Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng biển tại vịnh Cát Bà - Hải Phòng

Có 3 mô hình nuôi cá biển đang áp dụng phổ biến ở Cát Bà là mô hình nuôi cá giò, mô hình nuôi cá song và mô hình nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm. Sau 11 – 15 tháng nuôi, mô hình nuôi ghép cho hiệu quả cao nhất, tiếp theo là mô hình nuôi cá song và cá giò. Nghề nuôi cá lồng biển ở Cát Bà vẫn gặp khó khăn liên quan đến sự biến động thời tiết, con giống, kỹ thuật nuôi và vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cá thường mắc các bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Cần tiến hành một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm phát triển nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại Cát Bà theo hướng bền vững.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng biển tại vịnh Cát Bà - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BIỂ N TẠI VỊNH CÁT BÀ - HẢI PHÒNG TECHNICAL STATUS AND DEVELOPMENTAL SOLUTIONS FOR FINFISH SEACAGE CULTURE IN CAT BA BAY – HAI PHONG CITY Nguyễn Ngọc Hưng1, Lại Văn Hùng2, Nguyễn Đình Huy3 Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phả n biện thông qua: 16/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓ M TẮ T Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá lồng biển được thực hiện trong năm 2011 tại vịnh Cát Bà, Thành phố Hải Phòng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn 190/575 hộ tại vịnh Cát Bà với ba mô hình nuôi chính là mô hình nuôi cá giò, mô hình nuôi cá song và mô hình nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm. Kết quả cho thấy, mật độ cá thả tùy thuộc vào loài và kích cỡ cá giống, dao động từ 50 – 500 g/con thả với mật độ 15 – 25 con/m3. Cá được cho ăn thức ăn chính là cá tạp với hệ số FCR từ 5,0 – 5,5. Trong quá trình nuôi, người nuôi gặp những khó khăn về con giống (100%), kỹ thuật nuôi (87,8%) và vốn đầu tư (94,4%) và thời tiết (83,3%). Bên cạnh đó, cá thường mắc các bệnh do vi khuẩn, virut, nấm và ký sinh trùng. Sau 11 – 15 tháng nuôi/vụ, cá đạt kích cỡ từ 0,8 – 6,5 kg/con tùy thuộc vào loài và ký thuật nuôi. Mô hình nuôi ghép đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đạt được 126,7 triệu đồng/bè/vụ và 56%. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm phát triển nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại địa phương theo hướng bền vững. Từ khóa: cá biển, Cát Bà, giải pháp, hiện trạng, kỹ thuật nuôi, lồng bè ABSTRACT The survey on the status of sea cage fi nfi sh culture was conducted in 2011 in Cat Ba bay, Hai Phong city. In this survey, we investigated, collected information and interviewed 190 in the total of 575 farmers in Cat Ba bay with three cultured models namely cobia culture, groupers culture and intergated culture of fi nfi sh and mollusk. Result showed that stocking density depended on seed size ranging from 50 – 500 g/fi sh stocked at density of 15 – 25 fi sh/m3. Fish were completely fed by trash fi sh with the feed conversion ratio ranging from 5.0 – 5.5. During the cultured periods, farmers had diffi culty in buying seed (100%), cultured techniques (87.8%) and capital investment (94.4%) and affected weather (83.3%). In addition, fi sh were infected by various kinds of diseases including bateria, viruses, fungii and parasites. After 11 – 15 months, fi sh gained 0.8 – 6.5 kh/fi sh depending on species and cultured techniques. The intergated model obtained the highest economic effi ciency with profi sts and profi t rate of 126.7million VND/cage/crop and 65%, respectively. The survey also put forward a large number of solutions related to techniques, plans and policies in order to develop the marine fi nfi sh culture industry in Cat Ba bay conformable to the sustainable directions. Keywords: Cat Ba, culture techniques, marine fi nfi sh, sea cage, solution, status 1 Nguyễn Ngọc Hưng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Lại Văn Hùng, 3 ThS. Nguyễn Đình Huy: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển Cát Bà, với 366 hòn đảo và 29.000 ha diện tích mặt nước, có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi các đối tượng hải đặc sản. Đây cũng là vùng biển có nhiều dãy núi và đảo che chắn đã tạo ra các eo, vũng, vịnh kín gió rất phù hợp cho nuôi cá bằng lồng trên biển [8]. Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan chức năng, nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Cát Bà đã không ngừng được đầu tư và tạo điều kiện Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121 thuận lợi để phát triển tương xứng với tiềm năng [7]. Từ năm 2001 – 2009, nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà đã cung cấp cho nhu cầu thị trường 3.200 - 3.500 tấn cá/năm. Đồng thời, sự phát triển của nghề này đã giải quyết việc làm cho 2.000 - 2.500 lao động, giúp gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhiều hộ ngư dân địa phương [7, 10]. Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng lồng bè đã có sự gia tăng đáng kể từ 900 lồng nuôi năm 2001 lên tới 11.650 lồng nuôi năm 2009 [7]. Đồng thời, sản lượng cũng có sự gia tăng mạnh mẽ từ 243 tấn năm 2001 lên đến 3.670 tấn năm 2009. Năng suất trung bình của nghề nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà đạt 315 tấn/ô lồng/năm [9, 10]. Nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại Cát Bà phát triển mạnh mẽ với các đối tượng nuôi chính, có giá trị kinh tế cao như cá song (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá tráp (Pagrus major), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) [11, 12]. Tuy nhiên, do chạy đua theo lợi nhuận, phát triển thiếu quy hoạch nên nghề nuôi cá bằng lồng trên biển ở Cát Bà hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn liên quan đến nguồn vốn, khả năng cung cấp con giống chất lượng cao, các mô hình và kỹ thuật nuôi bền vững, các giải pháp quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh. Sự cạnh tranh về lợi ích kinh tế giữa các ngành nghề khác như du lịch, vận tải biển, khai thác hải sản,... cũng đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển nghề nuôi cá biển tại Cát Bà [2, 5, 13]. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại Cát Bà và đề xuất một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨ U Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2011 và 2012 thông qua việc điều tra các hộ nuôi cá bằng lồng trên biển tại vịnh Cát Bà – huyện Cát Hải – thành phố Hải Phòng. Số liệu thứ cấp về tình hình nuôi cá bằng lồng trên biển được thu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản (2005 - 2010) từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (QS) [14]. Số hộ nuôi cá lồng biển trên vịnh Cát Bà (575 hộ) được căn cứ trên cơ sở báo cáo nhanh của Chi cục Nuôi trồng thủy sản thành phố Hải Phòng và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Hải. Số mẫu điều tra cho mỗi vùng nuôi trong nghiên cứu này được tính toán theo công thức của Yamane (1967) [14]. Theo đó, tổng số mẫu điều tra là 190/575 mẫu phân bổ ngẫu nhiên về các hộ nuôi trên toàn bộ vịnh Cát Bà lần lượt là: 72/256 hộ nuôi cá giò, 69/223 hộ nuôi cá song và 49/96 hộ nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm. Các mẫu sau khi tính toán được phân bổ một cách ngẫu nhiên về các vùng nuôi tương ứng bằng cách sử hàm phân bố ngẫu nhiên Rand trong Microsoft Excel 2003. Những thông tin chính được thu thập gồm: đặc điểm hệ thống lồng/bè nuôi, đối tượng nuôi, chọn giống và thả giống, các biện pháp quản lý thức ăn, môi trường, phòng trị bệnh, năng suất, sản lượng và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng biển của địa phương theo hướng bền vững. III. KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U VÀ THẢ O LUẬ N 1. Hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại Cát Bà 1.1. Hệ thống lồng bè Kết quả điều tra cho thấy, nghề nuôi cá lồng bè trên biển hiện đang sử dụng hệ thống lồng nổi với kích thước 3 x 3 x 3 m (88,9%), còn lại là dạng lồng có kích cỡ 6 x 3 x 3 m (11,1%). Lưới lồng làm bằng sợi cước polyethylen (PE) kích cỡ mắt lưới 2a = 1,5 – 5,0 cm. Miệng lồng được buộc chặt vào khung gỗ. Các góc đáy lồng được buộc đá hoặc bê tông đảm bảo cho lưới chìm đều. Đáy lồng đặt cách đáy 1m so với mức nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Hình 1. Bè nuôi cá biển ở Cát Bà – Hải Phòng Vật liệu làm khung bè để buộc lồng là xà gỗ có kích cỡ 420 x 15 x 6 cm. Các xà gỗ được nối với nhau bằng các bu lông có đường kính từ 1,2 - 1,5 cm. Khung gỗ được giữ nổi trên mặt nước nhờ hệ thống phao nhựa và phao xốp. Mỗi khung lồng cần khoảng 6 – 8 phao. Mỗi bè nuôi có từ 10 - 16 ô lồng được ghép lại với nhau. Trên khung bè, các hộ nuôi thường dựng một nhà nhỏ khoảng 10 – 12 m2 cho Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG công nhân ở và là nơi cất trữ trang thiết bị nuôi. Toàn bộ bè được neo cố định một chỗ bằng cách thả neo trên cả 4 góc của bè (50 kg/neo, dây PE φ = 2,5 - 3 cm, chiều dài dây gấp 5 - 7 lần chiều dài bè). 1.2. Nguồn giống và thả giống Tuy là một trong những địa phương đứng đầu về nghề nuôi cá lồng bè trên biển nhưng nguồn giống được cung cấp từ Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Miền Bắc (Cát Bà) chỉ đáp ứng 35%, trong khi nguồn ngoại tỉnh (bao gồm cả Trung Quốc) chiếm tới 60%, nguồn giống do người dân thu vớt từ tự nhiên chiếm một phần không đáng kể (5%). Các đối tượng được nuôi phổ biến ở vịnh Cát Bà là cá song chiếm 40%, cá giò chiếm 35%, cá hồng mỹ chiếm 10%, cá chẽm chiếm 10%, các loài các khác chiếm 5%. Mật độ thả nuôi tùy thuộc vào từng loài cá và kích cỡ cá giống. Đối với các loài cá song, cá hồng mỹ, cá vược 71,1% người dân thường thả cá có kích cỡ 50 – 100 g/con, mật độ 20 – 25 con/m3. Đối với cá giò 87,6% người dân thường thả với mật độ 100 – 500 g/con, mật độ 15 – 20 con/m3. Bảng 1. Mật độ và kích cỡ cá thả Cá song, cá hồng mỹ, cá chẽm Cá giò Kích cỡ cá (g/con) Mật độ nuôi (con/m3) Kích cỡ cá (g/con) Mật độ nuôi (con /m3) < 50 40-60 100-500 15-20 50-100 35-40 500-1.000 10-15 100-300 25-35 1.000-2.000 7-10 300-500 20-25 2.000-3.500 5-7 500-1.000 15-20 3.500-5.000 3-4 > 1.000 10-15 > 5.000 2-3 Điều đáng chú ý là đa số người nuôi không quan tâm đến chất lượng con giống, có tới 88,9% hộ nuôi không kiểm tra bệnh cá giống trước khi thả. Trong số 11,1% số hộ có kiểm tra chất lượng giống, các phương pháp kiểm tra chỉ bằng cảm quan, dựa trên kinh nghiệm bản thân, Do đó, chất lượng cá giống không được đánh giá đầy đủ, nhất là trong các trường hợp cảm nhiễm các tác nhân vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. 1.3. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn Hiện nay, 100% số hộ nuôi sử dụng thức ăn chính là cá tạp như cá trích, cá cơm, ruốc... do giá thành của cá tạp tương đối rẻ, sẵn có và dễ chế biến. Người nuôi không sử dụng thức ăn công nghiệp do giá thành cao và tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với cá tạp. Giá cá tạp mua tại lồng trung bình 14.000 đ/kg, giá cá tạp thay đổi thất thường theo mùa vụ, thấp nhất là 8.500 đ/kg và cao nhất là 18.000 đ/kg. Trước khi cho ăn, thức ăn được rửa sạch và cắt, băm nhỏ cho phù hợp với kích cỡ của cá, cá cỡ 10 – 20 cm ăn mồi cỡ 2 cm, cỡ cá trên 20 cm ăn mồi cỡ 5 cm. Khẩu phần thức ăn của cá phụ thuộc vào loài cá và kích cỡ cá thả, cỡ cá dưới 50 g/con cho ăn 12% khối lượng thân/ngày, cá trên 500 g/con cho ăn 3% khối lượng thân/ngày. Khi cá nhỏ cho ăn 4 lần/ngày vào 7h, 10h30, 14h, 17h, và giảm dần số lần cho ăn còn 2 – 3 lần khi cá lớn hơn. Bảng 2. Thời gian và chế độ cho ăn Kích cỡ cá (g/con) Khẩu phần thức ăn (% BW) Số lần cho ăn (lần/ngày) Thời gian cho ăn < 50 12 4 7h, 10h30, 14h, 17h 50-300 7 3 7h, 11h, 17h 300-500 5 2 9h, 17h >500 3 1 9h hoặc 17h Việc sử dụng thức ăn là cá tạp có nhiều hạn chế như hệ số thức ăn (FCR) cao từ 5,8 – 6,5 trong khi có đến 88,9% số hộ nuôi không kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của cá sau khi cho cá ăn. Đồng thời, cá tạp còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi và gia tăng nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh đặc biệt trong trường hợp bảo quản và vệ sinh cá trước khi cho ăn không đảm bảo [4, 5]. 1.4. Quản lý và chăm sóc Trong quá trình nuôi, lượng thức ăn thừa, các sinh vật bám và sóng gió có thể gây hư hại lồng nuôi và ngăn cản sự lưu thông của dòng nước. Do đó việc thường xuyên theo dõi và vệ sinh lồng nuôi rất quan trọng, 85,6% số hộ định kì vệ sinh lồng lưới 1 tháng/1lần, và thay lưới mới 2 – 3 tháng/lần. Tuy nhiên, 100% số hộ nuôi thiếu các dụng cụ kiểm tra yếu tố môi trường như độ mặn, pH, oxy hòa tan do đó đã không kịp thời xử lý các sự cố do biến động môi trường gây nên. Cá nuôi thường có sự phân đàn sau 2 – 3 tháng nuôi, do đó, 100% số hộ nuôi tiến hành phân cỡ cá để tránh hiện tượng cá ăn nhau. Bên cạnh đó, các hộ nuôi cũng quan tâm đến việc kiểm tra hoạt động của cá (92,2%) hàng ngày nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố bất thường. 1.5. Bệnh và biện pháp phòng trị Theo kết quả điều tra, 100% số hộ nuôi đều bắt gặp một số bệnh phổ biến trên các loài cá biển nuôi. Trong đó, bệnh do tác nhân ký sinh trùng, chủ yếu là nguyên sinh động vật và sán lá đơn chủ gây nên chiếm tỷ lệ khá cao (45 – 51%). Các bệnh do Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123 vi khuẩn thường gặp bệnh lở loét, bệnh xuất huyết đường ruột, bệnh mù mắt trên cá song và cá giò (32 – 37%) [4, 13]. Các bệnh nấm và vi rút chiếm tỷ lệ thấp hơn (9 – 27%). Tùy theo mức độ nhiễm bệnh, loại bệnh cụ thể mà thiệt hại có thể dao động từ 35 - 80%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại địa phương theo hướng bền vững. Môi trường ô nhiễm, thức ăn cá tạp chưa đảm bảo chất lượng, con giống chưa qua kiểm dịch, kỹ thuật chăm sóc quản lý còn nhiều hạn chế là các nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện và gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình nuôi [4, 13]. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ nuôi thường sử dụng các biện pháp khác nhau để ngăn ngừa dịch bệnh. Trong đó, 100% các hộ treo túi vôi vào lồng, 33,3% số hộ sử dụng thuốc phòng trị bệnh kết hợp với việc treo túi vôi vào lồng nuôi. Các loại hóa chất và thuốc phòng trị bệnh được sử dụng phổ biến là formalin, doxycilin, oxytetraxylin, steptomyxine. Đối với bệnh lở loét và ký sinh trùng, các hộ nuôi thường tắm cá bằng nước ngọt kết hới formalin 200 ppm trong thời gian 5 - 10 phút. Cá bị mắc bệnh nấm và vi khuẩn khác thường được điều trị bằng hỗn hợp doxycilin 0,3 (g) + oxytetraxylin 0,1 (g) + steptomyxine 0,1 (g) /kg cá nuôi. Thuốc thường được trộn vào thức ăn hoặc viên thành viên đút vào trong nội tạng cá tạp sau đó cho cá ăn. Thời gian cho mỗi lần điều trị dao động từ 3 - 5 ngày liên tục. Các biện phát phòng trị bệnh trong nhiều trường hợp cũng mang lại hiệu quả đáng kể, giảm đến 60% thiệt hại so với trường hợp không chữa trị, đồng thời, còn hạn chế việc lây lan dịch bệnh trong hệ thống nuôi. Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên cá nuôi Tác nhân gây bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Cá song Cá giò Cá hồng mỹ Cá chẽm Vi khuẩn 34,3 37,8 32,5 37,4 Virut 27,5 23,5 21,6 17,6 Nấm 11 9,1 9,7 12,5 Ký sinh trùng 45,7 43,2 46,2 51,3 1.6. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế Kết quả điều tra cho thấy tùy thuộc vào mỗi mô hình nuôi, mật độ nuôi, loài cá nuôi, nhu cầu thị trường mà thời gian nuôi và cỡ cá thu hoạch có khác nhau (bảng 4). Tuy nhiên 100% số hộ đều thu tỉa cá khi đạt kích thước thương phẩm. Thời gian thu hoạch thường kéo dài quanh năm tùy theo nhu cầu thị trường. Sau 11 – 15 tháng, kích cỡ thu hoạch của các loài cá song, cá hồng mỹ và cá chẽm dao động từ 0,8 - 1,2 kg/con trong khi cá giò thường thu hoạch khi đạt khối lượng 3,5 - 6,5 kg/con, các loài cá còn lại đạt khối lượng 0,9 - 1,5 kg/con. Bảng 4. Một số thông số kỹ thuật trong các mô hình Mô hình Mật độ (con/m3) Cỡ cá thả (g/con) Thức ăn FCR Thời gian nuôi (tháng) Cỡ cá thu hoạch (kg/con) Cá giò 60 ± 8 234 ± 18 Cá tạp 5,5 ± 1,5 14 ± 3 4,5 ± 1,0 Cá song 23 ± 6 121 ± 9 Cá tạp 5,1 ± 1,7 11 ± 2 1,0 ± 0,3 Nuôi ghép 16 ± 4 150 ± 22 Cá tạp 5,0 ± 1,2 13 ± 2 4,5 ± 1,8 Kế t quả phân tí ch hiệu quả kinh tế củ a 3 mô hình nuôi cá giò, nuôi cá song và nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm cho thấy, mô hình nuôi ghép mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo đến là mô hình nuôi cá song và mô hình nuôi cá giò. Tổng giá trị các sản phẩm của mô hình nuôi cá lồng ghép trung bình đạt 352,5 triệu đồng/bè/vụ với lợi nhuận 126,7 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận đạt được ở mô hình nuôi ghép cũng cao nhất với 56%, tiếp theo là mô hình nuôi cá song và cá giò với 46,7 và 35,2%. Bảng 5. Kết quả phân tích so sánh các mô hình nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà Phân tích kinh tế Đơn vị tính Mô hình nuôi Mô hình nuôi cá giò Mô hình nuôi cá song Mô hình nuôi ghép Tổng chi phí sản xuất tr.đ/vụ 231,3 ± 16,6a 233,2 ± 18,2a 225,8 ± 24,8a Tổng thu tr.đ/vụ 312,7 ± 8,3a 342,06 ± 8,9b 352,52 ± 4,3b Lợi nhuận tr.đ/vụ 81,4 ± 8,9a 108,90 ± 7,1b 126,71 ± 9,3c Tỷ suất lợi nhuận % 35,2 ± 3,0a 46,7 ± 4,5b 56,0 ± 6,3c Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong mỗi cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Đánh giá những tác động của nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà Sự phát triển nghề nuôi cá lồng biển ở vùng vịnh Cát Bà đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhiều cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời, sự phát triển của nghề này cũng gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế và dịch vụ đi kèm khác cùng phát triển như khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, sản xuất giống, thức ăn và các trang thiết bị phục vụ nuôi cá bằng lồng trên biển. Đồng thời, nghề cũng góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí địa phương [10]. Tuy nhiên, sự phát triển của nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại vịnh Cát Bà còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường biển, xung đột lợi ích với nhiều ngành nghề kinh tế khác. Một trong những tác động môi trường có thể thấy rõ là việc sử dụng thức ăn cá tạp nuôi cá (90 – 95 tấn/ngày), rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường vịnh Cát Bà [5]. Ngoài ra, việc đặt các lồng bè tràn lan, không theo quy hoạch làm mất cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến ngành du lịch, gây khó khăn cho các phương tiện đường thủy khi lưu thông qua vịnh [12]. Về mặt kỹ thuật nuôi, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi vẫn chưa đảm bảo cả số lượng và chất lượng (100%). Kỹ thuật nuôi còn đơn giản, các biện pháp quản lý môi trường và phòng trị dịch bệnh còn nhiều bất cập (87,8%). Công tác dự báo và khắc phục các sự cố môi trường còn nhiều hạn chế (83,3%). 3. Các giải pháp phát triển bền vững 3.1. Về cơ chế và chính sách Để phát triển nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại Cát Bà, cần có các chính sách phù hợp liên quan đến nguồn vốn, sử dụng diện tích mặt nước và hỗ trợ thiệt hại cho người nuôi. Trên thực tế, hầu hết người nuôi (94,4%) cá biển ở địa phương đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư cải tiến kỹ thuật nuôi, đào tạo và tập huấn. Chính vì vậy, nhà nước và chính quyền địa phương cần phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho người dân vay vốn với lãi suất thấp, trong thời gian dài để tiến hành sản xuất. Bên cạnh đó, cần tiến hành quy hoạch vùng nuôi, có chính sách khuyến khích người nuôi thuê và sử dụng diện tích mặt nước lâu dài [7, 8]. 3.2. Về dịch vụ hỗ trợ Căn cứ trên chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản quốc gia và địa phương [1, 7], cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cá biển, hệ thống quan trắc, cảnh báo và xử lý các sự cố môi trường biển [5]. Khuyến khích các nhà nghiên cứu, công ty thức ăn thủy sản sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế nguồn thức ăn cá tạp hiện nay. Tăng cường tuyên truyền tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh cho các hộ nuôi. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất về việc tuân thủ các quy định của nhà nước và tiêu chuẩn ngành. 3.3. Về kỹ thuật, khoa học công nghệ và khuyến ngư Cần tiến hành điều tra, quy hoạch vùng nuôi ở những vị trí ít chịu ảnh hưởng của sóng gió, bão lũ, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng nước (độ sâu, dòng chảy, chất đáy, độ mặn, pH,...), ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế khác như khai thác thủy sản, giao thông thủy, du lịch, nước thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của người dân [3]. Xây dựng các tiêu chuẩn về thiết kế lồng nuôi (3 x 3 x 3 m), bè nuôi (10 – 30% diện tích mặt nước), khoảng cách lồng bè (50 – 100 m). Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và triển khai những công nghệ nuôi hải sản tiên tiến nhằm gia tăng tính bền vững của mô hình nuôi và áp dụng cho các hộ nuôi (GAP, CoC,...). Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo các đối tượng cá biển hiện được nuôi phổ biến như cá song, cá chẽm, cá giò, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng,... nhằm chủ động cung cấp nguồn giống có chất lượng đáp ứng nhu cầu nuôi ngay tại địa phương [6]. Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao các kỹ thuật, các biện pháp quản lý môi trường và phòng trị bệnh cho người nuôi. 3.4. Về bảo vệ môi trường Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trồng hải sản tập trung để kiểm soát, cảnh báo và có biện pháp xử lý môi trường kịp thời. Triển khai giám sát việc thực hiện quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi an toàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong việc kiểm soát dịch bệnh trên cá nuôi. Hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường nuôi [13]. Tăng cường giáp sát việc thực thi các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái vùng nuôi. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125 IV. KẾ T LUẬ N Có 3 mô hình nuôi cá biển đang áp dụng phổ biến ở Cát Bà là mô hình nuôi cá giò, mô hình nuôi cá song và mô hình nuôi ghép cá biển với động vật thân mềm. Sau 11 – 15 tháng nuôi, mô hình nuôi ghép cho hiệu quả cao nhất, tiếp theo là mô hình nuôi cá song và cá giò. Nghề nuôi cá lồng biển ở Cát Bà vẫn gặp khó khăn liên quan đến sự biến động thời tiết, con giống, kỹ thuật nuôi và vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cá thường mắc các bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Cần tiến hành một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm phát triển nghề nuôi cá bằng lồng trên biển tại Cát Bà theo hướng bền vững. TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O Tiếng Việt 1. Bộ Thủy sản, 2006. Các xu hướng chính phát triển nuôi cá biển, Hà Nội. 2. Ngô Quang Dũng, 2009. Ô nhiễm môi trường ở vùng biển Cát Bà. Bản tin điện tử, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. 3. Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 4. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2006. Bệnh học Thủy sản. NXB Nông nghiệp. 5. Trần Lưu Khanh và Trần Quang Thư, 2011. Chất lượng môi trường một số khu vực nuôi cá bằng lồng bè ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu (phần 1). Tuyển tập Nghiên Cứu Nghề cá biển (tập IV). Viện Nghiên cứu Hải sản. 6. Đào Mạnh Sơn, 1998. Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất cá song ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghề cá tập 1. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trang 96-125. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2010. Thực trạng phát triển nuôi thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010 và phương hướng phát triển đến 2015 - 2020, Hải Phòng. 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2010. Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng hải sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 9. UBND huyện Cát Hải, 2009. Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng bè trên vịnh Cát Bà, Hải Phòng. 10. UBND huyện Cát Hải, 2009. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 1572/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng hải sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 11. UBND huyện Cát Hải, 2010. Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng bè trên vịnh Cát Bà, Hải Phòng. 12. UBND huyện Cát Hải, 2011. Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng bè trên vịnh Cát Bà, Hải Phòng. 13. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2007. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá mú, cá giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng trị bệnh. Bản tin số 33. Tiếng Anh 14. Groves, R., F. Fowler, M. Couper, J. Lepkowski, E. Singer and R. Tourangeau, 2004. Survey Methodology. Wiley Series in Survey Methodology.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_va_giai_phap_phat_trien_nghe_nuoi_ca_long_bien_ta.pdf
Tài liệu liên quan