Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
72 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệp định thương mại Việt - Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam xuất khẩu hàng hoá của mình sang Mỹ vì khi đó hàng Việt Nam vào
Mỹ thuế trung bình sẽ giảm từ 40% xuống 3%. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt-
Mỹ tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, từ đó góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, cải
thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Mỹ.
Hàng nông sản:
Khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, ta sẽ thuận lợi hơn trong việc mở rộng
thị trường tiêu thụ nông sản. Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh lệch giữa có MFN
và phi MFN là 10% và 50% nên khi có MFN, nước ta có thể xuất khẩu hàng chục triệu
USD rau quả tươi sang Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm nghiêm ngặt của Mỹ (Thuế suất của rau quả giảm từ 22 cent/kg xuống còn 1 cent/
kg và quả tươi giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4 cent/kg, chè xanh từ 20% xuống 7%). Hiện
nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 30 triệu USD hạt điều. Các chuyên gia Bộ
Thương mại dự đoán kim ngạch xuất khẩu hạt điều có thể tăng lên gấp đôi (60 triệu
USD) nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp ứng được đòi hỏi
về chất lượng. Nước ta mỗi năm xuất sang Mỹ trên 100 triệu USD cà phê. Các nhà xuất
khẩu cà phê Việt Nam đã có kinh nghiệm trụ ở thị trường Mỹ nên khả năng xuất khẩu
mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hàng dệt may:
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa được ký kết đã mở ra nhiều triển vọng mới cho
ngành dệt may trong thời gian tới bởi Mỹ luôn đứng đầu các nước trên thế giới về nhập
khẩu hàng dệt may. Theo tình hình hiện nay, sau khi Việt Nam được hưởng Quan hệ
Thương mại bình thường, Việt Nam có thể xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ
USD ngay từ năm đầu tiên nếu chuẩn bị tốt các điều kiện. Khả năng gia tăng kim ngạch
xuất khẩu dệt may vào Mỹ có nhiều triển vọng do giá lao động thấp, các công ty Mỹ
sẽ tìm kiếm nguồn hàng giá thành rẻ với số lượng lớn tiêu thụ ở Mỹ. Hiện nay, hàng
dệt may Việt Nam với chất lượng cao và chủng loại phong phú đã được các thị trường
khó tính Nhật và EU chấp nhận sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng Mỹ nhất là khi thuế
quan bị cắt giảm bởi quy chế NTR. Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, hàng dệt may là
mặt hàng được bảo hộ cao bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch, trong quan hệ song
phương sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Nếu mở được thị trường này,
hàng dệt may của Việt Nam theo khả năng sản xuất có thể thu hút được các nước khác
đầu tư vào Việt Nam làm hàng xuất khẩu đi Mỹ.
Hàng giày dép:
47/70
Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường này cũng có
thể đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép mà Việt
Nam có thể đạt được trong năm nay.
Bà Châu Huệ Cẩm, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhận định với thị trường Mỹ, hàng da
giày của Việt Nam có thể tham gia vào thị trường “thượng lưu” nếu đi kèm với mác của
các hãng nổi tiếng như Adidas, Reebok. Còn với phân khúc thị trường “hạ lưu” thì phải
cạnh tranh với hàng của Trung Quốc. Tuy vậy, thị trường Mỹ cũng không khó tính, nếu
đã vào được thì khả năng trụ lại là không quá khó khăn.
Nhận xét về khả năng tăng tốc của ngành Da Giày Việt Nam , một chuyên gia của Viện
Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại) khẳng định, với Hiệp định thương mại Việt-
Mỹ, thuế suất thuế nhập khẩu từ mức 35% trước đây sẽ chỉ còn 20% đối với mặt hàng
giày dép của Việt Nam sang Mỹ. Trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có
hiệu lực, sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu tới hơn 40 nước, trong đó thị trường
chủ yếu là các nuớc EU, Mỹ, Nhật. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước có số
lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU, do lợi thế giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp
nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao.
Hàng thuỷ - hải sản:
Thời gian qua, Mỹ luôn luôn là một trong những thị trường lớn nhất nhập khẩu các mặt
hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam như tôm sú, điệp, nghêu, cá tra, cá đồng, cá basa đông
lạnh và chỉ đứng thứ 2 sau Nhật trong danh sách 10 thị trường có thị phần cao nhất của
hàng thuỷ, hải sản Việt Nam .
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm gần
đây: từ 39 triệu USD năm 1997 lên 80 triệu USD năm1998 và 129 triệu USD năm 1999.
Trong 8 tháng đầu năm nay, lượng thuỷ sản của ta xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá 206,6
triệu USD. Ước tính, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong cả năm
nay sẽ đạt trên 250 triệu USD.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2000- 2010:
48/70
49/70
Dự đoán trên dựa vào các cơ sở sau đây:
- Những năm 2000 - 2005 tăng trưởng đột biến (tổng xuất khẩu của ta vào Mỹ tăng 6 lần
trong 5 năm), đặc biệt các mặt hàng tăng mạnh nhất là: giày dép, may mặc, máy móc,
điện tử, đồ gỗ, đồ chơi, nông sản chế biến, đây là thời kỳ chuyển hướng thị trường và
thay đổi cơ cấu kinh tế. Thời kỳ này chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu các hàng mà ta có ưu
thế về thủ công và lao động rẻ như: giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ truyền thống
và bước đầu phát triển máy móc và hàng chế biến cao chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.
- Thời kỳ 2005- 2010 xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ sẽ tăng chậm lại nhưng phải tăng
gần gấp đôi trong 5 năm. Hàng nguyên liệu thô và nông sản thô tăng chậm hơn hay giữ
nguyên thị phần.
- Đến năm 2010 thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 0,96% là
một chỉ tiêu cao (năm 1998 Malaysia chiếm được thị phần vào khoảng trên 2% nhập
khẩu của Mỹ đứng thứ 12 trong đối tác thương mại của Hoa Kỳ). Ta chỉ có thể đạt được
quy mô trên khi ta đẩy mạnh được công nghiệp hoá, thu hút mạnh mẽ đầu tư Hoa Kỳ,
chủ yếu của các công ty siêu quốc gia, đồng thời sử dụng tốt lực lượng người Việt Nam
tại Hoa Kỳ, vào các ngành công nghiệp với quy mô lớn làm hàng xuất khẩu trở lại Hoa
Kỳ như máy móc thiết bị, điện tử, viễn thông, điện đồng thời tận dụng cả các mặt hàng
tốn nhiều sức lao động như: dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ,
văn hoá phẩm...
- Nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm
vào khoảng 10% và dự kiến trong thập kỷ tới sẽ vẫn đạt được thịnh vượng như thập kỷ
qua do toàn cầu hoá thành công và các nền kinh tế khác cũng được hưởng chung thành
quả này. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000- 2010 dự kiến tăng thấp hơn thập kỷ qua trung
bình 4% năm (năm 2010 so 1998 tăng 26%).
50/70
Thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của
việt nam sang mỹ
Những quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu.
Luật pháp nước Mỹ quy định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng
hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang. Bộ Thương mại,
Văn phòng đại diện thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải quan
Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề này. Các giấy tờ cần xuất trình trong
quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm: Giấy nhập khẩu hải quan; Hoá đơn thương mại; Danh
mục kiện hàng (nếu có); Giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của chính quyền liên bang
hay địa phương. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các
quy định về chất lượng, kỹ thuật...Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống
các quy định về luật lệ của Mỹ thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này.
Sau đây là các quy định của Mỹ về nhập khẩu:
Nhãn hiệu và thương hiệu:
Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan
Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký
bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều
bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải
quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị
tịch thu sung công.
Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các
bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền
là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ
bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần
đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành.
Hạn ngạch nhập khẩu:
Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hoá, ở Mỹ còn áp dụng hạn
ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần
lớn hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan quản lý và chia làm 2 loại: hạn ngạch thuế
quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng
nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế giảm trong một thời gian nhất
định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho
một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định,
51/70
nếu vượt quá sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn
cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt.
Một số mặt hàng sau đây khi nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch:
+ Hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với: sữa và kem các loại, cam, quýt, ôliu, xirô,
đường mật,wiskroom chế toàn bộ hoặc một phần từ thân cây ngô.
+ Hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với: thức ăn gia súc, sản phẩm thay thế bơ, sản phẩm
có chứa 45% bơ béo trở lên, pho mát được làm từ sữa chua diệt khuẩn, sôcôla có chứa
5,5% trọng lượng là bơ béo trở lên, cồn êtylen và hỗn hợp của nó dùng làm nhiên liệu.
Ngoài ra Cục Hải quan Mỹ còn kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi nhân tạo, hàng
pha tơ lụa, hàng làm từ sợi thiên nhiên được sản xuất tại một số nước theo quy định.
Việc kiểm soát này được tiến hành dựa trên những quy định trong Hiệp định hàng dệt
mà Mỹ đã ký với các nước.
Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được quy định rất chi tiết
và rõ ràng đối với từng nhóm hàng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và giám định do các cơ
quan chức năng thực hiện.
Hàng dệt:
Các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác quy định: các thành phần
sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên, các loại nhỏ hơn 5%
phải ghi là “các loại sợi khác”. Phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Federal Trade
Commission (FTC) của Mỹ cấp.
Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa:
Pho mát và các sản phẩm pho mát phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Mỹ, và hầu hết phải xin giấy phép
nhập khẩu và quota của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về thực phẩm, và điều luật về nhập
khẩu sữa. Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu bởi những người có giấy phép nhập
khẩu do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn
phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp.
Thịt và các sản phẩm thịt:
Thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo các quy định của Bộ Nông
nghiệp Mỹ và phải qua giám định của Cơ quan giám định y tế về động - thực vật
(APHIS) và của Cơ quan giám định về an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải
52/70
quan. Các sản phẩm từ thịt sau khi đã qua giám định của Cơ quan giám định động - thực
vật (APHIS) còn phải qua giám định của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
(FDA).
Động vật sống:
Động vật sống khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm
dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức khoẻ của chúng và
chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định.
Gia cầm và các sản phẩm gia cầm:
Gia cầm sống, lạnh đông, đóng hộp, trứng và các sản phẩm từ trứng khi nhập khẩu vào
Mỹ phải theo đúng quy định của APHIS và của Cơ quan giám định an toàn thực phẩm
thuộc USDA.
Cây và các sản phẩm từ cây:
Cây và các sản phẩm từ cây phải tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp, có thể bị
hạn chế hoặc cấm. Các sản phẩm này bao gồm cả trái cây, rau, cây trồng, rễ cây, hạt, sợi
từ cây kể cả bông và các cây làm chổi, hoa đã cắt, một số loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ sẻ,
đều cần có giấy phép nhập khẩu.
Hoa quả, rau và hạt các loại:
Rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải bảo đảm các yêu cầu về chủng
loại, kích cỡ, chất lượng, độ chín. Các mặt hàng này phải qua Cơ quan giám định an
toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn nhập khẩu.
Đồ điện gia dụng:
Đồ điện gia dụng khi nhập khẩu vào Mỹ phải ghi trên nhãn mác các tiêu chuẩn về điện,
chỉ tiêu về tiêu thụ điện theo quy định của Bộ Năng lượng, Hội đồng Thương mại Liên
bang, cụ thể là đối với: tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát, máy sấy quần áo, thiết bị đun
nước, thiết bị lò sưởi, điều hoà không khí, lò nướng, máy hút bụi, máy hút ẩm.
Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế:
Thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy
định của Federal Drug and Cosmetic Act. Theo đó, những mặt hàng kém chất lượng
hoặc không bảo đảm vệ sinh an toàn cho người sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu, buộc phải
huỷ hoặc đưa về nước xuất xứ.
53/70
Nhiều mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, sản phẩm sữa, thịt, trứng, trái cây, rau còn
phải tuân theo các quy định như đã nêu ở trên.
Hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy định của National Marine Fisheries
Service thuộc Cục quản lý môi trường không gian và biển và Bộ Thương mại Mỹ.
Làm thủ tục hải quan:
Đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, khi muốn làm thủ tục hải quan để xuất khẩu vào
Mỹ có thể thông qua người môi giới hoặc thông qua các công ty vận tải. Thuế suất có
sự phân biệt rất lớn giữa những nước được hưởng quy chế Thương mại bình thường
(NTR) với những nước không được hưởng (Non-NTR), có hàng hoá có thuế, có hàng
hoá không thuế, nhưng nhìn chung thuế suất ở Mỹ thấp hơn so với nhiều nước khác.
Luật chống bán phá giá (ADs):
ở Mỹ có Luật chống bán phá giá (ADs). Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế
hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà, và như vậy, nước bị
kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với
tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ.
Luật chống bán hạ giá (CVDs):
Thuế chống bán hạ giá( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của trợ cấp
xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu sang Mỹ.
Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố ý, gây “chấn
thương” kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ.
Tại thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng sản phẩm.
Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hoá bán tại
Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ
này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán hàng. Các nhà kinh doanh tại
thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh rất gay gắt như nhiều người mô tả là “một mất
một còn”. Cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn. Người tiêu dùng Mỹ thường nôn
nóng nhưng lại mau chán, vì thế nhà sản xuất phải sáng tạo và thay đổi nhanh đối với
sản phẩm của mình, thậm chí phải có “ phản ứng trước ”.
Mặc dù khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được Quốc hội hai nước thông qua, hàng
hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ được hưởng NTR, nhưng vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với
hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác đang được hưởng
NTR trên thị trường Mỹ, trong cuộc chiến này chất lượng và giá cả là quyết định. Hàng
hoá của Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng một số mặt hàng có chất lượng thấp
hơn và giá thành cao hơn, khó có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước nói trên vốn
đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng hoá của Việt Nam hàng chục năm.
54/70
Như vậy, những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu là những trở ngại phi
thuế quan mà hàng hoá của Việt Nam không dễ vượt qua. Nếu Việt Nam được hưởng
NTR/GSP mà chất lượng hàng hoá không tăng và giá cả không hạ hoặc phía Mỹ vẫn áp
dụng các quy định nhập khẩu truyền thống thì việc tăng kim ngạch và cơ cấu hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ là nan giải.
Để vào được thị trường Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp
Việt Nam còn phải tìm hiểu và nắm vững hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như hệ
thống hạn ngạch của Mỹ. Mỹ có một hệ thống pháp luật về Thương mại vô cùng rắc rối
và phức tạp. Khi các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được những rào cản này thì việc
xâm nhập thị trường Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Vấn đề gian lận thương mại.
Vấn đề gian lận thương mại giữa các nước cũng được coi như là một thách thức đối
với Việt Nam khi được hưởng NTR. Khi đó nếu được Mỹ áp dụng GSP (Hệ thống ưu
đãi thuế quan phổ cập) đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì sẽ xảy
ra tình trạng hàng hoá một số nước mạo danh là hàng của Việt Nam để được hưởng ưu
đãi. Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp hơn nhiều so với hàng của Việt
Nam, thậm chí chỉ bằng một nửa giá thành của Việt Nam, lại được hưởng thuế suất ưu
đãi (thông thường dưới 5%), thì hàng của các nước này chắc chắn sẽ cạnh tranh và đánh
bật hàng của Việt Nam và chiếm được thị phần trong thị trường Mỹ.
Để chống gian lận thương mại hai bên phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu như EU và
Việt Nam đã từng làm để hình thành cơ chế kiểm tra kép đối với mặt hàng giày dép trên
cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ.
Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh những tác động tích cực mà công tác xúc tiến thương mại đem lại cho các
doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề khó khăn nhất hiện nay vẫn là việc cung cấp thông tin
chưa đầy đủ, cập nhật, chưa hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài
nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa
quyết định. Đây là đối tượng nghiên cứu của các tổ chức xúc tiến thương mại và là mảng
hoạt động lớn nhất trong xúc tiến thương mại. Nếu tổ chức khai thác và chuyển tải thông
tin tốt, chất lượng thông tin cao thì hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại được khẳng
định và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Ngược lại tổ chức thông tin thiếu chính
xác, không đầy đủ, không kịp thời hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thì
công tác xúc tiến thương mại sẽ không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, thậm chí
còn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.
55/70
Thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói
chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường thông tin
được coi là một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Trong sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt của thị trường, nắm bắt được nhu cầu khách hàng càng đầy đủ,
nhanh chóng thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn và do đó hoạt động kinh
doanh có hiệu quả hơn, sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.
Do chưa hiểu đầy đủ, cụ thể về một ngành nào hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào và
về nhu cầu của doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thông tin từ các
tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp còn mang tính chất chung chung,
chưa cụ thể và kịp thời. Trong khi đó các doanh nghiệp rất cần thông tin chuyên ngành
cụ thể về thị trường, mặt hàng...
Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên hạn chế, việc tiếp cận và xử lý thông tin
còn yếu nên nhiều khi chương trình xúc tiến không nhằm đúng đối tượng, lĩnh vực kinh
doanh làm cho hiệu quả thấp.
Do không được hỗ trợ về mặt kinh tế nên đa số các tổ chức xúc tiến thương mại hoạt
động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi”, do vậy họ hướng vào lợi nhuận hơn là hướng
vào lợi ích của quốc gia, lợi ích của các doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường xuất
khẩu, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống xúc tiến thương mại theo hướng phục vụ
khách hàng rõ rệt. Ông Greg Dodds, Tổng giám đốc điều hành khu vực Đông Bắc á, cơ
quan xúc tiến xuất khẩu của Australia(Austrade) cho rằng “Xúc tiến thương mại là giúp
từng doanh nghiệp tăng doanh thu ở thị trường ngoài nước. Các cơ quan xúc tiến thương
mại cần tập trung đáp ứng nhu cầu thực sự của các cơ quan xuất khẩu do bản thân các
cơ sở này, chứ không phải ai khác đưa ra”.
Muốn làm ăn với Mỹ, chúng ta phải có hệ thống thông tin hiện đại. Phương tiện hữu
hiệu nhất hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho các doanh nghiệp là Internet.
Hiện nay giá dịch vụ Internet ở Việt Nam còn quá cao so với nhiều nước. Ngay ở Mỹ,
người sử dụng chỉ trả 1USD/ngày, còn ở Việt Nam là 1USD/giờ. Nhà nước cần tính đến
lợi ích chung của xã hội chứ không nên vì lợi ích của một số ngành mà để mất đi lợi thế
có tính toàn cầu này. Nếu chúng ta không có thông tin hiện đại thì không thể hội nhập
với thế giới, không thể xuất khẩu và cạnh tranh được.
56/70
Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các
ngành hàng chủ lực
Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực.
Thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua cho thấy
một số nhóm, mặt hàng đạt kim ngạch khá và tăng đều qua các năm do các doanh nghiệp
của ta đã thiết lập được hệ thống các kênh phân phối tương đối ổn định trên thị trường
Mỹ và vẫn đảm bảo được nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp nhằm tận dụng
lợi thế so sánh của mình. Để hưởng lợi trực tiếp từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, chúng ta cần tổ chức tốt các ngành hàng sau đây là
các ngành hàng có triển vọng tốt để thâm nhập thị trường Mỹ:
- Dệt may.
- Giày dép.
- Thuỷ sản.
- Sành sứ.
- Mây tre đan.
` - Đồ gỗ và đồ nội thất.
- Rau quả chế biến.
- Hàng cơ khí và kim khí.
- Gạo, cao su, cà phê.
- Hàng thêu ren.
- Đá ốp lát.
Sau đây là giải pháp đối với một số ngành trọng yếu:
Đối với hàng dệt may: Làm ăn với doanh nghiệp Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam phải tiếp cận với phương thức sản xuất và xuất khẩu FOB. Vì lẽ, hàng dệt
may bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ và tỷ lệ nội địa hoá trên sản phẩm khi xuất khẩu
vào thị trường này. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may cần tích cực tìm kiếm thị
57/70
trường bán hàng thành phẩm FOB và đặc biệt lưu ý đến các hàng hoá với chất lượng
bình dân, giá rẻ. Đây sẽ là cơ hội xâm nhập vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, ngành dệt
may Việt Nam cũng phải chịu sức ép của tiến trình hội nhập kinh tế. Đến năm 2004, thị
trường EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước WTO. Vào năm 2006, theo lộ trình
của AFTA, chúng ta sẽ xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu. Riêng thị trường Mỹ, sẽ
ấn định hạn ngạch dệt may trong thời gian sớm nhất.
Trước thách thức đó, ngành dệt may Việt Nam cần tập trung giải quyết 4 vấn đề lớn sau:
Một là, xây dựng chương trình đầu tư phát triển cho toàn ngành từ nay đến năm 2010;
trong đó tập trung đầu tư cho ngành dệt dưới dạng các cụm công nghiệp nhằm tạo ra
nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao cung cấp cho ngành may xuất khẩu. Hai là, kết
hợp chương trình đầu tư chiều sâu đối với các doanh nghiệp hiện có với chương trình
cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may nhằm từng bước hình thành doanh
nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ chuyên sâu, phù hợp với trình độ quản lý hiện nay.
Ba là, đối với ngành may, do đặc thù vốn đầu tư thấp, công nghệ và lao động không quá
phức tạp nên có thể phát triển rộng khắp đến tận các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
trên cơ sở củng cố 4 trung tâm làm hàng xuất khẩu chất lượng cao, đó là Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bốn là, đổi mới hệ thống quản lý, phương
pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả các cuộc làm việc với các đối tác nước ngoài,
đặc biệt là doanh nhân Mỹ trên cơ sở đúng thời hạn giao hàng và ổn định số lượng, chất
lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là chiến lược dài hạn tăng cường khả năng xuất khẩu các
loại bông, sợi hoá học, vải, nguyên phụ liệu trong nước; nâng cao năng lực cũng như
quy mô sản xuất của các xí nghiệp may và chất lượng thiết kế mẫu mã, khả năng bán
hàng theo phương thức FOB, tham gia hội chợ triển lãm, liên kết mạng lưới bạn hàng
trong việc cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh những cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành dệt may, Nhà nước
vẫn cần hỗ trợ các chính sách về vốn đầu tư, ưu đãi thuế, khuyến khích sản xuất mặt
hàng mới.
Đối với hàng giày dép: Thị trường Mỹ rất coi trọng các tiêu chuẩn về kỹ thuật đòi hỏi
chất lượng rất cao. Hàng hoá phải được phía Mỹ kiểm tra rồi mới chấp nhận cho nhập.
Việc ký kết Hiệp định thương mại vừa qua, Nhà nước chỉ mới tạo ra hành lang pháp lý
cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong quá trình trao đổi thương mại, còn bản thân
các doanh nghiệp phải tự lo liệu hết các khâu từ việc tìm đối tác, tìm nhu cầu sản phẩm
trên thị trường tới việc thoả thuận giá cả, làm hàng mẫu...Hiện nay, đã có nhiều doanh
nghiệp tìm được đối tác và bắt đầu sản xuất hàng mẫu, chỉ chờ khi Hiệp định được thông
qua là sẽ xuất khẩu. Một số ít doanh nghiệp da giày có sản phẩm giày xuất khẩu sang
thị trường Mỹ hoặc qua đối tác trung gian xuất khẩu sang Mỹ sẽ có điều kiện mở rộng,
đẩy mạnh sản xuất và tăng kim ngạch xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài có điều kiện xuất khẩu số lượng lớn sang Mỹ sẽ giãn bớt ở thị trường EU
và trước mắt tạo điều kiện cho số đông các doanh nghiệp của ta duy trì và phát triển sản
xuất, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp giày Việt
58/70
Nam sẽ tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị và nâng cao trình độ quản lý,
kỹ thuật để tiếp cận và mở rộng thị trường vào Mỹ.
Hiện nay, ngành Da giày Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, đó là sự cạnh
tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu giày; trong đó đáng chú ý là Trung Quốc. Trình
độ kỹ thuật, quản lý sản xuất chưa cao, chi phí lớn làm cho giá thành cao, điều này rất
bất lợi khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Phần lớn các doanh nghiệp của ta còn phụ thuộc
vào đối tác gia công nên việc thâm nhập thị trường Mỹ chưa chủ động. Đối với số đông
các doanh nghiệp, việc hiểu biết các quy định, các luật trong thương trường Mỹ còn ít.
Nếu các doanh nghiệp ngành Da giày không nhanh chóng có kế hoạch đầu tư chiều sâu
cải tiến mẫu mã, xây dựng công nghệ khuôn đúc cho riêng mình thì e rằng khó có thể
thâm nhập được vào thị trường Mỹ khó tính nhưng nhiều triển vọng về lâu dài này.
Vì vậy, về lâu dài, đối với sản xuất trong nước cần đẩy mạnh việc chuyển dần từ nhận
gia công sang chủ động mua nguyên liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà
nước cần đầu tư xây dựng một số Khu Công nghiệp liên hoàn về ngành thực phẩm và da
giày để hỗ trợ nhau và tạo nên hiệu quả kinh tế tối ưu, bao gồm: nhà máy giết mổ, chế
biến thức ăn sẵn, chế biến đồ hộp, thuộc da, chế biến sản phẩm da và thiết kế mẫu mốt.
Liên doanh với các đối tác nước ngoài nhưng yêu cầu họ phải từng bước chuyển giao
công nghệ...
Tổng công ty Da giày Việt Nam đã thành lập và hoạt động được một thời gian; bởi vậy,
cần đúc rút những kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra phương hướng
đầu tư phù hợp trong thời gian tới.
Tổng công ty Da giày đã và đang đầu tư xây dựng mới từ 2 đến 3 nhà máy sản xuất mũ
giày phục vụ sản xuất giày xuất khẩu. Các trường hợp đầu tư mở rộng trong ngành giày
nên được hưởng ưu đãi (theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước như đối với đầu tư
xây dựng cơ sở mới).
Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư thì không bắt buộc phải có vốn tự có
tương đương 30% khoản vay. Đề nghị hạ mức này xuống 10% hoặc bãi bỏ hoàn toàn
điều kiện này. Ngân hàng sẽ tư thẩm định dự án đầu tư và cho vay dựa trên những tính
toán về hiệu quả đầu tư.
Đối với hàng thuỷ sản: Theo các chuyên gia, để có thể trụ vững ở thị trường này, các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam sẽ phải không ngừng nâng cao chất
lượng bởi hệ thống kiểm soát chất lượng của Mỹ rất ngặt nghèo, sự cạnh tranh giữa các
sản phẩm cùng loại nhập từ nước khác là vô cùng quyết liệt. Về chất lượng, theo quy
định của Mỹ, tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ, đặc biệt là các mặt
hàng thực phẩm chế biến, trong đó có hàng thuỷ sản, đều phải qua khâu kiểm tra chất
lượng rất chặt chẽ của Cơ quan Kiểm soát chất lượng thực phẩm và dược phẩm Mỹ
(FDA). Mặt khác, riêng đối với mặt hàng thuỷ sản, Mỹ chỉ áp dụng tiêu chuẩn hệ thống
59/70
kiểm soát HACCP (chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn chất lượng của riêng nước
này), chứ không chấp nhận bất cứ một tiêu chuẩn nào khác, kể cả tiêu chuẩn kiểm tra
chất lượng được coi là rất khắt khe của Liên minh Châu âu (EU). Chính vì vậy, hiện
chỉ có 25 doanh nghiệp Việt Nam xây dựng được tiêu chuẩn chế biến thủy, hải sản theo
chương trình HACCP có thể xuất sang thị trường Mỹ, trong khi đó có rất nhiều doanh
nghiệp khác mặc dù đã được EU đưa vào danh sách nhóm 1 (được xuất trực tiếp sản
phẩm thuỷ hải sản sang toàn bộ 15 nước EU mà không cần kiểm tra), nhưng vẫn không
được thị trường này chấp nhận. Ngay cả khi đặt chân vào thị trường Mỹ, hàng Việt Nam
vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với rất nhiều sản phẩm của các nước khác như Thái Lan
và các nước AESAN khác cùng có mặt trên thị trường này. Theo một số doanh nghiệp
đã và đang có mặt trên thị trường Mỹ, nếu xét về chất lượng, hàng thuỷ, hải sản của Việt
Nam hoàn toàn không thua kém so với các nước khác, song do phải chịu thuế suất đầu
vào cao (20- 40%), nên giá thành bị đội lên quá cao, khiến sức cạnh tranh của hàng Việt
Nam bị giảm đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải xây dựng cho được tiêu
chuẩn hệ thống kiểm soát chất lượng theo chương trình HACCP. Nhưng đó mới là “ tiêu
chuẩn đầu vào”. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu
đầy đủ các thông tin về thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng Mỹ, trên cơ sở đó
xuất những mặt hàng vừa có lợi thế so sánh cao so với các nước khác, vừa được người
tiêu dùng chấp nhận để duy trì khả năng cạnh tranh của mình”.
Bộ Thuỷ sản và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội chế biến thuỷ sản đã xác định rõ là để
đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, trước hết phải nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của
sản phẩm, đồng thời phải tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường.
Ngành thuỷ sản đã sớm đi đầu trong việc xây dựng và áp dụng các hệ thống mới về
quản lý chất lượng sản phẩm như để từng bước thay thế các phương thức kiểm soát chất
lượng truyền thống. Từ năm 1991, thuỷ sản Việt Nam đã tiếp cận với hệ quản lý chất
lượng của Mỹ đối với hàng thuỷ sản và coi đây là một trong những điều kiện quan trọng
nhất để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU.
Cụ thể, Bộ thuỷ sản đã có quy định là từ ngày 1/1/2000, tất cả các cơ sở chế biến thuỷ
sản trong nước bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn này.
Ngoài các mặt hàng truyền thống như đã nêu trên, khả năng xuất khẩu phần mềm máy
tính hay những phần mềm cho thương mại điện tử cũng là mặt hàng có nhiều triển vọng
mà ta với Mỹ có những tương đồng phù hợp lợi ích cả hai bên. Nhà nước cần có các biện
pháp mạnh mẽ khuyến khích các công ty Việt Nam sang Mỹ tiếp cận thị trường trong
lĩnh vực này. Thị phần của thương mại điện tử ở Mỹ đang trên đà tăng trưởng mạnh và
trong một số năm tới có thể lên đến hàng ngàn tỷ USD mỗi năm.
60/70
Các giải pháp từ phía nhà nước
Các giải pháp từ phía nhà nước .
Để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước cần tạo môi trường
quốc tế thuận lợi cho kinh doanh, hình thành hành lang pháp lý song phương và đa
phương... Đối với riêng thị trường Mỹ, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ sau để
giúp các doanh nghiệp tiến vào thị trường này:
Cải cách hệ thống ngân hàng.
Ngành ngân hàng Việt Nam là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, nổi bật là đẩy lùi
nạn lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt trong
huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường ở quy mô lớn hơn trong và ngoài nước, hợp
tác chặt chẽ với các ngân hàng Mỹ trong quan hệ đại lý ngân hàng như vay vốn ngoại
tệ, điều tra khách hàng Mỹ, xác nhận L/C, thanh toán quốc tế...để hỗ trợ và phục vụ có
hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh với Mỹ, đẩy mạnh xuất
khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta cần hiện đại hoá công nghệ ngân hàng,
từng bước nâng dần tỷ lệ tín dụng so với GDP lên ngang bằng các nước trong khu vực
(tỷ lệ này của Việt Nam hơn 32%, các nước khoảng 50%). Hạ thấp chỉ tiêu về chi phí
nghiệp vụ trên tài sản “Có” xuống tương đương với mức bình quân của khu vực (tỷ
lệ này của Ngân hàng Thương mại Việt Nam là 9%, các nước trong khu vực khoảng
2,5-3%). Tiếp đến là hình thành các thị trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu thu hút
vốn trong và ngoài nước; tận dụng các nguồn tài trợ thương mại, nguồn vốn vay của các
ngân hàng nước ngoài để cho các doanh nghiệp vay kinh doanh sản xuất và xuất khẩu.
Và cuối cùng là lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ, cơ cấu lại các ngân hàng yếu
kém, tăng cường tiềm lực tài chính, khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng
trước những biến động của thị trường trong nước và quốc tế.
Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại.
Bộ Thương mại và một số bộ ngành có liên quan cần thành lập các nhóm nghiên cứu thị
trường Mỹ, tập trung vào các vấn đề như môi trường pháp luật, hàng hoá, kinh doanh,
giá cả, phương thức tiếp cận thị trường Mỹ để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam .
Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị
trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng
cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo hệ thống pháp luật Mỹ, nắm được hệ thống
61/70
quản lý xuất nhập khẩu cũng như hạn ngạch của Mỹ. Mỹ có một hệ thống pháp luật
về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại (Uniform Commerical
Code) được coi như xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại. Vì vậy, các
doanh nghiệp rất cần những thông tin hỗ trợ này từ phía Nhà nước, đặc biệt các doanh
nghiệp chưa xuất khẩu sang thị trường Mỹ lần nào và chuẩn bị thâm nhập thị trường
này.
Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở giảm
chi phí về thời gian và tiền của cho các doanh nghiệp, cụ thể gồm các giải pháp sau:
- Đưa vào Website những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho các doanh
nghiệp và hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Tập hợp các nhu cầu xuất khẩu
của Mỹ sang Việt Nam, đảm bảo hàng hoá nhập khẩu là công nghệ tiên tiến và mang lại
hiệu quả cao cho phát triển kinh tế đất nước.
- Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ muốn
thâm nhập thị trường của nhau và chuẩn bị các phương án làm ăn lâu dài sau khi có Quy
chế Tối huệ quốc.
- Tổ chức mạng lưới du lịch Việt Nam - Mỹ một cách có hiệu quả, phục vụ tốt các nhu
cầu của giới kinh doanh và du khách, trong đó tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường
cho các doanh nghiệp.
- Thành lập Quỹ xúc tiến thương mại do Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Quỹ
này lập tài khoản riêng không nằm trong ngân sách của Bộ tài chính, chuyên dùng cho
mục đích xúc tiến thương mại.
Để thúc đẩy xuất khẩu, ngoài các biện pháp và chính sách chung, đối với thị trường Mỹ
cần lập hệ thống các trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như NewYork, Los
Angeles, San Francisco, Chicago...tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty
Việt Nam . Các trung tâm này có thể do Nhà nước ta bảo trợ hoặc kết hợp với các công
ty Mỹ và Việt kiều, hoặc kết hợp giữa một số doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở
các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng.
Để hoạt động xúc tiến thương mại gặt hái được thành công, Việt Nam cần tăng cường
khả năng tiếp cận với các thông tin thương mại. Chính những thông tin thương mại này
cho phép một chuyên gia có thể chuyển một tiềm năng xuất khẩu thành một hoạt động
giao dịch kinh doanh thực sự. Đó là thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh, thông
tin về các kênh phân phối, hiếu biết về bản chất của cạnh tranh trong nước và nước ngoài
và cuối cùng là sở thích của người tiêu dùng.
Về vai trò của Đại diện thương mại ở nước ngoài, họ là phương tiện quan trọng tạo điều
kiện cho các cơ sở xuất khẩu tiếp cận với những thông tin thương mại. Việt Nam cần
tập trung tìm cách tăng cường hệ thống đó. Việc bố trí đội ngũ tuỳ viên thương mại là
62/70
một hình thức đầu tư tốn kém nhưng không thể không có và chúng ta cần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư cho việc thiết lập các Ban Đại diện thương mại của mình ở nước
ngoài.
Thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (HTXK).
Mục tiêu chính của Quỹ HTXK là trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển
xuất khẩu nhưng không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do không có tài
sản thế chấp. Quỹ HTXK sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín
dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu để các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại và
bảo đảm vốn lưu động.
63/70
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ
Trong quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Mỹ, Nhà nước chỉ có tác dụng tạo ra một khuôn
khổ pháp lý ổn định và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Việc tận dụng và phát huy được những lợi thế của mình hay không là phụ thuộc vào các
doanh nghiệp. Sau đây là các giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu:
Giải pháp về vốn.
Thành lập các tập đoàn công ty lớn hoặc liên kết các công ty có quy mô nhỏ để sản xuất
và xuất khẩu những mặt hàng chủ lực trên quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh
cao, tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá xuất khẩu ổn định và lâu dài, đáp ứng được nhu
cầu đặt hàng nhanh với số lượng lớn của các đối tác Mỹ.
Thực tiễn cho thấy đối với mặt hàng dệt may, Mỹ không đặt đơn hàng lẻ. Một đơn hàng
của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung ứng hàng lại rất nhanh. Do
vậy, cần đưa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành may lên cao và cần liên kết
lại nhằm đủ sức thực hiện một đơn hàng.
Quy mô sản xuất của ta hiện nay còn quá nhỏ để có thể cạnh tranh vì sản xuất còn phân
tán theo vùng và sản xuất thủ công là chính nên giá thành còn cao, chất lượng chưa đồng
đều và sức cạnh tranh kém. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần tổ chức lại sản
xuất ở quy mô hợp lý, kết hợp sử dụng lao động lành nghề và giản đơn, áp dụng phương
thức quản lý tiên tiến, đưa hệ thống sản xuất của ta vào định hướng xuất khẩu các loại
hàng hoá mà các đối tác nước ngoài cần chứ không phải dựa vào những gì mình có, cố
gắng tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của mình để tăng khả năng xuất khẩu sang
thị trường Mỹ.
Để có quy mô sản xuất lớn hai yếu tố chính là vốn và thị trường. Vì vậy việc thu hút
vốn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh nhưng nếu thiếu thị trường thì cũng không thể
tăng quy mô sản xuất.
Trung bình một công ty quy mô vừa ở Mỹ vào khoảng 100 triệu USD doanh số. Các
công ty dưới mức này thường liệt vào dạng nhỏ. Các công ty siêu quốc gia cũng đang
trên đường hội nhập và đang có xu thế sáp nhập để nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, về vốn cần phát huy nội lực là chính, đồng thời có
thể dựa vào nguồn vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính,
64/70
các nguồn viện trợ, các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, các nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài hoặc tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán. Kinh doanh càng phát
triển sẽ tích luỹ được nhiều vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng đầu tư chiều sâu,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về thị trường, các doanh nghiệp phải dựa một phần lớn vào hệ thống toàn cầu mới giải
quyết được trên cơ sở hội nhập tiểu khu vực, khu vực, châu lục, liên châu lục và toàn
cầu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên cơ sở giá thành hạ, chất lượng cao thì
mới có khả năng mở rộng, giữ vững và phát triển thị trường. Sau khi Hiệp định thương
mại Việt- Mỹ có hiệu lực, cánh cửa thị trường Mỹ sẽ được mở rộng với các hàng hoá
xuất khẩu nếu như các doanh nghiệp của ta có khả năng sản xuất được các mặt hàng đạt
tiêu chuẩn chất lượng được phía bạn chấp nhận, giá cả mang tính cạnh tranh.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Mỗi doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa của
mình, từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hóa. Cùng với việc nâng cao chất lượng là
việc giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến bao bì ... sao cho phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của người Mỹ. Các doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho thiếu vốn hay thiết bị
lạc hậu để biện hộ cho khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hóa của mình bởi vì còn
rất nhiều yếu tố khác cũng tác động vào sức cạnh tranh của sản phẩm như các yếu tố vĩ
mô (tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế khóa) và các yếu tố vi mô (quy trình sản xuất, kinh
nghiệm quản lý của từng doanh nghiệp). Vì vậy trong tình hình hiện nay, do các nguồn
vốn còn hạn hẹp, các doanh nghiệp cần chủ động vạch ra chiến lược cạnh tranh dài hạn
cho hàng hóa của mình bằng cách tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm dựa trên khả năng
cắt giảm chi phí bình quân trong ngành cũng như hợp lý hóa quy trình sản xuất.
Trong điều kiện quốc tế hoá hiện nay, nền sản xuất nhỏ như ở Việt Nam có những điểm
lợi thế tương đối là giá nhân công rẻ và có thể đầu tư thêm công nghệ để dần nâng cao
chất lượng sản phẩm, nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có thể làm thuê gia công và làm vệ
tinh cho các công ty lớn mà thôi. Muốn vươn lên tự chủ cần phải tính đến quy mô sản
xuất hợp lý, cần có vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường là những yếu tố quan trọng
nhất.
Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị.
Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin,
trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học,
hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường,
bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm
bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị
hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ
trợ giá, trợ cấp.
65/70
Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh
phí do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông
tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ
Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn hàng tin cậy,
nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của mình cũng
như khả năng cung cấp của thị trường đó, giá cả, chất lượng cho những mặt hàng mà
doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất và kinh doanh trong
nước.
Trước khi ra quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, một bước quan trọng không thể
bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh
nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và tiềm lực tài chính. Việc lựa
chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có chỗ đứng
trên thị trường đầy tiềm năng này. Để vào được thị trường Mỹ các doanh nghiệp có thể
xuất khẩu gián tiếp qua đại lý. Khi đã quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, phương
án tối ưu là phải vạch ra được chiến lược để thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu
trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập
được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng.
Tổng kết kinh nghiệm của các công ty nước ngoài cho thấy, con đường tiến tới chinh
phục thị trường Mỹ là phải biết sử dụng các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối và
nhà bán lẻ. Đây là một nhu cầu bức xúc nhưng rất khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp
Việt Nam phải làm dần, từng bước tìm hiểu. Mặt khác, bản thân các nhà nhập khẩu, nhà
phân phối cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam để đặt hàng. Họ sẽ đưa ra các
yêu cầu (thường là chất lượng, khối lượng hàng và thời gian giao hàng…) còn phương
thức tiếp cận thị trường không đáng lo lắm vì tiềm lực tài chính của họ khá dồi dào.
Các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở Việt Nam nên liên kết với nhau để có thể đáp ứng
được những đơn hàng quy mô lớn, thời gian giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp Việt
Nam cần thận trọng khi quyết định bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng bởi tại Mỹ
việc bán hàng trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng.
Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Qua thực tế thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rõ năng lực
quản lý cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ, người lao động tại các doanh
nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nội dung hợp tác với Mỹ bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều
lĩnh vực khác về kinh tế cũng như khoa học công nghệ khá đa dạng. Trong khi đó trình
độ cán bộ của ta còn hạn chế cả về kiến thức, kinh nghiệm và ngoại ngữ. Để đáp ứng
được nhu cầu phục vụ cho mục tiêu trên, cần quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo
cán bộ, cụ thể là tập trung vào 4 lĩnh vực sau:
66/70
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.
- Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các Hiệp ước quốc tế,
các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết
quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được với
Mỹ, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các luật lệ, chính sách thương mại của
Mỹ.
- Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề
để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất
lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Tóm lại, để chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, các doanh nghiệp cần
sớm xúc tiến nghiên cứu để thâm nhập thị trường Mỹ, tìm hiểu đối tác, nhu cầu thị
trường, thị hiếu người tiêu dùng, cơ chế chính sách và luật pháp quốc tế; cần chủ động
để đổi mới công nghệ, mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn quốc
tế. Đặc biệt, cần xúc tiến khẩn trương việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho
công nhân, cán bộ quản lý, kể cả giám đốc để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ
mới, nâng cao năng lực quản lý hiểu biết các chuẩn mực thông lệ quốc tế, chính sách
thương mại thế giới và chính sách thương mại Mỹ trong cuộc làm ăn mới trên một thị
trường mới. Sự chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp nước ta chủ động
hội nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mới khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
chính thức được thực thi.
67/70
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của việt nam
sang mỹ
Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Khái Niệm và phát triển của thương mại quốc tế
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Phát triển và các lý thuyết về thương mại quốc tế ở VN
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Tổng quan về hiệp địng thương mại việt mỹ
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Những nội dung chủ yếu của hiệp định thương mại
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ của hàng hoá Việt Nam
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
68/70
URL:
Giấy phép:
Module: Thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Các giải pháp từ phía nhà nước
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị
trường Mỹ
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
69/70
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
70/70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hiep_dinh_thuong_mai_viet_my_voi_van_de_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_sang_my_8602.pdf