thiết bị. Trong trường
hợp không bị tranh chấp thì chương trình yêu cầu cài tiếp. Kích vào mục Next.
Chương trình sẽ nhận biết thiết bị đang sử dụng, nếu là Modem USB thì kích vào No để không
lựa chọn cài đặt, nếu Modem PCI thì chọn Yes để tiếp tục cài đặt (Xem hình 1.2)
Hình 1.2
Chương trình sẽ hiện tiếp phần cài đặt cho Modem USB, kích Next để cài đặt (Xem hình 1.3).
Hình 1.3
Chương trình sẽ Copy các Files vào hệ thống máy tính, sau khi copy xong kích Next.
Hình 1.4
Sau khi cài đặt xong phần mềm cho Modem, chương trình yêu cầu cần phải kiểm tra lại các thiết
bị đấu nối, đường dây ADSL (Xem hình 1.5).
Hình 1.5
Lưu ý: Đối với Windows 98SE sau khi cài đặt xong chương trình yêu cầu phải khởi động lại máy
tính. Kích vào Reboot để khởi động lại (Xem hình 1.6).
Hình 1.6
Đối với Windows 2000/XP, sau khi cài đặt xong thì kích chuột vào Finished.
1.3 Cấu hình cho modem SpeedStream
Chương trình sẽ tự động nhận: VPI=0, VCI=35, PPPoE nếu thuê bao ở Hà Nội. Nếu ở các tỉnh
chương trình sẽ tự động nhận: VPI=0, VCI=32, PPPoE.
Kích Save để lưu giữ cấu hình (Xem hình 1.7).
Hình 1.7
1.4 Kết nối vào mạng Internet
Kết nối cho modem SpeedStream ADSL sẽ được khởi tạo trên màn hình (Desktop) của
Windows, lúc này chỉ cần kích đúp vào biểu tượng đó nhập Username và Password đã đăng ký
với nhà cung cấp dịch vụ Mega VNN để kết nối vào Internet.
2. Cài đặt và cấu hình modem ZOOM ADSL
Sau khi đã cài đặt xong driver cho modem, cần phải cấu hình để có thể kết nối vào Internet qua
modem. Để cấu hình cho modem ZOOM ADSL ta làm như sau:
2.1 Cấu hình chung để dùng Internet
Mở trình duyệt web, truy nhập vào web site mặc định của modem. Khi mới cài đặt
mặc nhiên Username và Password của modem Zoom là:
• User name: admin
• Password: zoomadsl
Nhập User name và Password này vào để cấu hình cho modem (Xem hình 2.1).
Hình 2.1
Trong giao diện của trang kích chuột vào menu Basic Setup (Xem hình 2.2) và
điền các thông số sau:
• VPI: 0
• VCI: 35 (Lưu ý : Nếu sử dụng dịch vụ tại các tỉnh thì VPI : 0 và VCI: 32)
• Encapsulation: PPPoE LLC
• Username: Username kết nối Mega VNN mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
• Password: Password kết nối Mega VNN mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
Sau khi điền xong các thông số trên kích chuột vào nút Save Changes. Tiếp đó kích chuột vào
nút Write Settings to Flash and Reboot. Bạn chờ khoảng 1 phút để modem ghi lại cấu hình vào
Flash Rom, sau khi modem đã ghi cấu hình vào Flash Rom thì bạn có thể truy nhập được
Internet.
Hình 2.2
2.2 Kiểm tra kết nối Internet
Để kiểm tra xem bạn đã kết nối được vào Internet và các thông số đã đúng hay chưa bạn vào
menu Advance Setup (Xem hình 2.3).
Hình 2.3
Chọn phần Diagnostic Test. Nếu trong bảng Diagnostic test (Xem hình 2.4) các dòng đều Pass
nghĩa là cấu hình cho modem đã đúng. Nếu Fail ở dòng nào thì nên kiểm tra lại thông số đó.
Hình 2.4
• Check Ethernet LAN Connection:
+ Nếu PASS: Kêt nối từ cổng RJ45 của modem tới Hub/Switch hoặc máy tính tốt.
+ Nếu FAIL: Hoặc là chưa gắn dây mạng hoặc dây mạng bị lỗi. Bạn nên kiểm tra lại
dây mạng, đầu cắm và cách bấm dây cable RJ45.
• Checking ADSL Connection:
Đây là bước kiểm tra sự thiết lập kết nối DSL và sự đồng bộ từ Modem ADSL của bạn
đến nhà cung cấp dịch vụ.
+ Nếu Testing ADSL Synchronization là PASS tức line ADSL đã có hiệu lực và đã
đồng bộ.
+ Nếu FAIL: Bạn nên kiểm tra lại line ADSL (bạn chú ý kiểm tra lại cách mắc dây
điện thoại, line ADSL không chấp nhận mắc song song hay mắc qua tổng đài, hộp
chống sét. Bạn cần liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm cách mắc dây điện
thoại). Nếu bạn đã kiểm tra line ADSL rồi mà vẫn Fail bạn nên liên hệ nhà cung
cấp dịch vụ để được hỗ trợ.
• ATM OAM Segment Loop Back và ATM OAM End to End Loop Back:
Nếu Fail bạn kiểm tra lại VPI/VCI (thường bạn nên gán là 0/35 hoặc 8/35) nếu vẫn Fail
bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ.
• Check PPP Connection:
Nếu Fail bạn kiểm tra lại Username, Password (bạn kiểm tra lại phím caps lock, các bộ
gõ tiếng Việt, tiếng Hoa...). Nếu vẫn Fail kiểm tra lại Encapsulation Protocol là PPPoE.
2.3 Thay đổi địa chỉ IP
Mặc nhiên địa chỉ IP gateway của modem loại này là 10.0.0.2/255.255.255.0. Bạn có thể thay đổi
địa chỉ IP theo ý mình. Để thay đổi địa chỉ IP bạn vào menu Advance Setup tại Configuration,
kích chuột vào Lan Settings (Xem hình 2.3).
Cửa sổ Lan Settings xuất hiện (Xem hình 2.5), tại ô IP Address và Subnet Mask bạn nhập địa
chỉ IP và Subnet mask mới vào.
Sau khi đã định IP xong bạn kích chuột vào nút Save Changes, tiếp đó kích chuột vào nút Write
Settings to Flash and Reboot để ghi lại vào Flash rom của Modem Router.
Nếu bạn muốn Router làm server DHCP thì nhập vào (Xem hình 2.6).
Hình 2.5
Hình 2.6
2.4 Đặt lại Password Admin cho modem
Kích chuột vào Advance Setup, chọn phần Admin Password (Xem hình 2.3). Màn hình Admin
Password Configuration xuất hiện. Tại Admin Password bạn nhập password mới và nhập lại
giống như password mới tại Retype Password (Xem hình 2.7). Sau đó bạn kích chuột vào nút
Save Changes, tiếp đó kích chuột vào nút Write Settings to Flash and Reboot để ghi lại vào
Flash rom của modem.
Hình 2.7
2.5 Reset modem Zoom ADSL về chuẩn của nhà sản xuất
Trong trường hợp bạn quên password của Modem hoặc cấu hình sai, bạn có thể khôi phục lại
cấu hình mặc định của nhà sản xuất. Cấu hình mặc định của nhà sản xuất là:
• IP Address: 10.0.0.2
• Router Username: admin
• Password: zoomadsl
• ADSL Username: trắng
• Password: trắng
• VPI: 0
• VCI: 32
• Protocol: PPPoE
Để khôi phục lại cấu hình modem mặc định của nhà sản xuất có 2 cách thực hiện:
Cách thứ nhất: Khôi phục lại cấu hình mặc định khi quên password của Modem.
Cắm nguồn cho Modem sau đó dùng một que nhỏ ấn nhẹ vào nút Reset đằng sau Modem (hình
2.8). Tiếp đó tắt nguồn của Modem và bật lại nguồn cho Modem. Bây giờ Modem của bạn đã
được Reset về chuẩn của nhà sản xuất.
Hình 2.8
Cách thứ hai: Khôi phục lại cấu hình mặc định khi biết password của Modem
Kích đúp chuột vào biểu tượng cấu hình Modem trên Desktop hoặc mở Internet Explorer và gõ
vào địa chỉ: Tiếp đó nhập User name và Password của Modem vào (trong trường
hợp bạn biết Password của Modem, nếu không bạn phải Reset với cách thứ nhất). Sau đó vào
menu Advance Setup, tại Administration bạn kích chuột vào Reset to Default (Xem hình 2.9).
Hình 2.9
Lúc này sẽ xuất hiện cửa sổ yêu cầu xác nhận, bạn kích chuột vào Reset Settings to Default
and Reboot (Xem hình 2.10).
Hình 2.10
3. Cài đặt modem ZYXEL
Bước 1: Vào trang web mặc định của Modem Khi mới cài đặt xong
mặc định Username và Password của modem Zyxel là:
User name: admin
Password: 1234
Bước 2: Cấu hình chung để dùng Internet
Nhấp vào menu Wizard Setup (Xem hình 3.1) và điền các thông số sau (Hình 3.2/3.3):
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
VPI: 0
VCI: 35 (Chú ý : Nếu bạn sử dụng ADSL tại các tỉnh thì VPI : 0 và VCI là 32)
Encapsulation: PPPoE LLC
Username: Username kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp.
Password: Password kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp.
Bước 3: Nhấp vào nút Finish. chờ khoảng 1 phút để modem ghi lại cấu hình.
Bước 4: Nhấp vào nút Logout để thoát. Lúc này có thể dùng được Internet.
4. Cài đặt cho modem Aztech DSL305EU/305E
4.1 Cấu hình chung để dùng Internet
Mở trình duyệt web và gõ vào địa chỉ: Nhập Username và Password mặc định của
Modem.
Username: admin
Password: để trắng
Hình 4.1
Tiếp đó nhập các thông số:
Protocol: PPPoE LLC
VPI: 0
VCI: 35 (Chú ý: Nếu bạn sử dụng ADSL tại các tỉnh thì VPI : 0 và VCI là 32)
Username: Username kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
Password: Password kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
Sau khi cấu hình xong, nhấp vào nút Connect để kết nối vào Internet (Xem hình 4.2)
Hình 4.2
Màn hình Connecting xuất hiện (Xem hình 4.3)
Hình 4.3
4.2 Kiểm tra kết nối vào Internet
Kích chuột vào Login Status. Nếu connection status: Connected thì kết nối thành công
(Xem hình 4.4). Nếu là Disconnected thì chưa kết nối được. Bạn phải kiểm tra lại các
thông số cấu hình, Username và Password.
Hình 4.4
Ngoài ra bạn có thể dùng chương trình Test modem bằng cách nhấp vào menu
Diagnostic Test (xem hình 4.5).
Hình 4.5
Ý nghĩa của các thông số như sau:
- Check Ethernet LAN Connection : Nếu FAIL thì do bạn không gắn dây mạng hoặc
dây mạng bị lỗi. Bạn nên kiểm tra lại dây mạng, đầu cắm và cách bấm đầu RJ45.
- Checking ADSL Connection : Đây là bước kiểm tra sự thiết lập kết nối ADSL và sự đồng bộ
từ Modem ADSL của bạn đến nhà cung cấp dịch vụ. Nếu Testing ADSL Synchronization là
PASS tức line ADSL đã có hiệu lực và đã đồng bộ. Nếu là FAIL, bạn nên kiểm tra lại line ADSL
(bạn chú ý kiểm tra lại cách mắc dây điện thoại, line ADSL không chấp nhận mắc song song hay
có mắc qua tổng đài, hộp chống sét. Bạn cần liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm cách
mắc dây điện thoại). Nếu bạn đã kiểm tra line ADSL rồi mà vẫn Fail bạn nên liên hệ nhà cung
cấp dịch vụ để yêu cầu hỗ trợ.
- ATM OAM Segment Loop Back và ATM OAM End to End Loop Back: Nếu Fail
bạn kiểm tra lại VPI/VCI (thường bạn nên gán là 0/35). Nếu sau kiểm tra lại đã đúng mà
vẫn thấy Fail thì bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để yêu cầu hỗ trợ.
- Check PPP Connection : Nếu Fail bạn kiểm tra lại Username, Password (bạn kiểm tra lại
phím caps lock, các bộ gõ tiếng Việt, tiếng Hoa...) nếu vẫn Fail kiểm tra lại Encapsulation
Protocol là PPPoE.
4.3 Cấu hình địa chỉ IP Default Gateway
Địa chỉ IP mặc định modem Aztech là: 10.0.0.2 - Subnet Mask: 255.255.255.0
Có thể thay đổi địa chỉ IP này tùy ý. Để thay đổi địa chỉ IP bạn vào menu LAN & DHCP (Xem
hình 4.6).
Hình 4.6
Nhập lại địa chỉ IP và Subnet Mask. Nếu bạn muốn Router làm server DHCP thì đánh dấu check
vào ô Enable DHCP Server và chọn dãy địa chỉ IP (nếu bạn có số lượng máy con ít bạn nên gán
IP tĩnh và bỏ đánh dấu sử dụng DHCP server của Router).
4.4 Thay đổi Password của modem Aztech
Username và Password mặc nhiên modem Aztech DSL305EU/305E là:
Username: admin
Password: để trắng (nhấp phím Enter)
Nếu muốn thay đổi Password này vào menu Admin Password (xem hình 4.7).
Tại Admin Password: bạn gõ password mới, tại Retype Password gõ lại password giống
password mới sau đó nhấp vào nút Apply.
Hình 4.7
Sau khi thay đổi xong Password, bạn kích chuột vào menu Save Settings (Xem hình 4.8)
và nhấn vào nút Save để lưu lại cấu hình của Modem.
Hình 4.8
4.5 Reset Modem Aztech DSL305EU/305E về chuẩn của nhà sản xuất
Trong trường hợp bạn quên password của Modem hoặc bạn cấu hình sai, bạn có thể khôi phục
lại cấu hình mặc định của nhà sản xuất.
Cấu hình mặc định của nhà sản xuất là:
• IP Address: 10.0.0.2
• Router Username: admin
• Password: để trắng (dấu Enter)
• ADSL Username: để trắng
• Password: để trắng
• VPI: 0
• VCI: 35
• Protocol: PPPoE
Để khôi phục lại cấu hình Modem mặc định của nhà sản xuất bạn làm như sau:
Cắm nguồn cho Modem sau đó dùng một que nhỏ ấn nhẹ vào nút Reset đằng sau Modem (Xem
hình 4.9, nút 3 là nút Reset). Sau đó rút nguồn của Modem và cắm nguồn cho Modem lại. Bây
giờ Modem đã được Reset về chuẩn của nhà sản xuất.
Hình 4.9
5. Cài đặt modem Speedtouch 530
Có hai cách gắn modem SpeedTouch 530:
Cách thứ nhất: Gắn qua cổng USB vào máy tính của bạn (Xem hình 5.1)
Hình 5.1
Cách thứ hai : Gắn qua cổng RJ45 vào Hub/Switch (Xem hình 5.2)
Hình 5.2
5.1 Cài đặt kết nối cho Modem Speedtouch 530
Bước 1: Cắm dây cable USB từ modem SpeedTouch 530 vào máy tính (hoặc cắm dây
cable mạng đầu RJ45 từ modem vào Hub/Switch), cắm dây nguồn và bật nguồn modem
SpeedTouch 530 lên sau đó kiểm tra đèn tín hiệu nguồn.
Bước 2: Cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 của modem SpeedTouch 530 và kiểm tra
đèn tín hiệu DSL/Wan.
Bước 3: Đặt đĩa CD-Rom kèm theo vào ổ đĩa CD-Rom, mặc nhiên sẽ chạy tập tin
autorun, một trình đơn xuất hiện. Nếu máy tính của bạn không autorun CD-Rom, bạn vào
My Computer và nhấp đúp vào biểu tượng ổ đĩa CD-Rom và chạy tập tin menu.exe sẽ
xuất hiện một trình đơn (Xem hình 5.3), kế đến bạn nhấp vào menu SpeedTouch Setup.
Hình 5.3
Bước 4: Cửa sổ Welcome to the SpeedTouch Setup Wizard xuất hiện nhấp vào nút
Next để tiếp tục.
Hình 5.4
Bước 5: cửa sổ Software License Agreement for SpeedTouch Setup Wizard hiện lên
nhấp vào nút Yes để đồng ý (Xem hình 5.5).
Hình 5.5
Bước 6: Cửa sổ SpeedTouch Detection xuất hiện, quá trình cài đặt sẽ kiểm tra và tìm
kiếm modem. Nếu bạn đã cài đặt driver modem SpeedTouch 530, quá trình cài đặt sẽ tiếp
tục sang bước 7. Nếu bạn chưa cài driver modem, máy tính sẽ yêu cầu bạn chỉ đường dẫn
driver modem SpeedTouch 530 để cài đặt driver.
Hình 5.6
Bước 7: Sau khi tìm ra Modem SpeedTouch 530, cửa sổ Detected Device xuất hiện
thông báo về Modem SpeedTouch 530 (xem hình 5.7). Nếu bạn có nhiều modem ADSL
gắn trong mạng LAN quá trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn chọn một trong những modem đã
tìm được. Tiếp đó bạn nhấp vào nút Next để tiếp tục cài đặt.
Hình 5.7
Bước 8: Cửa sổ Service Provider xuất hiện. Tại Provider, chọn Advanced; tại Service,
chọn Routed PPP DHCP - NAT, sau đó nhấp vào nút Next.
Hình 5.8
Bước 9: Lúc này sẽ hiện lên một màn hình và một danh sách VPI/VCI, mặc nhiên là
8/35. bạn cần thay đổi thông số này sang 0/35. Chú ý: Nếu bạn sử dụng ADSL tại các
tỉnh thì VPI: 0 và VCI: 32.
Bạn nhấn vào nút Next để tiếp tục (Xem hình 5.9).
Hình 5.9
Bước 10: Màn hình PPP Service xuất hiện. Tại PPP type chọn pppoe, tại
Encapsulation chọn llc, tại User Name và Password nhập User Name và Password của
nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp cho bạn. Để tiếp tục cài đặt bạn hãy nhấp vào nút Next
(Xem hình 5.10).
Hình 5.10
Bước 11: Màn hình SpeedTouch security xuất hiện yêu cầu bạn nhập User Name và
Password cho Modem SpeedTouch 530. Đây là tài khoản do tự đặt để vào cấu hình
modem. Bạn nên đặt User Name và Password cho riêng bạn. Để tiếp tục cài đặt nhấp
vào nút Next (xem hình 5.11).
Hình 5.11
Bước 12: Màn hình Start configurating hiện lên cho bạn xem cấu hình của Modem và
máy tính, bạn nhấp vào nút Next để tiếp tục cài đặt (Xem hình 5.12).
Hình 5.12
Bước 13: Chờ cho quá trình cài đặt ghi lại cấu hình vào modem SpeedTouch 530 và sau
đó nhấp vào nút Next (Xem hình 5.13).
Hình 5.13
Bước 14: Bạn nhấp vào nút Finish (xem hình 5.14) để hoàn tất quá trình cài đặt, đã sẵn
sàng kết nối vào Internet.
Hình 5.15
5.2 Kiểm tra và sửa lại cấu hình Modem SpeedTouch 530
Mở trình duyệt web và gõ địa chỉ: Nhấp vào menu Basic và chọn System Info,
tại Diagnostic nếu phần Test và Result hiện lên dấu (v) thì báo hiệu Modem tốt, nếu một trong 3
phần Test cho ra Result (x) thì bạn nên kiểm tra lại.
Test Result Diễn giải
System self test
V Modem kiểm tra thiết bị tốt
X Modem kiểm tra thiết bị, bị lỗi
Lan (Ethernet or
USB)
V Có nối với mạng LAN hoặc cổng USB kiểm tra tốt
X Chưa gắn vào cổng USB hoặc mạng LAN hoặc cổng USB/LAN, bị lỗi.
DSL
V Đã cắm line ADSL và sẵn sàng kết nối Internet
X Line ADSL bị lỗi hoặc bạn chưa cắm line ADSL hoặc bạn chưa đăng ký ADSL.
Hình 5.16
5.3 Xem tình trạng kết nối và thay đổi Username, Password kết nối
Internet
Kích chuột vào Basic và chọn menu Connect, bạn sẽ thấy User và Password. Bạn để ý bên trên
thấy Link là connected và State là up (Xem hình 5.17), điều này có nghĩa là bạn đang kết nối
với Internet. Nếu bạn muốn thay đổi User Name và Password kết nối Internet, bạn nhấp vào nút
Disconnect. Lúc này tại State sẽ là down và nút Disconnect sẽ là Connect. Bạn nhập User
Name và Password mới, sau đó nhấp vào nút Connect và quan sát State nếu hiện lên up thì
User Name và Password mới đã có hiệu lực còn nếu là down thì bạn thực hiện lại hoặc gọi nhà
cung cấp dịch vụ yêu cầu hỗ trợ. Sau khi đã thao tác xong bạn đừng quên nhấp vào nút Save
ALL ở góc trái của màn hình cấu hình Router để lưu lại cấu hình mới cho Router.
Hình 5.17
5.3 Thay đổi Password cho Modem
Kích chuột vào Basic và chọn menu System Password (Xem hình 5.18). Bạn nhập Password
mới và nhập một lần nữa để xác nhận sau đó nhấn nút Apply. Kế đến bạn nhấp vào nút Save
ALL để ghi lại cấu hình.
Hình 5.18
5.4 Reset Router SpeedTouch 530 về chuẩn nhà sản xuất
Các thông số mặc định của nhà sản xuất:
• IP address : 10.0.0.138
• Auto IP address
VPI*VCI=8*35 / VPI*VCI=0*35
System Password (mật khẩu để vào cấu hình Router SpeedTouch 530): Mặc nhiên là
không gán password
DHCP Server: disable
DNS Server: disable
Master Firewall: enable
Trong trường hợp Router SpeedTouch 530 cấu hình sai hoặc bạn quên mật khẩu vào cấu hình
Router SpeedTouch 530, bạn có thể định lại cấu hình mặc định của nhà sản xuất.
Chú ý: Khi reset lại Modem về chuẩn của nhà sản xuất thì các cấu hình trước đây của Modem
sẽ bị xóa, bạn phải cài đặt lại Modem SpeedTouch 530.
Để reset lại Modem bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Cắm nguồn cho Modem SpeedTouch 530 và bạn quan sát thấy đèn nguồn đang tắt
Bước 2: Nhấn nút nguồn của Modem (giữ khoảng 1 giây).
Bước 3: Bạn quan sát thấy đèn tín hiệu nguồn trên Modem nhấp nháy, bạn nhấn nút nguồn của
Modem một lần nữa (giữ khoảng 1 giây).
Bước 4: Lúc này đèn nguồn của Modem sẽ hết nhấp nháy và chuyển sang màu xanh, bạn chờ
khoảng 6 giây thì đèn nguồn của Modem sẽ tiếp tục nhấp nháy, bạn nhấn vào nút nguồn của
Modem một lần nữa (giữ khoảng 1 giây).
Bước 5: Lúc này tất cả các đèn tín hiệu sẽ lóe lên màu xanh và bây giờ Modem SpeedTouch
530 của bạn đã được reset về cấu hình mặc định của nhà sản xuất.
6. Cài đặt modem Planet
6.1 Cài đặt WAN
Bước 1: Truy cập vào hệ thống
Bạn mở Internet Explorer sau đó gõ địa chỉ
Hình 6.1
Gõ username/password mặc định là : admin/epicrouter
Bước 2: Cấu hình WAN (Xem hình 6.2, 6.3, 6.4)
VPI/VCI : 0/35
Username: Username đã đăng ký với nhà cung cấp
Password: Mật khẩu đã đăng ký với nhà cung cấp
Encapsulation: PPPoE LLC
Các thông số khác để mặc định.
Hình 6.2
Hình 6.3
Hình 6.4
Bước 3: Lưu cấu hình:
Ấn nút Submit, tiếp theo chọn Save Setting (Xem hình 6.5)
Hình 6.5
6.2 Cài đặt LAN
Bước 1: Đặt địa chỉ IP cho ADE-3000
Hình 6.6
Đối với địa chỉ IP của LAN ta có thể để mặc định theo ADE là : 10.0.0.2 255.0.0.0
Bước 2 (tuỳ chọn): Trong trường hợp cấu hình DHCP
Hình 6.7
Gõ địa chỉ bắt đầu và kết thúc của DHCP (phụ thuộc vào số máy tính trong mạng LAN của
bạn). Ví dụ: từ 10.0.0.4 đến 10.0.0.15
Chọn DHCP gateway là Automatic
Chọn User Mode là Multi-User
Bước 3: Cấu hình NAT
Hình 6.8
Chọn Dynamic NAPT
Bước 4: Lưu cấu hình chọn Submit, tiếp theo chọn Save Setting
Hình 6.9
7. Cài đặt modem Huawei
Mở trình duyệt web và gõ vào địa chỉ Nhập Username và Password mặc định
của modem Huawei là:
User name: admin
Password: admin
Bước 1: Nhập Username và Password
Hình 7.1
Bước 2: Cấu hình chung để dùng Internet
Hình 7.2
Bạn nhấp vào menu Network Configuation (Xem hình 7.3) và điền các thông số sau:
Hình 7.3
Bước 3: Nhấp vào menu ATM PVC (Xem hình 7.4) và điền các thông số sau:
Hình 7.4
Kích chuột vào PPPoE
· Username : Username kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
· Password : Password kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
· VPI : 0
· VCI : 35
Kích chuột vào Enable NAPT: để máy tính có thể ra Internet qua Modem
Hình 7.5
Bước 4: Nhấp vào nút System Management và chọn Save để lưu lại cấu hình đã cài
đặt.
Bước 5: Nhấn thẻ System Status kiểm tra kết nối, trên thẻ PPP status là Connected và
WAN Status phải có địa chỉ IP của nhà cung cấp cấp cho khách hàng mỗi khi vào
mạng như:
Hình 7.6
8. Giá trị mặc định của một số loại modem ADSL
STT Loại Modem Địa chỉ IP mặc định User name Password
1 Zoom X3/X4/X5/X6 10.0.0.2
admin
zoomadsl
2 Easy link 10.0.0.2 Admin Để trống
3 SpeedStream 5200 192.168.254.254
Admin Để trống
4 Cnet 10.0.0.2 Admin epicrouter
5 Planet
10.0.0.2 Admin epicrouter
6 Speedtouch (Alcatel)
10.0.0.138 Admin Để trống
7 Aztec 10.0.0.2 Admin Để trống
8 SpeedCom 10.0.0.2 Admin epicrouter hoặc
conexant
9 3Com 10.0.0.2 Admin admin
10 Zyxel 192.168.1.1 Admin 1234
11 Huawei 192.168.1.1 Admin admin
12 SureCom 10.0.0.2 Admin epicrouter
13 Conexant 10.0.0.2 Admin conexant
14 Ecom 192.168.0.1 Root root
15 Gamnet 10.0.0.2 Admin epicrouter
16 Gvc 192.168.1.1 Root root
17 Heyes 10.0.0.2 Admin heyesadsl
18 Micronet 10.0.0.2 Admin epicrouter
19 Smc 10.0.0.2 Admin barricade
20 Standar 192.168.1.1 Root root
Cấu hình Win2003,WinXP,Win2000
Để cấu hình IP trong Win2003,WinXP,Win2000 chúng ta làm theo các bước sau.
Vào Start Menu chọn Setting chọn Control Panel Chọn Network Connections xuất hiện cửa sổ
Network Connections, R.Click vào Card mạng đang kết nối vào Hub,Modem,Router hiện hành
bình thường là: Local Area Connection chọn Status (hình 1)
Hình 1
Xuất hiện Local Area Connection Status chọn Properties (Chú thích 1 trong hình 2) xuất hiện
Local Area Connection Properties Chọn Internet Protocol (TCP/IP) (chú thích 2 trong hình 2)
chọn Properties (Chú thích 3 trong hình 2)
Hình 2
Xuất hiện bảng Internet Protocol (TCP/IP) Properties (Hình 3) Bây giờ bạn có thể chọn Obtain
an IP address Automatically để gán IP tự động bằng DHCP server (Khuyến nghị sử dụng
DHCP Server nếu có) hoặc gán IP bằng tay Use the following address
Hình 3
CẤU HÌNH VÀ CÀI ĐẶT ADSL
Giới thiệu chung:
Các modem ADSL hiện đang sử dụng cho việc kết nối Internet có rất nhiều chủng loại
(Modem ADSL PCI, USB, Extenal, Router) do nhiều hãng (SIEMENS, ACALTEL, 3COM, LG,
SMATRLINK…) sản xuất, nhưng tất cả Modem nay đều tuân theo các tiêu chuẩn kết nối
ADSL. Phần hướng dẫn cài đặt này được chia ra làm 3 phần sau:
Cài đặt cho Modem ADSL PCI, USB.
Cài đặt cho Modem ADSL ngoài.
Cài đặt cho Modem ADSL Router.
Thiết lập đấu nối thiết bị với máy tính và đướng dây ADSL.
Cắm dây cáp vào cổng USB Modem và máy tính, đường dây ADSL (RJ11) vào cổng ADSL,
cắm nguồn Modem và bật nguồn.
Lưu ý : Trường hợp áp dụng riêng cho việc sử dụng đường dây ADSL riêng biệt (không sử
dụng điện thoại). Nếu có sử dụng tín hiệu ADSL chung với đường dây thoại thì phải cắm vào
1 thiết bị tách tín hiệu là “Splitter” và từ thiết bị đó cắm vào cổng ADSL của Modem ADSL.
Hiện nay các Modem đời mới đều có tích hợp phần “Splitter” vào Modem giống như các
Modem 56k bình thường.
Yêu cầu cấu hình máy tính:
Windows 98SE, ME, NT/2000 Professional và XP.
64 MbRAM cho Windows 98SE, ME.
128 MbRAM cho Windows XP/2K Professional/NT
Bộ vi xử lý 233 MHz hoặc cao hơn.
Ổ cứng phải trống ít nhất 100MB.
Có ổ CD.
Có khe cắm PCI hoặc cổng USB.
Có Card mạng (Ethernet 10/100 base T sử dụng cho Modem ngoài hoặc Router)
Trạng thái Modem
LED Mô tả
Off Chưa cắm nguồn hoặc chưa cắm
cổng USB
Đèn vàng Vừa bật nguồn lên
Đèn nhấp nháy trạng thái Vàng /
Xanh
Kiểm tra nguồn và tín hiệu đường
ADSL
Nhấy nháy đèn xanh Nhận được tín hiệu adsl và
chuyển sang đồng bộ.
Đèn xanh Đã đồng bộ xong
Đèn đỏ Không nhận được thiết bị cắm
vào
Mô hình mạng ADSL
CÀI ĐẶT CHO MODEM ADSL PCI, USB
1. Giới thiệu:
Modem trên Card PCI: loại này tích hợp tất cả trên một Card PCI. Giá thành rẻ nhất trong ba
loại, nhưng rất khó cài đặt, kén chọn hệ điều hành.
Modem USB: đây là loại Modem lắp ngoài kết nối qua giao tiếp USB1.1. Giá chỉ hơn loại
trước một chút và trông có vẻ dễ lắp đặt. Nhưng thực ra loại này cũng kén hệ điều hành
không kém loại kia, cài đặt tương đối khó, lại dùng nhiều tài nguyên hệ thống.
2. Cài đặt phần mềm cho modem:
Win XP, 2K Professional, ME and Windows 98SE
2.1. Cắm modem vào khe PCI hoặc cổng USB.
2.2. Bật máy tính lên.
2.3. Cho đĩa cài đặt phần mềm modem vào ổ CD ROM.
2.4. Chương trình sẽ tự động chọn phần cài đặt cho từng hệ điều hành. Kích chuột vào
Accept để tiếp tục cài đặt hoặc chọn Decline nếu không muốn cài tiếp.
Lưu ý: Nếu đĩa CD cài đặt không chạy được chế độ tự động thì cần phải vào ổ CD ROM và
kích vào File Setup.exe để cài đặt từ CD.
Chương trình cài đặt sẽ kiểm tra xem thiết bị đã được cắm vào chưa và có bị tranh chấp
mức ngắt điều khiển với các thiết bị khác đã được cài đặt sẵn trong máy tính hay không.
Nếu bị tranh chấp mức ngắt thì cần phải xoá phần điều khiển cho thiết bị đó hoặc thay đổi
lại mức ngắt. Nói chung máy tính đủ thông minh để lựa chọn mức ngắt cho phù hợp với
từng thiết bị.Trong trường hợp không bị tranh chấp thì chương trình yêu cầu cài tiếp. Kích
vào mục Next.
Chương trình sau khi nhận biết được thiết bị đang sử dụng, nếu là Modem USB thì kích
vào NO để không lựa chọn cài đặt (nếu Modem PCI thì chọn YES để tiếp tục cài đặt).
2.5. Chương trình sẽ hiện tiếp phần cài đặt cho Modem USB, kích Next để cài đặt.
2.6. Chương trình sẽ Copy các Files vào hệ thống máy tính, kích Next.
2.7. Sau khi cài đặt xong phần mềm điều kiển cho thiết bị Modem, chương trình yêu cầu
cần phải kiểm tra lại các thiết bị đấu nối, đường dây ADSL.
2.8. Phần cài đặt riêng cho Windows 98SE chương trình yêu cầu phải khởi động lại máy
tính. Kích vào Reboot. Sau khi khởi động lại chuyển tiếp bước tiếp theo (Tạo kết nối).
2.9. Đối với Windows 2000/XP, sau khi cài đặt xong thì yêu cầu kích Finished.
2.10. Chương trình sẽ tự động nhận: VPI=0, VCI=35, PPPoE.
2.11. Một kết nối SpeedStream ADSL sẽ được khởi tạo trên màn hình (Desktop) của
Windows, lúc này chỉ cần kích đúp vào biểu tượng đó nhập Username và Password để kết
nối vào Internet.
3. Khai báo kết nối (Connection)
3.1 Windows XP
Bước tiếp theo sau khi đã khởi tạo được kết nối (Connection):
1. Kích đúp vào biểu tượng SpeedStream ADSL trên Desktop.
2. Nhập UserID và Password của tài khoản ADSL mà Nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp.
3. Kích vào Dial để kết nối.
3.2 Windows 2000 Professional
Bước tiếp theo sau khi đã khởi tạo được kết nối (Connection):
1. Kích đúp vào biểu tượng SpeedStream ADSL trên Desktop.
2. Nhập UserID và Password của tài khoản ADSL mà Nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp.
3. Kích vào Dial để kết nối.
3.3 Windows 98SE, Millennium
Bước tiếp theo sau khi đã khởi tạo được kết nối (Connection):
1. Kích đúp vào biểu tượng SpeedStream ADSL trên Desktop.
2. Nhập UserID và Password của tài khoản ADSL mà Nhà cung cấp dịch vụ đã cung cấp.
3. Kích vào Connect để kết nối.
4. Kiểm tra phần cài đặt thiết bị có tốt không
4.1 Windows XP
Kiểm tra bằng cách sau đây:
Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer -->Properties -->Hardware -> Device
Manager ->Network Adapter.
Kiểm tra phần ATM and SpeedStream ADSL trong mục Network Connection.
4.2 Windows 2000 Professional
Kiểm tra bằng cách sau đây:
Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer -->Properties -->Hardware -> Device
Manager-->Network Adapter.
Kiểm tra phần ATM and SpeedStream ADSL trong mục Network Connections.
4.3 Windows Millennium
Kiểm tra bằng cách sau đây:
Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer -->Properties -->Hardware -> Device
Manager --> Network Adaptors
4.4 Windows 98 Second Edition
Kiểm tra bằng cách sau đây:
Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer -->Properties -->Hardware -> Device
Manager --> Network Adaptors
Lưu ý: Không được xoá Microsoft PPP over ATM Adaptor trong dòng dưới (chéo đỏ) nếu
không phần kết nối (Internet Connection) sẽ không thiết lập được chức năng kết nối của
ATM khi bị xoá đi.
5. Trạng thái kết nối của các thiết bị Modem ADSL
Win XP, 2K Professional, ME and Win 98SE Status
Có một số Modem PCI, USB sau khi cài đặt xong phần mềm cho Modem và khởi tạo được kết
nối (Connection) thì sẽ nhìn thấy trạng thái của thiết bị xuất hiện dưới thanh Taskbar.
Ví dụ : Hiện thị trạng thái của 4060 USB ADSL Modem trên thanh Taskbar
Sau khi cài đặt xong phần mềm cho Modem thì sẽ nhìn thấy trạng thái của Modem. Trạng thái
này cho biết Modem đã nhận biết được tín hiệu của ADSL (Away Online), tức là đường dây
ADSL đã được thiết lập tới đầu dây thuê bao.
Dưới đây là trang thái nhận biết đường của modem ADSL “Connecting" và "No peer
detected":
Biểu tượng Trạng thái Mô tả tình trạng
Transmitting/
receiving data
"Gửi/nhận dữ liệu" tất cả các dữ liệu gửi nhận
thành công trên đường dây ADSL.
Downloading
firmware
The "Downloading firmware" kiểm tra phần kết nối
giữa máy tính với thiết bị (modem).
Connecting Trạng thái đường ADSL khi bật modem lên hoặc rút
đương dây (RJ11) ra modem rồi cắm vào cổng
ADSL của modem.
Connected Modem đã đồng bộ được với đường dây ADSL Đây
không phải là trạng thái kết nối vào Internet của
modem mà là trạng thái của đường dây ADSL.
No hardware
detected
"Không nhận được modem" (1) không có thiết bị
(modem) cắm vào (2) Dây cáp USB đấu tới modem
bị lỗi, hoặc (3) phần mềm modem bị lỗi
No peer detected Không thiết lập được đường kết nối với nhà cung
cấp dịch vụ (ISP), lúc này phải chờ đợi vài giây để
modem thiết lập được kết nối và trạng thái sẽ từ
Connecting sang Connected.
Màn hình kết nối và trạng thái đường ADSL
Chọn General Tab
Kích đúp vào biểu tượng ở phía dưới thanh Taskbar (hoặc kích phải chuột vào biểu tượng và
chọn Status) sẽ xuất hiện trạng thái đường DSL.
Trạng thái có 2 mục: General and Diagnostics. Trong General tab (hình 1) mô tả những thông
tin kết nối chung:
Đường tín hiệu sẽ hiện thị thay đổi trạng thái của đường như sau:
Connected - Modem đã đồng bộ được với đường dây ADSL. Đây không phải là trạng
thái kết nối vào Internet của Modem mà là trạng thái của đường dây ADSL.
No Hardware Found - Máy tính không nhận được Modem.
No Peer Detected - Không thiết lập được đường kết nối với nhà cung cấp dịch vụ (ISP),
lúc này phải chờ đợi vài giây để Modem thiết lập được kết nối và trạng thái sẽ từ
Connecting sang Connected.
Connecting - Trạng thái đường ADSL khi bật Modem lên hoặc rút đương dây (RJ11) ra
Modem rồi cắm vào cổng ADSL của Modem.
Diagnostics Tab
Mục Diagnostics Tab (Figure 2) hiện thị kết quả kiểm tra giữa Modem với phần mềm điều
khiển và đường ADSL. Kết quả kiểm tra này tốt chứng tỏ là đã cài đặt thành công, tín hiệu
đường truyền ADSL tốt.
Mục Local and Remote Tests
Sau khi mở Status Application, chọn mục Diagnostics Tab.
Local Tests kiểm tra Modem, phần mềm Modem và các chức năng của ADSL.
Remote Tests kiểm tra phần Network and mức Internet của nhà cung cấp (ISP).
Autoconfiguration
Để ngầm định hoặc thay đổi phần cấu hình của ISP như : VCI/VPI, giao thức PPP.
CẤU HÌNH CÀI ĐẶT CHO MODEM NGOÀI
Đối với Modem ngoài thường giao tiếp với máy tính thông qua cổng Ethernet 10/100b T và
việc khó khăn nhất là phải cấu hình lại Modem cho phù hợp với các thông số của ISP. Trong
trường các thông số của các ISP đều ngầm định theo chuẩn chung là: VPI=0, VCI=32 hoặc
VPI=0, VCI=35 và đều sử dụng giao thức PPPoE thì không cần thiết phải thay đổi lại cấu
hình của Modem. Nhưng ngược lại các ISP lại đặt tiêu chuẩn đó theo một cách khác thì yêu
cầu phải thay đổi lại các thông số trên.
Để cấu hình lại Modem chúng ta phải lắp đặt thiết bị cho đúng theo sơ đồ hướng dẫn:
STT Mô tả
1 Đường dây ra máy điện thoại (nếu có sử dụng thoại yêu cầu có Micro Filter-Bộ lọc) (RJ11)
2 Đường dây vào của tín hiệu ADSL (RJ11)
3 Cổng cắm dây mạng (RJ45)
4 Cổng cắm dây cấu hình (Serial hoặc Console) vào COM1 hoặc COM2, Ethernet Card của PC.
5 Ổ cắm nguồn
6 Nút bật/tắt
Lưu ý : Một số Modem chỉ có 2 cổng chính là: Cổng DSL và cổng cắm dây mạng (đồng thời
chính là cổng cấu hình). Việc cấu hình cho loại Modem này thông qua giao diện Web
Browser.
Còn các loại Modem khác cấu hình qua chương trình Hyper Terminal của Windows.
Sau khi lắp đặt thiết bị và cắm dây cấu hình vào cổng COM1 hoặc COM2 chúng ta tiến hành
làm các bước như sau (Đây là ví dụ cho Modem ADSL Dreamlink của LG, còn các Modem
khác bạn nên xem qua phần hướng dẫn của tài liệu và đĩa CD-ROM đi kèm trước khi làm):
1. Kích vào Start - Programs - Accessories - Communications - Hyper Terminal.
2. Đặt tên Connection và kích OK.
3. Chọn COM và kích OK.
4. Đặt giá trị:
Bits per second 9600
Data bits 8
Parity None
Stop bits 1
Flow control None
(Hoặc chọn là Default)
5. Kich OK.
6. Sau khi mở được màn hình Hyper Terminal bạn phải ấn phím [Enter] và nhập User, mật
khẩu nếu có để xuất hiện Menu hoặc Command.
Để xem thông tin của modem (như PPP, VPI, VCI) ta ấn số 11.
Để thay đổi các thông số (như PPPoE, PPPoA, VPI, VCI) ta ấn số 21.
Để xem trạng thái liên kết giữa Modem và ISP ta ấn số 52.
Nếu muốn trở về các thông số ngầm định ban đầu của Modem bạn ấn số 22 (Có một số
Modem bạn chỉ cần chọn phần Reset hoặc Set Default thì sẽ được trả về giá trị ban đầu) rồi
ấn phím Y(Yes).
Khi đã thay đổi các thông số bạn cần khởi động (Reboot) lại Modem để các giá trị mới được
thực thi.
Lưu ý : Đối với các loại Modem cấu hình qua Web Browser, bạn cần tham khảo phần cấu
hình cho ADSL Modem Router.
Sau khi đã cấu hình xong Modem, bước tiếp theo chúng ta cài đặt phần mềm tạo kết nối
ADSL (Connection). Có rất nhiều chương trình hỗ trợ phần kết nối ADSL như: ENTERNET
500, CFOS V5.04, WINPOET 4.0, NetVoyager1.52, RASPPPOE_098 hoặc trong các đĩa CD-
ROM kèm theo Modem có hỗ trợ chương tình cài đặt kết nối ADSL, các bạn có thể tham
khảo trước khi lựa chọn phần mềm kết nối. Đa phần các chương trình này đều hỗ trợ cho
giao thức PPPoE. Dưới đây chúng tôi xin được hướng dẫn cách để cài đặt phần mềm kết nối
ADSL trong các chương trình trên đó là phần mềm CFOS.
Chạy File hoặc cho từng hệ điều hành
Xuất hiện màn hình Cfos và chọn Install.
Đánh dấu mục Agree. Kích Next.
Đánh dấu mục DSL và kích Next.
Để ngầm định COM Port, kích Next.
Bỏ hết đánh dấu các phần mở rộng khác, kích Next.
Kích Next để tiếp tục cài đặt.
Copy các Files vào hệ thống Windows.
Sau khi Copy File xong, yêu cầu đánh dấu mục tạo kết nối (Setup DSL Dial-up Connection).
Đặt tên kết nối, nhập tên và mật khẩu của ISP cung cấp (Ví dụ : ADSL, Username : adsl01,
Password: abc123). Tiếp tục kích vào OK để chấp nhận kết nối này.
Chương trình thông báo đã khởi tạo xong kết nối. Kích OK.
Biểu tượng kết nối sẽ được khởi tạo trong mục Dialup Network Connections và trên màn hình
Windows (Desktop). Lúc này bạn có thể kết nối vào Internet.
Lưu ý : Riêng với Windows XP có hỗ trợ phần kết nối của ADSL nhưng bạn phải khởi tạo
bằng cách chọn:
1. Start - Control Panel - Network and Dialup Connections - Create a new connection.
2. Chọn Connect to the Internet - Next
3. Chọn Setup my connection manually - Next
4. Chọn Connect using a broadband connection that requires a user and password - Next
5. Đánh tên ISP (Chính là tên kết nối, ví dụ : ADSLVNN) - Next
6. Nhập tên và mật khẩu kết nối (Không nhất thiết phải nhập vào). Bỏ đánh dấu mục 1 và 3.--
>Next
7. Đánh dấu hoạc không mục Add a shortcut to this connection to my desktop.
8. Bấm Finish để kết thúc.
9. Kích đúp vào biểu tượng kết nối, nhập Username, Password rồi kích Dial để vào mạng.
Lưu ý : Khi bạn đã kết nối được các đèn (LED) của Modem như: DSL, Ethernet đều sáng
xanh.
CẤU HÌNH CÀI ĐẶT CHO ADSL MODEM ROUTER
Giới thiệu:
Loại ADSL Modem Router rất thích hợp cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên Internet cho các
máy tính khác trong 1 văn phòng, công ty, cửa hàng Internet, các gia đình có kết nối mạng
nội bộ với nhau. Lợi ích của việc này là giá thành cho việc kết nối Internet thấp, dễ sử dụng,
tốc độ cao và nhanh, không ảnh hưởng tới việc cài đặt lại máy tính. ADSL Modem Router
không giao tiếp với máy tính mà được cắm thẳng vào HUB mạng LAN sau khi cấu hình xong.
Việc cấu hình này yêu cầu người làm cần phải nắm rõ việc phân chia địa chỉ IP, thiết kế
mạng LAN, các lệnh cấu hình bởi vì các lệnh này sử dụng qua giao diện Telnet, Hyper
Terminal. Cấu hình dễ nhất của loại Modem này là thông qua giao diện Web Browser. Có một
số ADSL Modem Router có thêm chức năng Bridge tức là hỗ trợ phần kết nối qua Dial-up
Connection.
Cấu hình và cài đặt:
Chúng ta tiến hành cấu hình theo các bước như sau:
- Cấu hình qua Hyper Teminal
1. Đầu tiên cần phải cắm đặt thiết bị theo đúng sơ đồ. Cắm dây cấu hình (Console) vào
cổng COM của máy tính còn đầu kia cắm vào cổng SERIAL/CONSOLE.
2. Kích vào Start - Programs - Accessories - Communications - Hyper Terminal.
3. Đặt tên Connection và kích OK.
4. Chọn COM và kích OK.
5. Đặt giá trị :
Bits per second 38400 (Hoặc 1 giá trị khác có ghi trong tài liệu)
Data bits 8
Parity None
Stop bits 1
Flow control None
(Hoặc chọn là Default)
6. Kích OK.
7. Sau khi mở được màn hình Hyper Terminal bạn phải ấn phím [Enter] và nhập User, mật
khẩu nếu có để xuất hiện Menu hoặc Command->.
8. Đặt địa chỉ IP cho Router.
Command-> show ethip
Command-> set ethip 10.10.40.100 255.255.255.0 (có thể đặt lại)
Implement IP changes now? default: n [y,n] y
Command-> show ip
--- IP Information
Interface State IP Address NetMask
Ethernet dc0 Up 10.10.40.100 255.255.255.0
PPP ppp0 Up 203.162.124.251 255.255.255.0
Command-> show ethcfg
--- Ethernet Configuration
Ethernet Mode - Half
Command-> set ethcfg full
Command-> show ethcfg
--- Ethernet Configuration
Ethernet Mode - Full
9. Đặt tham số cho VPI/VCI.
Command-> set vc
Type [ppp 1483r 1483b ]: ppp
VPI [0-255]: 0
VCI [32-65535]: 35
Rate [1-640, max]: Max
Local IP Address (optional): 203.162.124.251
Netmask: 255.255.255.0
Changing the VC type requires a reboot.
10. Đặt chế độ của NAPT.
Command->show napt
---NAPT Information
NAPT Status - enabled
Command-> set napt disable
11. Đặt User và Password cho PPP.
Command-> set ppp disconnect
Command-> set ppp connect
Command-> set ppp restart
Command-> show pppauth
--- PPP Authentication
Current Default
Username - joeuser speedstream
Password - efficient speedstream
Command-> set pppauth
12. Đặt chế độ của DNS.
Command-> show dns
Command-> set dns Disabled
13. Đặt chế độ chặn địa chỉ IP của máy khác.
Command-> show ipfilter
Command-> set ipfilter Disabled
14. Đặt chế độ của DHCP.
Command-> set dhcp disable
DHCP change will take place after reboot
15. Command-> Reboot.
Are you sure? default: n [y,n] y
System rebooting as requested!!!!
(after logging back into the command console)
16. Sau khi khởi động lại Modem bạn vào kiểm tra lại các tham số của Router:
Command-> show route
ROUTE NET TABLE
destination mask gateway flags Interface
0.0.0.0 0.0.0.0 192.168.1.2 GU cpm0 Ethernet
10.10.40.0 255.255.255.0 10.10.40.100 U lo0 Loopback
127.0.0.0 255.0.0.0 127.0.0.1 U cpm0 Ethernet
ROUTE HOST TABLE
192.168.1.2 255.255.255.0 203.162.124.252 HU pppO PPP
17. Cắm lại dây mạng (RJ45) vào HUB mạng và đặt địa chỉ IP cho các máy tính rồi vào
mạng (Ví dụ: máy 1 có địa chỉ IP: 10.10.40.101, IP Gateway: 10.10.40.100, DNS:
203.162.0.11, Host: ptic, Domain Name :ptic).
Lưu ý : Đối với chế độ Bridge bạn cũng vào chế độ Hyper Teminal và set Bridge đồng thời
phải đặt lại các thông số của PPP, VPI/VCI như ở trên. Sau khi đã thiết lập xong chế độ
của Bridge bạn cài đặt phần mềm kết nối (Connection) giống như Modem ngoài.
- Cấu hình thông qua giao diện Web Browser:
1. Cắm dây mạng (RJ45) vào cổng mạng của ADSL Modem Router.
2. Kích chuột phải vào biểu tượng My Network Places trên màn hình.
3. Kích phải chuột vào biểu tượng Local Area Connection trong Network and Dial-up
Connections. Chọn mục Properties.
4. Trong Local Area Connection Properties chọn Internet Protocol (TCP/IP). Chọn Properties.
5. Trong hộp Internet Protocol (TCP/IP) Properties. Chọn Obtain an IP address automatically
and Obtain DNS server address automatically.
6. Kích OK.
7. Kích OK và khởi động lại máy tính.
8. Mở Web Browser, đánh địa chỉ IP(Ví dụ: hoặc vào
dòng Address rồi Enter.
9. Tại hộp Login bạn phải đánh:
User Name: superuser
Password: admin
10. Sau khi bạn đăng nhập thành công, chương trình yêu cầu bạn phải đặt lại mật khẩu và
đăng nhập lại.
11. Trang Web sau khi đăng nhập xong:
12. Đặt địa chỉ Ethernet IP Network trong Setup chọn Local Area Network (LAN) (Đánh địa
chỉ IP theo lớp mạng nội bộ đang sử dụng, nên sử dụng 1 địa chỉ IP dễ nhớ).
13. Thiết lập PPPoE trong Setup chọn Wide Area Network (WAN) (hoặc là mục PPP). Nhập
các giá trị của VPI/VCI (0/35).
14. Đặt Username và Password cho PPP (Ví dụ: Username: adsl01, Password: 123) rồi
chọn Save Setting để lưu lại.
15. Đặt chế độ DHCP trong mục SETUP cho Network (Thường ngầm định là Enabled, nên
đặt chế độ Disabled).
16. Đặt NAPT trong mục SETUP chọn chế độ Enabled.
17. Sau khi đã cấu hình xong bạn phải kích vào mục Reboot để khởi động lại modem và
các tham số mà bạn khai báo được chấp nhận
18. Bạn có thể kết vào Internet bằng cách kích vào mục Connect và xem tốc độ kết nối
đồng thời mở thử các trang Web.
19. Quay lại mục Diagnostic để kiểm tra các trạng thái hoạt động có tốt không. Nếu các
mục đã kiểm tra đều hiện thị là Pass là tốt, còn nếu là False thì cần phải kiểm tra lại theo
bảng thông báo lỗi.
20. Cắm chuyển đường dây (RJ45) sang HUB và đặt các địa chỉ IP cho các máy khác để
kết nối thông qua ADSL Modem Router.
Lưu ý : Đối với chế độ Bridge bạn cũng chọn Bridge đồng thời phải đặt lại các thông số
của PPP, VPI/VCI như ở trên. Sau khi đã thiết lập xong chế độ của Bridge bạn cài đặt phần
mềm kết nối (Connection) giống như Modem ngoài. Trong trường hợp các Modem không
thể kết nối được bạn nên ấn vào nút Reset (ở phía sau của Modem) để các thông số đều
được ngầm định về giá trị ban đầu rồi cấu hình lại.
MODEM ROUTER ADSL PROLINK
I. Mô tả loại Modem router ADSL Prolink
Các thành phần bên ngoài của Router ADSL Prolink:
Mặt trước của Modem Router ADSL Prolink: gồm 4 đèn tín hiệu tương ứng thứ tự từ
trái sang phải (xem hình).
Sau khi cắm modem vào máy tính, HUB, hoặc Switch tiến hành kiểm tra các đèn tín hiệu
trên modem.
POWER: Đèn nguồn – sáng.
TX/RD: Đèn nhận/gửi dữ liệu – sáng.
LAN: Đèn tín hiệu của LAN – sáng.
LINK: Đèn tín hiệu của ADSL – sáng
Đèn LAN: Nếu sáng xanh tức bạn có gắn vào cổng Ethernet (RJ45 port), nếu tắt bạn
không gắn vào cổng Ehternet.
Đèn TX/RD: Nếu nhấp nháy tức là modem đang nhận, gửi dữ liệu.
Đèn LINK: Nếu sáng xanh tức đã đồng bộ tín hiệu ADSL, nếu nhấp nháy hoặc tắt bạn nên
kiểm tra lại đường sử dụng ADSL.
Đèn Nguồn: Nếu sáng xanh tức bạn đã cắm nguồn. Lưu ý các modem nên cắm qua Ổn áp
thì dòng điện mới ổn định và không bị mất tín hiệu hoặc mất mạng.
Mặt sau của Modem Router ADSL Prolink:
PWR: Điểm cắm nguồn .
ETHERNET: Điểm cắm đầu dây Ethernet (RJ45 port)
RST: Nút reset về tham số chuẩn của nhà sản xuất
USB: Điểm cắm đầu dây USB.
LINE: Điểm cắm đầu dây tín hiệu ADSL.
Lưu ý: Nếu sử dụng cổng USB phải cài đặt driver cho modem.
II. Lắp đặt và cấu hình Modem Router ADSL Prolink
Lắp đặt Modem Router ADSL Prolink:
• Lắp đặt Modem Router ADSL Prolink qua cổng USB:
- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của Router
bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung thoại), 1
đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào máy điện
thoại.
- Gắn dây USB từ Router nối vào cổng USB của máy tính (xem hình)
• Lắp đặt Modem Router ADSL Prolink qua cổng RJ 45 cho 1 máy tính
- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của Router
bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung thoại), 1
đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào máy điện
thoại.
- Nối dây mạng (straight-through ethernet cable RJ45) từ cổng RJ45 của Router đến cổng
RJ45 card mạng của máy tính (xem hình ).
• Lắp đặt Modem Router ADSL Prolink cho nhiều máy dùng chung Internet
trong mạng LAN:
- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của
Router bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây
chung thoại), 1 đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn
lại cắm vào máy điện thoại.
- Nối dây mạng (cable RJ45) từ cổng RJ45 của Router đến cổng RJ45 Hub/Switch.
Cấu hình Modem Router ADSL Prolink:
• Bước 1: Đặt đĩa CD-ROM driver vào ổ CD-ROM, chạy tập tin autorun, hoặc chạy tập
tin setup.exe; xuất hiện màn hình yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ.
• Bước 2: Chọn Continue
• Bước 3: Chọn Quick Install cài đặt Roter qua cổng USB hoặc qua cổng Ethernet
(xem hình). Tùy thuộc vào cách lắp đặt Router qua cổng USB hay Ethernet (xem
phần lắp đặt của modem).
• Bước 4: Nhấp tên sửa dụng và mật khẩu
• Bước 5: Theo các bước tiếp tục để hoàn tất quá trình cài đặt.
• Bước 6: Để vào cấu hình Router bạn nhấn vào nút Continue để vào quá trình cấu
hình hoặc mở Internet Explorer và gõ địa chỉ
• Bước 7: Nhập UserName và password (mặc định User name: admin; Password:
password)
• Bước 8: Cấu hình chung để dùng Internet
- Nhấp vào menu Configuration, chọn WAN : Slect Adapter: PVC0, nhấn nút Submit,
điền các thông số sau:
- VPI: 0
- VCI: 35
- Encapsulation: PPPoE LLC
- Username: Tên truy nhập ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp
- Password: Mật khẩu kết nối ADSL mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp .
- Authentication: Chọn Auto
- Automatic Reconnect: Đánh dấu tích.
Bước 9: Nhấp vào nút Submit
Bước 10: Nhấp vào nút Save Configuration, chọn Save & Reboot. Chờ khoảng 1 phút để
Router ghi lại cấu hình
Bước 11: Kiểm tra kết nối Internet: Vào mục Status, chọn WAN/LAN (xem hình).
Nếu thấy trạng thái của WAN có địa chỉ IP (ví dụ: 222.252.36.159) và trạng thái của PPP
thông báo Connected thì modem đã kết nối vào Internet, nếu là không thấy có địa chỉ IP
của WAN và trạng thái PPP thông báo Not Connected cần kiểm tra lại các thông số (Bước
8).
Bước 12: Cấu hình địa chỉ IP gateway cho mạng LAN:
Cấu hình mặc định địa chỉ IP gateway là 10.0.0.2/255.255.255.0
Nếu thay đổi IP tại Configuration bạn nhấp vào LAN (xem hình ).
Thay đổi địa chỉ IP theo ý muốn, nếu bạn muốn Router làm server DHCP thì chọn Enabled
(xem hình)
Bước 13: Nhấp vào nút Submit tiếp theo nhấp vào nút Save Configuration để ghi lại cấu
hình.
Bước 14: Đặt lại mật khẩu vào modem Router: Trong mục Admin Privilege nhấn vào
Admin Password (xem hình), nhập password mới và nhập lại password một lần nữa tại
Retype Password tiếp theo nhấp vào nút Submit để ghi lại sự thay đổi mật khẩu.
Bước 15: Cấu hình các máy con để sử dụng chung Internet qua Router:
Giả sử có mạng Lan với địa chỉ IP lớp A như sau 10.0.0.0-10.0.0.254/255.255.255.0 định
cấu hình kết nối mạng theo từng hệ điều hành như sau:
Win9x/Me: Control Panel --> Networking --> General --> TCP/IP --> Properties -->
Gateway --> New Gateway, nhập địa chỉ IP 10.0.0.2 và chọn Add, tại DNS Configuration
nhập vào 203.162.0.181 và nhấp nút Add sau đó nhập 203.210.142.132 và Add.
WinNT: Bạn vào Control Panel --> Network --> Protocol --> General --> TCP/IP -->
Properties, tại Default Gateway gõ địa chỉ IP 10.0.0.2 vào, tại DNS nhấp vào nút Add nhập
203.162.0.181 và 203.210.142.132 và nhấp nút Add
Win2000/XP: Control Panel --> Network Connections --> Local Area Connection -->
General --> Internet Protocol(TCP/IP) -->Properties, tại Default gateway nhập địa chỉ IP
10.0.0.2 vào, tại Primary DNS Server gõ 203.162.0.181, tại Secondary DNS Server gõ
203.210.142.132
Kiểm tra địa chỉ Ip của máy con, Ip Gateway và ping đến DNS server : Chọn
StartàRun gõ lệnh CMD, xuất hiện dấu nhắc mời đánh lệnh : Ipconfig rồi Enter sẽ thấy các
địa chỉ Ip của máy, gateway, DNS. Sau khi về dấu nhắc mời gõ tiếp lệnh : ping
203.162.0.181 hoặc 203.210.142.132 nếu thấy Reply from 203.162.0.181 : byte = … thì
đã kết nối được Internet.
Bước 16: Cấu hình các ứng dụng dùng chung Internet
- Internet Explorer: Cotrol Panel --> Internet Options --> Connections, chọn Never dial a
connection. Chú ý không dùng Proxy.
- Yahoo Messenger: chọn Preference --> Connection --> No Proxy
Bước 17 (tuỳ chọn): Khởi tạo lại thông số cho modem về các thông số chuẩn của nhà
sản xuất:
Trong trường hợp quên mật khẩu của modem Router hoặc cấu hình sai, có thể khôi phục
lại cấu hình mặc nhiên của nhà sản xuất: Cắm nguồn cho Router sau đó dùng một que nhỏ
(paper clip duỗi thẳng) ấn nhẹ vào nút Reset đằng sau Router (xem hình) sau đó tắt
nguồn của Router và bật nguồn cho Router lại, bây giờ Router của bạn đã được Reset về
chuẩn của nhà sản xuất.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
1. Dial-Up Networking Error 630
1.1 Đường dây ADSL chưa cắm vào modem.
1.2 Không có tín hiệu ADSL.
1.3 Đường dây bị nhiễu.
1.4 Modem chưa bật hoặc chưa được cài đặt.
2. Dial-Up Networking Error 645
2.1 Tên Username hoặc Password bị sai.
2.2 Kết nối mạng khi Modem chưa sẵn sàng.
2.3 Vào phần kết nối (VD SpeedStream DSL) -> Properties -> Server Types -> Advanced Options, Bỏ chọn Requ
Encrypted Password.
3. Dial-Up Networking Error 650
3.1 Backend Radius hoặc PPP Termination Device không Online.
3.2 Kiểm tra Statistics.
3.3 Kiểm tra ATM Circuit.
3.4 IP Routing lỗi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cauhinh va caidat ADSL.pdf
- Huong_dan_cai_dat_ADSL.pdf