Hiện trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải và các giải pháp

TS Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đánh giá, nước sông Thị Vải bị ô nhiễm rất cao, vì đây là nơi tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý do các KCN, cơ sở sản xuất xả thải ra sông Thị Vải, gây nên hiện tượng ô nhiễm cục bộ về mùi, màu, chất hữu cơ, kim loại nặng ngày càng tăng dần. Trong khi đó, nồng độ ôxy hòa tan trong nước của sông Thị Vải xuống rất thấp. So sánh kết quả quan trắc ngày 8-5-2006 và kết quả ngày 24-8-2008, cho thấy nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong nước tại những vùng bị ô nhiễm trên sông Thị Vải ngày càng lan ra xa. Cụ thể, thời điểm quan trắc năm 2006, độ dài của vùng ô nhiễm nặng (lượng ôxy hòa tan dưới mức 0,1 mg/l) kéo dài khoảng 10km. Đến tháng 8-2008, vùng ô nhiễm nặng đã kéo dài đến trên 15km (sông Thị Vải có chiều dài dòng chính khoảng 40km).

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8211 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng ô nhiễm trên sông Thị Vải và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TRÊN SÔNG THỊ VẢI VÀ CÁC GIẢI PHÁP Lớp K13M01 Nhóm: 9 Gồm các SV: SV1: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRÂM SV2: ĐOÀN THỊ MAI TRÂM SV3: NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN SV4: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG SV5: PHẠM NGÔ CÔNG TÍN TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT Tên đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng ô nhiễm sông Thị Vải và các giải pháp”. ¨ Phạm vi nghiên cứu: Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Gành Rái. Nhưng do những điều kiện khách quan nên phạm vi nghiên cứu được giới hạn từ hợp lưu Suối Cá –Thị Vải đến Vàm Bà Riêu Lớn. Cơ quan quản lý: Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưới sự theo dõi và hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt. Cơ quan chủ trì : Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm 9, với các thành viên : Nguyễn Thị Phương Trâm Nguyễn Thị Thùy Trang Nguyễn Thị Thùy Liên Đoàn Thị Mai Trâm Phạm Ngô Công Tín. Cơ quan phối hợp: Để thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm cần sự giúp đỡ của: - Gvhd: Thầy Vương Quang Việt. - Sự hợp tác của người dân địa phương. - Sự góp ý của một số bạn bè. Tình hình nghiên cứu Trong nước TS Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) đánh giá, nước sông Thị Vải bị ô nhiễm rất cao, vì đây là nơi tiếp nhận các nguồn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý do các KCN, cơ sở sản xuất xả thải ra sông Thị Vải, gây nên hiện tượng ô nhiễm cục bộ về mùi, màu, chất hữu cơ, kim loại nặng… ngày càng tăng dần. Trong khi đó, nồng độ ôxy hòa tan trong nước của sông Thị Vải xuống rất thấp. So sánh kết quả quan trắc ngày 8-5-2006 và kết quả ngày 24-8-2008, cho thấy nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong nước tại những vùng bị ô nhiễm trên sông Thị Vải ngày càng lan ra xa. Cụ thể, thời điểm quan trắc năm 2006, độ dài của vùng ô nhiễm nặng (lượng ôxy hòa tan dưới mức 0,1 mg/l) kéo dài khoảng 10km. Đến tháng 8-2008, vùng ô nhiễm nặng đã kéo dài đến trên 15km (sông Thị Vải có chiều dài dòng chính khoảng 40km). Theo đánh giá của các nhà khoa học, nồng độ của hầu hết chất gây ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng trong nước sông Thị Vải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc tại 8 điểm trên sông Thị Vải trong những năm qua cho thấy, mức độ ô nhiễm khá cao. Nồng độ kẽm trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép 3,9 – 5,3 lần, nồng độ trung bình của Nitơ Amonia tại khu vực ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép 8 – 15 lần. Đặc biệt, ô nhiễm do vi sinh trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép 21 – 445 lần là rất đáng báo động. Góp phần trả lại công ăn việc làm cho người dân ở gần lưu vực bị ô nhiễm, làm giảm tình trạng di cư ồ ạt, xóa đói giảm nghèo, tránh tình trạng người dân có đất nhưng không sống được trên mảnh đất của mình. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương, đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước do Đảng và Nhà Nước đề ra. Theo các nhà khoa học, để “cứu” sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay cần ít nhất 10 năm. Biện pháp trước mắt là tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường, đặc biệt là giám sát nguồn nước thải ra sông; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra môi trường một cách thường xuyên; có biện pháp buộc các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, đình chỉ hoạt động, không cho tiếp tục xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải ngay từ bây giờ. Ngoài ra, một số nhà khoa học cũng cho rằng cần nhanh chóng nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCN, cơ sở sản xuất (thay thế cho hệ thống quan trắc thủ công mỗi năm thực hiện 2 – 6 lần) nhằm kiểm tra, theo dõi thường xuyên mức độ ô nhiễm của sông Thị Vải để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời tăng mức phí xả nước thải công nghiệp bởi hiện nay mức thu phí này quá thấp và tăng cường xử phạt thật nghiêm những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Ngoài nước Đáp ứng nhu cầu nước cho thiên niên kỉ tới ở Malaisia Lượng mưa trung bình ở Maliasia là 2400mm với hơn 475 nhà máy xử lý, sản xuất 7663 triệu lít nước một ngày cho 16.9 triệu dân. Năm 1995, công suất cấp nước đạt 8570 triệu lít ngày so với nhu cầu; 2700 lít. phát triển các nguồn nước của Malaisia được lồng ghép với các kế hoạch phát triển quốc gia và đã đạt được các tiến bộ kể từ năm 1966. Theo hiến pháp liên bang, các chính quyền bang chịu mọi vấn đề liên quan tới cấp nước, bao gồm các hoạt động phát triển, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước . Các trách nhiệm được phân công cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước như các bộ các công tình công cộng , cấp nước và các hội đồng cấp từng bang , trong đó các bộ các công trình liên bang chịu trách nhiện quản lý nhà nước, điều các hoạt động, đưa ra các hướng dẫn kĩ thuật và quản lý điều phối các dự án phát triển cấp nước do chính phủ liên bang hay các cơ quan tài trợ nước ngoài đầu tư. Các vấn đề nước và môi trường. Trong khi cố gắng duy trì và nâng cấp các cơ sở cấp nước, Malaisia vẫn phải lo tới tương lai, đáp ứng được các vấn đề cấp thiết hiện nay, như các vấn đề môi trường cũng như nhu cầu gia tăng sử dụng nước tới năm 2000 và sau đó. Về mặt nhà nước, phải giải quyết các vấn đề mội trường theo Đạo Luật Chất Lượng Môi Trường được ban hành năm 1974 và Sắc Lệnh Chất Lượng Môi Trường, trong đó quy định phải bảo vệ các nguồn tài nguyên nước dựa trên cơ sở bảo tồn các nguồn tài nguyên nước hơn là đưa ra các biện pháp cứu chữa thụ động. Một trong những biện pháp bảo vệ là ban hành mức xả nước thải thông qua việc cấp giấy phép, nhằm đảm bảo chất lượng nước ở các con sông. Từng giấy phép có yêu cầu cụ thể việc đáp ứng các yêu cầu dòng thải, tùy theo tình trạng môi trường cụ thể. Dựa vào các tiêu chuẩn chất lượng nước, đã áp dụng các mức thu phí giấy phép theo một số các yếu tố, như nhu cầu oxy sinh học, BOD được coi là nhân tố quan trọng nhất. Mặc dù có những nhu cầu mâu thuẫn với sức tăng trưởng công nghiệp năng động hiện nay, nhưng việc Malaisia dành nỗ lực cho công tác quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên vẫn là yếu tố quan trọng . Nhu cầu nước trong tương lai: Nhu cầu nước sinh hoạt và sử dụng công nghiệp hiện nay ở mức năm 1980 là 0.8 tỉ khối nước. Dự tính đến năm 2000 sẽ tăng thêm khoảng 4.8 tỉ khối. Các diện tích được tưới tăng từ 329000hecta năm 1980 đến 545000 hecta năm 2000. Qua đó có thể suy ra lượng nước tưới cho nông nghiệp tăng từ 7.4 tỉ khối năm 1980 lên 10.4 tỉ khối năm 2000. Nếu tính gộp cả tiêu thụ nươc cho sinh hoạt và công nghiệp thì nhu cầu tiêu thụ nước của năm 2000 là 15.2 tỉ khối. Thiếu nước cấp: Tăng nhu cầu tiêu thụ nước sẽ làm cho một vài bang của Maliasia gặp phải tình trạng thiếu nước cấp. Vấn đề này càng phức tạp do lượng mưa không đều trong cả nước và hơn nữa các cơ sở cấp nước sinh hoạt và công nghiệp được thiết kế đủ độ tin cậy trong cấp nước khi hạn hán nghiêm trọng xảy ra 50 năm một lần. Một trong những giải pháp là dẫn nươc tới các nơi có nhu cầu. Thực tế này đã xảy ra, như dẫn nước từ bang Johor sang bang Malacca hay dẫn nước từ Pahang sang thung lũng Klang va Negeri Sembilan ( tổng cộng 5000 triệu lit ngày). Ngoài hạn chế về cấp nước,nhu cầu sử dụng nước gia tăng, do: tăng dân số, phát triển nhanh các ngành du lịch và công nghiệp, tăng diện tích phục vụ cấp nước và mức sống tăng lên. Các chương trình phát triển Chương Trình Phát Triển Nguồn Tài Nguyên Nước trong Kế Hoạch Quốc Gia lần thứ 6 (1991-1995) đã thực hiện một số chiến lược và chương trình nhằm đáp ứng các nhu cầu nước tăng lên của quốc gia. Các chiến lược và chương trình này bao gồm: 1/ Chương trình phát triển tài nguyên nước nhằm kiểm soát và giảm thiểu nước cấp không thu hồi được chi phí, thông qua các biện pháp phục hồivà nâng cấp các cơ sở phân phối nước hiện có. 2/ chương trình này sẽ phục hồi và nâng cấp các nhà máy xử lý nước cáp hiện có. 3/ Cải thiện các hệ thống cấp nước cho các ku công nghiệp hiện có . 4/ Xây dựng các dự án cấp nước mới ở các khu vực có tầm quan trọng thúc đẩy các ngành công nghiệp du lịch và chế tạo, cũng như phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tổng đầu tư cho 51 chương trình trong kế hoạch quốc gia lần thứ 6 là 2.46 tỉ đôla Malaisia ( 974 triệu đôla Mỹ). Một trong các chương trình chính theo kế hoạch quốc gia lần thứ 6 là phục hồi và nâng cấp hệ thống cấp nước. Phục hồi các trạm xử lý nươc cấp để đạt được công suất thiết kế ban đầu là một trong các mục tiêu đa tầm cỡ. Tại các cơ sở có khả thi về mặt kinh tế, Chương Trình Phát Triển Tài Nguyên Nước tăng công suất cấp nước bằng cách cải tiến hoặc bổ sung thêm các trạm xử lý nước cấp. Cùng với chương trình phục hồi và nâng cấp trên, chương trình còn tiến hành thay đổi công nghệ, thay thế các đường ống cũ, các hồ chứa và các trạm bơm chuyển tiếp, tiến hành các hoạt động có tính hệ thống như thay đồng hồ nước, phát hiện rò rỉ đường ống và sửa chữa kịp thới, nhằm giảm thiểu lượng nước thất thoát và giảm tối đa lượng nước cấp không thu hồi được chi phí. Tài trợ xem xét tầm cỡ các chương trình, Malaisia cần tới 2000 triệu dola Malaisia để thực hiện các chương trình này và chính phủ liên bang nhận thấy đây là vấn đề cấp bách và cần ưu tiên. Các nghiên cứu khả thi tiến hành trong 1992-1993 ở 32 huyện với sự tài trợ của ADB cho thấy cần tới 174 triệu dola cho 32 huyện này. ADB đã cung cấp một khoản tín dụng trị giá 105 triệu dola Mỹ và chính phủ liên bang cho các bang vay lại, số tiền còn lại chính phủ liên bang sẽ cung cấp trên cơ sở tiền vay không lãi Nội dung chính: Thu thập, xử lý, phân tích số liệu về các yếu tố tự nhiên, xã hội Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lí (địa hình, khu vực…) Bản đồ địa hình khu vực. Điều kiện kinh tế xã hội Dân số, lao động, thu nhập - Y tế, giáo dục Tình trạng nhà ở Những khó khăn và thuận lợi trong đầu tư, phát triển. Khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin và số liệu về thành phần mẫu nước kênh Khảo sát đánh giá tình trạng hiện nay của Sông Thị Vải . Khảo sát tình trạng môi trường khu dân cư dọc bờ sông. Khảo sát tình hình sức khoẻ cộng đồng xung quanh. Thu thập và phân tích số liệu về thành phần mẫu nước kênh. Thu thập ý kiến người dân Thu thập ý kiến dân chúng về hiện trạng kênh. Thu thập ý kiến về những biện pháp đang được tiến hành để cải thiện tình hình hiện nay. Thu thập thông tin về dự án đầu tư của nhà nước Thông qua ccác phương tiện truyền thông để thu thập thông tin về dự án “ Tiêu thoát nước và cải thiện kênh Tham Lương”. Theo dõi những bước chuyển biến của dự án. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và giảm thiểu tác động Biện pháp tức thời và lâu dài cho việc cải thiện ô nhiễm. Biện pháp cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Biện pháp giảm thiểu tác động do di dời. Biện pháp giảm thiểu tác động về mặt kinh tế xã hội. Biện pháp quản lý môi trường cho các khu công nghiệp lân cận. Xây dựng báo cáo ĐTM và nộp bài cho CQ quản lý Theo quy định 175/CP. Nộp bài đúng thời hạn quy định. Phương pháp nghiên cứu: Đi thực tế: + Lấy ý kiến của người dân + Lấy hình ảnh thật Thu thập thông tin, số liệu từ báo chí, internet, các báo cáo có liên quan… Sự hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt. Sau đó tổng hợp lại để viết thành đề cương nghiên cứu chi tiết. Sản phẩm của đề tài: Báo cáo về “Hiện trạng ô nhiễm sông Thị Vải và các giải pháp” Nội dung: CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý ¨ Tỉnh Đồng Nai ¨ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặc điểm khí hậu ¨ Tỉnh Đồng Nai ¨ Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu Điều kiện kinh tế xã hội Dân số ¨ Dân số CHƯƠNG 2 CHI TIẾT HIỆN TRẠNG 2.1 Hiện trạng 2.2 Tình hình môi trường xung quanh 2.3 Nguyên nhân CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU DỰ ÁN CẢI TẠO SÔNG THỊ VẢI 3.1 Mô tả dự án 3.2 Dự báo những tác động tương lai 3.2.1 Tích cực 3.2.2 Tiêu cực 3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động và kế hoạch quản lý dự án 3.3.1 Biện pháp 3.3.2 Kế hoạch quản lý CHƯƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC Nhận xét dự án 4.2 Giải pháp tức thời 4.3 Giải pháp lâu dài CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị 10. Dự toán kinh phí cho nội dung nghiên cứu: Qúa trình nghiên cứu Kinh phí thực hiện(VNĐ) 1 Đi thực tế +Đi lại + Phim và tráng hình + Ăn uống 30000 10000 40000 2 Lấy số liệu: + Internet + Báo + Photo tài liệu 20000 5000 5000 3 - Viết báo cáo: + Đĩa+ scan hình 50000 4 Tổng 160000 11. Tiến độ thực hiện: Nội dung Tuần I Tuần II Tuần III Nhận đề tài Đi thực tế Viết bài Nộp bài 12. Xác nhận của chủ nhiệm, cơ quan chủ quản CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1 Vị Trí Địa Lý Tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có diện tích 5.862,37 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. * Đông giáp Bình Thuận. * Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. * Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước. * Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà – Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ: phía Bắc tiếp giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. 1.1.2 Đặc Điểm Khí Hậu Tỉnh Đồng Nai Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). - Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệtlà các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Nhiệt độ bình quân năm 2008 là: 25,9oC. - Số giờ nắng trung bình trong năm 2008 là: 2.286 giờ. - Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng2.080,1mm phân bố theo vùng và theo vụ. - Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. - Độ ẩm trung bình năm 2008 là 82%. - Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2008 là: 109,67m. - Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2008: 112.80m. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8OC, tháng cao nhất khoảng 28,6OC. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão. 1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI 1.2.1 Dân Số Và Lao Động Tỉnh Đồng Nai: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Ðồng Nai có 1.990.678 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 945.000 người, chiếm 47,47% dân số (trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 5,65%). Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.819.603 người, chiếm 91%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Hoa có 102.444 người, chiếm 5%; dân tộc Nùng có 15.141 người, chiếm 1%; dân tộc Tày có 14.681 người, chiếm 1%; dân tộc Chơ- ro có 13.733 người, chiếm 1%; các dân tộc khác chiếm khoảng 1% 1.2.2 Vệ Sinh Môi Trường Xung Quanh Các hoạt động kinh tế chủ yếu trên lưu vực hiện nay là công nghiệp(tính đến tháng 4/2006, dọc theo sông thị vải có 11 khu công nghiệp, 192 dự án đang hoạt động) và dịch vụ cảng(cảng tổng hợp và cảng nội bộ của một số khu công nghiệp, như cảng Gò Dầu A và B, cảng Vedan, cảng Cái Mép......). Sông đã bị ô nhiễm nặng nề do phải tiếp nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt trong khu vực, nhất là nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp nằm dọc hai bên bờ sông. Mỗi ngày sông phải nhận khoảng 33.267m3 nước thải từ các khu công nghiệp( hầu hết đều chưa qua xử lý, chưa kể đến lượng nước giải nhiệt từ nhà máy điện phú mỹ và các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp). Hình 1 Mẫu nước lấy từ sông Thị Vải (bên phải) trong một lần tiến hành xét nghiệm. (ảnh do Trung tâm quan trắc và thông tin môi trường - Bộ TM&MT cung cấp) Hình 2 Vedan xả thải gây ô nhiễm môi trường 13 km sông Thị Vải Hình 3 Anh Võ Văn Em và bịch nước đen ngòm lấy từ miệng cống Lò Rèn CHƯƠNG 2 CHI TIẾT HIỆN TRẠNG 2.1 HIỆN TRẠNG 2.1.1 Tình hình môi trường xung quanh: Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Gành Rái. Sông có tổng chiều dài khoảng 76km chiều rộng trung bình 600 - 800m, sâu từ 10 - 20m; cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 đến 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40 - 60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Đây là khu vực rất hấp dẫn các nhà đầu tư do có vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ có hệ thống cảng nước sâu phát triển nằm trong trung tâm phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước thuộc khu vực miền đông nam bộ và là cữa ngõ giao thông đường thủy cho cả "vùng kinh tế năng động" là TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy hàng loạt khu công nghiệp và cụm dân cư phát triển rất nhanh. Các hoạt động kinh tế chủ yếu trên lưu vực hiện nay là công nghiệp(tính đến tháng 4/2006, dọc theo sông thị vải có 11 khu công nghiệp, 192 dự án đang hoạt động) và dịch vụ cảng(cảng tổng hợp và cảng nội bộ của một số khu công nghiệp, như cảng Gò Dầu A và B, cảng Vedan, cảng Cái Mép......). Tại cửa cảng Nhà máy lân phốt phát thuộc Khu công nghiệp Gò Dầu ở xã Phước Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai), nước thải qua các cửa cống tuôn màu đen đặc. Còn cửa xả nước thải của Công ty cổ phần Vedan Việt Nam cũng tương tự và nước thải cũng trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra sông. Vì vậy, khu vực từ cửa cảng Thị Vải đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt Nam, bầu không khí đậm đặc mùi hôi thối bốc lên. Ngòai việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không những thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa. Mùi hôi sẽ được tăng lên rất nhiều đặc biệt vào lúc giữa trưa-lúc trời nắng gay gắt. Mặt khác, các hộ dân cư đều sử dụng nguồn nước giếng là nguồn nước sinh hoạt chính nên sẽ được không được bảo đảm tốt về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống.Với việc ô nhiễm nặng nề từ hợp lưu Suối Cá –Thị Vải đến Vàm Bà Riêu Lớn đã gây thiệt hại nặng nề đến các hộ dân xung quanh làm cho việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản của các hộ dân xung quanh gặp các vấn đề không thể tự giải quyết được cá chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ. Cá không bán được phải cho người khác làm phân, phải đốt. Nhiều người khẳng định hiện tượng cá chết như vậy là do nguồn nước của sông Thị Vải ngày càng ô nhiễm nặng. Những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Để đi vào hiểu được nguyên nhân sâu xa của sự ô nhiễm, chúng em đã nghiên cứu trên sách báo và trên Internet để nhận biết tại sao những con sông lại rơi vào tình trạng như vậy? Thì “thủ phạm đáng được quan tâm nhất” chính là các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nhỏ. Đa số các KCN họat động ở các ngành nghề mà UBND TP.HCM xếp vào diện gây ô nhiễm, hạn chế cấp giấy phép, thậm chí không cấp phép ở một số nơi. Hầu hết các KCN này không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xả thẳng nước thải chưa qua xử lý vào các tuyến kênh. Ngoài ra, một số KCN tuy đã có hệ thống xử lý nước thải hẳn hoi nhưng không hiểu sao nước đổ ra vẫn còn màu đen thui và hôi thối. Trao đổi với báo Tuổi Trẻ ông Nguyễn Văn Đam cho rằng từ khi TP có chủ trương di dời cơ sở ô nhiễm ở quận nội thành vào KCN tập trung và vùng phụ cận, nhiều cơ sở sản xuất dạt lên phía đầu nguồn này để tiếp tục họat động. Rõ ràng chằng khác nào di chuyển ô nhiễm từ nơi này đi nơi khác, nhưng trớ trêu hơn là di dời ô nhiễm lên đầu nguồn sông Sài Gòn. 2.2.2 Nguyên nhân ¨Dân cư - Đời sống sinh hoạt và ý thức người dân: Hầu hết người dân sống ở khu vực này đều là nhân dân lao động. Họ phải làm đủ mọi nghề để liếm sống. Cuộc sống của họ còn khó khăn, vất vả. Do đó, trình độ văn hóa chưa được nâng cao. Họ chưa có nhận thức thế nào là bảo vệ môi trường, là giữ cho môi trường được sạch đẹp. Hầu hết các hộ gia đình đều dùng nước giếng khoan. Còn nước thải sinh hoạt thì xả thẳng xuống sông. Ngay cả rác cũng được thải xuống sông. Họ đổ lỗi cho các nhà máy, các khu công nghiệp… nhưng cũng chính họ góp phần làm cho dòng sông bị ô nhiễm trầm trọng. ¨ Công nghiệp: Khu công nghiệp lân cận: Thực tế thì mới đây, khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra một số nhà máy đóng dọc sông Thị Vải đã phát hiện việc đổ nước thải ra sông không qua xử lý, vượt quá quy định cho phép. Qua kiểm tra 18 nhà máy, Thanh tra Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh phát hiện có 7 đơn vị đã vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường gồm: Nhà máy Gạch men Hoàng Gia, Nhà máy Gạch men Mỹ Ý, Nhà máy phân bón Baconco, Cảng Baria-Serece, Nhà máy chế biến hải sản Tiến Đạt, Nhà máy chế biến bột cá East Wind và Nhà máy chế biến bột cá Phúc Lộc. Qua điều tra cho thấy: Báo cáo mới đây của Cục Bảo vệ Môi trường cũng cho thấy sông Thị Vải hiện là một trong những con sông ô nhiễm nhất trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với một đoạn sông “chết” dài trên 10km. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Hiện nước ở khu vực này bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống. Giá trị DO (ôxy hòa tan) tại đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l (giá trị thấp nhất tại khu vực). Với giá trị DO gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống. Bên cạnh đó, lượng vi khuẩn coliform có trong nước sông ở khu vực này cũng vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến hàng trăm lần. Hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, cảng Mỹ Xuân cũng vượt 1,5 – 4 lần, lượng kẽm vượt 3 – 5 lần tiêu chuẩn cho phép. HẬU QUẢ NGUỒN GỐC Ô NHIỄM YẾU TỐ Ô NHIỄM Chất thải Vi sinh gây bệnh sinh hoạt Bệnh ngoài da Chất hữu cơ Ô nhiễm Phân động vật nhân tạo Nước thải Bệnh đường hô hấp Chì, thủy ngân, Chất thải nhôm, cadmi, công nghiệp chrom, niken Bệnh đường tiêu hóa Dung môi hữu cơ Arsen Ônhiễm Fe, Mn, NaCl, tự nhiên chất lơ lửng Hình 4 Sơ Đồ Nhân Qủa Về Yếu Tố Sức Khỏe Dưới Dạng Sơ Đồ Lưới CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU DỰ ÁN CẢI TẠO SÔNG THỊ VẢI 3.1 MÔ TẢ DỰ ÁN ¨ Kiểm soát ô nhiễm Khơi thông dòng chảy đưa nước từ sông Đồng Nai vào rửa sạch sông Thị Vải. Vì sông Thị Vải vốn là một dòng sông tĩnh, nước không lưu thông nên ô nhiễm tích luỹ ngày càng nặng nề. ¨ Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường đề nghị trước khi tiến hành làm sạch sông Thị Vải thì phải “cắt” mọi tác nhân gây ô nhiễm cho sông; tức là phải kiểm soát và ngăn chặn tất cả các nguồn nước thải công nghiệp chưa xử lý đạt yêu cầu ra sông. Khi đó, việc cứu sông Thị Vải mới thuận lợi và bền vững. DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG TƯƠNG LAI Tích cực + Nhằm lưu thông dòng chảy giúp giảm thiểu ứ đọng tăng khả năng tự làm sạch của bản thân Sông Thị Vải. + Xóa bỏ hệ thống nhà vệ sinh trên sông. + Đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường, từ đó nâng cao đời sống người dân. + Cải thiện tình hình ô nhiễm trên sông Thị Vải thành phố. 3.2.2 Tiêu cực +Xây dựng hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải và cải tạo lại sông Thị Vải có thể cần phải đình chỉ hoạt động một số nhà máy, xí nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. 3.3 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VÀ CẢI TẠO DỰ ÁN 3.3.1 Biện pháp Về nhà máy, xí nghiệp khi bị đình chỉ thì nên xây dựng khu công nghiệp sinh thái rồi di dời toàn bộ các nhà máy có liên quan. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm khắc. Trước khi xây dựng trạm xử lý nước thải phải làm đánh giá tác động môi trường và chọn phương án khả thi nhất. 3.3.2 Kế hoạch quản lý +Thành lập Ban thanh tra và quản lý dự án. +Theo sát tiến độ thực hiện dự án. +Nắm được những khuyết điểm của dự án để kịp sửa chữa. + Luôn theo dõi những biến đổi của tình hình xung quanh tác động đến dự án và những tác động của dự án như đã nêu ở trên. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN TIÊU THOÁT NƯỚC VÀ CẢI THIỆN KÊNH THAM LƯƠNG Các hoạt động Thành phần kinh tế xã hội Quy hoạch Di dời Xây dựng hệ thống cấp thoát nước Xây dựng cải tạo kênh Xây dựng nhà ở Con người Dân số * Định cư Việc làm * Mức thu nhập * Đất đai Quyền sử dụng đất * Giá trị đất Dịch vụ công cộng Nhà ở Y tế Vệ sinh môi trường Cấp thoát nước Giáo dục Giao thông Sản xuất An ninh Lối sống cộng đồng Đời sống sinh hoạt Mối quan hệ cộng đồng Chú thích: Tác động tiêu cực Tác động tích cực Không rõ  * Có ảnh hưởng CHƯƠNG 4 NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC 4.1 NHẬN XÉT DỰ ÁN Với đề tài nghiên cứu này giúp chúng ta thấy rõ thực trạng sông Thị Vải hiện nay và những khó khăn của người sống ở lưu vực sông Thị vải. Góp phần thay đổi hiện trạng không chỉ riêng lưu vực sông Thị Vải mà còn ở các lưu vực sông trên toàn lãnh thổ. Nâng cao tầm hiểu biết cho người dân và với bài báo cáo sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn nhận một cách chính xác về vấn đề đang xảy ra trên lưu vực sông Thị Vải. Góp phần trả lại công ăn việc làm cho người dân ở gần lưu vực bị ô nhiễm, làm giảm tình trạng di cư ồ ạt, xóa đói giảm nghèo, tránh tình trạng người dân có đất nhưng không sống được trên mảnh đất của mình. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương, đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước do Đảng và Nhà Nước đề ra. GIẢI PHÁP TỨC THỜI Vì mức độ ô nhễm nguồn nước sông Thị Vải rất trầm trọng nên bên cạnh những chiến lược lâu dài chưa dược tiến hành thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải có thêm những biện pháp tức thời tức thời để cải thiện phần nào và hạn chế đến mức tối đa tình trạng ô nhiễm này. Với các giải pháp như sau: Viện Quy hoạch thuỷ lợi Miền Nam nhắc lại giải pháp mà mình đã đề xuất trước đây là khơi thông dòng chảy đưa nước từ sông Đồng Nai vào rửa sạch sông Thị Vải. Vì sông Thị Vải vốn là một dòng sông tĩnh, nước không lưu thông nên ô nhiễm tích luỹ ngày càng nặng nề. PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường đề nghị trước khi tiến hành làm sạch sông Thị Vải thì phải “cắt” mọi tác nhân gây ô nhiễm cho sông; tức là phải kiểm soát và ngăn chặn tất cả các nguồn nước thải công nghiệp chưa xử lý đạt yêu cầu ra sông. Khi đó, việc cứu sông Thị Vải mới thuận lợi và bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị xí nghiệp , nhà máy gây ô nhiễm. Từ đó, sẽ có biện pháp xử lý phù hợp: đình chỉ hoạt động hay phạt tiền, tùy thuộc vào mức độ gây ra ô nhiễm của từng đơn vị nhiều hay ít. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) Bùi Cách Tuyến cho biết từ trước tới nay đã có rất nhiều ý tưởng nêu ra để cứu dòng sông Thị Vải như đào kênh dẫn nước từ sông Đồng Nai qua, hoặc cũng có ý kiến cho rằng sông bị ô nhiễm nặng thì phải đưa nguồn nước từ nơi khác vào để pha loãng. Với những cách hồi sinh nhân tạo, ông Tuyến cho hay ít nhất sẽ phải cần đến những nguồn kinh phí tới vài chục nghìn tỉ đồng, nhưng ở thời điểm hiện nay không cần đến những giải pháp hồi sinh nhân tạo vì dòng sông này đang có một quá trình tự làm sạch. Đối với nhà máy muốn thành lập, hoạt động bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (có ảnh hưởng trực tiếp đến kênh tại đó hay không ? Dòng kênh có thể pha loãng hoặc xử lý tự nhiên được hay không ? Xác định mức độ thiệt hại đến môi trường sinh thái ven kênh và phương án đưa ra có hiệu quả chưa?....). GIẢI PHÁP LÂU DÀI + Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục cộng đồng bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến các chủ trương chính sách về quản lý môi trường kênh rạch của thành phố. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện thường xuyên và bền bỉ bằng nhiều biện pháp, hình thức và phương tiện thích hợp cho từng đối tượng như học sinh các cấp, cộng đồng dân cư, công nhân viên chức. + Quy hoạch phát triển khu công nghiệp để tiếp nhận các cơ sở gây ô nhiễm di dời tới, hỗ trợ kinh phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc di dời đền bù thỏa đáng. + Cần phải thực hiện triệt để việc đô thị hóa thành thị hơn nữa. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Nhận thấy được mức độ nhiễm sông Thị Vải nói riêng và các kênh rạch trong thành phố nói chung đang ở mức báo động và nguy kịch. Nguyên nhân chủ yếu là do: + Hoạt động sinh hoạt , vui chơi, giải trí của con người. + Hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp riêng lẻ trong khu vực. Cơ sở vật chất cấu trúc hạ tầng ở đây còn thấp, chưa có hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh. Ý thức, chất lượng cuôc sống của người dân chưa cao. Một số nơi vẫn giữ nếp sống sinh hoạt như ở nông thôn. Hầu hết các khu công nghiệp , nhà máy đều chưa có hệ thống hay khâu xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn – Sông Thị Vải. Mọi nguồn nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp đều được xả trực tiếp ra Sông. KIẾN NGHỊ Trước tình hình thực tế này, nhóm chúng em xin đưa ra một số kiến nghị để cải tạo tốt hơn tình trạng vệ sinh môi trường nói chung và của sông Thi Vải nói riêng cũng như về mặt sức khỏe cộng đồng của ngưới dân nơi đây như sau: Nhà nước phải có những biện pháp tức thời để cải thiện phần nào tình trạng ô nhiễm của sông Thị Vải hiện nay trước khi đưa ra và thưc hiện những biện pháp chiến lược lâu dài trong việc cải tạo sông. Phải có chính sách buộc các nhà máy, xí nghiệp có khâu xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn. Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà máy áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải độc hại sinh ra. Luôn kiểm soát các đơn vị xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng để từ đó sẽ có lệnh xử phạt hay tạm đình chỉ hoạt động của họ tùy thuộc vào mức ô nhiễm do từng đơn vị gây ra. Cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân lẫn các cán bộ kĩ thuật trong nhà máy, xí nghiệp. Nên tích cực hơn nữa trong việc phát động các phong trào “ vì thành phố sạch đẹp” để kêu gọi sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng. Sông thị vải ô nhiễm, nguyên nhân trách nhiệm đã rõ, vấn đề hiện nay là xử lý ô nhiễm để hồi sinh con sông này” – phát biểu khai mạc của hội thảo “ Góp ý xây dựng dự án khắc phục ô nhiễm môi trường sông thị vải” của ông Trần Hồng Hà – thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường. Để phát huy khả năng làm sạch tự nhiên của sông và khôi phục trạng thái tự nhiên của sông, việc làm cấp bách đầu tiên là kiểm soát nguồn thải và giám sát việc xả thải của các cơ sở sản xuất để chất thải không được tiếp tụ bơm ra sông. Các cơ sở sản xuất bắt buộc phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Viện KHTLMN đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra cơ sở khoa học về khả năng tự làm sạch của sông, khả năng chịu tải của sông.... từ đó sẽ đề xuất biện pháp khả thi phục hồi sông thị vải, xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông thị vải và vùng phụ cận, đồng thời hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà ra quyết định trong việc quản lý, phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiện trạng ô nhiễm trên sông thị vải và các giải pháp.doc
Tài liệu liên quan