Hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Trường THCS Hồng Minh

Hướng nghiệp giống như tập đi (đi chập chững vào đời, vào nghề). Một em bé đi mẫu giáo, chơi trò chơi bác sĩ (cầm ống nghe thăm bệnh) hay tập lái xe chạy trong vườn, chơi trò chơi “cảnh sát giao thông” Nom chúng thật hồn nhiên và thơ ngây trước những cảnh tượng ấy, đâu có “già” trước tuổi? Nhưng đó là cách thăm dò về cá tính và khêu gợi về sở thích thông qua việc “chơi mà học, làm mà học, vui mà học”. Vậy tương lai em sẽ làm nghề gì? Chúc các em chọn đúng nghề và thành công trong cuộc sống./.

ppt53 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Trường THCS Hồng Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3 - HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG(TUYỂN SINH TỪ THCS TRỞ LÊN) - CÁC HƯỚNG ĐI SAU TỐT NGHIỆP THCS - TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP BÀI SOẠN: TIẾT 7,8,9HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 9( Thời gian 135 phút )Nhóm tác giả: Nguyễn Viết Nhơn Nguyễn Trọng Tâm Trường THCS Hồng Minh, huyện Nghĩa ĐànI- MỤC TIÊU Mục tiêu Hoạt động 1Học sinh biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề trung ương và địa phương ở khu vực.Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề.Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy nghề ở địa phương để sẵn sàng chọn trường trong lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp THCS. Mục tiêu Hoạt động 2 Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệpCó ý thức lựa chọn 1 hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích.Mục tiêu Hoạt động 3HS hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề, có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả.Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn nghề nghiệp.II- CHUẨN BỊGiáo viên:Tìm hiểu một số trường THCN và dạy nghề trên địa bàn thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và thành phố Vinh.Phiếu học tập để trắc nghiệm tìm hiểu các hướng đi của của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Máy quay phim chụp ảnh, máy chiếu Projecto để bổ sung tư liệu và trình chiếu các hoạt động GDHN.Học sinh: Sách vở, bút và tìm hiểu các thông tin về hướng nghiệp trên mạng Internet. HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG(TUYỂN SINH TỪ THCS TRỞ LÊN)Chính quy tập trung: 2-3 nămNgắn hạn: 3 tháng-1 nămBồi dưỡng nâng bậc thợ: không quá 6 thángCác trung tâm dạy nghề, kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, tư nhân: đều có chức năng dạy nghề ngắn hạn cho HSIII- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GDHNHọc sinh cần nắm vững được các hệ thống trên để định hướng cho sự lựa chọn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình. Như vậy, trong các trường dạy nghề hoặc trường trung học chuyên nghiệp đều có những hình thức đào tạo giống nhau: chính quy tập trung hay tại chức dài hạn và ngắn hạn ...Những hình thức này sẽ tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn của mình .Một số thông tin về các trường trung học chuyên nghiệpĐiều 28, khoản 1 Luật Giáo dục có ghi: Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ 3-4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ 1-2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT. Điều 29 Luật Giáo dục cũng xác định: Mục tiêu của giáo dục THCN nhằm đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp.Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo, số lượng HS trong độ tuổi sẽ tuyển vào hệ THCN sẽ đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010. Ngoài ra, một số học sinh sau khi tốt nghiệp THCN sẽ có thể được tuyển vào hệ thống đào tạo kĩ thuật thực hành trình độ cao để đáp ứng nhu cầu mới về nhân viên kĩ thuật.Tính đến cuối năm 2014, trong cả nước đã có 412 trường THCN, tăng 128 trường so với năm 2004. Ngoài hệ Trung học chuyên nghiệp, nhiều trường đại học và Cao đẳng cũng đào tạo Trung học chuyên nghiệp. Do vậy, nếu tính số lượng cơ sở đào tạo loại hình này thì cả nước có tới 412 cơ sở đào tạo Trung học chuyên nghiệp.Hiện nay, hầu hết các trường THCN đều tuyển sinh 2 hệ:THCN và dạy nghề.Số lượng tuyển vào 2 hệ này xấp xỉ nhau.Có tới 97% số học sinh được tuyển vào hệ THCN đã tốt nghiệp trung học phổ thông.Sau đây là thông tin về một số trường thuộc các bộ ngành1. Ban Cơ yếu Chính phủ: 1 trường (Kĩ thuật mật mã).2. Bộ Công nghiệp: 21 trường (Công nghiệp, Cơ khí luyện kim, Hóa chất, Kinh tế - Kĩ thuật, Công nghiệp thực phẩm, Kĩ thuật Mỏ, Kinh tế công nghiệp, Công nghiệp Cơ điện, Kinh tế...).3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: 22 trường (Công nghệ thông tin, Kĩ nghệ, Sư phạm Kĩ thuật, Kĩ thuật Công nghệ, Luật, Nông - Lâm, Thủy sản, Kĩ thuật Công nghiệp, Nghệ thuật, Y khoa...).4. Bộ Giao thông vận tải: 6 trường (Giao thông vận tải, Đường sắt, Đường sông...).5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 1 trường (Kinh tế kế hoậch).6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: 4 trường (Lao động - Xã hội...).7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 15 trường (Lương thực - Thực phẩm, Nông Lâm, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Cơ điện - Xây dựng, Lâm nghiệp, Nghiệp vụ quản lí, Thủy lợi...).8. Bộ Nội vụ: 2 trường (Lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng).9. Bộ Ngoại giao: 1 trường (Quan hệ quốc tế).10. Bộ Quốc phòng: 7 trường (Kĩ thuật, Quân y, Cầu đường, Công nghiệp quốc phòng, Kĩ thuật Hải quân, Kĩ thuật xe máy).11. Bộ Tài chính: 5 trường (Marketing, Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán).12. Bộ tài nguyên và môi trường: 5 trường (Khí tượng - Thủy văn, Địa chính).13. Bộ thủy sản: 3 trường (Thủy sản, Kĩ thuật thủy sản, Nghiệp vụ thủy sản).14. Bộ Thương mại: 6 trường (Kinh tế đối ngoại, Kĩ thuật thương mại, Ăn uống - Khách sạn - Du lịch, Thương mại).15. Bộ Văn hóa Thông tin: 12 trường (Âm nhạc, Múa, Mĩ thuật, Mĩ thuật trang trí, Sân khấu - Điện ảnh, Văn hóa, In, Nghệ thuật, Xiếc).16. Bộ Xây dựng: 7 trường (Xây dựng, Công trình đô thị).17. Bộ Y tế: 11 trường (Kĩ thuật y tế, Y tế, Dược, Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng, Y học cổ truyền).18. Cục Hàng hải: 2 trường (Hàng hải).19. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam: 1 trường (Hàng không).20. Đài Tiếng nói Việt Nam: 2 trường (Phát thanh truyền hình).21. Đài Truyền hình Việt Nam: 1 trường (Truyền hình).22. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam: 1 trường (Kinh tế kĩ thuật).23. Ngân hàng nhà nước: 1 trường (Ngân hàng).24. Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam: 2 trường (Công nghệ bưu chính viễn thông). 1/ GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ CỔ TRUYỀN, XƯỞNG CƠ KHÍ TẠI ĐỊA PHƯƠNGLÀNG NGHỀ MỘC PHƯỜNG QUANG PHONGLÀNG NGHỀ CHỔI ĐÓT THÔN HÒA HỘICÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP 250 PHỦ QUỲLàng Mộc P.Quang Phong, TX Thái Hòa Phường Quang Phong, TX Thái Hòa nằm bên bờ Sông Hiếu, cách Trung tâm TX Thái Hòa 1km về phía Bắc. Được xem là một làng nghề truyền thống về nghề Mộc với các mặt hàng như bàn, ghế, giường, tủ, cung cấp cho người dân địa phương, các huyện lân cận và các tỉnh bạn. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay Làng nghề Mộc P.Quang Phong có khoảng 95 hộ gia đình làm nghề Mộc. Đây là nguồn thu nhập chính cho gia đình ước tính thu nhập bình quân 7.500.000 đ/người/tháng. So với bình quân thu nhập chung trong địa phương thì đây là mức thu nhập khá cao. Nhưng bên cạnh đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người lao động và người dân sống xung quanh, trong thời gian qua người dân rất bức xúc phản ánh lên các cấp chính quyền địa phương để sớm có biện pháp khắc phục.HÌNH ẢNH MỘT SỐ THANH NIÊN ĐANG HỌC NGHỀ MỘC TẠI LÀNG NGHỀ PHƯỜNG QUANG PHONGLÀNG NGHỀ CHỔI ĐÓT THÔN HÒA HỘI, XÃ NGHĨA HỘI, NGHĨA ĐÀNChổi đót thôn Hòa Hội, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn nổi tiếng từ lâu. Công việc ổn định tạo thu nhập tốt cho người dân và là một làng nghề truyền thống (được công nhận tháng 2/2007), đang từng ngày khởi sắc. Thôn Hòa Hội có 118 hộ thì có đến hơn 100 hộ dân chuyên làm chổi đót. Diện tích tự nhiên chỉ có 12,5 ha đất nông nghiệp sản xuất 2 lúa cho 545 nhân khẩu. Đất 1 lúa là 30 ha, nhưng không có nước để ổn định sản xuất, nên làm chổi được xem là nghề chính từ nhiều năm nay, chiếm tới 70% thu nhập của cả thôn. Ông Phạm Văn Thảo (Thôn trưởng thôn Hoà Hội) cho biết: "Trước kia dân chỉ xem là nghề phụ, nhưng nay trở thành nghề chính của cả làng, nhiều hộ đã mở các đại lý làm chổi lớn". Có rất nhiều hộ gia đình như Nguyễn Công Trúc, Nguyễn Duy Phương, Trần Bá Dương... là những hộ đã đi lên nhờ nghề chổi đót, kinh tế thuộc loại khá giả, không những thế còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trong xã. HÌNH ẢNH LÀM CHỔI ĐÓT Ở THÔN HÒA HỘICÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP 250 PHỦ QUỲ Khối 250, Phường Quang Tiến, Thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An. ĐT 0383 881 425Công ty Cổ phần cơ khí và xây lắp 250 Phủ Quỳ tiền thân là Xưởng 250B Phủ Quỳ là đơn vị đầu đàn ngành cơ khí vùng Phủ Quỳ, được thành lập năm 1956. Đến tháng 1 năm 1960 chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ là đại tu các loại máy kéo và ô tô, chế tạo phụ tùng ô tô máy kéo, công cụ và các máy làm đất, máy thu hoạch và các máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, chủ yếu cho các nông truường quốc doanh, các trạm máy kéo từ Thanh Hoá tới Vĩnh Linh và phục vụ tại địa bàn Phủ Quỳ, do Bộ Nông Lâm trực tiếp quản lý. Xưởng 250B Phủ Quỳ là một trong hai nhà máy cơ khí nông nghiệp lớn nhất ở miền Bắc thời kỳ 1960,  gồm Nhà máy Cơ khí 250A Hà Nội và Nhà máy Cơ khí 250B Phủ Quỳ. XƯỞNG CƠ KHÍ 250 PHỦ QUỲ2/GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN TÂY NGHỆ AN Địa chỉ: Phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An  Điện thoại: 038.3881275 -  Fax: 038.3811449Ngày 15 tháng 10 năm 1987 UBND tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An) đã ra Quyết định số 1758/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm dạy nghề Nghĩa Đàn, đơn vị trực thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn. Để  tạo điều kiện trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho khu vực Tây Bắc Nghệ An, ngày 27 tháng 10 năm 1999 UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 3617/QĐUB-TTCB  thành lập Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ trực thuộc Sở Lao động – TBXH Nghệ An. Ngày 14 tháng 9 năm 2006 UBND Tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 3325/QĐ-UBND/VX thành lập Trường Trung cấp Nông công nghiệp Phủ Quỳ nay là Trường Trung cấp nghề Kinh tế Kỹ thuật miền Tây trên cơ sở nâng cấp Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNGThú yNông nghiệpĐộng lựcHànĐiệnCông nghệ ô tôKế toánKinh tếĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH1. Hệ trung cấp nghề 2 năm: - Là những học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong Tỉnh Nghệ An.2. Hệ trung cấp nghề 3 năm:- Là những học sinh tốt nghiệp THCS trong Tỉnh Nghệ An.Khoa cơ bảnKhoa hàn điệnKhoa động lựcKhoa nông nghiệpKhoa kinh tếNHÀ TRƯỜNG CÓ 5 KHOA:KHOA CƠ BẢNKhoa cơ bản có có nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện giảng dạy, tổ chức điều hành các môn học chung các lớp hệ trung cấp nghề bao gồm: Chính trị, pháp luật, anh văn căn bản, tin học căn bản các lớp không chuyên, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, may công nghiệp; các môn học văn hóa theo nhóm ngành đào tạo gồm: toán học, vật lý, hóa học, văn học, lịch sử, địa lý và sinh học của các khoa công nghệ thông tin, du lịch dịch vụ, kinh tế, điện, cơ khí, nông nghiệp.Khoa hàn điện có có nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện giảng dạy, tổ chức điều hành các mô đun, môn học nghề Hàn, Điện, Điện lạnh trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề. KHOA HÀN ĐIỆNKhoa Động lực có nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện giảng dạy, tổ chức điều hành các mô đun, môn học nghề Công nghệ ô tô trình độ trung cấp nghề và nghề Sửa chữa xe máy trình độ sơ cấp nghề.KHOA ĐỘNG LỰCKhoa Nông nghiệp có có nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện giảng dạy, tổ chức điều hành các mô đun, môn học nghề Thú y và Bảo vệ thực vật trình độ trung cấp nghề.KHOA NÔNG NGHIỆPKhoa Kinh tế có nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện giảng dạy, tổ chức điều hành các mô đun, môn học nghề kế toán.KHOA KINH TẾ1. Giới thiệu việc làm trong nướcVới các cơ sở tuyển dụng lao động trong khu vực.Ký hợp đồng đào tạo lao động cho các công ty, xí nghiệp ngoài tỉnh.2. Giới thiệu việc làm ngoài nước- Liên kết với các cơ sở ngoài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia.HỌC SINH SAU KHI TỐT NGHIỆPĐỂ ĐÀO TẠO HỌC SINH CÓ KIẾN THỨC, TAY NGHỀ CAO NHÀ TRƯỜNG TẬP TRUNG VÀO NĂM GIẢI PHÁP.Thứ nhất, xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, vì vậy nhà trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên theo các chuyên đề của ngành tổ chức, tập trung cho giáo viên đi học cao học để nâng cao trình độ, động viên cán bộ, giáo viên nghiên cứu viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật để áp dụng vào giảng dạy. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường hiện có 60 người, chủ yếu là giáo viên có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ giáo viên của nhà trường trẻ, năng động và nhiệt tình trong giảng dạy, có năng lực, trình độ chuyên môn tay nghề cao. GIẢI PHÁP THỨ NHẤTGIẢI PHÁP THỨ HAIvề cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho học sinh luôn được nhà trường quan tâm đầu tư. Để tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất và nâng quy mô đào tạo nghề, năm 2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại xã Tây Hiếu, Thị xã Thái Hoà, với  tổng diện tích đất là 5,7 ha nhằm đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao của học sinh khu vực miền núi.GIẢI PHÁP THỨ BAThương hiệu đào tạo nghề của nhà trường còn được xây dựng, gắn đào tạo với công tác giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp, xem đậy là thước đo chất lượng đào tạo của nhà trường. Trước nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu vực, nhà trường tập trung đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực: Công nghệ ô tô; Hàn; Điện công nghiệp, dân dụng; Điện lạnh và điều hoà không khí; May thiết kế thời trang; Kế toán doanh nghiệp; Chăn nuôi, thú y; Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Tin học; Ngoại ngữ. Học sinh sau khi tốt nghiệp đều được các doang nghiệp tiếp nhận, các doanh nghiệp đánh giá cao trình độ và tay nghề học sinh do nhà trường đào tạo.GIẢI PHÁP THỨ TƯNhà trường thường chăm lo môi trường giáo dục lành mạnh, với môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ tạo cho học sinh luôn yêu mến nhà trường, có ý thức phấn đấu trong học tập, trau dồi đạo đức, lương tâm nghề nghiệp để sau khi ra trường trở thành người lao động giỏi, có ích cho xã hội.GIẢI PHÁP THỨ NĂMĐể nâng cao chất lượng đào tạo giải pháp tiến hành kiểm định chất lượng dạy nghề cũng được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá. Kiểm định chất lượng dạy nghề sẽ là thước đo đánh giá thực chất về chất lượng đào tạo của nhà trường. Thông qua việc kiểm định chất lượng với hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đầy đủ, mang tính khoa học và bao quát cao sẽ giúp nhà trường đánh giá được những điểm mạnh cũng như những tồn tại hạn chế để khắc phục từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo.   MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ KHAI GIẢNG, HỌC TẬP, THỰC HÀNH TẠI CÁC KHOA CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT MIỀN TÂY TRƯỜNG KĨ THUẬT VIỆT ĐỨC NGHỆ AN Địa chỉ: Số 315 - Đường Lê DuẩnĐiện thoại: (038) 844579Fax: (038) 830553Trường có 120 CBCNV, thực hiện nhiệm vụ đào tạo 1.500 học sinh / năm hệ dài hạn và ngắn hạn theo 7 chuyên ngành: Sửa chữa động lực, điện dân dụng, công nghiệp, gò hàn, xây dựng, mộc, lỏi xe, lắp ráp hệ thống thoát nuớc vệ sinh.3/ GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG TC NGHỀ TRONG TỈNH NGHỆ ANTRƯỜNG KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC Địa chỉ: Đường Hồ Tông Thốc - xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ AnĐiện thoại: (038) 852193, (038) 511220Fax: (038) 852194Là quà tặng của Tổng thống Hàn Quốc cho Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo công nhân lành nghề bậc 3 / 7 với quy mô 1.000 học sinh / năm của 6 ngành: kĩ thuật điện tử, điện xí nghiệp, động lực, cơ khí chế tạo, lắp ráp công nghệ, công nghệ thông tin. Đồng thời đào tạo theo hợp đồng và giới thiệu, tư vấn việc làm sau đào tạo. Chương trình, giáo trình và thiết bị máy móc do Hàn Quốc cung cấp.TRƯỜNG KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC Địa chỉ: Đường Hồ Tông Thốc - xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ AnĐiện thoại: (038) 852193, (038) 511220Fax: (038) 852194TRƯỜNG KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC Địa chỉ: Đường Hồ Tông Thốc - xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ AnĐiện thoại: (038) 852193, (038) 511220Fax: (038) 852194TRƯỜNG KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP NGHỆ ANĐịa chỉ: Đường Lí Thường Kiệt - Phường Hưng BìnhĐiện thoại: (038)569136, (038) 569138Trường thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn và bồi dưỡng nâng cao tay nghề các nghề tiểu thủ công nghiệp (mộc mĩ nghệ, đồ mĩ nghệ, khảm trai, điêu khắc, thêu ren, mây tre đan xuất khẩu, may công nghiệp) với lưu lượng khoảng 1.000 người / năm.Củng cố hoạt động 1 Hệ thống GD THCN và đào tạo nghề được bố trí như thế nào?Ở địa phương em có những trường Trung cấp chuyên nghiệp(TCCN) và đào tạo nghề nào mà em biết? Trường TCCN nào gần nhà em nhất?Nếu sau khi tốt nghiệp THCS mà đi học nghề thì em sẽ học trường nào? Vì sao?HOẠT ĐỘNG 2 CÁC HƯỚNG ĐI SAU TỐT NGHIỆP THCS Chúng ta vừa tìm hiểu về hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề của TW và địa phương. Vậy vấn đề đặt ra cho các em sắp tới là gì?Tiếp tục học lên THPT? Hay vào học các trường Trung cấp nghề? Để trả lời câu hỏi này thì các em cần căn cứ vào các điều kiện sau: * Học lực * Điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình- Học lực của mình có đủ khả năng để vào THPT và sau này tiếp tục vào CĐ, ĐH hay không? - Nếu khả năng học lực có thể được, thì điều kiện kinh tế và hoàn cảnh gia đình có thể đáp ứng để học hành trong khoảng 7 năm(tính từ sau tốt nghiệp THCS)và sau này còn xin việc làm nữa hay không? Nếu sau khi tốt nghiệp THCS mà đi học TC Nghề khoảng 2-3 năm sau đó có thể đi làm và có thu nhập thì tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và bao nhiêu tiền?Vậy những em học lực trung bình, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có suy nghĩ gì?Vậy nếu chọn nghề thì chúng ta hãy xem những gợi ý sau đây, để cùng suy ngẫm, cân nhắc và lựa chọn.BẢNG TRẮC NGHIỆM ĐỂ LỰA CHỌN CÁC HƯỚNG ĐI SAU TỐT NGHIỆP THCSbang trac nghiem(Phu luc 2).docCủng cố hoạt động 2 Sơ đồ, phân tích và định hướng cho HS sau tốt nghiệp THCSTốt nghiệp THCS Học nghề( Ngắn hạn )Học THCN( Học nghề dài hạn)Học THPT Ở nhà (lao động tự do)Vào làm ở cáclàng nghề, xưởng vừa và nhỏCó bằng cấp,Có việc làm ở cácnhà máy lớn,kiếm được tiền ngay Có thể học liên thông Lên CĐ, ĐHHọc THCN( Học nghề dài hạn) Học CĐ, ĐHXin việc(Khó hay dễ?)Ở nhà (lao động tự do)có cơ hội thăng tiến( Nếu có ý chí, tay nghề giỏi)HOẠT ĐỘNG 3 TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆPChúng ta vừa tìm hiểu và thực hiện xong 2 hoạt động. Vậy sau khi tốt nghiệp THCS thì nếu nghỉ học thì chúng ta có thể chọn các khóa học nghề ngắn hạn để đi làm tại các làng nghề. Nếu tiếp tục học lên THPT hoặc Trung cấp nghề thì ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có định hướng để chọn nghề cho mình làm sao để phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình, cơ hội có việc làm,..? Để có được lựa chọn đúng chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 3 về tư vấn hướng nghiệp.1/ Hướng nghiệp từ lớp 9 sớm hay muộn?Câu hỏi 1: Mộng của em và rất nhiều bạn khác là học lên Đại học. Tuy nhiên có nhiều thầy cô lớp 9-10-11 hay đặt các vấn đề với học sinh như: Nên chọn ngành nghề nào?, trường nào?, hệ gì? cho phù hợp. Điều đó khiến cho “giấc mơ đại học” của học sinh bị mờ nhạt và niềm tin vào tương lai bị bào mòn. Liệu học xong đại học rồi hãy tính đến việc làm có hơn không? Trả lời câu hỏi 1Chờ xong đại học mới hướng nghiệp thì quá trễ đó bạn. Bạn hiểu về “tương lai” và “hướng nghiệp” hơi bị mơ hồ. Bạn tưởng đại học chỉ là nơi dạy chữ, không dạy nghề? Ngay cả khi bạn dừng tương lai của bạn ở cái mốc đại học, đó là lúc bạn thực sự “dính” đến nghề (dù chỉ trên lý thuyết, hoặc dù bạn chưa muốn).Chẳng có một trường đại học nào không dạy nghề theo chuyên ngành của nó. Đại học chính là một “trường dạy nghề bậc cao” (đào tạo tay nghề có trình độ cử nhân trở lên).Bởi vậy, khi bạn mơ ước bước vào giảng đường đại học, cần thực tế hơn chút nữa – bạn phải sớm nghĩ tới cái nghề mà trường Đại học nó sẽ đào tạo. Như vậy, nếu không định hướng dần từ những năm gần cuối của bậc học phổ thông, bạn sẽ có nguy cơ bị hẫng hụt. Ngay khi gần kết thúc lớp 12 mới nghĩ tới ngành nghề, bạn sẽ quýnh quáng trước sự lựa chọn trường (và khoa đào tạo) để đăng ký thi tuyển. Lúc ấy, xác suất rủi ro sẽ rất lớn, bạn đành “nhắm mắt đưa chân”, trao phận mình cho trời định!Nhiều người vì “theo đuôi bạn bè” mà đã chọn lầm nghề, thi lầm trường, giữa chừng phải bỏ cuộc. Cũng có người ráng không bỏ cuộc, “cố đấm ăn xôi”, nhưng khi tốt nghiệp ra đời với mảnh bằng “bậc trung”, không khởi sắc nổi! Thật uổng công, tốn của, có khi phải làm lại từ đầu.Mộng cao, phải có chí cao. Mặt khác, và ngay từ đầu, muốn xác định một ước mơ cao, phải sớm có suy nghĩ về đỉnh cao của nó. Làm như vậy để tiên liệu xem mình có với tới không. Đừng ngộ nhận việc hướng nghiệp là “chuyện về sau”. Không, đó là chuyện trước mắt, khi bạn đang ngồi tại bàn học.Câu hỏi 2: Nên hiểu kỹ như thế nào là chọn đúng nghề, nghĩa là chắc chắn "chọn không lầm nghề"? Trả lời câu hỏi 2Chọn không lầm nghề là chọn được một nghề tương thích với mình. Ở đây có hai ý: nghề mình chọn phải là nghề mình thích, đương nhiên, nhưng còn phải xét đến yếu tố tương hợp. Yếu tố này quan trọng hơn cả. Nếu không tương hợp với yêu cầu của nghề, dù ta có thích đến đâu, sớm muộn cũng sẽ bị nghề đào thải. Hơn nữa, sở thích chưa phải là sở trường. Sở thích thiên về cảm tính, không ổn định. Sở trường mới là tố chất của năng lực, ổn định hơn, bền vững hơn.Tương hợp chủ yếu về hai mặt: phẩm chất và năng lực. Ngoài ra, còn phải xét đến giới tính, sức khỏe, hoàn cảnh... và chí hướng của ta. Nếu ta thích nghề đó, lại còn được nghề "yêu", nghĩa là "nghề chọn ta" (vì tương hợp với ta) thì chắc chắn ta đã chọn đúng nghề. Do đó, các nhà giáo dục hướng nghiệp đã khẳng định: chủ yếu là nghề chọn ta chứ không phải ta chọn nghề. Có "giao duyên" như vậy mới không lầm lẫn. Trên thực tế, vì không được nghề "yêu" nên đã có rất nhiều người dù đã tốt nghiệp nhưng khi vào nghề mới thấy rằng không thể theo được nghề đã chọn. Để không chọn lầm chúng ta cùng nghiên cứu một số mô hình và lý thuyết sau: Mô Hình Lập Kế Hoạch Nghề 7 thành phần Thực hiệnBản thân Thị trườngtuyểnNhững tác động /ảnh hưởng3 bước tìm hiểu: Bản thân Thị trường tuyển dụng/ lao động Những tác động/ảnh hưởng4 bước hành động: Xác định mục tiêu Ra quyết định Thực hiện Đánh giáCó thể thực hiện theo bất cứ trật tự nào dụng Lý Thuyết Hệ Thống Quá khứHiện tạiTương Khả năngSở thíchGiới tínhTuổi tácCá TínhRào cảnGia đìnhThị trường tuyển dụngTruyền ThôngBạn bèGiáo dụcHoàn cảnh Kinh tếCộng đồnglai TÔILý Thuyết Cây Nghề NghiệpLương CaoCơ Hội Việc Làm Công Việc Ổn ĐịnhNhiều Người Tôn TrọngMôi Trường Làm Việc TốtGiá TrịCá TínhVòng Nghề NghiệpKhám phá cơ hộiTìm hiểu, thử nghiệm, thu hẹp lựa chọn và chọn một cơ hội phù hợpTìm hiểu bản thânKhám phá sở thích, giá trị, tính cách, kỹ năng, tài sản và nguồn lựcHành độngThực hiện kế hoạch, vừa thực hiện vừa tìm hiểu và đạt được mục tiêuChọn lựaLập kế hoạch và xác định mục tiêu nghề nghiệp bạn lựa chọnCủng cố hoạt động 3 Hướng nghiệp giống như tập đi (đi chập chững vào đời, vào nghề). Một em bé đi mẫu giáo, chơi trò chơi bác sĩ (cầm ống nghe thăm bệnh) hay tập lái xe chạy trong vườn, chơi trò chơi “cảnh sát giao thông” Nom chúng thật hồn nhiên và thơ ngây trước những cảnh tượng ấy, đâu có “già” trước tuổi? Nhưng đó là cách thăm dò về cá tính và khêu gợi về sở thích thông qua việc “chơi mà học, làm mà học, vui mà học”. Vậy tương lai em sẽ làm nghề gì?Chúc các em chọn đúng nghề và thành công trong cuộc sống./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchu_de_sua_16_1_7908.ppt
Tài liệu liên quan