Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những nơi cung cấp nhiều lâm sản có giá trị, mà còn là nơi sống và ươm giống của nhiều loài thủy sản, chim nước, chim di cư và một số động vật ở cạn như khỉ, cá sấu, lợn rừng, kỳ đà, chồn
Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ, rừng ngập mặn còn là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là một ngành đưa lại kinh tế cao và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn có rất nhiều chức năng quan trọng như điều hòa nhiệt độ, hạn chế xói lở, xâm nhập mặn bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió bão, nước biển dâng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn là hệ sinh thái nhạy cảm với tác động của con người và thiên nhiên.
5 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3924 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng rừng ngập mặn và xác định các loài thực vật trồng ở khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiện trạng rừng ngập mặn và xác định các loài thực vật trồng ở khu vực cửa sông, ven biển tỉnh Nghệ An.
Phạm Hồng Ban - Khoa Sinh học, Đại học Vinh
Thành viên mạng lưới SURDM
Đặt vất đề
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những nơi cung cấp nhiều lâm sản có giá trị, mà còn là nơi sống và ươm giống của nhiều loài thủy sản, chim nước, chim di cư và một số động vật ở cạn như khỉ, cá sấu, lợn rừng, kỳ đà, chồn…
Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ, rừng ngập mặn còn là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đây là một ngành đưa lại kinh tế cao và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn có rất nhiều chức năng quan trọng như điều hòa nhiệt độ, hạn chế xói lở, xâm nhập mặn bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió bão, nước biển dâng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn là hệ sinh thái nhạy cảm với tác động của con người và thiên nhiên.
Ở Nghệ An, do hiện tượng dắp bờ nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và phong trào nuôi tôm nổi lên rầm rộ khắp mọi nơi, nhiều cánh rừng ngập mặn bị tàn phá nặng nề. Đến năm 1985 hầu như rừng ngập mặn bị phá gần hết chỉ còn sót lại cảnh rừng bần ở xã Hưng Hòa. Việc bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế nhân dân vùng biển. Do đó, muốn phát triển nuôi trông thủy sản bền vững thì một trong những biện pháp cơ bản nhất là bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở các cửa sông ven biển.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: "Hiện trạng rừng ngập mặn và xác định các loài thực vật trồng ở khu vực cửa sông, ven biển tỉnh Nghệ An”.
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể góp phần nào cho việc định hướng khôi phục lại rừng ngập mặn ở Nghệ An, đồng thời góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà, bảo vệ được nguồn lợi, môi trường và phát triển bền vững.
1: Phương pháp nghiên cứu
Điều tra theo tuyến: dùng thuyền máy chạy dọc sông và đi theo bờ đê nhằm thu mẫu về thành phần loài thực vật rừng ngập mặn.
Điều tra theo ô tiêu chuẩn để xác định các loài thực vật (40 m x 40 m) sử dụng máy định vị GPS để đi khảo sát thực địa. Vùng hiện trạng rừng ngập mặn và vùng trồng mới được cập nhật trên bản đồ, sau đó được số hóa dựa trên bản đồ có sẵn. Kết quả giao lại cho cơ quan chức năng phục vụ cho công tác quản lý trong tương lai.
II. Kết quả và thảo luận
1. Diện tích rừng ngập mặn hiện có ở Nghệ An
Trên toàn tỉnh Nghệ An, diện tích rừng ngập mặn hiện có là 819,6 ha được phân bổ như sau:
Bảng 1: Diện tích rừng ngập mặn
TT
DT sử dụng đất
Quỳnh Lưu (ha)
Diện Châu (ha)
Nghi Lộc (ha)
Vinh (ha)
Hưng Nguyên (ha)
1
RNM
343,8
260
160
55,8
0
2
NTTS
803,5
187,9
104,5
93,15
110
Rừng ngập mặn Nghệ An phân bổ chủ yếu dọc theo các con sông lớn bắt nguồn từ 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội).
Năm 1985, do phong trào nuôi tôm nổi lên rầm rộ, đắp bờ để làm lúa, rừng ngập mặn bị tàn phá. Việc khai thác nguồn lợi hải sản tăng quá mức sẽ dẫn đến hậu quả không thể lường trước được về nguồn lợi và môi trường. Đến năm 1994, được sự hỗ trợ của Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản, toàn tỉnh Nghệ An tiến hành trồng rừng ngập mặn và đã có những thành công đáng kể. Rừng ngập mặn chiếm diện tích nhiều nhất là ở huyện Quỳnh Lưu và sau đó là huyện Diễn Châu với các loài thực vật ưu thể là: đước vòi (Rhizophora stysola) và cây trang (Kandelia kande), còn ở Hưng Hòa chỉ với diện tích nhỏ là 55,83 ha chủ yếu là loài bần chua (Sonneratia caseolarris) trên các bãi bôi từ các cửa lạch Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, quần thể mắn biển mọc thuần loại vì ở đây độ mặn khá cao từ 25-30%o, đất cát chiếm tỷ lệ khá cao chỉ có quần thể mắm mới sống được trên nền đất cát đó. Trên bãi triều cao có nhiều cát thì loài muống biển (Ipomaea pes carpae) xâm nhập tạo thành thảm tươi dọc ven sông, biển. Ở các bãi triều ngập trung bình, giàu mùn, đất bùn sét có nhiều mùn, bã hữu cơ như ở Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Diễn Kim và Diễn Bích, thành phần loài cây phức tạp hơn tạo thành một quần xã hỗn hợp như:
Đước vòi (Rhizophora stylosa) vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), trang (Kandelia candel) thỉnh thoảng gặp một vài cá thể của loài sú (Aegiceras corniculatum) ô rô lá to (Acanthus iliciforlius) các vùng đất cao như gò đồi, ven đê… cây ưu thế vẫn là ráng biển (Acrosstichum aureum), vạng hôi (Clerodendron inerme), dứa sợi (Pandanus tectorius), cúc tần (Plucheaindica), vuốt hùm (Caesalpinia bonduc) và thảm thực vật thân thảo khác.
Trên các bãi triều chỉ ngập triều cao, chỉ thấy quần thể vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza) chiếm ưu thế và phát triển tốt như ở Quỳnh Dị (gần lèn) cây cao đến 3,5 mét, tán phủ 5 mét, chúng nhờ hệ thống rễ phát triển mạnh, có ưu thế trong cuộc cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng, đã tiêu diệt dần các loài khác để tạo thành một quần thể thuần loài.
Những nơi chỉ ngập triều thật cao thì quần xã cây ngập mặn với thành phần loài là: giá (Excoecaria agallocha), cỏ già (Cynodon dactylon) củ gấu biển (Cyperus malaccensis)…
Ở những vùng đất chua mặn độ mặn 5-15%o như ở Hưng Hòa, Quỳnh Diện và Phúc họ thấy xuất hiện loài bần chua (Sonneratia caseolaris) chiếm hoàn toàn ưu thế, cây cao đến 8 m, đây là loại thực vật chỉ thị cho môi trường nước lợ.
2. Thành phần loài hệ thực vật rừng ngập mặn tỉnh Nghệ An
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xác định được 51 loài, 43 chi, 25 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành hạt kín (Magnoliophyta) (bảng 2).
Bảng 2 Số lượng họ, chi, loài trong 2 ngành
Ngành
Họ
Chi
Loài
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Polypodiophyta
2
8,0
2
4,66
2
3,71
Magnoliophyta
23
92,0
41
95,34
49
96,29
Tổng
25
100
43
100
51
100
Từ bảng 2 cho thấy phần lớn các taxon tập trung ở ngành Hạt kín (Magnoliophyta) với 23 họ, 41 chi, 49 loài ( chiếm 96,29%) so với tổng số loài đã được xác định được, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chỉ tìm thấy có 2 họ 2 chi, 2 loài (chiếm 3,71%)
Bảng 3 So sánh số loài, số chi số họ thực vật ngập triều của hệ thực vật rừng ngập mặn ở các huyện thuộc tỉnh Nghệ An
Huyện chỉ tiêu
Quỳnh Lưu
Diễn Châu
Nghi Lộc
TP Vinh
HN
Cả hệ RNM
Dưới triều
Cả hệ RNM
Dưới triều
Cả hệ RNM
Dưới triều
Cả hệ RNM
Dưới triều
Họ
21
9
14
6
7
3
20
6
0
Chi
32
11
16
7
8
3
32
7
0
Loài
37
12
18
8
9
3
38
8
0
Qua bảng trên cho thấy nếu so sánh với cả hệ thực vật rừng ngập mặn thì ở huyện Quỳnh Lưu và Hưng Hòa (TP Vinh) có số họ, số chi, số loài nhiều hơn. Chứng tỏ tính đa dạng về thành phần loài của hệ là cao nhất nhưng nếu so sánh số họ, số chi, số loài ngập mặn (dưới triều) thì cho thấy ở huyện Quỳnh Lưu có thành phần loài đa dạng hơn ở các huyện khác.
Sự phân bổ của các cây rừng ngập mặn
Tác động của các nhân tổ sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phân bố của các rừng ngập mặn. biết rằng, rừng ngập mặn không đa dạng về loài chỉ có khoảng 40-50 loài cây ngập mặn. Những họ quan trọng nhất của thảm thực vật rừng ngập mặn là họ Đước (Rhizophoraceae) với các đại diện như: (Rhizophora sp, Brugiera sp)… họ Cỏ roi ngựa (Venrbenaceae) với chi Avicenia…, chúng tạo nên 90% sản lượng thực vật. Sau đó là các loài thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) Đơn nem (Myrsinaceae), họ Bông (Malvaceae) họ Bần (Sonneratiaceae) họ bàng (Combretaceae) họ Xoan (Meliaceae) họ Ô rô (Acanthaceae)…
Tuy có nhiều họ khác nhau, cây rừng ngập mặn đều có tính chất chung là thích hợp với đất chua mặn, liên quan chặt chẽ với hàm lượng muối của nước biển, do vậy, cây rừng ngập mặn từ cửa sông ven biển, luôn ngập triều đến nơi khô cạn và kéo dài vào phần thượng lưu của các cửa sông. Như vậy theo chúng tôi yếu tố độ mặn của nước rất quan trọng vì nó quyết định sự xuất hiện và phân bố của các loài sinh vật cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của chúng.
Bảng 4 Sự phân bố cây ngập mặn chủ yếu theo độ mặn vùng nghiên cứu
Độ mặn %o
Các quần thể thực vật chiểm ưu thế
Các loài thực vật chiếm ưu thế
5-15
Quần xã bần chua, sú, ô rô
Bần chua (Sonneratia caseolarris) sú (Aegiceras corniculatum) ô rô lá to (Acanthus iliciforlius) ô rô hoa dơi (Acanthus ebracteatus) ráng (Acrosstichum aureum),
10-20
Quần xã giá trang, cóc vàng
giá (Excoecaria agallocha), trang (Kandelia kande) cóc vàng (Lumnitzera racemora) ô rô hoa dơi (Acanthus ebracteatus)
15-35
Quần xã: đâng, mắn, vẹt dù, trang
đâng (Rhizophora stylosa) mắn quăn (Avicenia latama) mắm biển (Avicenia marina) Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza) trang (Kandelia kande)
Các loài thực vật rừng ngập mặn có thể trồng ở Nghệ An
Cây đước vòi hay còn gọi là cây đâng (Rhizophora stylosa) phát triển và thích ứng mạnh nhất là vùng Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên, Diên Kim, Diễn Vạn, Nghi Thiết và Nghi Quang
Cây trang (Kandelia kande) thích ứng và phát triển tốt ở vùng kênh nhà Lê của Quỳnh Lộc, Quỳnh Dị, Diễn Kim, Diễn Vạn
Cây Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza) thích ứng và phát triển tốt ở vùng Kênh nhà Lê của Quỳnh Lộc và Quỳnh Dị.
Cây mắm biển (Avicenia marina) thích ứng trên đất cát ở những bãi bồi gần cửa lạch với độ mặn cao như ở Quỳnh Phương, Tiến Thủy, Quỳnh Lộc và Diễn Kim.
Bần chua (Sonneratia caseolarris) thích ứng trên đất chua mặn với độ mặn 5-15%o như ở Quỳnh Diện, Phúc Thọ, Hưng Hòa, Trung Đô và Hưng Lợi.
Như vậy, ở tỉnh Nghệ An, 5 loài thực vật rừng ngập mặn có thể phát triển tốt, cần tiến hành trồng để bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đưa lại hiệu quả năng suất cao.
II. Kết luận và đề xuất
Kết luận
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 819,6 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện Quỳnh Lưu 343,8 ha, huyện Diễn Châu 260 ha, Nghi Lộc 160 ha, Thành phố Vinh 55,8 ha.
Hệ thực vật rừng ngập mặn tỉnh Nghệ An rất đa dạng về thành phần loài, đã xác định được 51 loài, 43 chi, 25 họ thực vật trong đó có 5 loài chiếm ưu thế nhất là: đước vòi (Rhizophora stylosa) trang (Kandelia candel) vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), mắm biển (Avicenia marina), bần chua (Sonneratia caseolarris).
Loài cây ngập mặn ưu thế và phát triển tốt nhất ở huyện Quỳnh Lưu là loài đước Vòi, ở Diên Châu là cây trang, ở Nghi Lộc là cây đước Vòi, ở Thành phố Vinh là cây bần chua. Tuy nhiên, tùy theo từng loại đất và các yếu tố môi trường mà có thế bổ trí cây ngập mặn cho hợp lý.
Cây rừng ngập mặn có khả năng thích ứng tốt nhất với đất bùn sét có mùn, bã hữu cơ và với các biên độ muối khác nhau:
Đước vòi, mắm biển thích ứng độ mặn từ 10%o-35 %o.
Vẹt dù thích ứng độ mặn từ 15%o-30%o loài này cũng sống ở những nơi có độ mặn thay đổi nhiều vào mùa mưa.
Cây trang, ô rô thích ứng ở đồng bằng 7-20%o
Bần chua thích ứng từ 5-25%o hoặc thấp hơn, nó là cây chỉ thị cho môi trường nước lợ.
Đề xuất ý kiến
Tuyên truyền vai trò và tác dụng của rừng ngập mặn đến từng hộ dân bằng sách báo, áp phích, tờ rơi.
Hạn chế khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản từ rừng ngập mặn, nhằm giảm thiểu những loài bị khai thác cạn kiệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng rừng ngập mặn và xác định các loài thực vật trồng ở khu vực.doc