1. Kết luận
- Thạnh Phú là một huyện của tỉnh Bến Tre có
điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm càng
xanh ruộng lúa.
- Diện tích nuôi tôm càng xanh ruộng lúa của
các hộ dao động từ 0,2 - 3,0 ha, trong đó: diện tích
ruộng lúa dao động từ 0,12 - 1,70 ha và diện tích
mương nuôi dao động từ 0,06 - 1,30 ha; Đa số hộ
nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật cải
tạo ruộng nuôi, nhưng có đến 62,5% số hộ không
có biện pháp khử trùng ruộng nuôi. Mùa vụ nuôi từ
tháng 4 đến tháng 6 dương lịch; Mật độ nuôi trung
bình 2,3 con/m2. Khi cho ăn kết hợp thức ăn công
nghiệp, thức ăn chế biến và thức ăn tươi đã mang
lại năng suất và lợi nhuận cao cho người nuôi.
- Tỷ lệ sống sau 06 tháng nuôi trung bình
đạt 22,6%, khối lượng thu hoạch 33,5 g/con,
năng suất trung bình đạt 0,15 tấn/ha/năm.
Doanh thu bình quân mỗi hộ đạt 30,9 ± 18,0
triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận trung bình đạt
20,0 ± 13,1 triệu đồng/ha/năm.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú - Tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) TRONG RUỘNG LÚA
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ - TỈNH BẾN TRE
CURRENT STATUS AND DEVELOPMENT VOCATIONAL SOLUTIONS
GIANT FRESHWATER PRAWN (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879)
FARMING IN RICE FIELDS TOWARDS SUSTAINABLE IN THANH PHU
DISTRIC - BEN TRE PROVINCE
Nguyễn Văn Tạo1, Nguyễn Đình Mão2
Ngày nhận bài: 04/11/2013; Ngày p hản biện thông qua: 13/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014
TÓM TẮT
Trong thời gian 7 tháng thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý thủy sản và từ 120 hộ nuôi tôm càng xanh ruộng
lúa tại 03 xã của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm
càng xanh ruộng lúa. Kết quả cho thấy: diện tích nuôi tôm càng xanh ruộng lúa dao động từ 0,2 - 3,0 ha. Đa số hộ nuôi
thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như diệt tạp và bơm bùn trong quá trình cải tạo ruộng nuôi. Mùa vụ thả giống tập
trung từ tháng 4 đến tháng 6. Mật độ thả giống 2,3 ± 1,2 con/m2. Liều lượng, thành phần và thời điểm sử dụng của từng
loại thức ăn trong quá trình nuôi rất khác nhau giữa các các nông hộ. Tỷ lệ sống của tôm sau 06 tháng nuôi tương đối thấp
22,6 ± 14,0%, kích cỡ thu hoạch từ 33,5 ± 5,0 g/con, sản lượng bình quân đạt 0,14 ± 0,19 tấn/hộ/năm. Giải pháp phát triển
nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre: Nên chọn diện tích nuôi trung
bình 0,5 ha và cải tạo đúng quy trình trước khi thả giống. Mùa vụ thả giống từ tháng 4 đến tháng 6, tôm giống được ương
trước khi thả nuôi và mật độ thả 03 con/m2. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn chế biến, thức ăn tươi sống.
Từ khóa: tôm càng xanh, ruộng lúa, kỹ thuật
ABSTRACT
During 7 months of gathering information from the fi sheries management agencies and 120 giant freshwater prawn
farmers in the rice fi elds of the 03 communes in Thanh Phu district, Ben Tre province to assess the situation and develop
sustainable solutions giant freshwater prawn farming in rice fi elds. The results show: The size area was between
0.2 - 3.0 ha. Most farmers fully implemented the technical measures such as removal of impurities and pumping mud
improvement during rice farming. Stocking seasons focus from April to June. Stocking density of 2.3 ± 1,2 pieces/m2.
Dosage, composition and timing of use of each type of food during feeding are very different between the farmers. The
survival rate after 06 months of shrimp farming is relatively low 22.6 ± 14.0%, harvest size from 33.5 ± 5.0 g/shirmp, the
average yield was 0.14 ± 0,19 tons/farmer/year. Rice fi elds of sustainable development solutions should be selected farms
average area of farm 0.5 ha and correct improvement process before stocking. Stocking season was from April to June,
shrimp were reared stocking and the stocking density of 03 shrimp/m2. Feeding was the food industry, processed foods and
fresh foods.
Keywords: giant freshwater prawn, rice fi eld, technical
1 Nguyễn Văn Tạo: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa trên
địa bàn huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre đã mang lại
hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây lợi nhuận từ mô hình nuôi
tôm càng xanh trong ruộng lúa mang lại không ổn
định và có chiều hướng giảm do chất lượng giống
kém, tôm nuôi chậm lớn, kích cỡ thu hoạch không
đồng đều, môi trường nuôi ngày càng suy giảm. Xuất
phát từ tình hình thực tế trên, việc xây dựng mô hình
nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa theo hướng bền
vững, cải thiện điều kiện thu nhập cho người dân
trong vùng là vấn đề thật sự cần thiết và có ý nghĩa
xã hội sâu rộng. Vì vậy, nghiên cứu “Hiện trạng
và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) trong
ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu
sẽ đưa ra mô hình nuôi phù hợp góp phần phát triển
nghề nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre theo hướng bền vững.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Tôm càng xanh nuôi thương phẩm trong ruộng
lúa. Thời gian thực hiện từ tháng 01 đến tháng 7
năm 2010 tại xã Mỹ An, An Thuận và An Điền -
huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre.
2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi, đánh giá hiệu
quả kinh tế, đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật
và quản lý nghề nuôi tôm càng xanh thương phẩm
trong ruộng lúa theo hướng bền vững.
3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thống
kê, tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Bến Tre; Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Thạnh Phú; Ủy ban nhân dân các
xã: Mỹ An, An Thuận, An Điền thuộc huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre. Số liệu thu thập bao gồm: diện
tích nuôi, năng suất, sản lượng tôm nuôi, hình
thức nuôi...
- Nguồn số liệu sơ cấp: Số liệu thu được thông
qua quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân
nuôi tôm tại các xã nêu trên bằng bộ câu hỏi đã
chuẩn bị trước. Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên là
120 mẫu (40 mẫu/xã).
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số
liệu theo pháp pháp thống kê mô tả để tính các giá
trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ
lệch chuẩn. Các chỉ số thống kê được dùng để mô
tả các thông số kỹ thuật các đặt trưng kinh tế xã hội
của hộ nuôi và dựa vào các chỉ số này để rút ra
nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh
ruộng lúa
1.1. Đặc điểm ruộng nuôi
Hầu hết các ao nuôi tôm càng xanh ruộng lúa
đều có hình chữ nhật (chiếm 96,7%) nên rất thuận
lợi trong cho ăn và chăm sóc quản lý, một số rất ít do
địa hình hoặc do tính chất lịch sử nên có dạng hình
vuông hoặc hình tứ giác.
Bảng 1. Đặc điểm ruộng lúa nuôi tôm càng xanh
Diễn giải Đơn vị tính Mỹ An(n = 40)
An Thuận
(n = 40)
An Điền
(n = 40)
Tổng
(n = 120)
Diện tích nuôi, trong đó: ha/hộ 0,2 - 2,2 0,2 - 2,6 0 ,5 - 3,0 0,2 - 3,0
- Diện tích ruộng lúa ha/hộ 0,12 - 1,32 0,14 - 1,82 0,30 - 1,70 0,12 - 1,70
- Diện tích mương nuôi ha/hộ 0,08 - 0,88 0,06 - 0,78 0,20 - 1,30 0,06 - 1,30
Độ sâu mức nước ruộng m 0,5 - 1,5 0,6 - 1,5 0,8 - 1,5 0,5 - 1,5
Các loại chất đáy
- Chất đáy bùn % 62,5 97,5 97,5 85,0
- Chất đáy bùn cát % 35,0 2,5 2,5 14,2
- Chất đáy cát bùn % 2,5 - - 0,8
Hệ thống cấp thoát nước
- Cấp thoát chung % 65,0 77,5 97,5 79,2
- Cấp thoát riêng % 35,0 22,5 2,5 20,8
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả bảng 1 cho thấy, diện tích nuôi tôm
càng xanh ruộng lúa của các hộ trên địa bàn
nghiên cứu dao động từ 0,2 - 3,0 ha, trong đó: diện
tích ruộng lúa dao động từ 0,12 - 1,70 ha và diện
tích mương nuôi dao động từ 0,06 - 1,30 ha. Theo
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (1999) thì
diện tích thích hợp nuôi tôm càng xanh ruộng lúa có
diện tích từ 0,5 - 2,0 ha. Diện tích ao vừa phải rất
thuận lợi cho công tác quản lý môi trường và chăm
sóc tôm nuôi. Độ sâu mực nước nuôi tôm càng xanh
ruộng lúa dao động từ 0,5 - 1,5 m. Theo Phạm Xuân
Thủy (2004) thì các ao nuôi tôm phải có độ sâu lớn
hơn 1 m để ổn định màu nước, đảm bảo cho nhiệt
độ nước trong ao ổn định.
Qua khảo sát thực tế thì đáy ruộng nuôi có dạng
bùn cát và cát bùn là phù hợp cho nuôi tôm vì nó dễ
gây màu nước (nuôi cấy tảo) và môi trường nuôi ít
bị biến động hơn, bờ ao chắc chắn và giữ nước tốt.
Kết quả bảng 1 cho thấy, chất đáy bùn chiếm tỷ lệ
cao nhất (85,0%), đáy bùn cát 14,2% và đất cát bùn
chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,8%). Trong đó, vùng nuôi
xã Mỹ An có chất đáy bùn cát và cát bùn chiếm tỷ
lệ cao nhất (37,5%). Kết quả này cho thấy, chất đáy
vùng nuôi xã Mỹ An thuận lợi cho tôm càng xanh
sinh trưởng và phát triển.
Đa số các hộ sử dụng hệ thống cấp thoát nước
chung (chiếm 79,2%). Nguyên nhân là do vùng nuôi
chịu ảnh hưởng của thủy triều, cho nên từ trước đã
quy hoạch và xây dựng hệ thống cấp thoát nước
cho ruộng lúa chung. Đây là một trong những hạn
chế của nghề nuôi tôm hiện nay ở địa phương.
1.2. Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi
Đa số hộ nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp
kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi, nhưng có đến 62,5% số
hộ không có biện pháp khử trùng ruộng nuôi. Các
bước cải tạo được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi tôm càng xanh
Diễn giải Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Bơm bùn
- Có % 80,0 92,5 22,5 65,0
- Không % 20,0 7,5 77,5 35,0
Khử trùng
- Có % 57,5 45,0 10,0 37,5
- Không % 42,5 55,0 90,0 62,5
Diệt tạp
- Có % 100 97,5 92,5 95,8
- Không % - 2,5 7,5 4,2
Kết quả bảng 2 cho thấy, có 65,0% ruộng nuôi
được bơm bùn trong quá trình cải tạo nhằm loại bỏ
chất thải và tạp chất trong ruộng nuôi, đồng thời dùng
vôi để khử trùng. Sau khi bón vôi, 95,8% các hộ nuôi
sử dụng dây thuốc cá để diệt cá. Nếu hộ nuôi chỉ
bơm bùn và diệt tạp mà không sử dụng vôi (chiếm
62,5%) để khử trùng thì mầm bệnh có thể còn tồn tại
dưới đáy ruộng nuôi nên tôm nuôi có nhiều khả năng
bị nhiễm bệnh và làm giảm đi tác dụng của công tác
cải tạo ao trước khi thả tôm giống.
1.3. Mùa vụ, mật độ và kích cỡ thả tôm giống
Do vùng nuôi tôm càng xanh ruộng lúa trên địa
bàn huyện Thạnh Phú là vùng nước lợ (6 tháng mặn
và 6 tháng ngọt) nên đa số các hộ nuôi sau khi thu
hoạch xong vụ nuôi tôm sú khoảng tháng 3 - 4, sau đó
tiến hành cải tạo ruộng nuôi và thả giống càng xanh
từ tháng 4 đến tháng 6. Kết quả khảo sát có 64,2% hộ
nuôi thả giống vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 và có
13,3% hộ thả giống vào tháng 7. Bên cạnh đó vẫn có
22,5% hộ thả nuôi từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Bảng 3. Kích thước giống thả và mật độ
Diễn giải Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Kích cỡ giống thả
- Tôm P6 – 7 % 7,5 5,0 7,5 6,7
- Tôm P8 % 22,5 27,5 7,5 19,2
- Tôm P9 % 20,0 3 0,0 35,0 28,3
- Tôm P10 % 45,0 17,5 45,0 35,8
- Tôm P11 - 16 % 5,0 20,0 5,0 10,0
Mật độ thả
- Trung bình con/m2 2,3 ± 1,0 2,7 ± 1, 4 1,9 ± 1,0 2,3 ± 1,2
- Khoảng biến động con/m2 0,8 - 5,0 0,5 - 7,5 0,6 - 5,9 0,5 - 7,5
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169
Kết quả bảng 3 cho thấy, kích cỡ tôm giống
thả nuôi nhỏ (Post6 - 10 chiếm 90,0%) và thả trực
tiếp vào ao nuôi. Mật độ giống thả nuôi trung bình
2,3 ± 1,2 con/m2. Do diện tích nuôi ở 03 xã có sự
chênh lệch nhau nên mật độ cũng có sự khác
nhau, vùng nuôi An Thuận có diện tích trung bình
nhỏ nên người nuôi muốn tăng mật độ nuôi để tăng
hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, mật độ nuôi tại
huyện Thạnh Phú - Bến Tre vẫn thấp hơn rất nhiều
so với các mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kết
quả nghiên cứu của Trần Tấn Huy và ctv (2001),
nuôi tôm trong ruộng lúa ở huyện Thoại Sơn -
tỉnh An Giang với mật độ 5 - 7 con/m2 và theo kết
quả điều tra của Dương Thọ Trường (2009) tại
Đồng Tháp thì mật độ nuôi tôm càng xanh ruộng
lúa trung bình 16 con/m2.
1.4. Thức ăn và cách cho ăn
Theo kết quả điều tra có 52,5% hộ nuôi sử dụng
thức công nghiệp trong 01 tháng đầu tiên với 02 loại
thức ăn hiệu Hải Vân của Đà Nẵng và LAONE của
Công ty Uni - President. Sau đó, người nuôi dựa
vào kinh nghiệm và điều kiện thực tế mà có chế độ
sử dụng những loại thức ăn khác nhau như: thức ăn
chế biến, thức ăn tươi sống và một số loại thức ăn
khác như gạo lứt, khoai, mì, cơm dừa...
Bảng 4. Các loại thức ăn sử dụng trong nuôi tôm càng xanh ruộng lúa từ tháng thứ 2
Diễn giải Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Các loại thức ăn
- Chế biến % 92,5 10,0 47,5 50,0
- Chế biến và tươi sống % 7,5 - - 2,5
- Tươi sống - 90,0 15,0 35,0
- Gạo lứt, khoai mì, cơm dừa % - - 37,5 12,5
Kết quả bảng 5 cho thấy, 90% hộ nuôi tại xã Mỹ
An - huyện Thạnh Phú thay nước trong thời gian
nuôi, trong khí đó các hộ nuôi tại xã An Điến có đến
47,5% không thay nước trong thời gian nuôi. Tôm
càng xanh lớn lên phải lột xác, chu kỳ lột xác của
tôm tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, tình trạng
sinh lý, điều kiện dinh dưỡng và chế độ thay nước
ao nuôi Do đó, nếu các hộ nuôi không thay nước
trong thời gian nuôi làm cho môi trường bị ô nhiễm,
gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển
của tôm nuôi, từ đó làm cho hiệu quả của nghề nuôi
không cao.
1.6. Tình hình bệnh trong nuôi tôm càng xanh
ruộng lúa
Qua khảo sát có 05 loại bệnh thường gặp trong
nuôi tôm càng xanh ruộng lúa gồm: Đục cơ, đen
mang, mòn phụ bộ, đóng rong và bệnh khác (tôm
chậm lớn).
Kết quả bảng 4 cho thấy, có 50% hộ nuôi chế
biến thức ăn để cung cấp cho tôm nuôi; các hộ nuôi
còn lại cho ăn thức ăn chế biến kết hợp với thức ăn
tươi sống, thức ăn tươi sống hoặc tận dụng thức ăn
sẵn có như khoai, mì, dừa, gạo lứt... Theo nghiên
cứu của Phạm Xuân Thủy (2004), thức ăn là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và
sản lượng tôm nuôi. Cho ăn đầy đủ về số lượng và
chất lượng thức ăn, tôm khỏe mạnh hơn, lớn nhanh,
không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế
cao. Kết quả khảo sát có 37,5% hộ nuôi tôm xã An
Điền sử dụng gạo lức, khoai mì và cơm dừa làm
thức ăn cho tôm đã làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng và phát triển của tôm nuôi.
1.5. Chế độ thay nước
Bảng 5. Chế độ thay nước cho ruộng nuôi tôm càng xanh ở vùng nghiên cứu
Lượng nước thay Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Không thay nước
1 - 10 %
11 - 20 %
21 - 30 %
31 - 40 %
41 - 50 %
%
%
%
%
%
%
10,0
-
22,5
40,0
15,0
12,5
32,5
30,0
32,5
5,0
-
-
47,5
15,0
30,0
7,5
-
-
30,0
15,0
28,3
17,5
5,0
4,2
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Do các hộ nuôi chưa tuân thủ tốt các quy trình
kỹ thuật về cải tạo ruộng nuôi, chưa có biện pháp
kiểm soát được lượng thức ăn và chế độ thay nước
đã gây ra sự tồn động các chất bẩn ở đáy ruộng nuôi
làm cho tỷ lệ tôm bị bệnh mòn phụ bộ (chiếm 44,4%)
và đóng rong (chiếm 31,3%) chiến tỷ lệ cao nhất.
Bên cạnh đó, có 37,5 hộ nuôi tôm càng xanh tại xã
An Điền sử dụng gạo lức, khoai mì và cơm dừa làm
thức ăn, từ đó làm cho tôm nuôi bị bệnh chậm lớn
chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 28,6%).
Bảng 6. Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm càng xanh ruộng lúa
Diễn giải Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Loại bệnh thường gặp
- Đục cơ
- Đen mang
- Mòn phụ bộ
- Đóng rong
- Khác
%
%
%
%
%
4,5
11,4
54,5
29,5
-
-
7,7
46,2
23,1
23,1
2,4
-
33,3
35,7
28,6
3,0
6,1
44,4
31,3
15,2
1.7. Thu hoạch và hiệu quả kinh tế
Bảng 7. Tỷ lệ sống và khối lượng tôm nuôi khi thu hoạch
Các chỉ tiêu khảo sát Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Tỷ lệ sống
- Khoảng dao động % 7,2 - 85,7 6,7 - 59,3 7,2 - 47,7 6,7 - 85,7
- Trung bình % 31,3 ± 16,7 18,9 ± 12,7 18,4 ± 7,1 22,6 ± 14,0
Khối lượng
- Khoảng dao động g/con 22,0 - 47,0 27,0 - 47,0 27,0 - 41,0 22,0 - 47,0
- Trung bình g/con 35,5 ± 5,5 32,3 ± 4,0 32,6 ± 5,5 33,5 ± 5,0
Năng suất nuôi
- Khoảng dao động tấn/ha/năm 0,05 - 1,20 0,01 - 1,00 0,05 - 0,32 0,09 - 1,20
- Trung bình tấn/ha/năm 0,22 ± 0,30 0,15 ± 0,16 0,10 ± 0,06 0,15 ± 0,15
Tỷ lệ sống của tôm càng xanh sau 06
tháng nuôi thấp (22,6 ± 14,0%), khối lượng
trung bình 33,5 ± 5,0 g/con và năng suất đạt
0,15 ± 0,15 tấn/ha/năm, trong đó tôm nuôi tại xã Mỹ
An - huyện Thạnh Phú có khối lượng trung bình lớn
nhất (35,5 ± 5,5 g/con). Điều này cho thấy khi nuôi
tôm càng xanh nếu cho ăn thức ăn đầy đủ kết hợp
với chế độ thay nước phù hợp tôm sẽ có khối lượng
lúc thu hoạch cao hơn các mô hình thả nuôi có
chế độ cho ăn không phù hợp, ít hoặc không thay
nước trong quá trình nuôi. Theo nghiên cứu của
Lam Mỹ Lan và cs (2008) tiến hành thả nuôi tôm
càng xanh trong ruộng lúa với mật độ khác nhau và
sử dụng loại thức ăn khác nhau, sau 07 tháng nuôi
tôm thu hoạch có thể đạt khối lượng trung bình từ
34,5 - 35,3 g/con.
Bảng 8. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm càng xanh ruộng lúa
Diễn giải Đơn vị tính Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)
Tổng chi phí/ha/năm
- Trung bình triệu đồng 11,5 ± 6,1 5,9 ± 4,4 4,3 ± 2,7 7,2 ± 5,5
- Khoảng dao động triệu đồng 1,9 - 33,3 1,9 - 29,0 0,9 - 14,7 0,9 - 33,3
Tổng thu nhập/ha/năm
- Trung bình triệu đồng 20,8 ± 21,1 12,0 ± 12,4 8,3 ± 5,2 13,7 ± 15,3
- Khoảng dao động triệu đồng 2,7 - 132,0 0,8 - 75,0 3,5 - 31,8 0,8 - 132,0
Lợi nhuận/ha/năm
- Trung bình triệu đồng 9,3 ± 16,5 6,1 ± 8,3 4,1 ± 2,9 6,4 ± 11,0
- Khoảng dao động triệu đồng (-5,3) ÷ 98,7 (-2,4) ÷ 46,0 0,3 ÷ 17,1 (-5,3) - 98,7
Tỷ suất lợi nhuận
- Trung bình % 0,7 ± 0,9 0,9 ± 0,8 1,1 ± 0,9 0,9 ± 0,9
- Khoảng dao động % (-0,6) - 4,4 (-0,8) - 4,0 0,1 - 5,5 (-0,8) - 5,5
Tỷ lệ lời lỗ
- Lỗ % 15,0 7,5 - 7,5
- Lời % 85,0 92,5 100,0 92,5
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171
Kết quả bảng 8 cho thấy, tổng chi phí nuôi tôm
càng xanh ruộng lúa trong năm tùy thuộc vào khả
năng đầu tư của nông hộ và điều kiện vùng trung
bình 7,2 ± 5,5 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, chi phí
nuôi của xã An Điền (4,3 ± 2,7 triệu đồng/ha/năm)
thấp nhất do trong quá trình nuôi sử dụng các loại
thức ăn như gạo lứt, khoai mì và dừa Qua đó cho
thấy, khi cho ăn kết hợp thức ăn công nghiệp, thức
ăn chế biến và thức ăn tươi đã mang lại năng suất
và lợi nhuận cao cho người nuôi.
Do qui mô đầu tư và năng suất tôm càng xanh
nuôi có sự khác nhau giữa các vùng nên thu nhập
của hộ nuôi tôm càng xanh có sự chênh lệch nhau
giữa các vùng nuôi, trung bình 13,7 ± 15,3 triệu đồng/
ha/năm. Xã Mỹ An là xã có thu nhập trên hecta/năm
cao nhất (20,8 ± 21,1 triệu đồng/ha/năm), kết quả
này cho thấy, các hộ nuôi càng xanh ruộng lúa ở
xã Mỹ An thực hiện tốt quy trình kỹ thuật nuôi nên
năng suất và thu nhập cao hơn so với các mô hình
nuôi tôm càng xanh tại An Thuận và An Điền - huyện
Thạnh Phú. Các hộ nuôi tôm càng xanh ở vùng nuôi
xã Mỹ An - huyện Thạnh Phú có mức lợi nhuận cao
nhất (9,3 ± 16,5 triệu đồng/ha/năm) nhưng có tỷ
suất lợi nhuận thấp nhất là 0,7 với 15,0% hộ nuôi bị
lỗ. Các hộ bị lỗ vốn có nhiều nguyên nhân như: thả
tôm giống nhỏ nên tỷ lệ sống thấp, chi phí nuôi cao,
giống kém chất lượng, thức ăn chưa đảm bảo, môi
trường nuôi bị ô nhiễm, kỹ thuật nuôi còn hạn chế.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản
Bến Tre (2009): Tổng chi phí nuôi tôm càng xanh và
trồng lúa trung bình 10,9 ± 6,9 triệu đồng/ha/năm;
thu nhập trung bình 30,9 ± 18,0 triệu đồng/ha/năm;
Lợi nhuận trung bình 2,3 ± 1,0 triệu đồng/ha/năm;
Tỷ suất lợi nhuận trung bình 2,2 ± 1,0 với 100% hộ
nuôi tôm và trồng lúa đạt hiệu quả. Như vậy, nghề
nuôi tôm càng xanh ruộng lúa tại huyện Thạnh Phú
đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi,
góp phần tạo công ăn việc làm trên 7.000 lao động
tại địa phương. Kết quả của nuôi tôm thương phẩm
và trồng lúa đã giúp nhiều hộ nuôi thoát nghèo. Tỷ
lệ số hộ nghèo ở địa bàn khảo sát giảm từ 1.702
hộ năm 2006 xuống còn 1.059 hộ năm 2009 (thoát
nghèo 643 hộ).
2. Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm
càng xanh ruộng lúa theo hướng bền vững
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và các tài liệu
có liên quan, để nghề nuôi tôm càng xanh ruộng lúa
trên địa bàn huyện Thạnh Phú phát triển ổn định và
bền vững cần thực hiện các giải pháp sau:
- Nên xây dựng ruộng nuôi tôm càng xanh có
diện tích trung bình 0,5 ha để thuận tiện trong chăm
sóc và quản lý; độ sâu mực nước trung bình từ
1,0 - 1,2 m. Tất cả ruộng nuôi phải được bơm bùn,
khử trùng và diệt tạp trước khi thả giống nhằm hại
chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
- Mật độ tôm giống thả nuôi trung bình 03 con/
m2 và tôm giống cần phải được ương trước khi thả
nuôi nhằm nâng cao tỷ lệ sống. Mùa vụ thả giống
thích hợp từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
- Sử dụng kết hợp thức ăn công nghiệp, thức
ăn chế biến và thức ăn tươi sống để nâng cao năng
suất và lợi nhuận cao cho người nuôi.
- Phải có chế độ thay nước phù hợp trong
thời gian nuôi, từ tháng thứ 02 định kỳ thay nước
02 lần/tháng và mỗi lần thay từ trung bình 30%.
- Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng
và tình hình bệnh tôm nuôi để có biện pháp xử lý
kịp thời. Sau khi thả giống 6 tháng thì tiến hành thu
hoạch toàn bộ.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thạnh Phú là một huyện của tỉnh Bến Tre có
điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm càng
xanh ruộng lúa.
- Diện tích nuôi tôm càng xanh ruộng lúa của
các hộ dao động từ 0,2 - 3,0 ha, trong đó: diện tích
ruộng lúa dao động từ 0,12 - 1,70 ha và diện tích
mương nuôi dao động từ 0,06 - 1,30 ha; Đa số hộ
nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật cải
tạo ruộng nuôi, nhưng có đến 62,5% số hộ không
có biện pháp khử trùng ruộng nuôi. Mùa vụ nuôi từ
tháng 4 đến tháng 6 dương lịch; Mật độ nuôi trung
bình 2,3 con/m2. Khi cho ăn kết hợp thức ăn công
nghiệp, thức ăn chế biến và thức ăn tươi đã mang
lại năng suất và lợi nhuận cao cho người nuôi.
- Tỷ lệ sống sau 06 tháng nuôi trung bình
đạt 22,6%, khối lượng thu hoạch 33,5 g/con,
năng suất trung bình đạt 0,15 tấn/ha/năm.
Doanh thu bình quân mỗi hộ đạt 30,9 ± 18,0
triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận trung bình đạt
20,0 ± 13,1 triệu đồng/ha/năm.
2. Kiến nghị
- Cần có những giải pháp kỹ thuật để nâng
cao tỷ lệ sống cho mô hình nuôi tôm càng xanh
ruộng lúa.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu
về bệnh tôm càng xanh để hạn chế thiệt hại về kinh
tế cho người nuôi.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre, 2009. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre năm 2009 và kế hoạch
thực hiện năm 2010.
2. Huỳnh Văn Hiền, 2005. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở An Giang và Cần Thơ. Báo
cáo đề tài nghiên cứu khoa học. Đại học Cần Thơ.
3. Trần Tấn Huy, Tạ Văn Phương và Dương Thị Hoàng Oanh, 2004. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở
Thoại Sơn, An Giang. Tạp chí Khoa học. Đại học Cần Thơ: 230 -239.
4. Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long, Jean - Claude Mich, 2008. So sánh biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình tôm càng
xanh xen canh và luân canh với trồng lúa. Tạp chí Khoa học (quyển 2). Đại học Cần Thơ: 82- 88.
5. Nguyễn Trọng Nho, 1997. Nghiên cứu cải tiến quy trình nuôi tôm sú thịt tại Khánh Hòa đạt hiệu quả kinh tế cao và năng suất
ổn định. Báo cáo đề tài khoa học. Trường Đại học Thủy sản, 63.
6. Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2002. Nghiên cứu phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở tỉnh Trà Vinh. Báo
cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Khoa Thủy sản - Đại họ c Cần Thơ.
7. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999. Bài giảng Kỹ thuật nuôi hải sản. Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Việt Thắng, 1993. Một số đặc điểm sinh học và sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man)
ở đồng bằng Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.
9. Phạm Xuân Thủy, 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa. Luận án Tiến sỹ Khoa học nông nghiệp.
Trường Đại học Nha Trang.
10. Dương Thọ Trường, 2009. Phân tích ngành hàng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Tốt
nghiệp cao học. Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ.
Tiếng Anh
11. Kutty, M.N., 2005. Towards sustainable freshwate prawn aquaculture - lessions from shrimp farming with special referrence
to India. Aquaculture Research, 255-263.
12. Lan, L.M., Micha, J.C., Long, D.N. & Yen, P.T., 2006. Effects of density and culture systems on growth, survival, yield and
economic return of freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii, farming in the rice fi eld in the Mekong Delta. Vietnam.
13. María L. Cruz-Torres., 1992. Pink Gold Rush. Shrimp Aquaculture, Sustainable Development, and the Environment in
Northwestern Mexico. Vol. 7.
14. Newspaper, 2004. White Shrimp Taking Over. Shrimp NewsInternational, Bangkok 17th December, 2004. Thailand.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_va_giai_phap_phat_trien_nghe_nuoi_tom_cang_xanh_m.pdf