Cây sắn là cây trồng đem lại năng suất, sản
lượng cao hiện nay ở Việt Nam. Sắn không
chỉ là một loại cây lương thực, cây thực phẩm
mà loại cây công nghiệp để tạo ra các sản
phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh
bột.phục vụ ngành chế biến. Ngoài các sản
phẩm chính ra, chế biến sắn sẽ tạo ra một
lượng phụ phẩm lớn giúp ngành chăn nuôi.
Tuy giá trị dinh dưỡng của chúng không cao
nhưng cũng đem lại hiệu quả tích cực cho
chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho
thấy rằng vấn đề nghiên cứu mức bổ sung,
cách thức bổ sung và đưa ra các phương pháp
chế biến thích hợp nhằm nâng cao khả năng
tận dụng và cải thiện giá trị dinh dưỡng của
nguồn phụ phẩm sử dụng trong chăn nuôi vẫn
cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu để
phát huy tối đa khả năng tiêu hóa của gia súc
nhai lại và nguồn phụ phẩm công nông nghiệp
ở nước ta hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng sử dụng sắn và phụ phẩm từ sắn trong chăn nuôi gia súc nhai lại tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63
59
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG SẮN VÀ PHỤ PHẨM TỪ SẮN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC
NHAI LẠI TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Hưng Quang*
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay, cây sắn là một cây trồng đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam bên cạnh hệ thống các cây
lương thực như lúa, ngô và khoai lang. Sắn củ khá giầu năng lượng, nên nó là nguyên liệu sử dụng
phổ biến trong chăn nuôi lợn, gia cầm và đại gia súc. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã thực
hiện về việc sử dụng sắn và phụ phẩm từ cây sắn bằng các phương pháp chế biến khác nhau để sử
dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Để tận dụng tốt nguồn phụ phẩm công, nông nghiệp cho chăn nuôi
gia súc nhai lại ở nước ta việc nghiên cứu phương pháp chế biến, bảo quản, mức bổ sung, cách
thức bổ sung phù hợp và hiệu quả cần tiếp tục được quan tâm đầu tư. Bã sắn là phụ phẩm của quá
trình sản xuất tinh bột sắn, chiếm khoảng 45% khối lượng sắn nguyên củ. Theo các kết quả đã
nghiên cứu, có thể sử dụng phương pháp ủ chua bã sắn để dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại
trong nông hộ. Tuy nhiên, bã sắn có hàm lượng protein thô rất thấp nên khi sử dụng cần bổ sung
nguồn thức ăn giàu protein để cân đối dinh dưỡng và mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với
tổng chất khô trong khẩu phần. Phụ phẩm ngọn, lá sắn được coi là nguồn cung cấp protein sẵn có,
rẻ tiền rất tốt cho gia súc nhai lại. Phơi, sấy khô rồi nghiền bột hoặc đem ủ chua là biện pháp bảo
quản phù hợp. Theo các kết quả đã nghiên cứu, sử dụng bột lá sắn cho trâu bò ăn ở mức 1 -
1,5kg/con/ngày sẽ cho hiệu quả vỗ béo tốt.
Từ khóa: cây sắn, chế biến, bã sắn, dinh dưỡng, gia súc.
∗
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được
trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và
cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông
Lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương
thực quan trọng ở các nước đang phát triển
sau lúa gạo, ngô và lúa mì.
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn
gia súc quan trọng sau lúa và ngô, Theo số
liệu thống kê 2010, tổng diện tích sắn cả nước
là 496.200 ha, sản lượng đạt hơn 8,5 triệu tấn.
Sắn dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, vốn
đầu tư thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của
nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao
động. Các sản phẩm từ cây sắn bao gồm củ,
thân, lá đều được có thể sử dụng được, củ sắn
dùng để chế biến tinh bột sắn, sắn lát phơi
khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi [6].
Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ
chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công
nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền,
∗
Tel:0985588164
gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất
dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, phụ gia thực
phẩm, phụ gia dược phẩm. Thân sắn dùng
để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp
xenlulo (cellulose), làm nấm, làm củi đun.
Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm, dùng
để nuôi tằm, nuôi cá, bột lá sắn hoặc lá sắn ủ
chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê,.
GIÁ TRỊ CỦA CÂY SẮN
Củ sắn và lá sắn là sản phẩm chính từ cây sắn,
là nguồn dinh dưỡng có giá trị, tỷ lệ vật chất
khô 27,7%; Protein thô 0,9%; Lipit thô 0,4%;
dẫn xuất không đạm 24,7%; khoáng tổng số
0,7%; caxi 0,05%; photpho 0,04% và năng
lượng trao đổi (ME) 968 Kcal (Viện Chăn
nuôi, 2001) [16]. Bột củ sắn là nguồn thức ăn
giàu năng lượng nhưng nghèo protein, tỷ lệ
các axit amin không cân đối, nghèo
methionine và tryptophan, các chất khoáng,
vitamin cũng ít. Một loại phụ phẩm từ củ sắn
sau khi chế biến là bã sắn, đây là sản phẩm
phụ của quá trình sản xuất tinh bột của các
nhà máy chế biến tinh bột sắn, chiếm khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63
60
45% so với khối lượng sắn nguyên củ. Theo
Bùi Quang Tuấn (2005) [10], trong bã sắn
chứa khoảng 8% tinh bột, 15 - 20% xơ thô.
Theo Nguyễn Hữu Văn và cs (2008) [15], khi
phân tích hàm lượng các chất trong bã sắn
tươi tính theo hàm lượng vật chất khô như
sau: giá trị protein thô 3,6%, lipit thô 0,3%;
năng lượng thô 4198 Kcal/kg. Hàm lượng
HCN là 240mg/kg và pH là 4,21. Việc dự trữ
và bảo quản đồng thời làm giảm hàm lượng
HCN trong bã sắn để sử dụng trong chăn nuôi
cần có các biện pháp phù hợp, hiệu quả.
Lá sắn được coi là nguồn protein lý tưởng,
được sử dụng làm thức ăn giàu đạm cho vật
nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Văn Thưởng (1993) [11], Từ Quang
Hiển (1982) [4] hàm lượng protein thô trong
vật chất khô của lá sắn tương đối cao, dao
động từ 22,6 – 29,9%. Hàm lượng protein
biến động tùy theo giống sắn, tuổi thu hoạch,
độ phì nhiêu của đất trồng và khí hậu vùng
canh tác. Theo Hội chăn nuôi (2003) [7]
Thành phần hóa học của bột lá sắn như sau:
Vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 -
39,9%); lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20%
(4,8 - 29%); khoáng tổng số 8,5% (5,7 -
12,5%); canxi 1,45%; photpho 0,45%; kẽm
149 mg/kg; mangan 52 mg/kg; sắt 259 mg/kg;
đồng 12 mg/kg. Trong lá sắn giàu vitamin C
và A, có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu
lysine nhưng thiếu methionin. Việc thu hoạch,
chế biến, bảo quản và sử dụng lá sắn làm
thức ăn cho gia súc sẽ tận dụng được nguồn
protein khá lớn, góp phần tăng hiệu quả kinh
tế trong cho người nông dân.
Trong các bộ phận của cây sắn có chứa độc tố
axit xianhydric (HCN) hình thành do thủy
phân xyanogen glucoside (C6H17O6N), chất
này gây độc cho cơ thể con người và động vật
nói chung. Tùy theo từng giống sắn, thời gian
thu hoạch mà hàm lượng HCN chứa trong các
bộ phận thân, lá và củ sắn sẽ khác nhau. Hàm
lượng HCN trong củ sắn nhiều hơn trong lá
sắn và tập trung ở vỏ, lõi củ. Dựa vào hàm
lượng HCN người ta chia ra hai giống sắn:
giống sắn ngọt có chứa khoảng 20 - 30mg/kg
củ tươi; giống sắn đắng chứa 60 - 150 mg/kg
củ tươi (Mai Thạch Hoành, 2004) [5]. Theo
tác giả Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [9] lá sắn càng
già thì hàm lượng HCN càng thấp, ở những lá
non hàm lượng HCN trong cuống lá cao hơn
trong phiến lá, còn trong lá già thì ngược lại.
Hàm lượng HCN ở những phiến lá búp là 330
- 790 ppm (khối lượng tươi), ở những lá bánh
tẻ là 340 - 1040 ppm và ở những lá già là 210
- 730 ppm. Nồng độ HCN trong củ và lá sắn
có thể được giảm đi đáng kể bằng các phương
pháp như bóc vỏ, nấu chín, thái lát ngâm
nước, muối dưa lá, phơi khô và ủ chua. Khi
sử dụng các sản phẩm từ sắn làm thức ăn cho
vật nuôi cần áp dụng các biện pháp chế biến
phù hợp để làm giảm hàm lượng độc tố và
bảo quản nguồn thức ăn này được tốt.
CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG
PHỤ PHẨM TỪ SẮN TRONG CHĂN
NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI
Theo số liệu của thống kê của nước ta, năm
2009 số lượng đàn bò là 6,1 triệu con, đàn
trâu gần 2,9 triệu con. Định hướng phát triển
đến năm 2020 đàn bò sữa đạt khoảng 500 ngàn
con, đang bò thịt đạt khoảng 12,5 triệu con,
đàn trâu ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu
con [8]. Để đạt được mục tiêu trên một vấn đề
cần được quan tâm giải quyết đó là việc đảm
bảo nguồn thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò.
Theo thống kê thì diện tích bãi chăn thả ở
nước ta rất hạn chế, năng suất cỏ tự nhiên khá
thấp (6 - 8 tấn cỏ tươi/ ha/ năm), việc mở rộng
diện tích trồng cỏ gặp nhiều khó khăn, cùng
với đặc điểm thời tiết có mùa khô và mùa
đông kéo dài dẫn tới thiếu thức ăn xanh cho
trâu bò. Là một nước sản xuất nông nghiệp,
chúng ta có nguồn phụ phẩm nông nghiệp khá
dồi dào như rơm lúa, thân cây ngô, dây lạc,
dây lang, ngọn lá sắn, ngọn lá mía... Theo số
liệu thống kê của Cục Chăn nuôi [3] lượng
phụ phẩm nông nghiệp ước tính hàng năm có
khoảng 40 triệu tấn, trong đó rơm khoảng
36,6 triệu tấn, dây khoai lang 0,19 triệu tấn,
dây lá lạc 0,45 triệu tấn, ngọn và lá ngô 0,62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63
61
triệu tấn, lá sắn 0,19 triệu tấn, ngọn lá mía 3,0
triệu tấnnhưng tỷ lệ sử dụng chỉ chiếm
khoảng 18% (7,5 triệu tấn) còn lại trên 32,5
triệu tấn chưa được sử dụng cho chăn nuôi,
chưa tận dụng tốt nguồn phụ phẩm này thông
qua chế biến, dự trữ để cung cấp cho gia súc.
Việc nghiên cứu các biện pháp chế biến, dự
trữ rất cần được thực hiện và phổ biến cho
người chăn nuôi. Tận dụng nguồn phụ phẩm
từ cây sắn là bã sắn và thân lá sắn để chăn
nuôi gia súc nhai lại cũng đã được nhiều nhà
khoa học ở nước ta nghiên cứu và đạt được
một số kết quả có ý nghĩa nhất định, là tiền đề
để tiếp tục nghiên cứu và phát huy được lợi
thể của phụ phẩm trong chăn nuôi.
* Chế biến và sử dụng bã sắn: Ủ chua là
phương pháp đã được nhiều tác giả nghiên
cứu để chế biến và bảo quản bã sắn làm thức
ăn cho gia súc nhai lại [12]. Theo các tác giả
Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, 2001 [2] khi chế
biến sắn bằng phương pháp ủ chua đã làm
giảm rõ rệt hàm lượng độc tố. Nếu lá sắn tươi
hàm lượng HCN là 862,5 mg/kg VCK thì ủ
chua chỉ còn 32,5 mg/kg VCK; bột khô chỉ
còn có 90,2 mg/kg VCK. Theo quy định của
Cộng đồng Châu Âu (EC) thì hỗn hợp cho gia
súc chỉ được phép chứa thấp hơn 60 mg
HCN. Như vậy, rõ ràng phương pháp ủ chua
đã làm giảm mạnh mẽ lượng HCN.
Theo Nguyễn Hữu Văn và cs (2008)[15], khi
nghiên cứu ủ chua bã sắn để làm thức ăn cho
gia súc nhai lại thì ủ với công thức 0,5% muối
+ 3% rỉ mật, hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo
có thể bảo quản bã sắn và làm giảm đáng kể
hàm lượng HCN sau 21 ngày ủ nên có thể sử
dụng một lượng lớn bã sắn ủ trong khẩu phần
mà không gây độc. Tuy nhiên, theo các tác
giả do bã sắn tươi có hàm lượng protein thô
rất thấp nhưng có giá trị năng lượng tương đối
cao, vì vậy khi sử dụng làm thức ăn cho gia
súc nhai lại cần thiết phải bổ sung nguồn thức
ăn giàu protein để cân đối năng lượng và
protein cho nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh
vật dạ cỏ và cho sản xuất. Theo các tác giả
Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn (2006)
[10], khi sử dụng khẩu phần có 10kg bã sắn ủ
chua và 0,75 kg cám đỗ xanh để vỗ béo bò
thịt đã cho tăng trọng tương đối cao 656,0 -
682,2 g/con/ngày so với lô đối chứng là
728,9g/con/ngày với khẩu phần thí nghiệm có
thức ăn tinh. Theo các tác giả Nguyễn Hải
Quân, Nguyễn Xuân Bả, 2008 [7] khi nghiên
cứu về mức bổ sung bã sắn ủ chua với khẩu
phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng là rơm lúa
thì mức bổ sung không nên vượt quá 40% so
với tổng chất khô khẩu phần, và việc bổ sung
các loại thức ăn giàu protein thực trong khẩu
phần là rất cần thiết để đảm bảo khả năng tiêu
hóa thức ăn và môi trường trong dạ cỏ.
* Chế biến và sử dụng lá sắn: Theo các tác
giả Phạm Sỹ Tiệp, 1999 [15], Bùi Văn Chính
và Lê Viết Ly, 2001 [2], phương pháp băm
nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành
bột là một biện pháp chế biến để có thể bảo
quản, dự trữ và làm giảm hàm lượng độc tố
trong lá sắn rất tốt, hơn nữa có thế thực hiện
với một khối lượng lá sắn khá lớn. Ủ chua lá
sắn để dự trữ và bảo quản cũng cho kết quả tốt,
theo tác giả Bùi Văn Chính, 1995 [1] khi thí
nghiệm ủ chua lá sắn thì hàm lượng HCN chỉ
còn 32,5 ppm trong vật chất khô.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Trịnh
Văn Trung và cs, 2007 [13] khi nghiên cứu bổ
sung mức 0,5, 1,0 và 1,5 kg/con/ngày bột lá
sắn trong khẩu phần ăn của trâu tơ là cỏ xanh
và rơm ủ urê nuôi trong vụ đông xuân đã cho
kết quả là mức tăng trọng của trâu tăng dần
theo khối lượng bột sắn bổ sung trong khẩu
phần, tương ứng là 594 g/con/ngày, 589
g/con/ngày, 444 g/con/ngày và thấp nhất là lô
đối chứng 389 g/con/ngày. Và để đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất các tác giả cũng khuyến cáo
nên bổ sung bột lá sắn ở mức 1kg/con/ngày
tương ứng với 17% vật chất khô trong khẩu
phần là phù hợp. Theo tác giả Vũ Văn Tý,
2002 [14] khi sử dụng lá sắn ủ chua để vỗ béo
trâu tơ với mức bổ sung là 1,4; 2,8; 4,2
kg/con/ngày trong khẩu phần ăn là rơm khô
và cỏ hỗn hợp thì có mức tăng trọng tương
ứng sau 90 ngày là 34,42 kg/con; 42,58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 59 - 63
62
kg/con và 45,75 kg/con còn ở lô đối chứng là
27,33 kg/con. Kết quả vỗ béo trên đàn trâu
già với mức bổ sung là 3 và 5,5 kg/con/ngày
cho khối lượng tăng là 36,5 kg/con và 39,0
kg/con, ở lô đối chứng là 29,0 kg/con.
Như vậy, việc sử dụng phụ phẩm từ sắn trong
chăn nuôi gia súc nhai lại sẽ tận dụng được
nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền ở địa phương,
góp phần giải quyết vấn đề cạnh tranh nguồn
thức ăn giàu protein để cung cấp cho gia súc
nhai lại, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
chăn nuôi nhất là các hộ nông dân. Các tác
giả đã đưa ra khuyến cáo khi sử dụng bổ sung
bã sắn cho khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh
dưỡng là rơm lúa thì không nên bổ sung quá
40% trong khẩu phần, còn đối với bột lá sắn
khi sử dụng để vỗ béo thì bổ sung ở mức 1,0
– 1,5 kg/con/ngày vào khẩu phần thì sẽ mang
lại hiệu quả vỗ béo tốt.
KẾT LUẬN
Cây sắn là cây trồng đem lại năng suất, sản
lượng cao hiện nay ở Việt Nam. Sắn không
chỉ là một loại cây lương thực, cây thực phẩm
mà loại cây công nghiệp để tạo ra các sản
phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh
bột....phục vụ ngành chế biến. Ngoài các sản
phẩm chính ra, chế biến sắn sẽ tạo ra một
lượng phụ phẩm lớn giúp ngành chăn nuôi.
Tuy giá trị dinh dưỡng của chúng không cao
nhưng cũng đem lại hiệu quả tích cực cho
chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho
thấy rằng vấn đề nghiên cứu mức bổ sung,
cách thức bổ sung và đưa ra các phương pháp
chế biến thích hợp nhằm nâng cao khả năng
tận dụng và cải thiện giá trị dinh dưỡng của
nguồn phụ phẩm sử dụng trong chăn nuôi vẫn
cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu để
phát huy tối đa khả năng tiêu hóa của gia súc
nhai lại và nguồn phụ phẩm công nông nghiệp
ở nước ta hiện nay.
‘’
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Văn Chính (1995), Nghiên cứu, chế biến và
sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và nguồn thức ăn
sẵn có ở nông thôn. Tuyển tập NCKH (69 - 95),
Nxb Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Hà Nội.
[2]. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (2001), Kết quả
nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng
của một số phụ phẩm nông nghiệp quan trọng ở
Việt Nam cho trâu, bò, Hội thảo về dinh dưỡng gia
súc nhai lại, Hội Chăn nuôi Việt Nam.
[3]. Cục Chăn nuôi Phát triển gia súc lớn, Việt
Nam cơ hội và thách thức/77 – Hội thảo phát triển
bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam, 2009
[4]. Từ Quang Hiển, Nghiên cứu sử dụng lá sắn
vào chăn nuôi lợn. KHKT Viện Chăn nuôi – Hà
Nội 4/1983.
[5]. Mai Thạch Hoành (2004), Kỹ thuật thâm canh
sắn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[6]. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2003), Thức ăn
chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả (2008),
“Ảnh hưởng của mức bổ sung bã sắn ủ chua đến
lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa và một số chỉ số môi
trường dạ cỏ của cừu được nuôi bằng rơm lúa”
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 46, 2008.
[8]. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc phê
duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ.
[9]. Phạm Sỹ Tiệp (1999), Nghiên cứu giá trị dinh
dưỡng của một số giống sắn ở trung du và miền núi
phía Bắc, ảnh hưởng của phương pháp chế biến
đến thành phần hóa học của củ, lá và khả năng sử
dụng bột sắn để vỗ béo lợn F1 (ĐB x MC), Luận án
Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
[10]. Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn (2006), “Sử
dụng bã sắn ủ chua với cám đỗ xanh để vỗ béo bò
thịt”, Tạp chí Khoa học nông nghiệp, số 2, 2006.
[11]. Nguyễn Văn Thưởng (1993), Thức ăn cho
gia súc, gia cầm – Thành phần hóa học, giá trị
dinh dưỡng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[12]. Bùi Quang Tuấn (2005), “Nghiên cứu ủ chua
bã sắn làm thức ăn dự trữ cho trâu bò”, Tạp chí
Chăn nuôi, số 9, 2005.
[13]. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh, Nguyễn
Công Định (2007), “Bổ sung bột lá sắn vào khẩu
phần cỏ xanh và rơm ủ urê nuôi trâu tơ trong vụ đông
xuân”, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 5, 2007.
[14]. Vũ Văn Tý (2002), Ảnh hưởng của bổ sung
lá sắn ủ chua đến tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng
sinh trưởng và vỗ béo trâu tại trung tâm nghiên
cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, Luận văn
Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học
Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên.
[15]. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả, Bùi
Văn Lợi(2008), “Đánh giá giá trị dinh dưỡng của
bã sắn công nghiệp ủ chua với các phụ gia để làm
thức ăn cho gia súc nhai lại”. Tạp chí Khoa học,
ĐH Huế, số 46, 2008.
[16]. Viện Chăn nuôi (2001), Thành phần và giá
trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc gia cầm Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Vũ Thị Lan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 65 - 69
63
SUMMARY
CURRENT USE OF CASSAVA AND CASSAVA BY-PRODUCTS FOR
RUMINANT IN VIETNAM
Nguyen Thi Hong Hanh and Nguyen Hung Quang∗
College of Agriculture and Forestry - TNU
In Vietnam cassava is one of the most important food crops, besides rice, maize and sweet potato.
Cassava root is a high energy feed material. It is considered as good nutrition supply for pig,
poultry and ruminant. Some researches have been focussing on processing and using of cassava
and cassava by-products as animal feed. To make a good use source of by-products of industrial
and agricultural production for ruminants in our country, a number of methods such as processing,
storage, additional levels, additional appropriate manner and efficiency need continue to be
important of investments have been investigated. Cassava bagasse is a by-product of cassava
starch production process, which accounts for about 45% of the volume of raw cassava tubers.
According to some research results, it could be ensiled of cassava bagasse and stored for ruminants
feeding. However, cassava bagasse is very low crude protein content which ought to be
supplemented with high-protein source to balance the level of nutrition and the supplementation
should not exceed 40% of total dry matter in the diet. By-products: tops and cassava leaves are
high availability of protein source, which is cheap and good for ruminants. They could be dried,
dry crushed then grounded or ensiled for preservation and use. According to some research results,
using cassava leaf meal for cattle at 1 to 1.5 kg/head /day would be good for fattening effect.
Key words: Cassava, Processing, Cassava residue, Nutrition, Livestock.
∗
Tel: 0985588164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_su_dung_san_va_phu_pham_tu_san_trong_chan_nuoi_gi.pdf