3. KẾT LUẬN
“Thế giới ảo cũng là một phần của sự sống. Sáng tạo ra cái kỳ ảo nhân loại đã sáng tạo
ra một thế giới nghệ thuật. Cho nên nghệ thuật kỳ ảo nói chung, văn học kỳ ảo nói riêng
là một kiểu sáng tạo, một phương thức tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó đưa đến
một tư duy nghệ thuật mới trong cách nhìn nhận khám phá cuộc sống và thế giới tâm
hồn con người, làm phong phú hơn trong đời sống hiện thực” [6, tr. 34].
Nguyễn Đình Chính đã sử dụng yếu tố kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật để thể
hiện cái nhìn về hiện thực nhiều chiều và đồng thời đi sâu hơn vào những góc khuất tâm
hồn. Ngày hoàng đạo đã thể hiện một hiện thực đa diện, nhiều mảng màu sáng tối, về
thế lực của đồng tiền; tham vọng quyền lực,về đời sống bản năng, vô thức; về số phận
con người. Qua một thế giới nhân vật đa dạng, đông đảo, đan xen giữa thực và ảo,
Nguyễn Đình Chính đã khám phá những vùng mờ tâm linh của con người. Tác phẩm
như là một hình thức, một tiếng nói mới cho nền văn xuôi nước nhà trong quá trình phát
triển và hội nhập với nền văn học hiện thực huyền ảo.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính - Nguyễn Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 14-21
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
NGÀY HOÀNG ĐẠO CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
NGUYỄN THỊ QUYÊN
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
LÊ THỊ HƯỜNG
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Tiểu thuyết Ngày hoàng đạo là tác phẩm khẳng định được tài
năng, phong cách và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính. Thế giới
nhân vật của Nguyễn Đình Chính đa dạng, phong phú, mang đậm màu sắc
huyền ảo. Hình tượng nhân vật được xây dựng bởi sự đan cài, xen lẫn giữa
yếu tố thực và yếu tố huyền ảo trong một tổng thể không - thời gian, kết cấu,
biểu tượng đa dạng, phong phú đã làm nên những nét mới lạ, hấp dẫn cho
một cuốn tiểu thuyết dài. Thông qua hệ thống nhân vật kỳ ảo, Nguyễn Đình
Chính bày tỏ những quan niệm về nhân sinh, nhân quả, báo ứng trong cuộc
đời, hướng con người trong cõi nhân gian đến với cái Thiện.
Từ khoá: tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, nhân vật huyền ảo, Nguyễn Đình
Chính, nhân sinh, tính thiện, giải thoát, cảm hứng sáng tạo,.
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhiều cây bút văn xuôi vẫn nỗ lực tìm kiếm và thể hiện cuộc
sống trong văn học bằng yếu tố kỳ ảo. “Bởi thế giới ảo cũng là một phần của sự sống.
Sáng tạo ra cái kỳ ảo nhân loại đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật. Cho nên nghệ
thuật kỳ ảo nói chung, văn học kỳ ảo nói riêng là một kiểu sáng tạo, một phương thức tư
duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó đưa đến một tư duy nghệ thuật mới trong cách
nhìn nhận khám phá cuộc sống và thế giới tâm hồn con người, làm phong phú hơn trong
đời sống hiện thực” [6]. Với Nguyễn Đình Chính, yếu tố kỳ ảo đã trở thành một công cụ
đắc dụng trong quá trình chuyển tải những ý tưởng, những dụng ý nghệ thuật và thể
hiện một cái nhìn đầy thực tế về đời sống con người. So với thành tựu lớn lao và đa
dạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nguyễn Đình Chính sáng tác không nhiều
nhưng tác phẩm của ông mang một dáng vẻ độc đáo, mới lạ ở cả nội dung phản ánh và
các thủ pháp nghệ thuật. Ngày hoàng đạo là bộ tiểu thuyết đậm đặc yếu tố kì ảo của nhà
văn, với một thế giới nhân vật đa dạng, đan xen giữa hai mặt hư và thực.
2. SỰ SONG HÀNH HAI TUYẾN NHÂN VẬT THỰC - ẢO
Nhân vật luôn là trung tâm của tác phẩm, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và năng lực
nghệ thuật của nhà văn. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, của Lại Nguyên Ân định
nghĩa: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác
của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách”. Từ điển thuật ngữ
văn học (của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) [1] cho rằng: “Nhân vật văn
học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGÀY HOÀNG ĐẠO... 15
mâu thuẫn nội tại của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa
tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật kia, cho nên nhân vật luôn gắn với cốt truyện”.
Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính mang đậm sắc thái kỳ ảo nên thế giới nhân
vật của ông cũng có những dấu ấn khác thường, kỳ lạ đến kinh dị. Nhân vật thường là
những con người có thực nhưng hoàn toàn được biến dạng, chắp nối và được đặt thả
vào một không gian huyễn hoặc đến phi lý. Cũng từ đó mà thế giới nhân vật kỳ ảo lại
càng được mở rộng mênh mang hơn trong trí tưởng tượng của nhà văn. Với dụng ý sáng
tạo có sự song hành của hai tuyến nhân vật thực và ảo, Ngày hoàng đạo được cấu trúc
bởi hai tuyến cốt truyện: Cốt truyện về chuyến đi tâm linh của bác sĩ Cần (gặp gỡ các
linh hồn) và cốt truyện về chuyến đi đến trại phong của bác sĩ Cần cùng những con
người thực (bác sĩ Chiểu, cô gái Kim Thoa - công việc và câu chuyện tình yêu của họ).
Hai thế giới thực và ảo được thể hiện song trùng trong cùng một hệ thống văn bản nhiều
chương khiến tác phẩm vừa có một dung lượng đồ sộ, vừa có những tầng lớp ý nghĩa
huyền ảo đầy ám dụ. Tất cả những chuyến đi, những cuộc gặp gỡ của bác sĩ Cần trong
suốt cuốn tiểu thuyết dài đều xoay quanh hai thế giới thực - ảo như thế. Trong chuyến đi
tâm linh của bác sĩ Cần người đọc có thể thấy sự tồn tại của một giới thực với những
con người thực nhưng lại mơ hồ với những bóng ma, linh hồn, luồng khói. Chúng đan
cài, hoà trộn và dung chứa trong nhau đến cuối tác phẩm tạo nên một hiệu ứng nghệ
thuật độc đáo.
Ứng với hai tuyến cốt truyện là sự song hành hai tuyến nhân vật thực ảo xoay quanh
nhân vật trung tâm là bác sĩ Cần. Ông là người đã nối kết hai tuyến nhân vật thực ảo với
nhau một cách rất tự nhiên. Hai tuyến nhân vật tồn tại trong cùng một không, thời gian
kỳ ảo. Nhân vật thực là những con người như bác sĩ Cần, Cô Kim Thoa, Bác sĩ Chiểu,
Cha Tạc, Y sĩ Sự, Thương Ơi, Hà, Phơn, những con người có hình hài, tính cách,
sống trong cuộc đời thực với tất cả những nỗi lo đời sống. Còn tuyến nhân vật ảo có thể
nhắc đến những hồn ma, luồng khói màu da cam đặc xoắn, cuộn réo
Trong Ngày hoàng đạo, nhân vật ma xuất hiện với tần số lớn, ở nhiều dạng thức, có khi
là ảo, có khi thực được ảo hóa. Nhân vật ma là một trong những dạng thức biểu hiện
hữu hiệu của văn học kỳ ảo. Nhân vật ma đã tồn tại một cách lâu dài trong những sáng
tác văn học dân gian và ngày càng ăn sâu trong tiềm thức của con người. Kiểu nhân vật
ma xuất hiện khá nhiều trong những sáng tác của văn học Việt Nam đương đại, cho thấy
trí tưởng tượng và sức sáng tạo của con người về những hình tượng văn học là không có
giới hạn. Hồn ma xuất hiện với tần số lớn trong rất nhiều tác phẩm. Có thể kể đến tiểu
thuyết Người sông mê của Châu Diên, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng, Phiên
bản, Xác Phàm của Nguyễn Đình Tú, Ngồi của Nguyễn Bình Phương,...
Nhân vật ma trong Ngày hoàng đạo cũng có cảm nhận như con người trần gian, có yêu có
ghét, có ngậm ngùi trở trăn. Nó vừa làm cho tác phẩm mang một không khí ma quái
hoang đường, vừa là những câu chuyện đời người đầy cảm động. Thế giới ma - thực đều
xoay quanh một nhân vật mang tính chất như là cầu nối giữa thế giới tâm linh và thực tại-
bác sĩ Cần. Đã hơn một lần ông bác sĩ Cần ngạc nhiên thốt lên rằng “những gì ông nhìn
thấy là ma hay là người”. Ông choáng váng khi nhìn thấy luồng khói màu da cam đặc
16 NGUYỄN THỊ QUYÊN – LÊ THỊ HƯỜNG
quánh cuộn réo đang lơ lửng trên đầu những xác chết và dợn người khi “khuôn mặt nhăn
nheo, hôi thối như tấm da trâu của linh hồn ông Cổn áp sát vào mặt”. Đối diện với hồn
ma bà Nhàn về thú nhận tội loạn luân, ông Cần thấu hiểu và sẻ chia chứ không hề lên án.
Có thể thấy, với việc sử dụng yếu tố kỳ ảo làm phương tiện chuyển tải các thông điệp đời
sống, tác giả đã thể hiện một thông điệp giàu ý nghĩa rằng nỗi đau của mỗi con người là
những nỗi đau riêng lẻ, không ai giống ai và cảm thông với tội lỗi lại là điều ít người làm
được ở đời thực. Chỉ có những con người từng bước qua mọi đau khổ mới có thể mở lòng
đón nhận nỗi đau của một người khác. Với nhân vật bộ đội Xuân - hi sinh ở chiến trường
khi cứu một đứa trẻ vô tội - được gia đình tìm kiếm, mong đợi đưa hài cốt về với gia đình
sau nhiều năm dài đằng đẵng, Nguyễn Đình Chính đã đưa vào tác phẩm một nghĩa cử cao
đẹp, một việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua hình tượng những hồn ma,
Nguyễn Đình Chính triết lí về sống chết, một vấn đề lớn có ý nghĩa vĩnh hằng. Những bí
ẩn về một thế giới siêu hình ám ảnh mỗi con người; cuộc hành trình dài đi tìm câu trả lời
cho sự tồn tại của thế giới của linh hồn và bản thể. Chết đi rồi, phần hồn sẽ như thế nào và
sẽ đi về đâu? Nó nương nhờ vào đâu khi cái thân xác kia đã tan rữa với đất hoặc đã trở
thành một nắm tro nhẹ tênh? Ma trở thành một dạng nhân vật độc đáo để tác giả thể hiện
những suy nghĩ, những trăn trở đời thường.
Nhân vật từ góc nhìn ảo còn được nhà văn thể hiện qua những năng lực thần kì. Kiểu
nhân vật với những năng lực thần kỳ đã xuất hiện trong truyện cổ tích và ngày càng phổ
biến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cho thấy khả năng khám phá tâm linh của
con người trong văn học là không có giới hạn. Nhân vật có năng lực thần kỳ, cũng có
thể hiểu như là những con người có khả năng kỳ lạ, có thể khám phá và hiểu biết về thế
giới bên kia của linh hồn hay khả năng tiên đoán về số phận con người. Trong tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Chính, nhân vật có năng lực thần kỳ là cầu nối giữa hai thế
giới, một thế giới tâm linh huyền bí và một thế giới thực tại ngổn ngang. Thông qua
những nhân vật có chức năng thần kỳ, tác giả giải thích, bày tỏ những quan niệm nhân
sinh, nhân quả, báo ứng trong cuộc đời. Bác sĩ Cần, nhân vật trung tâm của tác phẩm,
chiếc cầu nối giữa hai thế giới thực và ảo, chính là tiêu biểu cho kiểu nhân vật này.
Năng lực thần kỳ của nhân vật bác sĩ Cần là hệ quả của căn bệnh thần kinh phân liệt.
Nhưng về nghệ thuật, đó là tình huống, là thủ pháp để nhà văn khoác lên nhân vật một
chiếc áo kỳ ảo, huyền bí. Mang năng lực thần kỳ, bác sĩ Cần được trở thành một cha đạo
- người cứu rỗi những linh hồn lạc lối dẫn dắt họ về với mảnh đất của Chúa; một người
đi xuyên qua hai thế giới thực, ảo để được lắng nghe vô vàn những lời thú tội trên đời.
Bác sĩ Cần không những đóng vai như là một nhân vật kết nối giữa hai thế giới mà ông
còn là người chuyển tải thông tin. Qua nhân vật bác sĩ Cần, nhiều mảnh đời hiện lên
sinh động. Đời bà Nhàn, Mùi cá ngạnh, Thạch gà gáy... và biết bao con người đã sống
và chết phiêu diêu nơi nào vô định được tái hiện và soi chiếu. Người lính như Mùi đã
khóc rưng rức trước biển cả mênh mông, khóc trong một chiều chạng vạng mưa bụi
giăng giăng, bay là là trên mặt biển. Thật trớ trêu cho đời Mùi và cũng thật đau khổ cho
những con người trở về sau cuộc chiến lạc lõng, bơ vơ với chính mình. Chất hiện thực
của cuộc sống không được soi chiếu ở một điểm nhìn nhất định và cũng không được thể
hiện theo một chiều cũ kĩ.
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGÀY HOÀNG ĐẠO... 17
Trong Ngày hoàng đạo xuất hiện kiểu nhân vật “thiên sứ”, đại diện cho sự thánh thiện,
trong sáng và luôn luôn được bảo vệ che chắn bởi một thế lực siêu linh nào đó. Nhiều
nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật "thiên sứ" để gửi thông điệp bình yên về cuộc
sống. Thiên thần bé nhỏ trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là người nối kết giữa
những tâm hồn chai sạn của con người với con người, làm cho đời sống tinh thần của
con người trần gian trở nên phong phú, dễ rung động hơn trước cái đẹp cõi nhân thế. Bé
Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài cũng là một hình tượng nhân vật như thế, cô bé
từ khi sinh ra chỉ mỉm cười, bé ban phát tình yêu thương và niềm vui cho tất cả mọi
người. Ngay cả kẻ cau có nhất, nhìn thấy nụ cười ngây thơ tuyệt vời ấy cũng đều vui vẻ
trở lại. Cô bé chính là hình tượng về một nhân vật mang chức năng ban phát niềm vui,
niềm hạnh phúc cho cuộc đời. Cô bé đến và đi trên cõi đời như là một vùng mây trắng,
nhẹ nhàng, trong suốt chất chứa tình yêu thương và hạnh phúc, khiến những kẻ "mang
nặng kiếp người" thấy được sự nhỏ bé, ích kỷ của bản thân mình. Trong Ngày hoàng
đạo của nguyễn Đình Chính, Thương Ơi là người bẩm sinh đã mang trong mình đặc
điểm khác biệt và một năng lực thần bí khó lý giải. Cô gái khi chào đời đã có tràng hoa
quấn cổ ba vòng với dáng người nhỏ nhắn, trắng trẻo và một mùi hương kỳ lạ "vừa là
mùi hương quế nhưng cũng vừa là mùi hương của lá sả", cô lại bị câm không thể nói
được. “Cô gái bé nhỏ cả ngày không hé miệng nói dù là một nửa lời mà chỉ mở to đôi
mắt trong ngần thỉnh thoảng lại chớp chớp hai hàng mi dài như thay cho nụ cười câu
nói” [2, tr. 203]. Cô Thương Ơi là nhân vật đại diện cho sự hiền lành thánh thiện trên
đời. Cái thánh thiện của một cô gái mới lớn với đôi mắt trong vắt như thiên sứ, đôi mắt
ấy là cả một ước vọng tràn trề về cuộc đời không bất công tàn bạo. Những nhân vật có
khả năng thần kỳ tạo ra mắt xích quan trọng trong tác phẩm. Đó là cầu nối giữa hai thế
giới siêu linh và thực tại, chuyển tải được những vấn đề nhân sinh.
2. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT ẢO
Phương thức xây dựng nhân vật có thể hiểu như là việc nhà văn kiến tạo nên thế giới nhân
vật rộng lớn và đa dạng trong những tác phẩm văn chương của mình. Trong Ngày hoàng
đạo, Nguyễn Đình Chính đã sắp đặt cho nhân vật dịch chuyển giữa các vùng không gian,
là cõi trần thế lẫn cõi âm, trong đó không gian mê cung bao trùm toàn bộ tác phẩm, gắn
với những dịch duyển địa điểm của mỗi nhân vật, đặc biệt là bác sĩ Cần. Từ một bác sĩ
bình thường, bác sĩ Cần lần lượt bị thả đột ngột vào những không gian dị biệt. Cuộc hành
trình thực ảo bắt đầu từ khi ông phát hiện ra căn bệnh liệt dương quái ác và thêm vào đó
là thể hoang tưởng ảo giác của căn bệnh tâm thần phân liệt giai đoạn đầu. Bác sĩ Cần từ
khi bỏ nhà xác lạnh lẽo với bốn bức tường và những chiếc quan tài lúc nào cũng ngùn
ngụt khói lạnh, lang thang, phiêu bạt, không biết bao nhiêu lần tự thấy mình trong trạng
thái vô thức lơ lửng. Dường như một năng lực huyền bí đã đẩy ông bác sĩ già ra khỏi sự tù
túng của một không gian chật chội rồi đột ngột thả rơi ông vào một không gian khác
huyễn hoặc rộng lớn, chuyển đổi, xê dịch không theo bất cứ một nguyên tắc nào của lý trí.
“Bác sĩ Cần bước xuống tàu. Ông không đi qua lối cửa ga mà đi tắt ngang qua đường sắt
rồi cứ thế lội ruộng vượt qua đồi qua suối chạy thục mạng như bị ma quỷ túm áo lôi đi
cuối ngày thứ mười ba thì ông rách tã như một lão ăn mày khắp người bốc lên một mùi
vừa chua vừa thối. Cái gì đã đưa đường dẫn lối cho bác sĩ dắt ông đi mười bốn ngày đêm
18 NGUYỄN THỊ QUYÊN – LÊ THỊ HƯỜNG
quên ăn quên ngủ như vậy ông cũng không biết rõ” [2, tr. 152]. Chuyến đi vô thức của
bác sĩ Cần mở ra những câu chuyện đời người đầy đau thương mất mát. Những câu
chuyện tiếp nối nhau không có điểm dừng, luân chuyển theo những chuyến đi không hẹn
trước và các cuộc gặp gỡ của số phận. Trục thời gian liên tiếp đứt gãy và bấn loạn. Không
gian chuyển dịch rối rắm, nhiều ngã rẽ, nhiều chiều kích. “Ông chạy như phát điên phát rồ
lúc nào cũng có một bàn tay vô hình túm chặt lấy tóc lôi đi và thỉnh thoảng lại có một bàn
chân khoẻ ghê gớm đá bốp vào mông đít ông bắn vọt về phía trước. Có một điều lạ là
rừng thẳm đại ngàn thiên la địa võng rậm rịt chằng chịt cây cối như vậy mà ông bác sĩ già
cứ chạy phăng phăng” [2, tr. 219].
Trong Ngày hoàng đạo những vùng không gian địa lí đều được ảo hóa. Rừng núi, hang
đá, biển cả, dòng sông, thung lũng, đều nhuốm màu huyền ảo. Tất cả đều mang tính
chất không cản trở như trong truyện cổ tích thần kì. Nhân vật có thể chuyển dịch từ nơi
này sang nơi khác trên những mê lộ kì ảo. Đó có thể là nơi bác sĩ Cần ngồi đồng cho cô
gái A Moóng, ở đảo vượn vàng, ở giữa cánh rừng trong trại hủi,... cũng có thể là những,
“buổi chiều tím thẫm nơi chân trời, mặt bể trùm một màu tím huyền bí và ghê rợn”, nơi
cô gái Thương Ơi hiền lành, ngơ ngác nhìn ra phía chân trời. Bác sĩ Cần lại luôn sống
trong những trạng thái, “thất thểu như kẻ mới từ cõi chết moi lên, chốn thăm thẳm, xác
xơ”, ông “lang thang, rách rưới, nơi chốn trần gian”, “ngổn ngang, mênh mông, hoang
vắng, để thực hiện chuyến đi tâm linh bất tận của mình. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu
cảm đã hướng người đọc đến một cảm giác mông lung giữa cái thực và cái ảo. Ranh
giới của hai thế giới này dường như quá ngắn bởi những chuyển đổi cảm giác nhanh đến
kì lạ. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, ông bác sĩ tìm thấy mộ liệt sĩ Xuân cho gia
chủ đang cất công đi tìm trong tuyệt vọng. Từ đấy ông bắt đầu gặp những mảnh đời
khác cũng nhiều nỗi éo le giống như cuộc đời mình. Ông là cầu nối của thực tại và quá
khứ, là người thấu thị suốt hai thế giới và cũng là người được chọn lựa để đem lại niềm
hạnh phúc, dẫn dắt bản ngã Thiện của con người về miền cứu rỗi nơi đấng linh thiêng.
Biểu tượng giấc mơ đã trở thành một biểu tượng quen thuộc với nhiều tác giả văn học
đương đại, để khám phá phần tâm linh bí ẩn của con người, Nguyễn Đình Chính sử
dụng thành công biểu tượng giấc mơ. Trong giấc mơ, mọi khao khát thầm kín nhất của
con người kể cả những khát khao dục tính đều được bộc lộ mà bất cứ ai cũng không cần
phải giấu diếm chính mình. Tìm về với tâm linh và dụng ý tái hiện những giấc mơ,
Nguyễn Đình Chính đã tìm một ngã rẽ sâu đi vào đời sống tinh thần gần như là bản
năng của con người. Bác sĩ Cần đã lạc vào những giấc mơ rất nhiều lần một phần vì ông
mang trong người căn bệnh tâm thần phân liệt, cách giải thích rất rõ ràng của y học đó
là trạng thái bệnh nhân hoàn toàn phải đối mặt và trải qua khi mắc căn bệnh quái ác này.
Ông không hồ nghi về điều đó thậm chí quen dần với trạng thái của những giấc mơ.
Thời gian trong giấc mơ là thời gian chứa đựng nhiều yếu tố kỳ ảo. Thời gian ấy khiến
nhân vật không tồn tại cụ thể trong một thế giới thực nhưng cũng không hoàn toàn nằm
trọn một thế giới hoàn toàn là ảo giác. Ông Cần, bà Nhàn, linh mục Tạc, Mùi Cá
ngạnh đều phiêu du trong rất nhiều những cơn mộng mị thoắt đến lại thoắt đi như
vậy. Chỉ có trong mơ nhân vật mới thấy thoả mãn niềm chôn dấu sâu kín nhất và tìm
thấy chính mình.
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGÀY HOÀNG ĐẠO... 19
Để khơi sâu vào miền bí ẩn của con người, trong Ngày hoàng đạo, Nguyễn Đình Chính
sử dụng biểu tượng như là một phương tiện cần thiết và tất yếu. Theo nhà Phân tâm học
Freud: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm
ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của
một hành vi, một tư tưởng một lời nói với một ý nghĩa tiềm ẩn của chúng [5, tr. 86]. Hệ
thống biểu tượng góp phần kì ảo hóa nhân vật, đồng thời mở rộng tầng nghĩa văn bản,
thể hiện một quan niệm về triết lý nhân sinh sâu sắc. Những hình ảnh mang tính chất
biểu tượng như là linh hồn, ma, trăng, máu, tiếng hú giữa rừng sâu, sự sinh nở, linga,
yoni, quan tài, nghĩa địa, bờ biển, đất, nước, mộ huyệt, là những hình ảnh thuộc về
miền vô thức sâu xa huyền bí. Những biểu tượng ấy tạo cho tác phẩm một cấu trúc độc
đáo đa tầng, siêu thực đầy không khí của một tiểu thuyết kỳ ảo. Mang ý nghĩa tượng
trưng nhiều nhất có thể nói đến biểu tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm đó là
cái chết - linh hồn. Chìm ngập trong những cảnh đời bất hạnh nhất xô bồ nhất của Ngày
hoàng đạo là hình bóng của những cái chết, nguyên nhân thúc giục con người sống với
nhau nhân bản hơn, thân ái hơn và thứ tha hơn. Con người đối diện với cái chết khi đã
đi hết quãng đời của mình trên cõi trần và linh hồn là dạng thức còn lại cuối cùng trên
cõi đời. Cái chết như là một lời cảnh báo đối với con người bởi thực tại chỉ như là một
"cõi tạm". Cái chết không phải là kết thúc mà chỉ là mở ra một thế giới khác. Đó là thế
giới của linh hồn và một cách bản nguyên thì linh hồn chính là nguồn cội của sự sống,
là phần thiêng liêng nhất của con người.
Những biểu tượng phồn thực cũng xuất hiện đậm đặc. Tín ngưỡng phồn thực đã có từ rất
lâu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đó là những biểu hiện tự nhiên vừa bình dị
vừa mang trong nó tâm thức của con người. Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện trên rất
nhiều bình diện với ước vọng cầu mong một cuộc sống yên bình ấm no. Những biểu trưng
của tín ngưỡng phồn thực được đúc chạm trên rất nhiều các hang động, tượng nam tượng
nữ với điểm nhấn là các bộ phận sinh dục hay những hành vi giao hoan. Những biểu
tượng như chày cối, dùi gỗ, cọc, cột, giếng nước, ống bầy đựng nước, hình chóp của núi
hang, Biểu tượng phồn thực được nhà văn Nguyễn Đình Chính khai thác khá nhiều và
ở những dạng thức khác nhau nhưng tập trung ở biểu tượng sinh thực khí và hành vi tính
giao, sinh nở. Biểu tượng về sinh thực khí tượng trưng cho khả năng sinh sản của con
người, chính từ khả năng ấy mà loài người sinh sôi nảy nở, phát triển. Hình tượng của
những linga và yoni gắn liền với những ham muốn sinh trưởng mạnh mẽ của con người
mà thế hệ này đến thế hệ khác đều muốn nắm giữ để có được sức mạnh của nòi giống.
Bên cạnh đó là ám ảnh về đời sống tính dục khuyết thiếu khiến nhân vật rơi vào trạng thái
bấn loạn đầy mặc cảm. Trong những giấc mơ, ông Cần vẫn thấy mình có thể thực hiện
những hành vi tính giao với cô Ma Thị Thảo, với A Moóng, Thương Ơi, Trạng thái ấy
khiến ông Cần có cảm giác mình như là một kẻ tội đồ đầy tội lỗi và ông luôn cúi đầu chạy
một mạch như là che dấu, chạy trốn chính bản thân mình.
Biểu tượng phồn thực được nhìn qua lăng kính kỳ ảo còn là nỗi khát thèm thiên chức
làm mẹ của phái nữ, là bản năng sinh nở của người đàn bà. Bà Nhàn và cuộc sinh nở kì
diệu. Sự ra đời của những đứa con mang không khí huyền thoại ma mị. “Trong mười
hai giờ bụng tôi phình ra như một cái trống cái. Và đến bẩy giờ bảy phút tối hôm đó khi
20 NGUYỄN THỊ QUYÊN – LÊ THỊ HƯỜNG
đang quằn quại trên giường ở phòng chờ phẫu thuật tôi bỗng rú lên một tiếng rùng rợn
như quỷ quái rú rồi đẻ phọt ra một cái bọc bên trong lúc nhúc bảy đứa con gái đủ cả tay
chân mắt mũi xinh đẹp tuyệt trần” [2, tr. 108].
Chính việc miêu tả nhân vật với những yếu tố kỳ ảo và dị thường đã làm cho tác phẩm
phi thực tế nhưng thực chất lại hoàn toàn có cơ sở trong đời sống hữu hạn của con
người. Đưa biểu tượng phồn thực và tâm linh vào tác phẩm, nhà văn muốn mở rộng
biên độ phản ánh đời sống con người trong hành trình bất tận của cõi nhân sinh.
Kết thúc tác phẩm văn học kì ảo thường để ngỏ. Chính bởi kết thúc mở nên sự lý giải ý
nghĩa câu chuyện được trao lại cho người đọc. Sự bất tín về một thế giới linh hồn là có
thật hay không có thật trở thành một câu hỏi sau khi gấp cuốn tiểu thuyết lại. Phải chăng
bác sĩ Cần đã tìm được chính bản thân mình, đã xoa dịu đi nỗi ám ảnh dục tính, tìm lại
được bản năng đàn ông của mình sau cuộc hành trình mộng mị?
3. KẾT LUẬN
“Thế giới ảo cũng là một phần của sự sống. Sáng tạo ra cái kỳ ảo nhân loại đã sáng tạo
ra một thế giới nghệ thuật. Cho nên nghệ thuật kỳ ảo nói chung, văn học kỳ ảo nói riêng
là một kiểu sáng tạo, một phương thức tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nó đưa đến
một tư duy nghệ thuật mới trong cách nhìn nhận khám phá cuộc sống và thế giới tâm
hồn con người, làm phong phú hơn trong đời sống hiện thực” [6, tr. 34].
Nguyễn Đình Chính đã sử dụng yếu tố kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật để thể
hiện cái nhìn về hiện thực nhiều chiều và đồng thời đi sâu hơn vào những góc khuất tâm
hồn. Ngày hoàng đạo đã thể hiện một hiện thực đa diện, nhiều mảng màu sáng tối, về
thế lực của đồng tiền; tham vọng quyền lực,về đời sống bản năng, vô thức; về số phận
con người. Qua một thế giới nhân vật đa dạng, đông đảo, đan xen giữa thực và ảo,
Nguyễn Đình Chính đã khám phá những vùng mờ tâm linh của con người. Tác phẩm
như là một hình thức, một tiếng nói mới cho nền văn xuôi nước nhà trong quá trình phát
triển và hội nhập với nền văn học hiện thực huyền ảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân (1999). 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2] Nguyễn Đình Chính (2006). Ngày hoàng đạo, Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đình Chính (2006). Ngày hoàng đạo, Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
[4] E. M. Meletinsky (Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch) (2004). Thi pháp của huyền thoại,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[5] S. Freud (2002). Phân tâm học và văn hoá tâm linh, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[6] Lã Nguyên (2007). “Văn học kỳ ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan”, Tạp chí Văn học
số 6/2007.
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGÀY HOÀNG ĐẠO... 21
Title: ICONIC MAGICAL CHARACTERS IN THE NOVEL NGAY HOANG DAO BY
NGUYEN DINH CHINH
Abstract: The novel is a work day zodiac confirmed talent, style and artistic creativity by Nguyen
Dinh Chinh. World of Nguyen Dinh Chinh characters diverse, rich, bold colors fanciful. Iconic
characters built by the interlocking, interwoven between real factors and elements in an overall
magical space - time, texture, icon diverse, rich made the new definition, appealing for a long
novel. Through magical character system, Nguyen Dinh Chinh express human conceptions,
causality, retributive in life, towards humans in the human realm to the real good.
Keywords: Nguyen Dinh Chinh’s novels, fanciful characters, Nguyen Dinh Chinh, humanity,
good nature, liberated, creative inspiration
NGUYỄN THỊ QUYÊN
Học viên Cao học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
ĐT: 0984 665 323, Email: nhatquyennd@gmail.com
TS. LÊ THỊ HƯỜNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
(Ngày nhận bài: 05/10/2015; Hoàn thành phản biện: 16/10/2016; Ngày nhận đăng: 19/10/2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34_524_nguyenthiquyen_lethihuong_05_nguyen_thi_quyen_1_6991_2020331.pdf