Sản xuất chè đã góp phần giải quyết nhiều
công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời
sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng chè còn
có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp
phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và
phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Từ
những kết quả nghiên cứu trên cho thấy còn
nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất và sản
lượng chè của các hộ nông dân trên địa bàn
Tỉnh. Để tăng năng suất chè cần chú ý tới
lượng đầu tư phân kali, phân NPK, phân
chuồng, công lao động và tăng cả hiệu quả
của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chè.
Nâng cao trình độ học vấn của người trồng
chè, tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật và
hạch toán kinh tế, nâng cao chấ lượng của sản
phẩm chè với hướng đi sản xuất chè an toàn,
chè hữu cơ, tăng cường hợp tác trong sản xuất
và tiêu thụ chè là các yếu tố cần thiết để nâng
cao hiệu quả trong sản xuất chè của nông hộ.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
103
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo*
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thái Nguyên nằm ở trung tâm của miền Bắc Việt Nam và là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa
các vùng miền núi và các tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng. Thái Nguyên phía Bắc giáp Bắc Kạn,
phía Tây giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Nam
giáp thủ đô Hà Nội. Địa hình của Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh lân cận khác,
khí hậu và đất đai thuận lợi cho các nhà máy nông nghiệp và công nghiệp đặc biệt là cây chè. Với
hơn 18000 ha trồng chè, Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với trà xanh đặc biệt, đƣợc sản xuất
chủ yếu dƣới quy mô các hộ gia đình. Ở Thái Nguyên, cây chè phát triển đƣợc coi là một yếu tố để
giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân. Bài viết này đề cập đến vấn đề hiệu quả
kinh tế và hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, sản xuất chè, nông hộ, Thái Nguyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau
về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm mới,
hiệu quả kinh tế (EE) đƣợc chia thành hiệu
quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE).
Hiệu quả kỹ thuật là với một điều kiện chi phí
về kỹ thuật cho phép đạt đƣợc lợi nhuận cao
nhất. Hiệu quả phân bổ (hay hiệu quả về giá)
là với một giá bán tối ƣu đạt đƣợc lợi nhuận
cao nhất. Trong phạm vi bài viết này, hiệu
quả kinh tế đƣợc xem xét dƣới góc độ là một
phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lƣợng của
quá trình sản xuất đƣợc xác định bằng cách so
sánh kết quả đầu ra với các chi phí đầu vào.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông
dân sản xuất chè cần phải thiết lập đƣợc một
hệ thống các tiêu chí để đánh giá. Đối với
chúng tôi, nghiên cứu hiệu quả kinh tế của
các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay dựa trên các giả thiết:
lao động nông nghiệp hiện nay là nguồn hiếm
và đều có chi phí cơ hội, thậm chí là cao. Tình
trạng và biến động giá trong thời gian qua gây
ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất, thu nhập
của các hộ nông dân. Đánh giá một cách khái
quát, hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân
trồng chè đang suy giảm. Trên cơ sở này, bài
viết này tập trung đề cập đến vấn đề: hiệu quả
sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn
*
Tel: 0913 079111, Email: haontp@tueba.edu.vn
tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh biến động
giá nhƣ thế nào? Ảnh hƣởng của sự biến động
giá tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của
hộ ra sao? Các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng nhƣ
thế nào tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản
xuất chè của các hộ? Cần có những giải pháp
nào để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ
nông dân sản xuất chè trên địa bàn Tỉnh?
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các số liệu sơ cấp về diện tích, năng suất, sản
lƣợng chè, chi phí các loại đầu vào đƣợc thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 300 hộ ở
tỉnh Thái Nguyên bằng mẫu phiếu điều tra
đƣợc lập sẵn. Số liệu điều tra đƣợc xử lý, tổng
hợp trên phần mềm Excell, Eviews, Frontier.
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong các sách,
báo, báo cáo, tạp chí, mạng internet và các tài
liệu văn bản, công trình nghiên cứu khác liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng một số phƣơng pháp
phân tích truyền thống nhƣ phƣơng pháp
thống kê mô tả, thống kê so sánh, phƣơng
pháp phân tổ để đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất chè của các hộ nông dân trƣớc và sau
biến động tăng giá đầu vào.
Áp dụng thành công các mô hình toán nhƣ
mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas, mô
hình hàm giới hạn sản xuất Frontier function
để phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ
thuật trong sản xuất chè của các hộ nông dân.
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
104
- Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas (CD):
Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng: Y = f
(Py, Pi, Di, u)
Vận dụng mô hình trên, nghiên cứu sử dụng
hàm sản xuất CD để phân tích ảnh hƣởng của
các yếu tố giá đến hiệu quả kinh tế sản xuất
chè của các hộ nông dân trồng chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Hàm CD đƣợc viết lại
dƣới dạng:
4.D4γ3.D3γ2.D2γ1.D1α5
5
α4
4
α3
3
α2
2
α1
1
αi
yi ePPPPPAPY
Trong mô hình trên: Y: Là thu nhập hỗn hợp
của chè/sào (MI/sào)
Py: Giá bán sản phẩm chè; P1: Giá phân
bón; P2: Giá thuốc trừ sâu;
P3: Giá nhiên liệu; P4: Giá thuốc
diệt cỏ; P5: Giá công lao động.
D1 (biến giả - loại hình hộ): D1 =1: Hộ
chuyên chè, D1 = 0: hộ kiêm chè.
D2 (biến giả - giới tính chủ hộ): D2 =1: Chủ
hộ là Nam, D2 = 0: Chủ hộ Nữ.
D3 (biến giả - Tập huấn kỹ thuật): D3 =1:
Chủ hộ đƣợc tập huấn, D3 = 0: Chủ hộ chƣa
đƣợc tập huấn.
D4 (biến giả - Công nghệ sản xuất): D4 =1:
Hộ sử dụng máy sao cải tiến, D4 = 0: Hộ
sử dụng công nghệ khác (máy vò chè mini,
thủ công).
A: là hằng số; αi (I = 1, 2, .., 7): là hệ số ảnh
hƣởng của các loại yếu tố đầu vào.
- Hàm giới hạn sản xuất (Frontier function):
Hàm sản xuất và hàm giới hạn sản xuất phản
ánh năng suất tối đa mà hộ nông dân sản xuất
chè có thể đạt đƣợc trong điều kiện kỹ thuật
và chi phí xác định. Ứng dụng mô hình hàm
sản xuất Cobb-Douglas dạng:
Y = A X1
α1
X2
α2
X3
α3
X4
α4
X5
α5
X6
α6
X7
α7
e
ui
Trong mô hình trên: Y: Năng suất chè búp
tƣơi (kg/sào);
X1: Khối lƣợng phân Đạm sử dụng (kg/sào);
X2: Khối lƣợng phân Lân sử dụng (kg/sào);
X3: Khối lƣợng phân Kali sử dụng (kg/sào);
X4: Khối lƣợng phân NPK sử dụng (kg/sào);
X5: Khối lƣợng thuốc trừ sâu (gói/sào);
X6: Khối lƣợng phân chuồng sử dụng
(kg/sào);
X7: Khối lƣợng ngày công lao động (ngày
công/sào);A: là hằng số; αi (i = 1, 2, .., 7): các
hệ số.
Đồ thị 01. Hàm giới hạn sản xuất (Frontier
Function)
Kết quả hàm giới hạn sản xuất trên đƣợc ƣớc
lƣợng trên phần mềm Frontier 4.1. Sử dụng
hàm giới hạn sản xuất sẽ cho biết hiệu quả sử
dụng các loại yếu tố đầu vào trong sản xuất
chè của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Đồng thời đánh giá đƣợc hiệu quả
kỹ thuật và các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến
hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của từng
hộ nông dân.
Hiệu quả kỹ thuật (TE): .100
Y
Y
TE
2
i
Hiệu suất đầu tƣ biên (MPP) của một đơn vị
đầu vào thứ i đƣợc xác định:
i
Xi
X
Y
MPP i
Sau khi ƣớc lƣợng đƣợc mô hình trên sẽ xác
định đƣợc mức đầu tƣ tối ƣu của hộ để tối đa
hoá lợi nhuận của yếu tố đầu vào thứ i:
Y..α
P
P
X i
Xi
y*
OLS
ML
E
X
i
Y
1
Y2
0
Y
i
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
105
Trong đó: X*: Mức đầu tƣ tối ƣu của hộ; Y :
Năng suất chè búp tƣơi bình quân; Py: Giá
đầu ra sản phẩm chè; PXi: Giá yếu tố đầu vào
thứ i.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng hiệu quả sản xuất chè của các hộ
Kết quả sản xuất chè của các hộ điều tra
Theo loại hình hộ
Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn
thƣờng là những hộ sản xuất chuyên chè, ở
nhóm hộ này cây chè đƣợc đầu tƣ tốt hơn,
đƣợc chú trọng hơn trong sản xuất. Chính vì
lý do đó dẫn đến kết quả là hộ chuyên sản
xuất chè có hiệu quả kinh tế cao hơn những
hộ kiêm.
Bảng 01 cho thấy kết quả sản xuất chè của
các nhóm hộ đều có sự thay đổi theo chiều
hƣớng tăng lên sau biến động giá. Giá trị sản
xuất chè của nhóm hộ chuyên tăng cao hơn so
với nhóm hộ kiêm. Sau biến động hộ chuyên
đạt giá trị sản xuất chè là 47.120 ngđ, hộ kiêm
đạt 26.949 ngđ. Tuy nhiên, về thu nhập hỗn
hợp thì nhóm hộ kiêm lại có tốc độ tăng cao
hơn nhóm hộ chuyên. Sở dĩ nhƣ vậy vì hộ
chuyên chè đầu tƣ các chi phí nhiều hơn
nhóm hộ kiêm nên chịu ảnh hƣởng của biến
động giá đầu vào cao hơn. Điều này đƣợc thể
hiện ở bảng số liệu 1, tốc độ tăng chi phí
trung gian của hộ chuyên sau biến động giá là
27%, chi phí của hộ kiêm chỉ tăng 22%.
Theo mức thu nhập
Trong quá trình sản xuất, việc đầu tƣ vào sản
xuất chè quyết định rất lớn đến năng suất và
sản lƣợng các loại sản phẩm của các hộ nông
dân. Với điều kiện kinh tế lớn hơn rất nhiều
so với hộ nghèo nên phần lớn các hộ khá
thuộc nhóm hộ chuyên chè kết quả sản xuất
chè của nhóm hộ này lớn hơn rất nhiều so với
hộ nghèo. Trái lại đối với hộ nghèo với thu
nhập chủ yếu từ trồng trọt do mức đầu tƣ về
sản xuất chè tƣơng đối thấp và chủ yếu diện
tích là trồng chè trung du cho năng suất thấp.
Đồng thời các hộ khá thì chủ yếu là sản xuất
các loài chè đã qua chế biến do nhóm hộ này
có điều kiện mua các loại máy hiện đại để sản
xuất chè, còn hộ nghèo do điều kiện kinh thế
khó khăn lên lƣợng chè tiêu thụ thƣờng là chè
búp tƣơi cho kết quả sản xuất thấp hơn nhiều.
Giá trị sản xuất của hộ khá cao gấp 2 lần hộ
trung bình và gấp 4,3 lần hộ nghèo. Thu nhập
hỗn hợp của hộ khá cao gấp 2,14 lần hộ khá
và gấp 5,9 lần hộ nghèo. Sau biến động giá,
giá trị sản xuất của các nhóm hộ đều tăng lên.
Hộ khá có giá trị sản xuất tăng từ 52.274
nghìn đồng lên 67.398 nghìn đồng, thu nhập
tăng từ 34.851 nghìn đồng lên 45.132 nghìn
đồng. Các chỉ tiêu của hộ nghèo có tăng
nhƣng tăng ít hơn nhiều so với hộ khá, giá trị
sản xuất tăng từ 15.130 nghìn đồng lên
15.662 nghìn đồng. Thu nhập hỗn hợp của hộ
nghèo lại giảm đi, trƣớc biến động đạt 9.640
nghìn đồng đến sau biến động chỉ đạt 8.862
nghìn đồng. Hộ trung bình có giá trị sản xuất
và thu nhập hỗn hợp đều tăng lên sau biến
động giá.
Hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra
Hiệu quả theo loại hình sản xuất:
Cả hai nhóm hộ chuyên chè và kiêm chè đều
chịu tác động của sự tăng giá đầu vào nên sau
biến động giá các chỉ tiêu hiệu quả đều thấp
hơn. Hiệu quả sử dụng vốn của hai nhóm hộ
có sự thay đổi khác nhau. Hiệu quả sử dụng
vốn của hộ chuyên giảm nhƣng hiệu quả sử
dụng vốn của hộ kiêm lại tăng do hộ kiêm đầu
tƣ ít chi phí vào cây chè. Hộ chuyên với
nguồn lực lớn, diện tích đất chè lớn nên đầu
tƣ vào cây chè nhiều, do vậy chi phí tăng mà
tốc độ tăng chi phí lại cao hơn tốc độ tăng thu
nhập nên hiệu quả sử dụng vốn giảm. Trƣớc
biến động, tính bình quân hộ chuyên, cứ đầu
tƣ một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè
thì tạo ra đƣợc 3,3 nghìn đồng giá trị sản xuất
và 2,1 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Sau biến
động, với mức đầu tƣ một nghìn đồng chi phí
vào sản xuất chè chỉ tạo ra 3,25 nghìn đồng
giá trị sản xuất và 2,06 nghìn đồng thu nhập
hỗn hợp. Điều này chứng tỏ hộ chuyên đầu tƣ
nhiều chi phí cho sản xuất chè nên chịu sự tác
động của tăng giá đầu vào nhiều hơn. Hộ
kiêm chè đầu tƣ một nghìn đồng vào sản xuất
chè trƣớc biến động tạo ra đƣợc 3,14 nghìn
đồng giá trị sản xuất và 1,99 nghìn đồng thu
nhập hỗn hợp. Sau biến động tăng lên 3,19
nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,06 nghìn
đồng thu nhập hỗn hợp.
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
106
Bảng 01. Kết quả sản xuất chè của hộ theo loại hình hộ (tính bình quân/hộ)
ĐVT: ngđ
Chỉ tiêu
Loại hình SX
Bình
quân
So sánh
Chuyên Kiêm
Tuyệt
đối
(ngđ)
Tương
đối
(lần)
Trước biến động
1. Giá trị sản xuất (GO)*** 37.568 21.601 30.542 15.967 1,73
2. Chi phí trung gian (IC)** 11.389 6.880 9.405 4.509 1,65
3. Thu nhập hỗn hợp (MI)** 23.903 13.697 19.412 10.206 1,74
Sau biến động
1. Giá trị sản xuất (GO)*** 47.120 26.949 38.245 20.171 1,74
2. Chi phí trung gian (IC)** 14.454 8.435 11.805 6.019 1,71
3. Thu nhập hỗn hợp (MI)** 29.862 17.389 24.373 12.473 1,71
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
Ghi chú: kiểm định t- test sự khác nhau giữa trung bình của hai tổ hộ kiêm và hộ chuyên. Cụ thể**độ tin
cậy đạt 95%, ***độ tin cậy đạt 99%.
Bảng 02. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của hộ theo thu nhập (tính bình quân/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo
Bình
quân
Trƣớc biến động
1. GO/ diện tích Ngđ/sào 6.343 4.482 4.191 4.924
2. MI/ diện tích Ngđ/sào 4.229 2.703 1.670 2.851
3. GO/IC Lần 3,71 2,89 3,07 3,16
4. MI/IC Lần 2,47 1,74 1,96 2,00
5. GO/LĐ Ngđ/LĐ 24,25 62,21 181 83,65
6. MI/LĐ Ngđ/LĐ 16,17 37,52 115 52,46
Sau biến động
1. GO/ diện tích Ngđ/sào 8.179 5.743 4.338 6.045
2. MI/ diện tích Ngđ/sào 5.477 3.593 2.454 3.813
3. GO/IC Lần 3,75 3,01 2,53 3,08
4. MI/IC Lần 2,51 1,88 1,43 1,93
5. GO/LĐ Ngđ/LĐ 21,54 64,44 140 72,83
6. MI/LĐ Ngđ/LĐ 14,42 40,32 79,76 43,72
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
Hiệu quả theo thu nhập
Đối với các hộ gia đình có thu nhập khá thì
việc đầu tƣ tái sản xuất ở mức độ cao, đầu tƣ
các trang thiết bị sản xuất, và chế biến chè
cho hiệu quả cao hơn so với hộ nghèo. Để rõ
hơn đƣợc điều này xem bảng 02 cho thấy
rằng năng suất và giá trị sản xuất của cây chè
ở nhóm hộ có mức thu nhập khá cao hơn hẳn
so với các hộ thuộc nhóm hộ có mức thu nhập
trung bình và nghèo. Điều này là do hộ khá có
điều kiện đầu tƣ về sản xuất chè ở tất cả các
khâu hiệu quả hơn so với hai loại hình còn lại.
Các chỉ tiêu GO, VA, MI có xu hƣớng biến
động khác nhau hộ khá cho hiệu quả sản xuất
cao hơn so với hộ nghèo và hộ trung bình.
Xem xét tới ảnh hƣởng của biến động giá cho
thấy, hiệu quả sử dụng đất của các nhóm hộ
đều tăng lên. Nhƣng hiệu quả sử dụng vốn
của các nhóm hộ khác nhau. Đối với nhóm hộ
khá và trung bình hiệu quả tăng, với nhóm hộ
nghèo thì đầu tƣ về chi phí lại giảm. Điều này
chứng tỏ sự biến động giá có ảnh hƣởng rất
lớn đến hộ nghèo. Hộ nghèo đã khó khăn thì
sau biến động giá lại càng lao đao hơn. Hiệu
quả lao động của các hộ nghèo và hộ khá
giảm đi, nhƣng hộ trung bình hiệu quả này lại
tăng lên.
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
107
Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố giá đến
hiệu quả kinh tế của hộ
Sau khi sử dụng phần mền Eviews để ƣớc
lƣợng các hệ số trong mô hình hàm sản xuất
Cobb – Douglas, kết quả uớc lƣợng thu đƣợc
hàm CD:
Y= 5,547.
195.0
5
-0.023
4
-0.048
3
-0.095
2
-0.323
1
0.219
y PPPPPP
D40.189 - 0.015D3 - 0.007D2-0.273D1e
Hệ số αi mang dấu (+) dƣơng, chứng tỏ khi
giá bán sản phẩm chè tăng lên làm cho thu
nhập hỗn hợp chè/sào tăng lên. Cụ thể, khi
các nhân tố khác không đổi, giá bán chè tăng
lên 1% thì thu nhập hỗn hợp/sào của hộ tăng
lên 0,219%, tức là khi giá bán sản phẩm chè
tăng lên 1 nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn
hợp trên sào trong sản xuất chè của hộ tăng
lên 0,731 nghìn đồng.
Các hệ số α1, α2, α3, α4, α5 mang dấu (-) âm
chứng tỏ khi giá các yếu tố đầu vào (giá phân
bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá
thuốc diệt cỏ, giá công lao động thuê ngoài)
tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp/sào của hộ
giảm đi.
Cụ thể, nhân tố quyết định lớn nhất tới hiệu
quả của hộ ở đây là giá của phân bón. Khi giá
phân bón tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp
của hộ/sào giảm 0,322%. Với điều kiện các
yếu tố khác không đổi, khi giá phân bón tăng
lên một nghìn đồng thu nhập hỗn hợp/sào của
hộ giảm đi 4,404 nghìn đồng. Trong điều kiện
giá đầu vào phân bón tăng cao nhƣ hiện nay,
các hộ đầu tƣ phân bón phải theo đúng hƣớng
dẫn kỹ thuật cũng nhƣ định mức bón phân
cho cây chè để với chi phí thấp nhất mà đạt
hiệu quả cao nhất.
Khi giá thuốc trừ sâu tăng thêm 1% thì thu
nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,095%, tức là
khi giá thuốc trừ sâu tăng lên 1 nghìn đồng
làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ giảm đi
1,572 nghìn đồng. Tác dụng của thuốc trừ sâu
là hạn chế sâu bệnh, lại kích thích cho chè
phát triển. Việc phun thuốc trừ sâu đem lại
hiệu quả sản xuất chè cao hơn. Tuy nhiên, các
hộ gia đình nên sử dụng thuốc trừ sâu và
thuốc kích thích một cách vừa phải, đúng kỹ
thuật để đảm bảo chất lƣợng của chè, tiết
kiệm chi phí.
Giá công lao động thuê ngoài cũng ảnh hƣởng
lớn tới thu nhập hỗn hợp/sào của hộ. Khi giá
công lao động thuê ngoài tăng lên 1% thì thu
nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm 0,195%. Tức
là khi giá công lao động thuê ngoài tăng lên 1
nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn hợp của hộ
giảm 0,437 nghìn đồng. Khi giá nhiên liệu
tăng lên 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào
giảm 0,048%, tức khi tăng giá nhiên liệu lên 1
nghìn đồng thu nhập hỗn hợp của hộ giảm
0,498 nghìn đồng. Khi giá thuốc diệt cỏ tăng
lên 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm
0,023%, tức khi giá thuốc diệt dỏ tăng lên 1
nghìn đồng thì thu nhập hỗn hợp của hộ giảm
0,054 nghìn đồng.
Biến giả về loại hình hộ trồng chè cho thấy hộ
chuyên chè có thu nhập hỗn hợp/sào thấp hơn
hộ kiêm là 0,273%. Điều này là do các hộ
chuyên chè đầu tƣ vào sản xuất chè nhiều hơn
hộ kiêm, chịu tác động của biến động giá các
yếu tố đầu vào cao hơn hộ kiêm. Biến giả về
công nghệ sản xuất cho thấy, hộ áp dụng máy
sao cải tiến sẽ có thu nhập hỗn hợp/sào thấp
hộ kiêm là 0,189%. Lý do là hộ áp dụng máy
sao cải tiến phải chi phí nhiều hơn về nhiên
liệu cho sản xuất, giá nhiên liệu tăng làm cho
chi phí của hộ tăng nên thu nhập hỗn hợp/sào
của hộ sử dụng máy sao cải tiến thấp hơn hộ
sử dụng công nghệ khác (máy vò chè mini
hoặc thủ công). Các yếu tố giới tính và
trình độ tập huấn của chủ hộ không có ý nghĩa
thống kê, tác động không rõ ràng đến thu
nhập/sào của hộ.
Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố đầu
vào tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật
trong sản xuất chè của các hộ
Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất và hiệu quả
kỹ thuật của các hộ nông dân sản xuất chè
đƣợc phản ánh trong kết quả ƣớc lƣợng hàm
sản xuất Cobb- Douglas (OLS - average
function và MLE - Frontier function).
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
108
Bảng 03. Kết quả ước lượng hàm giới hạn sản xuất
Tên biến
OLS (Average function) MLE (Frontier function)
Hệ số t- test Hệ số t- test
Hệ số tự do 3,814 5,315 3,816 6,762
Lƣợng Đạm Urê 0,059 1,591ns 0,042 1,415
Lƣợng Lân 0,083 1,562ns 0,074 1,353
Lƣợng Kali 0,0103 6,363 0,0104 9,230
Lƣợng NPK 0,043 3,182 0,045 5,579
Lƣợng thuốc trừ sâu 0,028 2,181 0,029 2,806
Lƣợng phân chuồng 0,057 3,843 0,057 3,872
Lƣợng ngày công LĐ 0,064 2,682 0,065 2,706
Sigma-square: 0.149766
Gamma: 0.850231
Sigma-square: 0.129173
Gamma: 0.870826
Ghi chú: ns: Không có ý nghĩa thống kê
Từ kết quả ƣớc lƣợng mô hình trong bảng 03
cho thấy các yếu tố đầu vào nhƣ phân hoá học
kali, phân NPK, thuốc trừ sâu, phân chuồng,
công chăm sóc có tác động làm tăng năng
suất chè của các hộ nông dân sản xuất chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Khi đầu tƣ tăng thêm 1% phân kali sẽ có tác
dụng làm cho năng suất chè búp tăng lên
0,01%. Tức là nếu đầu tƣ tăng thêm 1kg phân
kali/sào sẽ làm cho năng suất chè tăng lên
0,69 kg/sào. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, nếu đầu
tƣ tăng thêm 1% NPK làm cho năng suất chè
tăng thêm từ 0,043 % đến 0,045%, tức là nếu
các hộ bón thêm 1kg NPK/sào sẽ làm cho
năng suất chè tăng lên 1,76 kg/sào.
Nếu các hộ tăng mức đầu tƣ phân chuồng
thêm 1% sẽ làm cho năng suất chè tăng lên
0,057%, tức là cứ bón tăng thêm 1kg phân
chuồng/sào làm năng suất chè tăng 1,8kg/sào.
Cũng nhƣ vậy, đầu tƣ tăng thêm 1% ngày
công lao động làm cho năng suất chè tăng
0,064 – 0,065%.
Hệ số của Lƣợng phân đạm và phân lân
không có ý nghĩa thống kê, điều này có thể lý
giải do đầu tƣ yếu tố này của hộ đã ở mức
tƣơng đối cao nên tác động của chúng đến
mức năng suất chè thấp, không rõ ràng. Từ
kết quả ƣớc lƣợng mô hình, hiệu quả kỹ thuật
của các nhóm hộ nông dân trồng chè ở tỉnh
Thái Nguyên đƣợc xác định.
Bảng 04. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè
của các hộ điều tra
Mức hiệu quả
kỹ thuật
Số hộ Tỷ lệ (%)
< 60 % 0 0
60 – 70 % 42 11,69
70 – 80 % 105 39,62
80 – 90 % 71 26,79
90 – 95 % 36 17,35
95- 100 % 11 4,55
Hiệu quả kỹ thuật
bình quân
79,40 %
(Nguồn: Kết quả chạy hàm Frontier function)
Bảng 04 cho thấy hiệu quả kỹ thuật bình quân
của các hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đạt 79,40% so với năng suất tiềm
năng có thể đạt đƣợc trong điều kiện canh tác
bình thƣờng. Nhƣ vậy, trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên vẫn còn khả năng tăng năng suất chè
nếu đầu tƣ thêm các yếu tố đầu vào nhƣ phân
kali, NPK, phân chuồng và công lao động cùng
đồng thời với việc nâng cao trình độ kỹ thuật
trồng chè cho các hộ nông dân sản xuất chè.
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
109
Dựa vào kết quả ƣớc lƣợng OLS và MLE xác
định đƣợc mức đầu tƣ tối ƣu trong sản xuất
chè của hộ để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa/sào
nhƣ sau:
Bảng 05. Mức đầu tư tối ưu/sào của hộ
Yếu tố đầu
vào
ĐVT Lƣợng đầu tƣ
Phân Kali Kg 7,04
Phân NPK Kg 17,86
Phân chuồng Kg 173,67
Thuốc trừ sâu Gói 17,67
Công lao
động
Ngày
công
4,4
(Nguồn: Tính toán từ kết quả ước lượng hàm
frontier function)
Tóm lại, qua xây dựng mô hình cho thấy các
yếu tố đầu vào nhƣ phân NPK, Kali, phân
chuồng, thuốc trừ sâu, công lao động có vai
trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả kỹ
thuật của hộ nông dân sản xuất chè.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế và hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè
cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
Hỗ trợ cho quá trình thúc đẩy tập trung nguồn
lực, tăng quy mô sản xuất của nông hộ thông
qua các chính sách về đất đai, vốn tài chính.
Phát triển kinh tế hợp tác kể cả là ở cấp độ
HTX hay cấp độ tổ nhóm đều có tác dụng tốt
cho việc hộ trợ nông dân vƣợt qua khó khăn
khi giá biến động. Hỗ trợ sản xuất các sản
phẩm đặc sản, các sản phẩm chất lƣợng cao.
Nhƣ thế cần phải xây dựng và thúc đẩy các
chƣơng trình phát triển sản phẩm chè có chỉ
dẫn địa lí và nguồn gốc xuất xứ, canh tác sản
xuất chè chất lƣợng theo quy trình VietGap
Cần có các chính sách đặc biệt ƣu đãi trong
một số lĩnh vực thật nhạy cảm nhƣ giống, phân
bón. Ổn định giá đầu vào đầu ra cho nông
nghiệp thông qua xây dựng các kho đệm, quỹ
dự phòng ở các hiệp hội doanh nghiệp.
Tiếp tục khuyến khích bà con nông dân trồng
mới và trồng thay thế các giống chè cũ bằng
các giống chè mới cho năng suất cao nhƣ
LDP1, LDP2, TRI777... Hƣớng dẫn các hộ
nông dân canh tác chè theo quy trình kỹ thuật
đƣợc khuyến cáo, sử dụng nguồn phân bón
hữu cơ, giảm lƣợng phân hoá học ở mức hợp
lý, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vào, từ đó góp phần nâng cao năng
suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của hộ.
Tăng cƣờng công tác khuyến nông, các lớp
tập huấn kỹ thuật về làm chè sạch, chè an
toàn, cung cấp kịp thời các thông tin về thị
trƣờng cho các họ nông dân, nhằm giúp các
hộ sản xuất chè chủ động ra quyết định sản
xuất với sự thay đổi của thị trƣờng một cách
hợp lý.
KẾT LUẬN
Sản xuất chè đã góp phần giải quyết nhiều
công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời
sống kinh tế của hộ. Ngoài ra trồng chè còn
có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
bảo vệ môi trƣờng sinh thái trên địa bàn, góp
phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và
phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Từ
những kết quả nghiên cứu trên cho thấy còn
nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất và sản
lƣợng chè của các hộ nông dân trên địa bàn
Tỉnh. Để tăng năng suất chè cần chú ý tới
lƣợng đầu tƣ phân kali, phân NPK, phân
chuồng, công lao động và tăng cả hiệu quả
của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc chè.
Nâng cao trình độ học vấn của ngƣời trồng
chè, tăng cƣờng các lớp tập huấn kỹ thuật và
hạch toán kinh tế, nâng cao chấ lƣợng của sản
phẩm chè với hƣớng đi sản xuất chè an toàn,
chè hữu cơ, tăng cƣờng hợp tác trong sản xuất
và tiêu thụ chè là các yếu tố cần thiết để nâng
cao hiệu quả trong sản xuất chè của nông hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Văn Chấn (1999), Xu hướng phát triển
thị trường chè các tỉnh miền núi phía Bắc, Viện
KTNN, Bộ NN&PTNT.
2. Cục Thống kê Thái Nguyên (2012), Niên giám
thống kê năm 2012, Công ty cổ phần in Thái
Nguyên, Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 103 - 110
110
3. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam -
Năng lực cạnh tranh và xuất khẩu, Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội.
4. Lê Tất Khƣơng, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè
sản xuất và chế biến, Nxb Nông nghiệp Hà Nội
5. Đoàn Hùng Tiến (1998), Thị trường sản phẩm
chè thế giới - Tuyển tập các công trình nghiên cứu
về chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Trần Chí Thiện (2013), Giáo trình Nguyên lý
thống kê, Nxb Thống kê Hà Nội.
SUMMARY
EFFECTIVENESS OF HOUSEHOLD’S TEA PRODUCTION IN THAI NGUYEN
Nguyen Thi Phuong Hao
*
College of Economics and Business Administration – TNU
Thai Nguyen locates in the centre of the North Vietnam and it is the gateway for socio-economic
exchanging between mountainous regions and other provinces in the Red River Delta. Thai
Nguyen is bordered by Bac Kan to the north, Vinh Phuc and Tuyen Quang to the west, Lang Son
and Bac Giang to the east and Hanoi, the capital of Vietnam to south. The terrain of Thai Nguyen
is not very complex compared with other neighbouring provinces, the climate and land is
favourable for agricultural and industrial plants especially tea plants. There are only 18.000 ha for
tea growing and Thai Nguyen has been a famous province for special green tea, which are
primarily produced by the households. In Thai Nguyen, growing green tea is considered as a factor
for poverty reduction and improvement the living condition of people. This paper refers to the
issue of economic efficiency and technical efficiency in tea production of household.
Keywords: Economic efficiency, Technical eficiency, green tea, household
Ngày nhận bài:30/12/2013; Ngày phản biện:16/01/2014; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014
Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN
*
Tel: 0913 079111, Email: haontp@tueba.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_san_xuat_che_cua_cac_ho_nong_dan_tai_thai_nguyen.pdf