+ Về quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Đảng, Chính quyền và
nhân dân Hội An tiếp tục nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học, văn
hóa - lịch sử của khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An, tập trung vào điều 4 của Công ước 1972,
cụ thể như sau:
- Tiếp nhận một chính sách chung nhằm quy định một chức năng cho di sản văn hóa và thiên
nhiên trong đời sống của cộng đồng và đưa việc bảo vệ di dản đó vào một chương trình quy
hoạch tổng thể của Hội An theo hướng phát triển thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.
- Thiết lập các cơ quan chuyên trách về việc bảo vệ bảo tồn, giới thiệu di sản văn hóa và thiên
nhiên với một đội ngũ nhân sự có đủ trình độ chuyên môn, phương tiện để hoàn thành chức
năng.
- Phát triển việc nghiên cứ khoa học kỹ thuật và vạch ra tỉ mỉ các phương pháp hành động để có
thể đối phó với những hiểm họa đe dọa di sản văn hóa và thiên nhiên của Hội An.
- Có những biện pháp thích hợp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, hành chính và tài chính cần
thiết cho việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản.
- Khuyến khích thiết lập, phát triển các trung tâm đào tạo về bảo vệ, bảo tồn và giới thiệu di sản
văn hóa và thiên nhiên, khuyến khích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này./
299 trang |
Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo quốc tế bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang – Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BND tỉnh Quảng Nam ngày 14/8/2007 được thể hiện trong Hình 9.
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình sinh quyển phát triển bền vững
279
Hình 9. Thu phí tham quan và cơ chế phân bổ
Nội dung thu phí lặn biển và cơ chế phối hợp thực hiện theo Quyết định 220/QĐ-UBND tỉnh
Quảng Nam ngày 19/4/2007 được thể hiện trong Hình 10.
Hình 10. Thu phí lặn biển và cơ chế phân bổ
Hai quyết định trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho KBTB xây dựng và phát triển nguồn tài chính
bền vững cho hoạt động bảo tồn tại địa phương. Trên cơ sở này Ban Quản lý KBTB đã triển
PHÍ THAM QUAN KBTB
- Người lớn: 10.000 đ/người/lượt
- Trẻ em từ 13 – 18 tuổi: 5.000
đ/người/lượt.
- Miễn thu trẻ em từ 12 tuổi trở
xuống.
Xã Tân Hiệp
- Phục vụ công tác vệ sinh
môi trường, an ninh, trật tự,
quản lý KBTB.
Đồn 260
- Phục vụ công tác phối hợp
quản lý an ninh, trật tự, kiểm
soát tại KBTB.
Đồn 276
- Phục vụ công tác phối hợp
quản lý an ninh, trật tự, kiểm
soát tại KBTB.
BQL KBTB
- Trang thiết bị phục vụ công
việc quản lý KBTB.
- Lương, phụ cấp, công lao
động phục vụ công tác bảo tồn
biển.
40%
5%
60% 5%
90%
Hoạt động thu
- Lặn biển có khí tài
40.000 đ/người/lượt.
- Lặn biển không có khí tài
30.000 đ/người/lượt.
- Xem san hô bằng tàu đáy
kính 6.000 đ/người/lượt.
- Xem san hô bằng thúng
đáy kính 3.000
đ/người/lượt.
BQL KBTB
- Lương nhân viên
- Công lao động bảo tồn
- Trang thiết bị phục vụ công
tác tuần tra, bảo tồn tài
nguyên môi trường.
Đồn 260
- Phối hợp quản lý, kiểm
soát và bảo vệ an ninh trật
tự.
UBND xã Tân Hiệp
- Phối hợp phát triển cộng
động, kiểm tra vệ sinh môi
trường, giữ gìn an ninh trật
tự.
Đồn 276
- Phối hợp quản lý, kiểm
soát và bảo vệ an ninh trật
tự.
Thuế
5%
95%
85%
5%
5%
5%
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
280
khai công tác thu lệ phí tham quan và lặn biển đối với khách du lịch và đây cũng là một hình
thức nhằm phát triển công tác thu phí dịch vụ môi trường trong tương lai tại KBTB [12].
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
Triệu
Xã Tân Hiệp Đồn 260 Đồn 276 BQL BTB Tổng phí phân
bổ
2007 2008 2009 2010
Hình 11. Phân bổ lệ phí tham quan/lặn biển tại KBTB Cù Lao Chàm
Tổng lệ phí dịch vụ tham quan/lặn biển thu được từ năm 2007 đến 2010 là 2.081 triệu, và được
phân bổ cho KBTB khoảng 1.369 triệu, UBND xã Tân Hiệp - 508 triệu, Đồn Biên phòng 276
và Đồn Biên phòng 260 mỗi đơn vị 78 triệu. Lệ phí thu được dùng cho hoạt động quản lý
TN&MT tại Cù Lao Chàm theo Quyết định 220/QĐ-UBND và 28/2007/QĐ-UBND tỉnh Quảng
Nam (Hình 11).
5. Lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái góp phần gia tăng doanh thu của cộng đồng địa
phƣơng
Trước khi thành lập KBTB, trong thời gian từ năm 1998 đến 2004, doanh thu các hoạt động
kinh tế của Cù Lao Chàm chủ yếu dựa trên hoạt động khai thác thủy sản với mục tiêu là tập
trung vào việc nâng cao sản lượng đánh. Doanh thu thuỷ sản tăng dần từ hơn 10 tỷ đồng vào
năm 1998 lên đến 21 tỷ đồng vào năm 2001 và giữ mức doanh thu này đến năm 2004.
Trong thời gian từ năm 2005 đến 2006, doanh thu của hoạt động đánh bắt thủy sản có phần
giảm vì mùa vụ và vì cộng đồng phải tuân thủ quy định của KBTB, không đánh bắt trong các
rạn san hô. Tuy nhiên, doanh thu của Cù Lao Chàm đã gia tăng trở lại từ năm 2006 và những
năm sau đó. Trong thời điểm này, doanh thu Cù Lao Chàm không chỉ là khai thác thủy sản, mà
còn bao gồm cả các hoạt động du lịch và lệ phí tham quan/lặn biển. Doanh thu tổng từ các hoạt
động kinh tế đã gia tăng và đạt đến 30 tỷ đồng trong năm 2010. Trong thời gian này, doanh thu
của các hoạt động du lịch đã chiếm 36% tổng thu nhập của Cù Lao Chàm. Doanh thu các hoạt
động kinh tế của Cù Lao Chàm trong thời gian trước khi thành lập KBTB, hiện nay và kế hoạch
những năm đến được thể hiện trong Hình 12.
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình sinh quyển phát triển bền vững
281
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
Thời gian
Tỷ đồng
Doanh thu TS Doanh thu DL Tham quan/lặn
Hình 12. Doanh thu hiện tại và kế hoạch đến năm 2015
Theo kế hoạch của UBND xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm định hướng sẽ đạt mức doanh thu 65 tỷ
đồng vào năm 2015, và tính riêng cho hoạt động thủy sản và dịch vụ du lịch Cù Lao Chàm sẽ
đạt giá trị hơn 45 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, Cù Lao Chàm đề ra một kế hoạch là tập
trung đầu tư cho các hoạt động dịch vụ du lịch, nhằm gia tăng giá trị từ hơn 10 tỷ vào năm 2010
lên đến hơn 23 tỷ đồng vào năm 2015, trong khi đó doanh thu của đánh bắt thủy sản vẫn giữ
nguyên mức 20 tỷ từ năm 2010 đến 2015.
Theo kết quả phân tích hiện trạng phát triển du lịch trong những năm gần đây, Cù Lao Chàm đã
đón được hơn 43.000 lượt khách du lịch vào năm 2010 với doanh thu hơn 10 tỷ đồng. Để đạt
được mục tiêu doanh thu đề ra, Cù Lao Chàm dự báo phải nhận được hơn 100.000 du khách
trong năm 2015. Trong điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở tài nguyên và môi
trường (TN&MT), Cù Lao Chàm phải có một chiến lược nâng cao nhận thức, năng lực cho
người dân, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động bảo tồn, thì mới đủ khả năng
tiếp nhận được lượng du khách dự báo như trên.
6. Lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái Cù Lao Chàm mang lại cho doanh nghiệp ngoài
địa phƣơng
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu theo bảng câu hỏi, các thông tin về doanh thu của các doanh
nghiệp tổ chức và đưa khách du lịch đến Cù Lao Chàm, được tổng hợp và phân tích. Các doanh
nghiệp bên ngoài Cù Lao Chàm đã bắt đầu hưởng lợi từ các hoạt động du lịch Cù Lao Chàm từ
trước năm 1999, ngay cả khi cộng đồng Cù Lao Chàm chưa hoặc hưởng lợi từ hoạt động này rất
thấp. Doanh thu hoạt động du lịch của các doanh nghiệp này liên tục gia tăng và đạt đến mức 22
tỷ đồng vào năm 2010, hơn gấp ba lần doanh thu du lịch mà người địa phương thu được.
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
282
Doanh thu mang lại từ các hoạt động kinh tế tại Cù Lao Chàm bao gồm doanh thu thủy sản và
du lịch cho người ngư dân sống tại Cù Lao Chàm, doanh thu du lịch cho doanh nghiệp ngoài Cù
Lao Chàm và lệ phí tham quan/lặn biển được thể hiện trong Hình 13.
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
Thời gian
Tỷ đồng
Doanh thu TS trong CLC Doanh thu DL trong CLC
Tham quan/lặn Doanh thu DL ngoài CLC
Hình 13. Doanh thu du lịch trong/ngoài Cù Lao Chàm và kế hoạch đến năm 2015
IV. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu lợi ích cộng đồng trong hoạt động du lịch sinh thái tại KBTB Cù Lao Chàm được
thực hiện từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010. Nghiên cứu đã ghi nhận được một số
kết quả khả quan đóng góp cho sự quản lý và phát triển KBTB Cù Lao Chàm hiện tại và trong
thời gian đến.
Nghiên cứu đã thực hiện được công tác truyền thông rộng rãi trong cộng đồng người dân địa
phương trong KBTB Cù Lao Chàm. Hơn 300 đại diện hộ gia đình từ bốn thôn Bãi Làng, Bãi
Hương, Cấm, và Bãi Ông đã tham gia phân tích, thảo luận theo nhóm về sản phẩm du lịch địa
phương, điều kiện cần và đủ của một sản phẩm, và lợi ích của chuỗi sản phẩm.
Cộng đồng đã xác định được lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch cùng với quá trình xây dựng
và phát triển bảo tồn và danh hiệu dự trữ sinh quyển. Cộng đồng đã phân tích được lợi tích từ
các hoạt động du lịch sinh thái mang lại khác nhau giữa trong và ngoài KBTB Cù Lao Chàm, và
từ đó thảo luận các giải pháp bảo vệ nhằm nâng cao và bảo đảm tính bền vững cho sự phát triển
của Cù Lao Chàm trong tương lai.
Hiện tại doanh thu từ các hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm đã ngày một gia tăng và chiếm tỷ
trọng hơn 30% tổng doanh thu của các hoạt động kinh tế tại Cù Lao Chàm. Doanh thu Cù Lao
Chàm được bao gồm từ việc thu các sản phẩm du lịch 8.380 triệu, việc thu phí tham quan/lặn
biển 849 triệu; thu từ hoạt động khai thác thủy sản 16.309 triệu.
Tuy nhiên phần lớn doanh thu du lịch này dựa trên các nguồn sản phẩm khai thác biển và khai
thác rừng, các sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ dịch vụ, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt rất
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình sinh quyển phát triển bền vững
283
nghèo, trong khi nguồn lợi tài nguyên biển và rừng của Cù Lao Chàm theo đánh giá là phong
phú về chủng loại nhưng hạn chế về số lượng.
Sản phẩm du lịch hiện tại phong phú và được du khách ưa chuộng, tuy nhiên hơn 70% nguồn
sản phẩm này lại hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lợi đánh bắt biển và rừng. Sản phẩm dịch vụ
biển, rừng, thủ công mỹ nghệ chỉ mới chiếm 30% và chất lượng còn hạn chế. Vì vậy trong
tương lai Cù Lao Chàm cần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phong phú lợi ích du lịch cho
cộng đồng thì mới đảm bảo được tính bền vững trong sự phát triển kinh tế địa phương, gắn liền
với công tác bảo tồn.
Doanh thu hoạt động du lịch của KBTB Cù Lao Chàm mang lại không chỉ cho người trong
KBTB mà còn cho người ngoài KBTB. Tuy nhiên người ngoài hiện tại đang hưởng lợi rất lớn,
hơn 3 lần doanh thu của người trong KBTB. Người trong KBTB là người dân địa phương sinh
sống tại Cù Lao Chàm; người ngoài KBTB là người sinh sống ở nơi khác.
Các sản phẩm du lịch chưa được đặt trong một mối liên kết chung, hoàn toàn bị khai thác đơn lẻ,
cạnh tranh nhau, chèo kéo nhau chưa tạo được sức mạnh từ việc liên kết, để có thể cạnh tranh
với bên ngoài, và nâng cao giá trị doanh thu cho cộng đồng.
Sự nghiệp bảo tồn đã góp phần rất lớn vào sự phát triển Cù Lao Chàm trong những năm qua: ổn
định khai thác, tăng cường vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức, năng lực, sự tham gia, phát
triển du lịch sinh thái, đa dạng ngành nghề, cải thiện thu nhập cộng đồng, gia tăng quản lý bảo
vệ tài nguyên.
Lệ phí tham quan/lặn biển cần phải được nghiên cứu và phát triển thành lệ phí dịch vụ sinh thái,
đồng thời đây là nguồn lực quan trọng đảm bảo tính bền vững của bảo tồn và hỗ trợ phát triển
sinh kế địa phương.
Người dân sinh sống trong vùng lõi là lực lượng trực tiếp làm công tác bảo tồn, nhưng được
hưởng lợi quá ít so với người ngoài vùng lõi, nếu không có chính sách bảo vệ, hỗ trợ phát triển
cho người dân trong vùng lõi, thì e rằng du lịch sinh thái Cù Lao Chàm sẽ khó phát triển được
bền vững.
Cù Lao Chàm cần có chính sách bảo vệ các nguồn lợi tài nguyên đặc trưng, cần giữ nó trên đảo
để kêu gọi du lịch đến, không cung cấp dạng thô vào đất liền vì nguồn lợi này không nhiều như
tôm hùm, cua đá, ốc, rau rừng. Cộng đồng Cù Lao Chàm cần đoàn kết chung một nhà khi tham
gia hoạt động du lịch sinh thái, lấy chuỗi sản phẩm làm trọng tâm để xây dựng các hương ước,
quy định, cam kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch cho người địa phương; tăng cường đào tạo, nâng
cao năng lực về hoạt động du lịch cho người địa phương; tăng cường công tác bảo tồn, quản lý
cộng đồng các đối tượng tài nguyên mục tiêu, nhóm ngành nghề; xây dựng quy chế quản lý và
kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An; và nghiên cứu sức tải về hoạt
động du lịch sinh thái trong vùng lõi Cù Lao Chàm là một số công việc trước mắt KBTB Cù
Lao Chàm cần đề cập trong kế hoạch hoạt động của mình trong thời gian hiện tại và trong
những năm đến.
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
284
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Angus McEwin (2007), Livelihoods Analysis of Cu Lao Cham. Quang Nam MPA Project.
2. BQL DA KBTB CLC(2006), Báo cáo tổng thể kết quả hoạt động của dự án Khu bảo tồn
biển Cù Lao Chàm.
3. BQL KBTB CLC (2008), Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
4. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, NXB ĐHQGHN, 247
trang.
5. FUNDESO (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái các Khu bảo tồn
thiên nhiên phía Bắc Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, 82 trang.
6. KTBT CLC (2007), Bản tin Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, số 6/2007.
7. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (2009) (a). Báo cáo số lượng du khách tham quan Cù Lao
Chàm. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
8. Nguyễn Văn Long (2008), Đánh giá đa dạng sinh học và chất lượng môi trường khu bảo
tồn biển Cù Lao Chàm 2004 – 2008. Viện Khoa học Việt Nam, Viện Hải Dương học.
9. Phòng TM - DL Tp. Hội An, 2009. Báo cáo hiện trạng du lịch thành phố Hội An năm
2009.
10. Phạm Thị Kim Phương (2009), Tìm hiểu tiềm năng phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở
xã đảo Cù Lao Chàm - Tp. Hội An - Quảng Nam - Định hướng phát triển đến năm 2015,
Luận văn tốt nghiệp cử nhân địa lý, Đại học sư phạm - Trường Đại học Đà Nẵng, Tp. Đà
Nẵng, Việt Nam.
11. Nguyễn Văn Tập (2006), Nghiên cứu cây thuốc Cù Lao Chàm. Viện Dược liệu – Khu bảo
tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.
12. Vương Xuân Tình (2009), “Quyền của người dân địa phương trong hưởng dụng tài
nguyên”, Hội thảo tập huấn “Phát huy tập quán cộng đồng trong các khu dự trữ sinh
quyển và Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam”, UNESCO, MAB, UBND tỉnh Cà Mau,
10-19/3/2009, Cà Mau.
13. UBND xã Tân Hiệp (2010), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng
năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
285
QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG CÓ SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG – XÂY DỰNG PHÚ QUỐC THÀNH
HUYỆN ĐẢO SINH THÁI
KS. Nguyễn Văn Hiền
Phó ban trực BQL Khu DTSQ Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An,
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Hội An.
1. Đặt vấn đề
Bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn là hai vấn đề cốt lõi, có mối quan hệ hữu cơ trong
công tác quản lý các khu DTSQ hiện nay của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Chính sách và giải pháp phát triển khu DTSQ nói chung, Kiên Giang nói riêng, được nghiên
cứu trên tổng quan các khu DTSQ Việt Nam, đồng thời đây là một nội dung rất lớn, rất đa dạng,
vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính bền vững, lâu dài, với mục đích sao cho các tiêu chí
của khu DTSQ ngày càng phát huy theo mong muốn.
Với một bài viết trong điều kiện nhìn từ bên ngoài Kiên Giang, không thể đủ khả năng tham
vấn tất cả mọi lĩnh vực cho khu DTSQ Kiên Giang, mà chỉ giới hạn đề xuất “Quản lý khu
DTSQ Kiên Giang có sự tham gia của cộng đồng - Xây dựng Phú Quốc thành huyện đảo
Sinh thái ”
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Khu DTSQ Kiên Giang - Phú Quốc
2.1 Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang
Là một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, là một trong tám khu bảo tồn
tại Việt Nam. Khu DTSQ Kiên Giang được tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên
Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 27/10/2006.
Tổng diện tích Khu DTSQ Kiên Giang: 1.188.104ha, bao gồm: Vùng lõi (36.935ha); vùng đệm
(172.578 ha); vùng chuyển tiếp (978.591 ha).
Về đa dạng sinh học: Khu DTSQ Kiêng Giang có 6 hệ sinh thái chính và 22 môi trường sống
khác nhau, với giá trị đa dạng sinh học cao gồm: 1.500 loài thực vật, 77 loài thú, 222 loài chim
và 107 loài bò sát và lưỡng cư. Với 700 ha san hô gồm 87 loài và 12.000 ha thảm cỏ biển, trong
đó có 10 loài cỏ là thức ăn của các loài vích và bò biển quý hiếm.
Các hệ sinh thái và sinh cảnh chính của Khu DTSQ Kiên Giang là rừng nguyên sinh và thứ sinh
với cây họ Dầu là chủ yếu, rừng trên núi đá với ưu thế của Ổi rừng và Hoàng Đàn, rừng ngập
chua phèn, rừng ngập mặn, rú bụi ven biển, rạn san hô, cỏ biển.
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
286
Rú lùn trên đụn cát ở
VQG Phú Quốc
Cóc đỏ ở cửa sông
Rạch Tràm thuộc
VQG Phú Quốc
Rừng tràm tự nhiên
trên đất than bùn ở
VQG UMT
Rừng ngập mặn ven
biển Kiên Giang
Trong Khu DTSQ Kiên Giang có nhiều động thực vật có giá trị bảo tồn cao: 30 loài thực vật, 20
loài thú, 19 loài chim, 1 loài lưỡng cư và 26 loài bò sát được liệt kê trong Sách Đỏ của Việt
Nam và Sách Đỏ của thế giới.
Mèo ri Chim
Điên Điển
Trăng gấm Rái cá lông
mũi
Rùa hộp
(Trích thông tin Khu DTSQ Kiên Giang)
Sự kiện Khu DTSQ Kiên Giang được tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp
Quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 27/10/2006 là một niềm tự hào nhưng cũng là một trách
nhiệm, thách thức lớn lao của chính quyền địa phương trong việc đưa ra các chính sách, giải
pháp, cách thức quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Khu DTSQ phù hợp nhằm phục vụ phát
triển bền vững cho Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, là cửa ngõ hướng
ra biển của tỉnh cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế, với các ngành mũi
nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009,
dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người, mật độ 267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%,
thành thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không
đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo.
Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá,
thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện
Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú
Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp
575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông
nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
287
chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11
ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên). Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang
phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Nguồn nước mặt khá dồi dào, phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở
cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch
Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông
Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi
lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô.
Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên
Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh
sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho
các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo điều
tra của Viện Nghiên cứu Biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000
tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở
tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể
khai thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,... với
trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt
xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai
thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.
Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm
quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm
không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt), nhóm đá bán
quý (huyền thạch anh - opal), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản
xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Theo điều tra của Liên đoàn Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa
bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy hoạch của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản
xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với
công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.
Tiềm năng du lịch: Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn
Chông, hòn Trẹm, hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, lăng Mạc Cửu,
Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát
triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như: Phú Quốc, vùng Hà Tiên
– Kiên Lương, thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, vùng U Minh Thượng (Trích thông tin
Khu DTSQ Kiên Giang).
Những thành tựu, kết quả đạt được từ công tác quản lý Khu DTSQ Kiên Giang:
Thông qua Dự án bảo tồn và phát triển Khu DTSQ Kiên Giang, những kết quả đạt được là rất
lớn, cụ thể như sau:
- Chương trình nâng cao nhận thức môi trường thành công đã tăng tỷ lệ nhận thức về môi
trường ở địa phương từ 3% năm 2008 lên 77% năm 2011.
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
288
- Chương trình quản lý nước áp dụng tại Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Thượng vào tháng 11
năm 2009 đã giúp đa dạng sinh học quần thể chim ở vườn tăng 15%.
- Các sở ban ngành trong tỉnh sử dụng cơ sở dữ liệu , bản đồ do dự án xây dựng quy hoạch
không gian và kế hoạch hành động của tỉnh về biến đổi khí hậu và phục hồi rừng ngậm mặn và
đê biển.
- Ban quản lý rừng phòng hộ (FPMB) đang sử dụng các kỹ thuật do dự án thực hiện thông qua
mô hình quản lý vùng bờ biển trình diễn như nhân giống và trồng 9 loài cây ngập mặn khác
nhau và sử dụng phương pháp sản xuất cây giống; quản lý vườn ươm chi phí thấp; trồng rừng
ngập mặn ở khu vực xói lở cao.
- Chi cục thủy lợi và đê điều đang sử dụng các kỹ thuật mới trong xây dựng đê biển do dự án
khuyến cáo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn khuyến khích tất cả các giáo viên tiểu học trong
tỉnh (8.330 giáo viên) sử dụng cuốn sách giáo dục môi trường do dự án biên soạn.
- Có đến 50% diện tích rừng trồng ven biển trước đây không thành công. Ban quản lý rừng
phòng hộ đang sử dụng kỹ thuật do dự án xây dựng nhằm nâng cao tỷ lệ cây sống sau trồng
rừng lên 100%.
- Dự án đã điều tra và xác định được 27 loài ngập mặn ở Kiên Giang và hiện nay Ban quản lý
rừng phòng hộ đang sử dụng 7 loài cây ngập mặn trong phục hồi rừng. Trước đây chỉ có 2 loài
cây ngập mặn được sử dụng trong trồng rừng ở Kiên Giang.
- Chương trình sinh kế giúp tăng thu nhập bình quân năm cho phụ nữ. Việc áp dụng hệ thống
canh tác nông nghiệp rau màu, lúa tổng hợp giúp phụ nữ tăng 100% thu nhập. Người dân tăng
thu nhập đến 40% từ mô hình nuôi cá Sặc Rằn (một loài cá nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) dưới
tán rừng tràm và thu nhập từ mô hình nuôi sò huyết tăng 30% (Trích thông tin Khu DTSQ Kiên
Giang).
Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý Khu DTSQ Kiên Giang:
- Đất bị chuyển hóa cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và do con nguời lấn
chiếm làm sinh cảnh bị mất đi, suy thoái và biến động lớn. Rất nhiều diện tích tràm trồng đang
bị chuyển đổi sang mục đích canh tác khác (trồng lúa, nuôi tôm) do giá tràm cừ liên tục rớt giá
trong thời gian gần đây. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất này không chỉ làm giảm diện
tích rừng và độ che phủ rừng hiện có mà còn tạo ra tác động tiêu cực về mặt môi trường bởi quá
trình hình thành đất phèn.
- Săn bắn và mua bán động vật hoang dã còn phổ biến: Hơn 3.200 hộ gia đình đang sinh sống
trong vùng đệm VQG thì dường như có sự canh tác và đánh bắt quá mức trong khu vực này.
Người nông dân trong khu vực được được cấp % đất rừng tràm địa phương để phục vụ kế sinh
nhai của mình, tuy nhiên, việc cấp đất rừng chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn đến việc cây tràm
địa phương chặt quá mức. Ngoài ra, dường như không có cắm mốc rõ ràng giữa vùng lõi và
vùng đệm của VQG, dẫn đến việc các cộng đồng này thường xuyên xâm nhập vào cùng lõi của
VQG.
Dân số tăng nhanh ở trên đảo Phú Quốc và việc đánh bắt vẫn là một trong những hoạt động quan
trọng nhất, nên khu vực biển được bảo vệ của VQG đang chịu sức ép lớn do sự đánh bắt quá mức.
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
289
Hầu hết các hình thức đánh bắt sử dụng các phương pháp hủy diệt ví dụ như lưới cào, lưới quét
gây thiệt hại cho thảm cỏ biển ở các khu vực nước nông trong khu vực. Cụ thể gây hủy diệt các
loài bị đe dọa như Bò biển, các loài khác cũng bị ảnh hưởng như Rùa xanh và Đồi mồi.
- Ô nhiễm môi trường do phương pháp xử lý nước thải chưa phù hợp, sử dụng thuốc trừ sâu và
thuốc diệt cỏ chưa hợp lý. Rác thải dường như là vấn đề rắc rối chính ở đảo Phú Quốc, nơi các
vùng ven biển và các bãi biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Rác thải có thể được phân loại theo 03
loại, chủ yếu là vật liệu rác từ việc xây dựng các khách sạn và khu nghỉ mát mới được xây dựng
dọc theo bờ biển, rác thải sinh hoạt từ ngư dân sinh sống ở các vùng ven biển và rác thải hữu cơ
chủ yếu từ các cành cây ngã đổ dọc theo bờ biển như cây dừa và các loài cây khác do gió chướng.
Có rất ít bằng chứng về sự hiện diện các thùng rác và các dịch vụ thu gom rác trên đảo.
- Quản lý nước và cháy rừng chưa phù hợp: nhân viên VQG cho biết rằng mức cháy rừng
thường xuyên xảy ra đã làm cho rừng tràm địa phương bị tàn phá. Việc cháy rừng xảy ra chủ
yếu vào mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5. Phương pháp hiện nay được áp dụng trong VQG là
duy trì nước ở mức độ cao trong khu vực nhằm đối phó với cháy rừng. Tuy nhiên, điều này đã
có tác động đến đa dạng sinh học ở địa phương và có thể là chiến lược hủy diệt.
- Cộng đồng địa phương có nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học chưa cao. Việc ồ ạt nạn khai
thác hải sản ven bờ kể cả vùng hạn chế, vùng cấm khiến cho môi trường sinh nở của các loài
hải sản trên vùng biển Kiên Giang đang bị ô nhiễm nặng. Lượng tàu nhỏ khai thác nguồn lợi hải
sản ven bờ ở Kiên Giang lên đến hơn 2.000 chiếc, riêng trong những tháng đầu năm bất chấp
khuyến cáo của nhà nước, số lượng tàu, thuyền loại nhỏ tăng thêm 1.000 chiếc so với trước đó.
Ngoài khai thác theo cách thông thường, một số ngư dân còn dùng cả xung điện, chất nổ để
khai thác, không chỉ có tôm, cá, sinh vật biển bị chết hàng loạt, mà còn làm hư hỏng nặng rạn
san hô vốn rất phong phú tại vùng biển nói trên.
- Quản lý rừng và động vật hoang dã chưa hiệu quả. Nguyên nhân là công tác quản lý còn
buông lỏng, việc xử lý các trường hợp vi phạm không nghiêm, chưa đủ sức răn đe (Trích thông
tin Khu DTSQ Kiên Giang).
2.2. Huyện đảo Phú Quốc
Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo
lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện
đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Đến thời điểm tháng 7 năm 2011, có 74 dự án được
cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư là 48.087 tỷ đồng.
Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ Bắc xuống Nam với 99 ngọn núi đồi. Vùng biển Phú
Quốc có đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất trong 22 hòn, có diện tích 56.700 ha, chiều dài đảo
49 km. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của
đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Khí hậu - Thủy văn: Phú Quốc có thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia
hai mùa rõ rệt. Mùa khô chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ cao nhất 350C vào tháng 4
và tháng 5. Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, mùa mưa có độ ẩm cao từ
85 đến 90%.
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
290
Lịch sử: Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng
Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc
Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang
trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn
liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp
Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. 1680, Mạc Cửu đã
lập ấp rải rác từ vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương
cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất
cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng
bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (hay Mang Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Linh
Quỳnh và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm, sau đổi thành Căn Khẩu (Căn
Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin
vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn
Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Năm 1708, Mạc
Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ
của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Năm 1724, Mạc Cửu
dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành
Long Hồ dinh. Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan. Năm
1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc,
kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng
lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập
thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và
Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh
thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm
1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm
Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền
Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum (Chân Sum
có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ
Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành, nay là vùng Bẩy Núi
An Giang (nơi có núi Chân Sum), Sài Mạt và Linh Quỳnh. Năm phủ này là vùng duyên hải (ven
bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái
(Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú
Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập
tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
Các đơn vị hành chính trực thuộc Phú Quốc được chia thành 10 đơn vị, bao gồm 2 thị trấn
Dương Đông và An Thới, và 8 xã: Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi
Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu
Văn hóa - tôn giáo: Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa
tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng
nhất ở Phú Quốc với những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Sùng Hưng, Sùng Đức,
Sư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long)...
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
291
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao
Đài ở thị trấn Dương Đông. Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa
Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam
Thanh Vô Vi.
Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ Công giáo. Khoảng năm 1930, một số
giáo dân miền Bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người
Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu
nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền sinh sống, chỉ
còn lại ít dân nên nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang. Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở
thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được nhà nước quản lý.
Đặc sản ẩm thực nước mắm Phú Quốc, còi biên mai, rượu Hải mã, hải sản, ngọc trai biển, cá
khô Thiều, rượu Sim, nấm Tràm, rượu Mỏ quạ, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích, Tiêu Phú
Quốc.
Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực
và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như: Vườn Quốc gia Phú Quốc; Khu bảo tồn biển
Phú Quốc; An Thới (Bãi Khem/Kem, nhà lao Cây Dừa, bãi Vịnh Đầm, bãi Sao, bãi Xếp Lớn,
mũi Ông Đội, bãi Xếp Nhỏ, núi Cô Chín, bãi Đất Đỏ, núi Radar); quần đảo An Thới (hòn
Thơm, hòn Dừa, hòn Rỏi, hòn Đụn, hòn Gầm Ghì, hòn Mây Rút, hòn Kim Qui, hòn Dăm Hòn
Xưởng); Dương Đông (Suối Đá Bàn, Dinh Cậu); bãi Trường; rạch Trường; rạch Vẹm; Bắc Đảo
(bãi Thơm, gành Dầu, bãi Dài); làng chài Hàm Ninh (bãi Vòng, suối Tranh).
Hình ảnh Phú Quốc (Trích thông tin Khu DTSQ Kiên Giang):
Bờ biển Phú Quốc Bờ biển Phú Quốc Bờ biển Phú Quốc Tàu đánh cá mực
Tàu đánh cá
Nhà sản xuất nước
mắm
Cầu sắt trên sông
Dương Đông
Cửa sông Dương
Đông
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
292
Một khách sạn ở Phú
Quốc
Một khách sạn ở
Phú Quốc
Chợ Dương Đông
Chợ Dương Đông
Chùa Sùng Hưng Bãi biển Phú Quốc Bãi Sao Phú Quốc Sông Dương Đông
Suối Tranh
Đền thờ Nguyễn
Trung Trực
Làng đánh cá
Huyện Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài
từ 9°53′ đến 10°28′ độ Vĩ Bắc và 103°49′ đến 104°05′ độ Kinh Đông. Có diện tích trên 589
km2, xấp xỉ quốc đảo sư tử Singapore, cách Thành phố Rạch Giá 120 km, và Thị xã Hà Tiên 45
km. Dân số 93.000 người (tương đương dân số TP Hội An). Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã
hội tương đồng với Thành phố Hội An, nên chúng tôi đề xuất và muốn cùng Phú Quốc chọn
con đường xây dựng địa phương thành một huyện đảo sinh thái trong tương lai.
3. Một số đề xuất quản lý khu DTSQ Kiên Giang có sự quản lý của cộng đồn
3.1. Đề xuất các chính sách, giải pháp, cách thức quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của Khu
DTSQ phù hợp nhằm phục vụ phát triển bền vững cho Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang;
- Tăng cường du lịch sinh thái cộng đồng. Ở Hội An, từ tháng 6/2010 đến tháng 12 năm 2010,
được sự tài trợ của UNESCO với tổng kinh phí là: 8755 USD. Nhóm nghiên cứu của Ban Quản lý
Khu DTSQ đã triển khai thực hiện đề tài: “Lợi ích cộng đồng trong hoạt động du lịch tại khu
DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An”. Đề tài đã thu được một số kết quả như sau: Cộng đồng đã xác
định được lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch cùng với quá trình xây dựng, phát triển và bảo tồn
khu DTSQ, phân tích được lợi ích mang lại khác nhau giữa các vùng của Khu DTSQ, và từ đó
đưa ra các giải pháp bảo vệ nhằm nâng cao và đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển của khu
DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An trong tương lai. Do vậy, đây có thể là kinh nghiệm để Phú Quốc
nghiên cứu.
- Xây dựng mô hình nhà lưu trú dưới hình thức Homestay. Chỉ có thực hiện mô hình này một
cách bài bản, và mở rộng theo quy hoạch định hướng thống nhất thì mới có khả năng tận dungjn
lực lượng sẵn có trong dân để vừa quản lý, vừa bảo tồn.
- Cải hoán phương tiện & đào tạo thuyền trưởng cho các hoạt động quản lý, khai thác dịch vụ
du lịch: Hoạt động này nhằm giúp ngư dân chuyển đổi phương tiện khai thác hải sản tràn lan,
khai thác tận thu, chuyển ngành sang vận chuyển khách du lịch, tạo thu nhập cho hộ gia đình và
giảm áp lực của hoạt động khai thác trên các rạn san hô.
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
293
- Tăng cường các Chương trình đào tạo việc làm cho Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội Liên
hiệp Phụ nữ: Mục tiêu của chương trình này là nhằm tạo ra sinh kế mới phù hợp cho các đoàn
thể tại khu dự trữ sinh quyển, để cho họ thoát khỏi nghề khai thác thủy sản. Qua đó, giảm áp lực
khác trên các hệ sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển.
- Phát triển các sản phẩm hàng hóa từ hải sản: Mục tiêu của chương trình này là nhằm tạo việc
làm cho người dân; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương và đặc biệt là tạo dây chuyền sản
xuất khép kín, tăng hàng hóa phục vụ khách du lịch;
- Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng kỹ thuật biogas: Nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế, môi trường cho người dân. Có thể nói, mô hình biogas đã giải quyết được một
cách khá toàn diện vấn đề chất thải chăn nuôi của các hộ thực hiện mô hình. Qua đó, giúp người
dân mở rộng quy mô chăn nuôi, không làm ô nhiễm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Những hoạt động trên sẽ gắn kết việc bảo tồn khu DTSQ với phát triển các hoạt động kinh tế.
Chỉ có cộng đồng mới là lực lượng mạnh nhất, tích cực nhất trong công cuộc bảo tồn và phát
triển. Từ việc người dân nhận thức việc bảo tồn là nhiệm vụ tiên quyết để có hành động cân
nhắc trong phát triển các ngành nghề kinh tế sao cho vừa tăng thêm thu nhập nhưng không làm
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
3.2. Định hướng hợp tác nghiên cứu, thực hiện công tác bảo tồn giữa các tổ chức trong và ngoài
nước để kêu gọi, vận động hỗ trợ, tài trợ đầu tư phục vụ việc bảo tồn và phát triển bền vững
Khu DTSQ.
- Nhằm tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (gọi tắt là NGOs) phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế-xã hội, cần xây dựng và hoàn thiện các chính sách để tạo môi truờng
thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hay cá nhân có đóng
góp tích cực và hiệu quả cho các chương trình phát triển khu DTSQ.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, để tạo điều kiện cho
các hoạt động của tổ chức đoàn thể được tiến hành phối hợp có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết
thực và phù hợp với luật pháp và tập quán Việt Nam.
- Mở rộng hội nhập và quốc tế hóa nhiệm vụ quản lý và bảo tồn khu DTSQ.
4. Xây dựng Phú Quốc thành huyện đảo Sinh Thái
Kinh nghiệm bước đầu từ công tác xây dựng và quản lý thành phố sinh thái tại Hội An
Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn với hai địa danh nổi tiếng
trong nước và quốc tế là phố cổ Hội An và đảo Cù Lao Chàm.
Hội An xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung
Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v... đã biết đến từ thế kỷ XVI, XVII. Từ thời đó, thương cảng Hội
An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những thương
cảng vùng Viễn Ðông.
Di sản văn hóa Hội An còn lưu giữ những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn nằm sát ngay bờ
sông Hội An. Nhà được làm bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, chạm trổ hoa văn
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
294
rất cầu kỳ... Ngoài ra, Hội An với những giá trị phi vật thể như những lễ hội, tập quán, phong
tục dân gian, góp phần làm nên bảo tàng sống cho cả di sản vật thể và phi vật thể.
Quần đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo lớn nhỏ, quần tụ thành hình cánh cung quay về hướng đất
liền. Mức độ đa dạng sinh học quần đảo Cù Lao Chàm hết sức phong phú với 947 loài sinh vật
sống trên vùng nước quanh các đảo. Đa dạng sinh học còn được thể hiện trên những vùng núi trên
các đảo, các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới chịu ảnh hưởng rất rõ bởi tác động của gió mùa.
Trong những năm qua, với những nỗ lực không ngừng của Đảng, chính quyền và nhân dân địa
phương và sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức (trong đó có Ủy ban MAB Việt Nam, thuộc tổ
chức UNESCO) giúp cho Hội An từng bước bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa-lịch sử, tự
nhiên sẵn có và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, thông qua những danh hiệu cụ
thể sau đây:
- Ngày 4/12/1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên
Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới.
- Tháng 10/2003, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã
của đảo.
- Ngày 17/8/2006, UBND thị xã Hội An đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận là Thị xã
văn hóa đầu tiên của cả nước do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành.
- Ngày 26/5/2009, với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, làm cho Cù Lao Chàm - Hội An
được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Sự kết nối giữa di sản văn hóa (vùng chuyển tiếp), vùng đệm (Gồm hệ Cồn Bầu, Dừa nước,...)
và khu bảo tồn biển (vùng lõi) thành một khu DTSQ dưới sự điều phối của UBND tỉnh và
Thành phố đảm bảo thực hiện đầy đủ ba chức năng của một khu DTSQ (chức năng bảo tồn,
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
295
chức năng phát triển và chức năng hỗ trợ) đồng thời góp phần thực hiện chiến lược phát triển
bền vững của địa phương cũng như của đất nước.
Việc ghi tên Cù lao Chàm - Hội An vào danh sách “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” là một cơ
hội tốt nhưng đồng thời cũng đặt lên vai người dân, chính quyền thành phố Hội An một trách
nhiệm nặng nề. Do đó, ngay sau khi tổ chức lễ công bố khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao
Chàm - Hội An, Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đã bắt tay ngay vào thực hiện
những nội dụng cụ thể. Trong đó, coi trọng sự hợp tác của cộng đồng với chính quyền dưới sự
chỉ đạo của Đảng:
+ Ngày 17/7/2009, UBND thành phố Hội An ban hành Quyết định số: 2336/QĐ-UBND về việc
Thành lập Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An.
Trên cơ sở đó, BQL khu DTSQ đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khảo sát mức độ đa
dạng sinh học, đồng thời tham mưu UBND thành phố soạn thảo quy chế tạm thời quản lý khu
DTSQ trước khi được phân vùng quản lý cụ thể.
Với những nhận thức về vai trò quyết định của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển một
cách bền vững, Thành phố Hội An cũng đã chỉ đạo BQL Khu DTSQ thực hiện một số nội dung
dự án cụ thể như sau: Thực hiện một số mô hình tự quản trong cộng đồng về bảo vệ môi trường
như: Mô hình tổ tự quản về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại Cù Lao Chàm; Mô hình phân
loại rác tại nguồn; Mô hình sản xuất phân compost từ rác thải nhà bếp; Mô hình giảm thiểu sử
dụng túi nylon tại xã đảo và đất liền, v.v..., việc thực hiện thành công những mô hình nêu trên
bước đầu đã cải thiện một cách đáng kể chất lượng môi trường của khu DTSQ, nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Nhóm nghiên cứu của BQL KDTSQ đã triển khai thực hiện đề tài: “Lợi ích cộng đồng trong
hoạt động du lịch tại khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An”(như đã trình bày ở phần trên).
Để bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái vùng đệm, BQL khu DTSQ đã tham mưu UBND thành
phố triển khai thực hiện dự án: Tái tạo và phục hồi 100 ha rừng dừa nước, nhằm giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu, kết hợp phát triển sinh kế bằng du lịch cộng đồng xã Cẩm Thanh,
tranh thủ từ nguồn BDKH Quốc gia.
+ Ngày 15/12/2009, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 11/2009/NQ-
HĐND về “Xây dựng thành phố Hội An-Thành phố sinh thái”. Chúng tôi xây dựng Thành phố
sinh thái bắt đầu từ 2009 và định hình đến 2030, với các dự án thành phần: 19 dự án theo tiêu
chí về môi trường tự nhiện; 04 dự án về tiêu chí môi trường xã hội; 14 dự án theo tiêu chí phát
triển bền vững.
I. Tiêu chí về môi trường tự nhiên:
01. Quy hoạch và hiện đại hóa, đa chức năng hóa cơ sở hạ tầng nói chung và ngầm.
02. Quy hoạch cây xanh Thành phố
03. Quy hoạch mạng lưới giao thông Thành phố
04. Dự án Hệ thống thông tin môi trường.
05. Dự án xử lý nước thải tập trung của thành phố
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
296
06. Dự án xử lý rác thải tập trung của thành phố.
07. Dự án xử lý chất thải bệnh viện của TP.
08. Quy hoạch hệ thống đê, kè ven sông và khơi thông luồng lạch.
09. Dự án giảm thiểu bụi giao thông
10. Dự án giảm thiểu tiếng ồn trong khu phố cổ
11. Dự án 3R
12. Dự án di dời các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khu dân cư
13. Dự án nâng cao năng lực bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp
14. Dự án giảm thiểu rác thải nhà bếp
15. Dự án giảm thiểu sử dụng bao nylon tại Cù Lao Chàm
16. Dự án đưa giáo dục môi trường vào trường học
17. Dự án xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh
18. Dự án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh và thùng rác công cộng của Thành phố
19. Dự án nâng cao năng lực bảo vệ môi trường của cộng đồng.
II. Tiêu chí về môi trường xã hội:
01. Đề án tiếp tục xây dựng Hội An - Thành phố văn hóa.
02. Dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.
03. Dự án giáo dục văn hóa- lịch sử Hội An trong nhà trường.
04. Dự án đào tạo nhân lực hoạt động văn hóa phi vật thể.
III.Tiêu chí về phát triển bền vững
01. Quy hoạch không gian Thành phố
02. Quy hoạch sử dụng đất Thành phố
03. Quy hoạch du lịch phát triển bền vững.
04. Đề án Khu dự trữ sinh quyển.
05. Quy hoạch dân số Thành phố.
06. Quy hoạch trữ lượng và mạng lưới cấp nước phục vụ sinh hoạt của Thành phố.
07. Quy hoạch quản lý và khai thác khoáng sản.
08. Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước.
09. Quy hoạch kiến trúc các công trình Thành phố.
10. Quy hoạch kinh tế công nghiệp, nông nghiệp.
11. Đề án sử dụng nguồn năng lượng sạch cho Cù Lao Chàm.
12. Dự án khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Chủ đề 4: Kinh nghiệm quản lý, sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức dự trữ sinh quyển
– Mô hình phát triển bền vững
297
13. Dự án bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước thuộc Thành phố
14. Dự án phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và ứng phó với các điều kiện thời tiết
nguy hiểm.
Sau hơn 02 năm chỉ đạo triển khai thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ. Trong 37 dự án thành phần thì đến nay đã, đang lập và triển khai thực hiện được 27 dự án.
+ Ngày 12/01/2012, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 78/QĐ-TTg quy hoạch đầu
tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố
Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025. Đây là điều kiện để quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và
di sản thiên nhiên một cách nghiêm túc, hiệu quả, gắn với việc phát triển kinh tế du lịch một
cách bền vững và thực hiện đầy đủ chức năng: bảo tồn, phát triển, trợ giúp của một khu DTSQ,
trên cơ sở gắn các nội dung công ước 1972 và phương châm hoạt động của chương trình con
người và sinh quyển Việt Nam.
+ Về quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Đảng, Chính quyền và
nhân dân Hội An tiếp tục nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học, văn
hóa - lịch sử của khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An, tập trung vào điều 4 của Công ước 1972,
cụ thể như sau:
- Tiếp nhận một chính sách chung nhằm quy định một chức năng cho di sản văn hóa và thiên
nhiên trong đời sống của cộng đồng và đưa việc bảo vệ di dản đó vào một chương trình quy
hoạch tổng thể của Hội An theo hướng phát triển thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.
- Thiết lập các cơ quan chuyên trách về việc bảo vệ bảo tồn, giới thiệu di sản văn hóa và thiên
nhiên với một đội ngũ nhân sự có đủ trình độ chuyên môn, phương tiện để hoàn thành chức
năng.
- Phát triển việc nghiên cứ khoa học kỹ thuật và vạch ra tỉ mỉ các phương pháp hành động để có
thể đối phó với những hiểm họa đe dọa di sản văn hóa và thiên nhiên của Hội An.
- Có những biện pháp thích hợp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, hành chính và tài chính cần
thiết cho việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản.
- Khuyến khích thiết lập, phát triển các trung tâm đào tạo về bảo vệ, bảo tồn và giới thiệu di sản
văn hóa và thiên nhiên, khuyến khích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này./.
Kỷ yếu hội thảo: Bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Việt Nam
298
KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO
BAÛO TOÀN VAØ PHAÙT HUY CAÙC GIAÙ TRÒ CUÛA KHU DÖÏ TRÖÕ
SINH QUYEÅN KIEÂN GIANG, VIEÄT NAM
-----O0O-----
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:
Toång Bieân taäp – Giaùm ñoác: TS. LEÂ QUANG KHOÂI
Phuï traùch baûn thaûo : Ñaëng Ngoïc Phan
Trình baøy – bìa : Khaùnh Haø
NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP
167/6 - Phöông Mai - Ñoáng Ña - Haø Noäi
ÑT: (04) 38523887 - 35760656 - 38521940
Fax: (04) 35760748. E-mail: nxbnn@yahoo.com.vn
Website: nxbnongnghiep.com
CHI NHAÙNH NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP
58 Nguyeãn Bænh Khieâm Q.1, TP. Hoà Chí Minh
ÑT: (08) 38299521 - 38297157
Fax: (08) 39101036. E-mail: cnnxbnn@yahoo.com.vn
In 230 baûn khoå 21 x 29,5 cm taïi Cty CP In bao bì & XNK Toång hôïp. Ñaêng kyù KHXB
soá 236-2013/CXB/813-07/NN. Quyeát ñònh xuaát baûn soá 071/QÑ-CNNXBNN caáp ngaøy 5/12/2013.
In xong vaø noäp löu chieåu quyù IV/2013.
63 - 630
NN - 2013
813/07 - 2013
ISBN: 978-604-60-0952-8
Hội thảo quốc tế
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG - VIỆT NAM
8 935217 212521
Khu vực bảo tồn núi đá vôi Kiên Lương sẽ được mở rộng để bảo tồn đa dạng sinh học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_hoi_thao_quoc_te_bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_khu_du_tru_sinh_quyen_phu_quoc_ngay_16_12_2012_kien_g.pdf