Hiện trạng sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi (Oreochromis spp.) tại tỉnh Hải Dương

1. Kết luận Tỉnh Hải Dương có truyền thống và có tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất giống và ương nuôi cá rô phi. Nhu cầu con giống cá rô phi phục vụ cho nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương có chiều hướng ngày càng tăng nhanh. Đàn cá rô phi bố mẹ của tỉnh Hải Dương không đảm bảo chất lượng. Đây là nguyên nhân chính gây ra cận huyết, dẫn đến làm suy giảm chất lượng con giống. Hầu hết các cơ sở cá giống nước ngọt được xây dựng từ nhiều năm trước đây, cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp không đảm bảo tốt nhất cho việc vận hành sản xuất giống nhân tạo cá rô phi. Hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất và cơ sở kinh doanh giống cá rô phi rất cao. Lợi nhuận trước thuế của các trại sản xuất giống trung bình là 130,38 ± 29,48 triệu đồng/năm và cơ sở kinh doanh giống trung bình là 196,663 ± 118,119 triệu đồng/năm.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi (Oreochromis spp.) tại tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 137 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH GIỐNG CÁ RÔ PHI (Oreochromis spp.) TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG STATUS OF PRODUCTION AND BUSINESS OF TILAPIA JUVENILES (Oreochromis spp.) IN HAI DUONG PROVINCE Nguyễn Văn Hữu1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 27/10/20 13; Ngày phản biện thông qua: 24/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Hải Dương là tỉnh có diện tích nuôi cá rô phi tập trung lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, việc quản lý sản xuất giống, kinh doanh giống cá rô phi hiện nay gặp nhiều khó khăn, chưa quản lý được đàn cá bố mẹ cũng như chất lượng đàn cá giống thả nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp quản lý sản xuất, kinh doanh cá rô phi giống ở tỉnh Hải Dương là hết sức cần thiết. Trong thời gian từ tháng 3 tới tháng 12 năm 2012, 19 trại sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi tại 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương đã được điều tra phỏng vấn. Kết quả điều tra cho thấy, 100% trại sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi là các trại sản xuất và kinh doanh đa đối tượng với tổng công suất thiết kế là 23 triệu con giống/năm. Trong năm 2012, số lượng cá rô phi giống sản xuất tại địa phương là 15,8 triệu con, đáp ứng được 38,5% nhu cầu con giống. Đàn cá rô phi bố mẹ 60% có nguồn gốc tại chỗ, chủ yếu từ các nguồn cá hậu bị, không đảm bảo chất lượng. Lợi nhuận trung bình của các trại sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi là 130,38 ± 29,48 triệu đồng/năm. Từ khóa: giống cá rô phi, hiện trạng, sản xuất, kinh doanh ABSTRACT Hai Duong has biggest intensive area of tilapia culture, however, the management on production and business of tilapia juveniles has been challenged in broodstocks monitoring as well as juveniles quality. Therefore, research on status of production and business of tilapia juveniles in Hai Duong is necessary in order to promoting good solutions for sustainable development. During period from March to December, 2012, 19 tilapia hatcheries in 12 districts/cities of Hai Duong province were surveyed. The results showed that all tilapia hatcheries were multi-species production hatcheries with total designed production of 23 million juveniles per year. In 2012, the total production of tilapia juveniles was 15.8 million meeting 38.5% of tilapia demand in Hai Duong. The broodstocks of tilapia were mainly supplied locally (60%) with low quality. The average profi t of hatcheries was 130.38 ± 29.48 million VND per year. Keywords: Tilapia juveniles, status, production, business 1 Nguyễn Văn Hữu: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải Dương là tỉnh có diện tích nuôi cá rô phi tập trung lớn nhất toàn quốc với 4.015 ha [6]. Tuy nhiên, việc quản lý sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi hiện nay gặp nhiều khó khăn như: chưa quản lý được đàn cá bố mẹ cũng như là chất lượng đàn cá giống thả nuôi. Các dòng cá bố mẹ được chọn lọc và chuyển giao cho Tỉnh không được bảo tồn và duy trì nên số lượng giảm dần. Đàn cá bố mẹ hiện nay không rõ nguồn gốc, cỡ cá bố mẹ nhỏ (200 - 300 g/con). Việc quản lý sản xuất lưu thông giống cá rô phi còn lỏng lẻo, cá giống bán trên thị trường không có nhãn mác, không nguồn gốc, không phân biệt được cá đã chuyển giới tính hay không. Số lượng cá giống sản xuất tại Tỉnh chỉ đạt 38,5% nhu cầu cá giống của người nuôi, phần còn lại được nhập từ các địa phương khác. Hầu hết số lượng cá giống nhập về Tỉnh không kiểm soát được, dẫn đến chất lượng cá không đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến người nuôi [3], [6]. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, khoa học về hiện trạng sản xuất và kinh doanh cá rô phi giống nhằm đưa ra giải pháp Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 138 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG quản lý phù hợp, góp phần duy trì ổn định và phát triển bền vững nghề sản xuất giống cá rô phi tại tỉnh Hải Dương là hết sức cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và đối tượng nghiên cứu Trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 10 năm 2012, 30 trại sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi của 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương được chọn ngẫu nhiên để điều tra về hiện trạng sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi. 2. Địa điểm nghiên cứu Các trại sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi được chọn ngẫu nhiên từ 12 địa phương của tỉnh Hải Dương. Cơ sở sản xuất giống thực hiện ở toàn bộ tại 9 cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt của các huyện: Nam Sách, Tứ Kỳ và Ninh Giang Cơ sở kinh doanh giống thực hiện tại 10/22 cơ sở nhập, ương dưỡng và kinh doanh giống cá rô phi tại các huyện là: Nam Sách, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang và thành phố Hải Dương. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp điều tra Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử dụng để thu thập thông tin đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi thông qua việc sử dụng phiếu điều tra. Hai loại phiếu điều tra đã được thực hiện tương ứng với các trại sản xuất giống và cơ sở kinh doanh giống cá rô phi. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và sử dụng khung điều phối nghiên cứu (Research Co-ordination Framework) làm công cụ phân tích các kết quả nghiên cứu. Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) trên phần mềm SPSS 16.0 để so sánh sự khác nhau giữa các mẫu với độ tin cậy 95%. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng sản xuất giống cá rô phi 1.1. Diện tích và năng lực sản xuất giống cá rô phi Kết quả điều tra cho thấy, đến năm 2012 tổng diện tích đấ t, mặ t nướ c chuyên phụ c vụ cho sản xuất giống cá rô phi trên địa bàn tỉnh Hả i Dương là 80.470 m2, chiếm 15,0% tổng diện tích củ a cá c cơ sở sả n xuấ t cá giố ng củ a Tỉ nh; trong đó diện tích trung bình là 8.941 ± 2.148 m2/trại với số lượng ao trung bình là 4,6 ± 1,1 ao. Bảng 1. Diện tích ao sả n xuấ t giống cá rô phi của tỉnh Hải Dương TT Cá c cơ sở sả n xuấ t giố ng Tổ ng diệ n tí ch củ a cơ sở sả n xuấ t (m2) Diệ n tí ch sả n xuấ t cá rô phi (m2) Số ao sả n xuấ t cá rô phi (ao) Diệ n tí ch trung bình/ao (m2) 1 Công ty Cổ phần Cá giống Ha Xá 65.000 9.000 6 1.500 2 Công ty Cổ phần Cá giống Lê Hồng 57.000 8.360 5 1.672 3 Công ty Cổ phần Cá giống Nam Sách 35.000 6.000 4 1.500 4 Công ty Cổ phần Cá giống Phủ 42.000 7.130 3 2.377 5 Công ty Cổ phần Cá giống Sông Than 58.000 9.240 5 1.848 6 Công ty Cổ phần Cá giống Thượng Vũ 46.000 7.350 3 2.450 7 Trại Cá giống Tứ Kỳ 75.000 9.360 4 2.340 8 Công ty Cá giống thủ y sả n Dung Quất 95.000 13.230 6 2.205 9 Công ty Cá giống Ninh Giang 65.000 10.800 5 2.160 Tổ ng cộ ng 538.000 80.470 41 18.052 Trung bình 59.778 ± 18.226 8.941 ± 2.148 4,6 ± 1,1 2.006 ± 380 Tổng công suất thiết kế của các trại sản xuất giống cá rô phi của tỉnh Hải Dương là 23,5 triệu cá bột/năm, mới chỉ đáp ứng được 56% so với nhu cầu giống cá rô phi của Tỉnh [7]. Tuy nhiên, hầu hết các trại sản xuất giống đều được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu do đó công suất sản xuất thực tế của các trại chỉ đạt 1,76 ± 04 triệu con, tương ứng với tỷ lệ khai thác đạt 68,41 ± 6,31%. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 139 1.2. Số lượng đàn cá rô phi bố mẹ và hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất giống Kết quả điều tra về hiện trạng nguồn gốc và chất lượng đàn cá rô phi bố mẹ sử dụng trong các trại sản xuất giống của tỉnh Hải Dương cho thấy, về cơ bản số lượng đàn cá rô phi bố mẹ sử dụng để sản xuất giống nhân tạo ở các trại chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Bảng 2. Công suất của các trại sản xuất giống cá rô phi đến năm 2012 TT Tên trại sản xuất giống Công suất thiết kế (triệu con) Công suấ t sản xuất thự c tế (triệu con) Tỷ lệ khai thác (%) 1 Công ty Cổ phần Cá giống Ha Xá 2,70 1,75 64,8 2 Công ty Cổ phần Cá giống Lê Hồng 2,50 1,78 71,0 3 Công ty Cổ phần Cá giống Nam Sách 1,80 1,15 63,9 4 Công ty Cổ phần Cá giống Phủ 2,20 1,65 75,0 5 Công ty Cổ phần Cá giống Sông Than 2,80 1,79 64,0 6 Công ty Cổ phần Cá giống Thượng Vũ 2,20 1,30 59,0 7 Trại Cá giống Tứ Kỳ 2,80 2,21 79,0 8 Công ty Cá giống thủ y sả n Dung Quất 3,00 2,16 72,0 9 Công ty Cá giống Ninh Giang 3,00 2,01 67,0 Tổ ng cộ ng 23,00 15,80 Trung bình 2,56 ± 0,41 1,76 ± 04 68,41 ± 6,31 Bảng 3. Đà n cá bố mẹ của các trại sản xuất giống cá rô phi TT Tên trại sản xuất giống Số lượ ng đà n cá bố mẹ (kg) Số cặ p cá bố mẹ (cặ p) Kí ch cỡ cá bố mẹ (kg) 1 Công ty Cổ phần Cá giống Ha Xá 2.970 3.620 0,41 2 Công ty Cổ phần Cá giống Lê Hồng 2.760 3.070 0,45 3 Công ty Cổ phần Cá giống Nam Sách 1.980 2.360 0,42 4 Công ty Cổ phần Cá giống Phủ 2.350 2.550 0,46 5 Công ty Cổ phần Cá giống Sông Than 2.100 2.330 0,45 6 Công ty Cổ phần Cá giống Thượng Vũ 2.500 2.720 0,46 7 Trại Cá giống Tứ Kỳ 3.100 3.600 0,43 8 Công ty Cá giống thủ y sả n Dung Quất 4.350 4.260 0,51 9 Công ty Cá giống Ninh Giang 3.560 3.960 0,45 Tổng cộng 25.670 28.470 Trung bình 2.852 ± 753 3.163 ± 721 0,45 ± 0,03 Trong năm 2012, các trại sản xuất giống đã sử dụng 28.470 cặp cá bố mẹ tương ứng 24.570 kg để tham gia sinh sản nhân tạo với khối lượng trung bình 2.852 kg/trại. Trong đó 60% số trại sử dụng cá bố mẹ có nguồn gốc từ trong tỉnh, đây chủ yếu là đàn cá bố mẹ được chuyển lên từ đàn cá hậu bị nuôi thương phẩm tại chỗ với khối lượng trung bình là 0,45 ± 0,03 kg. Giá cá rô phi giống trung bình là 220 đồng/con và có sự chênh lệch lớn về giá cá giống tùy theo thời điểm bán cá là đầu vụ hay cuối vụ nuôi. Giá bán cá bột vào đầu mùa có thể lên đến 250 đồng/con nhưng vào cuối mùa giá chỉ còn chưa đến 200 đồng/con. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do: miền Bắc có mùa đông lạnh nên không thể sản xuất giống sớm được, trong khi vào đầu vụ nuôi cần lượng giống lớn dẫn đến cung không đủ cầu làm cho giá giống tăng cao; đến cuối vụ sản xuất thì nhu cầu giống của người nuôi thấp. Hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất giống cá rô phi được trình bày ở bảng 4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 140 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất giống cá rô phi TT Tên cơ sơ sả n xuất giống rô phi Tổng thu (nghìn đồng) Tổng chi (nghìn đồng) Lợi nhuận (nghìn đồng) 1 Công ty Cổ phần Cá giống Ha Xá 350.000 221.000 129.000 2 Công ty Cổ phần Cá giống Lê Hồng 355.000 227.000 128.000 3 Công ty Cổ phần Cá giống Nam Sách 230.000 147.000 83.000 4 Công ty Cổ phần Cá giống Phủ 330.000 211.000 119.000 5 Công ty Cổ phần Cá giống Sông Than 358.400 226.000 132.400 6 Công ty Cổ phần Cá giống Thượng Vũ 259.600 166.000 93.600 7 Trại Cá giống Tứ Kỳ 442.400 279.000 163.400 8 Công ty Cá giống thủ y sả n Dung Quất 432.000 264.000 168.000 9 Công ty Cá giống Ninh Giang 402.000 245.000 157.000 Trung bình 351.000 ± 72.000 220.667 ± 42,5 130.378 ± 29,48 Tổng giá trị sản lượng trung bình của các trại giống là 351 ± 72 triệu đồng/năm/trại và có sự chênh lệch lớn giữa các trại giống. Một số trại sản xuất giống tư nhân có qui mô sản xuất nhỏ vì vậy không có khả năng để tái đầu tư, dẫn đến cơ sở hạ tầng xuống cấp dẫn đến chất lượng con giống sản xuất ra không cao, giá bán thấp. Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất trung bình của các trại là 220.667 ± 42,5 triệu đồng, trong đó chi phí thức ăn và hóa chất là chủ yếu (49%), tiếp đến là chi phí nhân công lao động (26%), chi phí khấu hao đàn cá bố mẹ (18%) và chi phí khác (7%). Lợi nhuận trước thuế của các cơ sở giống trung bình là 130,38 ± 29,48 triệu đồng/năm, cơ sở có lợi nhuận thấp nhất là 83 triệu đồng/năm, cơ sở có lợi nhuận cao nhất là 168 triệu/năm. Nhìn chung các cơ sở giống đều thu được lợi nhuận cao từ hoạt động sản xuất giống. 2. Hiện trạng kinh doanh giống cá rô phi 2.1. Diện tích và sản lượng ương giống cá rô phi Do nhu cầu về giống cá rô phi của người nuôi cao, nên số lượng cơ sở ương nuôi cá rô phi giống của tỉnh Hải Dương tăng từ 10 cơ sở trong năm 2007, cung cấp khoảng 7 triệu cá giống lên 22 cơ sở trong năm 2012 với 26 triệu cá giống. Như vậy tốc độ tăng tương ứng về số lượng cơ sở ương giống là 17,1 %/năm và về số lượng cá giống là 30,0 %/năm. Nguồn gốc của cá giống được nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan và một số địa phương khác trong nước như: từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Trung tâm Giống thủy sản Quảng Ninh, một số tỉnh miền Nam... Số lượng cơ sở ương giống cá rô phi tăng là do miền Bắc có mùa đông lạnh, các trại giống không sản xuất được giống sớm. Nhưng khi thời tiết ấm lên thì nhu cầu con giống vào đầu vụ lại cao để đưa vào nuôi cho kịp thời vụ. Vì vậy, nên nhiều hộ đã chuyển sang ương cá giống và lưu giữ giống qua đông để khi thời tiết ấm lên có thể cung cấp ra thị trường với giá cao. Bảng 5. Diện tích và sả n lượ ng ương giố ng cá rô phi TT Tên cơ sở kinh doanh Tổ ng diệ n tí ch (m2) Số lượng (ao) Diệ n tí ch trung bì nh/ao (m2) Số lượng giống (triệu con) 1 Cơ sở kinh doanh giố ng Hòa Bình 1,900 4 475 0,69 2 Cơ sở kinh doanh giố ng Phan Văn Đức 3,400 5 680 1,76 3 Cơ sở kinh doanh giố ng Nguyễn Kim Nhân 3,230 6 538 1,72 4 Cơ sở kinh doanh giố ng Nguyễn Văn Bảy 1,600 3 533 0,43 5 Cơ sở kinh doanh giố ng Nguyễn Danh Hanh 1,600 4 400 0,54 6 Cơ sở kinh doanh giố ng Vũ Lạc 1,800 7 257 0,65 7 Cơ sở kinh doanh giố ng Trần Viết Nghi 2,000 5 400 0,61 8 Cơ sở kinh doanh giố ng Đào Ngọc Luyến 3,500 8 438 1,61 9 Cơ sở kinh doanh giố ng Bùi Tiến Sắc 3,800 6 633 1,85 10 Cơ sở kinh doanh giố ng Lê Văn Thấn 3,800 6 633 1,94 Tổng cộng 26.630 54 11,8 Trung bình 2.663 ± 953 5 ± 2 499 ± 131 1,18 ± 0,2 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 141 Các cơ sở sản xuất giống được chia thành hai nhóm theo qui mô sản xuất. Ở quy mô nhỏ là các cơ cở ương giống dưới hình thức hộ gia đình và có truyền thống ương cá giống. Đối với các hộ ương giống theo hình thức này thì diện tích cơ sở nhỏ, nằm rải rác trong các khu dân cư, ương giống theo phương pháp truyền thống, không có hệ thống cấp thoát nước riêng nên môi trường nhiều vùng ương bị ô nhiễm nghiêm trọng, sản lượng và chất lượng cá giống thấp. Đối với các cơ sở ương giống quy mô lớn, thường nằm ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Đây là những cơ sở được xây dựng cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, có hệ thống kênh cấp và thoát riêng biệt, lại gần vùng tiêu thụ nên hoạt động ương giống mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả điều tra cho thấy, các cơ sở kinh doanh giống cá rô phi có diệ n tí ch trung bì nh là 2.663 ± 953 m2/cơ sở với số lượ ng ao ương trung bì nh là 5 ± 2 ao ương cơ sở , diệ n tí ch trung bì nh môi ao ương 499 ± 131 m2/ao. Số lượ ng giố ng cá rô phi củ a cá c cơ sở trung bì nh là 1,18 ± 0,2 triệu con/cơ sở /năm, dao động trong khoảng từ 0,83 triệu con/cơ sở /năm đến 1,46 triệu con/cơ sở /năm (bảng 5). 2.2. Hiệu quả kinh tế của cá c cơ sở ương nuôi cá rô phi giố ng Năm 2012, giá trị sản lượng của các cá c cơ sở ương nuôi cá rô phi dao động trong từ 215 triệu đồng/năm/trại tới 970 triệu đồng/năm/trại, trung bình 590 ± 318,7 triệu đồng/năm/trại. Cá rô phi giố ng sau một thá ng ương từ cỡ 21 ngà y tuổ i sẽ đạ t kí ch thướ c trung bì nh 3,7 ± 0,5 cm/con với bá n giá giao động từ 500 - 520 đồng/con. Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của các cơ sở kinh doanh giống cá rô phi TT Tên cơ sơ Tổng thu(nghìn đồng) Tổng chi (nghìn đồng) Lợi nhuận (nghìn đồng) 1 Cơ sở kinh doanh giố ng Hòa Bình 345.000 248.400 96.600 2 Cơ sở kinh doanh giố ng Phan Văn Đức 880.000 572.000 308.000 3 Cơ sở kinh doanh giố ng Nguyễn Kim Nhân 860.000 559.000 301.000 4 Cơ sở kinh doanh giố ng Nguyễn Văn Bảy 215.000 150.500 64.500 5 Cơ sở kinh doanh giố ng Nguyễn Danh Hanh 270.000 191.700 78.300 6 Cơ sở kinh doanh giố ng Vũ Lạc 325.000 227.500 97.500 7 Cơ sở kinh doanh giố ng Trần Viết Nghi 305.000 211.975 93.025 8 Cơ sở kinh doanh giố ng Đào Ngọc Luyến 805.000 531.300 273.700 9 Cơ sở kinh doanh giố ng Bùi Tiến Sắc 925.000 610.500 314.500 10 Cơ sở kinh doanh giố ng Lê Văn Thấn 970.000 630.500 339.500 Trung bình 590.000 ± 318.739 393.338 ± 200.785 196.663 ± 118.119 Tổng chi phí của các cơ sở kinh doanh giống cá rô phi trung bình là 393.338 ± 200,79 triệu đồng/trại/năm và có sự sai khác lớn giữa các cơ sở, phụ thuộc vào quy mô, diệ n tí ch và số lượ ng cá giố ng sản xuất hà ng năm. Lợi nhuận trước thuế của các cơ sở kinh doanh giống trung bình là 196,663 ± 118,119 triệu đồng/năm, cơ sở có lợi nhuận thấp nhất là 64 triệu đồng/năm, cơ sở có lợi nhuận cao nhất là 168 triệu/năm. Nhìn chung các cơ sở giống đều thu được lợi nhuận cao từ hoạt động sản xuất giống. 3. Một số giải pháp quản lý sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi tại Hải Dương Từ kết quả điều tra cho thấy, những lợi ích về kinh tế, xã hội của nghề sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi là rất lớn, tuy nhiên những tồn tại, hạn chế về chất lượng và số lượng của cá rô phi giống được sản xuất từ các trại và cơ sở kinh doanh trên địa bàn của tỉnh cũng là không nhỏ. Vì vậy, để góp phần phát triển ổn định, bền vững nghề nuôi sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 142 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ở Hải Dương, phấn đấu cung cấp đủ nhu cầu con giống cho người nuôi thì cần thiết phải thực hiện một số nhóm giải pháp sau. Nhóm giải pháp về quản lý sản xuất giống: Cải tạo chất lượng đàn cá bố mẹ, có kế hoạch thay thế dần và thay thế toàn bộ đàn cá bố mẹ nhằm đảm bảo chất lượng con giống. Đầ u tư đồng bộ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật gắn với tổ chức sản xuất khoa học chắc chắn sẽ tạo ra chất lượng giống tốt, với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm giống cá rô phi của tỉnh Hải Dương trên thị trường trong và ngoài Tỉnh. Bên cạnh đó, phải xây dựng phương pháp quản lý và giám sát chất lượng giống cá rô phi của Tỉnh. Đây là giải pháp mang tính lâu dài của ngành, cũng như công việc mà các cơ sở sản xuất giống phải làm để tồn tại trong cơ chế thị trường. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: Tỉnh cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống và ương nuôi giống cá rô phi, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương, đưa nghề sản xuất và kinh doanh giống cá rô phi trở thành một ngành sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy nghề nuôi cá rô phi thương phẩm. Mặt khác, cần khuyến khích, hỗ trợ các cơ sản sản xuất và kinh doanh giống nhập công nghệ mới về sản xuất giống cá rô phi đáp ứng được yêu cầu sản xuất giống cá rô phi sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh tốt, chịu được nhiệt độ thấp và có khả năng sinh trưởng nhanh. Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các cơ sở sản xuất giống và kinh doanh giống cá rô phi: hệ thống thủy lợi, giao thông, các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và ương nuôi giống cá rô phi. Nhóm giải pháp về quản lý môi trường trong sản xuất giống: Do xu hướng phát triển nuôi thương phẩm và sản xuất giống cá rô phi ngày càng tăng, nên ảnh hưởng của chất thải từ các khu nuôi và vùng sản xuất giống đến môi trường xung quanh cần được kiểm soát chặt chẽ, để đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Các biện pháp phòng ngừa nên được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi trong sản xuất để giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường như: xử lý môi trường bằng các công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường tại các vùng sản xuất giống tập trung, triển khai giám sát việc thực hiện các qui hoạch vùng, tiểu vùng, qui hoạch vùng nuôi an toàn... Nhóm giải pháp về đào tạo và khuyến ngư: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các cán bộ quản lý ngành thuỷ sản để có thể quản lý ngành có hiệu quả và phát triển bền vững. Có chính sách khuyến khích, thu hút các chuyên gia giỏi về sản xuất giống thủy sản. Xây dựng các mô hình khuyến ngư, mô hình trình diễn, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất và ương nuôi giống cá rô phi mang lại hiệu quả cao. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tỉnh Hải Dương có truyền thống và có tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất giống và ương nuôi cá rô phi. Nhu cầu con giống cá rô phi phục vụ cho nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương có chiều hướng ngày càng tăng nhanh.. Đàn cá rô phi bố mẹ của tỉnh Hải Dương không đảm bảo chất lượng. Đây là nguyên nhân chính gây ra cận huyết, dẫn đến làm suy giảm chất lượng con giống. Hầu hết các cơ sở cá giống nước ngọt được xây dựng từ nhiều năm trước đây, cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp không đảm bảo tốt nhất cho việc vận hành sản xuất giống nhân tạo cá rô phi. Hiệu quả kinh tế của các trại sản xuất và cơ sở kinh doanh giống cá rô phi rất cao. Lợi nhuận trước thuế của các trại sản xuất giống trung bình là 130,38 ± 29,48 triệu đồng/năm và cơ sở kinh doanh giống trung bình là 196,663 ± 118,119 triệu đồng/năm. 2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện mở rộng diện tích, hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ đàn cá rô phi bố mẹ có chất lượng cao cho các trại sản xuất giống để các cơ sở này nâng cao chất lượng con giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Công Dân, Đinh Văn Trung, Nguyễn Thị An, 2000. Đánh giá kết quả thuần hóa một số dòng cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, 29 - 30/09/1998, Bắc Ninh: 168-171. 2. Nguyễn Công Dân, Trần Đình Luân, Phan Minh Quý, Nguyễn Thị Hoa, 2003. Chọn giống cá rô phi (Oreochromis niloticus) (dòng GIFT) nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh. Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trồng thuỷ sản tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2, ngày 24- 25/11/2003. Bắc Ninh. 3. Nguyễn Công Dân, Nguyễn Văn Tiến, Phạm Văn Bằng, 2005. Kết quả nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô phi ở Việt Nam trong thời gian qua, định hướ ng nghiên cứu và sản xuất trong những năm tới. Tuyển tập bá o cá o khoa học tại Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, 22 - 23/12/2004. Vũng Tàu: 449-507. 4. Nguyễn Hữu Khánh, 2005. Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới, một số giải pháp triển nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thủy sản, số 10, tháng 10/2005: 4-7. 5. Nguyễn Thị Tần, Hồ Kim Diệp, Phạm Anh Tuấn, 1999. Một số đặc điểm hóa sinh của cá rô phi xanh (Oreochromis aureus), cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng Thái Lan và dòng Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bắc Ninh: 157-164. 6. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Dương Dũng, Trần Mai Thiên, 1998. Cá rô phi siêu đực: Thành tựu thế giới và ứng dụng ở Việt Nam. Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, 29 - 30 tháng 9 năm 1998. Bắc Ninh 7. Chi cục Thủ y sả n Hả i Dương, 2012. Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2012. Hả i Dương. 8. Việ n kinh tế và Quy hoạ ch thủ y sả n, 2008. Quy hoạch phát triển thủ y sả n tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Hà Nộ i. Tiếng Anh 9. Rana K., 2001. Tilapia production in Africa. International Technical and Trade Conference on Tilapia, 28- 30 May 2001. Kuala Lumpur, Malaysia. 10. Rafael D. G. III, 2001. Tilapia culture southeast Asia. International Technical and Trade Conference on Tilapia, 28 - 30 May 2001. Kuala Lumpur, Malaysia. 11. Stickney R. R., J. H. Hesby, R. B. McGeachin and W. A. Isbell, 1979. Growth of Tilapia nilotica in ponds with differing histories of organic fertilization. Aquaculture, vol 17: 189- 194.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_san_xuat_va_kinh_doanh_giong_ca_ro_phi_oreochromi.pdf
Tài liệu liên quan